Giáo án An toàn giao thông 2 - Bài 1 đến bài 6

Giáo án An toàn giao thông 2 - Bài 1 đến bài 6

An toàn giao thông

BÀI 1-: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ

I. MỤC TIÊU:

 - Nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đI bộ, đI xe đạp trên đường.Nhận biết những nguy hiểm thường có khi đI trên đường phố.

- Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đI trên đường. Biết cách đI trong ngõ hẹp, nơI hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.

- Thói quen đI bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường.

II. CHUẨN BỊ: GV: Bức tranh trong SGK, phiếu học tập cho hoạt động3. 2 ; bảng chữ: An toàn- Nguy hiểm.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông 2 - Bài 1 đến bài 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày  tháng  năm 20..
An toàn giao thông
Bài 1-: An toàn và nguy hiểm khi đi trên Đường phố
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đI bộ, đI xe đạp trên đường.Nhận biết những nguy hiểm thường có khi đI trên đường phố.
- Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đI trên đường. Biết cách đI trong ngõ hẹp, nơI hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.
- Thói quen đI bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường.
II. Chuẩn bị: GV: Bức tranh trong SGK, phiếu học tập cho hoạt động3. 2 ; bảng chữ: An toàn- Nguy hiểm.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở của học sinh.
3.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm
*Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đI trên đường. Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn.
*Tiến hành:
-Đưa các tình huống an toàn và không an toàn cho HS nhận biết.
+ Em đang đI có bạn chạy xô vào em làm em ngã.
+Đá bóng dưới lòng đường.
+ ĐI bộ xuống lòng đường.
+ Ngồi sau xe máy không bám chặt vào người ngồi trước.
+Ngồi sau xe đạp do bạn nhỏ đèo
+Ô tô, xe máy chạy nhanh qua nơI đông người...
- Yêu cầu HS kể tiếp các huống nguy hiểm.
- Vởy thế nào là an toàn?
- Vởy hành vi nguy hiểm là gì?
* Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh 1 bức tranh và cho biết : tranh vẽ nào là hành vi an toàn và hành vi không an toàn.
*Kết luận: ĐI bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn. ĐI bộ qua đường phảI tuân theo tín hiệu đèn giao thông là an toàn. Chạy và chơI dưới lòng đường là nguy hiểm. Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ đèo là nguy hiểm
b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt 
hành vi an toàn và nguy hiểm.
*Mục tiêu: Biét lựa chọn và thực hiện hành
 vi khi gặp các tình huống không an toàn 
trên đường.
*Tiến hành.
- Chia lớp thành 5 nhóm, phát phiếu ghi các tình huống
- Yêu cầu đại diện từng nhóm báo cáo
*Các tình huống
-TH1: em đang ôm quả bóng đI trên đường , quả bóng bỗng tuột tay em và lăn xuống đường. Em làm thế nào để lấy được quả bóng?
-TH2: Bạn em co một chiếc xe mới muốn đèo em đI trên đường đông người em sẽ làm thế nào?
-TH3: Em cùng mẹ chuẩn bị qua đường 2 tay mẹ em xách đồ nặng, em sẽ làm thế nào để qua đường?
-TH4: Bạn em và em đang đI trên vỉa hè rộng bạn em rủ em đá cầu, lúc đó em làm gì?
-TH5: Em đang đI bên này đường thì có một bạn ở bên kia đường gọi em sang cho ăn kẹo , em sẽ làm gì khi đó?
 * Kết luận: Biết tìm sự giúp đỡ của người lớn và không tham gia vào các hoạt động nguy hiểm.
c) Hoạt động 3: An toàn trên đường đến trường
*Mục tiêu: HS biết khi đI học đI chơI trên đường phảI đảm bảo an toàn.
*Tiến hành:- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tự nói khi đI học, đI chơI trên đường
*Kết luận: Trên đường có nhiều loại xe đI lại, ta phảI chú ý khi đI đường( ĐI trên vỉa hè hoặc đI sát lề đường bên phảI; Quan sát kĩ trước khi qua đường)
4..Củng cố: Thế nào là an toàn và nguy hiểm khi đI trên đường?
5.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học- Dặn hs thực hiện an toàn giao thông
- Thảo luận nhóm đôI 
- Nối tiếp nhau đưa ra nhận xét: 
+ Các hành vi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 không an toàn vì khi ngã chẳng may em đâp đầu xuống đường và vào chỗ nguy hiểm sẽ gây thương vong.
-5 HS nối tiếp nhau kể, lớp nghe nhận xét.
- Khi đI trên đường không để xảy ra va quệt, không bị ngã bị đau... đó là an toàn
- Là các hành vi dễ gây tai nạn
- Nhận nhóm 5 và thực hiện quan sát trong 1 phút, đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm( tranh 1 là an toàn, tranh 2 là an toàn, tranh 3 là không an toàn, tranh 4 là không an toàn, tranh 5 là không an toàn. 
- Thảo luận các tình huống, tìm ra cách giảI quyết tốt nhất.
- Nối tiếp nhau báo cáo.
* Đáp án:
- Nhờ người lớn ra lấy hộ
- Không đI và nên khuyên bạn không đi.
- Nắm vào vạt áo của mẹ
- Không chơI và khuyên các bạn tìm chỗ khác chơi.
- Tìm người lớn và nhờ người đưa qua đường. 
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày tháng.. năm 20
An toàn giao thông-
Bài 2: Tìm hiểu đường phố.
I. Mục tiêu:
 - HS kể và mô tả 1 số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà em biết. HS biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ, ngã ba, ngã tư..
 - Nhớ tên và nêu được dặc điểm của đường phố nơi em sống. Nhận biết về đường an toàn và không an toàn.
- HS thực hiện đúng quy định khi đi trên đường phố.
II.Chuẩn bị: 1.GV: Sử dụng tranh tranh SGK. Phiếu ghi câu hỏi thảo luận.
 2. HS: Quan sát đường phố nơi em ở hoặc đường phố trước cổng trường.
III. Hoạt động dạy học: 
 hoạt động của thầy
 hoạt động của trò
 1.ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau “ Khi đi bộ trên đường phố, em thường đi bộ ở đâu để được an toàn?”
 - Gọi HS nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: a) Giới thiệu bài.
 b)Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà em( hoặc trường em)
*Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm chính của đường phố nơi em ở. Kể tên và mô tả 1số đường phố em thường đi qua.
*Tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em ( gộp những em đi cùng đường phố, cùng nhau đi học). Yêu cầu các nhóm thảo luận. Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu ghi các câu hỏi gợi ý.Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Nội dung phiếu ( trang 16, 17 SGV)
- Cử đại diện nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Yêu cầu HS trả lời: Kể đúng tên phố nơi trường đóng và nơi nhà ở.Kể được các đặc điểm của đường phố như trong phiếu.
- GV nhận xét, khen các nhóm trả lời tốt, sửa chỗ chưa chính xác.
+Kết luận: Các em cần nhớ tên đường phố nơi em ở và những đặc điểm đường
(phố) em đi học.Khi đi trên đường phải cẩn thận: Đi trên vỉa hè( nếu đi bộ) quan sát kĩ khi đi trên đường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn.
* Mục tiêu: HS nhận, phân biệt được những đặc điểm an toàn hay chưa an toàn trên đường phố.
* Tiến hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 em giao cho mỗi nhóm một tranh trong SGK, yêu cầu HS thảo luận tranh thể hiện những hành vi, đường phố nào là an toàn và chưa an toàn.
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày ý kiến của nhóm. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét đánh giá ý kiến trình bày của các nhóm.
- Hỏi: -Bạn nào có nhà ở trong ngõ? Đường ngõ có vỉa hè không? Mọi người có bán hàng không? 
 - Đi lại trong ngõ cần đi như thế nào?
+Kết luận: Đường phố là nơi đi lại của mọi người.Có đường phố an toàn và đường phố chưa an toàn. Vì vậy khi đi
học, đi chơi các em nên nói bố mẹ đưa đi
và nên đi trên con đường an toàn. Nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè.
Hoạt động 3: Trò chơi nhớ tên đường phố
*Mục tiêu: Kể tên và mô tả 1 số dường phố mà các em thường đi qua.
*Tiến hành: 
- Tổ chức cho 3 đội chơi( 1 đội 4 em): Thi ghi tên đường phố mà em biết. 3 đội chơi mỗi đội lần lượt từng em lên viết không trùng lặp.( thời gian 5 phút)
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá: Đội thắng là đội có nhiều tên đường phố nhất.
+Kết luận: Cần nhớ tên đường phố, phân biệt được đường an toàn và chưa an toàn. Khi đi trong ngõ cần tránh xe đạp, xe máy. Khi đi trên đường phố cần đi cùng người
lớn.
4.Củng cố: Nêu lại nội dung bài học
5.Dặn dò: - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS thực hiện theo nội dung bài học.
- Nhận nhóm và phiếu ghi các câu hỏi gợi ý và thực hiện theo yêu cầu với thời gian 7 phút.
- Các nhóm nối tiếp nhau nêu ý kiến nhóm mình thảo luận.
- Nghe. 
- Nhận nhóm, mở SGK quan sát tranh và thảo luận với thời gian 5 phút.
- Nối tiếp nhau báo cáo:
+ Tranh1: Đường an toàn( đường 2 chiều)
+Tranh 2:Đường an toàn( đường 1 chiều)
+Tranh 3: Đường chưa an toàn( hai chiều lòng đường hẹp..)
+ Tranh 4: Đường chưa an toàn ( ngõ hẹp)
- Nối tiếp nhau báo cáo ý kiến.
- Đi sát lề đường chú ý quan sát tránh xe đạp, xe máy.
--------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày tháng  năm 20
An toàn giao thông
Bài 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, biển báo hiệu giao thông
I .Mục tiêu:
- HS biết cảnh sát giao thông( CSGT) dùng hiệu lệnh bằng(còi, tay, gậy) để điều khiển xe và người đi lại bên đường. Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT.
- Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của CSGT.
- Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT.
II. Đồ dùng dạy học: GV sử dụng tranh ảnh trong SGK để giảng dạy.
III.Hoạt động dạy học: 
 hoạt động của thầy
 hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS trả lời câu hỏi sau: Đi lại trên đường phố và ngõ ngách em cần đi như thế nào?. Yêu cầu HS khác gnhe và nhận xét.
3.Bài mới: 
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Hằng ngày đi trên đường phố các em thường nhìn thấy các chú CSGT, các chú CSGT làm nhiệm vụ gì?( Điều khiển các loại xe đi lại trên dường để đảm bảo ATGT.
 *Hoạt động 2: Hiệu lệnh của CSGT
 - Yêu cầu HS mở SGK, quan sát 5 bức tranh và tìm hiểu các tư thế điều khiển của CSGT và nhận biết việc thực hiện theo hiệu lệnh đó như thế nào?
- GV làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế
- Gọi 3 HS lên thực hành làm CSGT
- Yêu cầu HS thực hành đi đường theo hiệu lệnh của CSGT
*Kết luận: Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường.
4.Củng cố : Cho HS liên hệ ở địa phương em các chú cảnh sát có sử dụng các hiệu lệnh trên đường phố không?
5.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học- Dặn tuân theo hiệu lệnh của CSGT khi tham gia giao thông. 
- Thực hiện theo yêu cầu; sau đó báo cáo trước lớp: Hình 1 là hai bàn tay dang ngang; Hình 2,3 là một tay dang ngang; Hình 4,5: Một tay giơ phía trước mặt theo chiều thẳng đứng. 
- Thảo luận theo nhóm 5
- HS thực hành, HS khác quan sát nhận xét.
- HS đóng vai người đi đường và CSGT.
- HS nối tiếp nhau nêu.
-------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày tháng năm 20
An toàn giao thông
 Đi bộ và qua đường an toàn
I. Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức đã học về đi bộ qua đường đã học ở lớp 1. Biết cách đi bộ và
qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau ( vỉa hè có nhiều vật cản,không có vỉa hè, đường ngõ)
 - HS biết quan sát phía trước khi đi đường. HS biết chọn nơi qua đường an toàn.
 - HS có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường. Thói quen tìm người lớn đưa qua đường ở những đoạn đường có nhiều xe cộ.
II.Chuẩn bị: GV có phiếu ghi các tình huống của hoạt động 2.
III.Hoạt động dạy học:
 hoạt động của thầy
 hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Khi gặp biển báo cấm thì người và các loại xe đi trên đường phải làm gì?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
 Hằng ngày khi đi bộ đến trường hoặc đi chơi em cần chúý điều gì để đảm bảo an toàn trên đường?
b) Các hoạt động
 *Hoạt động 1:Biết hành vi đúng / sai khi đi bộ trên đường
 - Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu quan sát hình vẽ trong SGK, thảo luận nhận xét các hành vi đúng/sai trong mỗi bức tranh.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày ý kiến và giải thích lý do tại sao nhóm mình lại giải thích như vậy?
 *Kết luận: Khi đi bộ trên đường, các em cần phải đi trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi sát lề đường. đi đúng đường dành cho người đi bộ. ở ngã tư, ngã năm muốn qua đường phải đi theo tín hiệu đèn giao thông hay chỉ dẫn của CSGT.
*Hoạt động 2: Thực hiện những hành vi đúng khi đi bộ trên đường.
- GV chia lớp thành 8 nhóm, phát cho mỗi nhóm một câu hỏi tình huống, các nhóm thảo luận tìm ra các giải quyết tình huống đó( 2 nhóm chung một câu hỏi)
- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm có cùng câu hỏi bổ sung.
*Kết luận: Khi đi bộ qua đường cần quan sát đường đi không nhìn các quầy hàng hoặc vật lạ bên đường, chỉ đi qua đường ở những nơi có điều kiện an toàn. Cần quan sát kĩ xe cộ đi lại trên đường. Nếu thấy khó nhờ người lớn đưa qua.
4.Củng cố : Không đi qua đường ở những nơi như thế nào?
5.Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học
- HS thảo luận hoạt động theo nhóm, nêu các tình huống đúng/ sai trong các bức tranh.
- Các nhóm nối tiếp nhau lên trình bày ý kiến. HS khác nghe nhận xét bổ sung.
-Nghe và ghi nhớ.
- Nhận nhóm, thảo luận và tìm ra cách giải quyết
- Các nhóm nối tiếp nhau lên trình bày, các nhóm khác nghe bổ sung ý kiến.
Đáp án
+Đi sát bên lề đường, đường hẹp phải đi hàng một, chú ý tránh xe đạp, xe máy.
+ Đi tránh xuống lòng đường nhưng phải đi sát lề đường, chú ý xe đạp, xe máy và nắm tay mẹ
+ Chờ cho ô tô đi qua, quan sát xe đạp, xe máy phía tay trái, hai chị em dắt tay nhau đi thẳng qua đường, đi nhanh sang nửa bên kia đường chú ý nhìn tránh xe cộ ở phía tay phải.
+ Nhờ người lớn dắt qua đường.
-Vài HS nối tiếp nhau phát biểu
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày tháng  năm 20
An toàn giao thông
 Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ 
I.Mục tiêu:
- HS biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ. HS biết phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại PTGT.
- Biết tên các loại xe thường thấy. Nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm
- Không chạy theo hoặc bám theo xe ô tô và xe máy đang đi. Không đi bộ dưới lòng đường.
II.Chuẩn bị: Tranh trong SGK .
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi sau: Khi đi bộ trên đường các em cần chú ý điều gì?
 -Gọi HS nhận xét bổ sung ý kiến.
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hằng ngày các em đến trường bằng loại xe gì?
 (Các loại xe ô tô, xe máy, xe đạp... được gọi là các phương tiện giao thông đường bộ).
- Đi xe đạp, xe máy nhanh hay đi bộ nhanh hơn? (PTGT giúp chúng ta đi nhanh hơn)
 b)Các hoạt động
* Hoạt động 1: Nhận diện các phương tiện giao thông
- GV: Quan sát các loại xe đi trên đường, chúng ta thấy có loại xe đi nhanh, các loại xe đi chậm, loại xe gây tiếng ồn và loại xe không gây tiếng ồn
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và 2 trong SGK, nhận diện so sánh và phân biệt 2 loại PTGT đường bộ
- Câu hỏi gợi ý( SGV tr. 28)
* Kừt luận: - xe thô sơ là xe đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa..
- Xe cơ giới là xe máy, xe ô tô, ...
- Xe thô sơ đi chậm ít gây nguy hiểm, xe cơ giới đi nhanh dễ gây nguy hiểm.
-Khi đi trên đường, chúng ta cần phải chú ý tới âm thanh của các loại xe để phòng tránh nguy hiểm.
- GV giới thiệu thêm xe ưu tiên: xe cứu thương, xe cứu hoả, xe công an. Khi gặp các loại xe này mọi người phải nhường cho xe ưu tiên đi trước.
- Nghe.
- Quan sát, thảo luận nhóm đôi và trình bày trước lớp
-Đáp án:
+H1 là loại xe cơ giới( ô tô, xe máy..) ; H2 là loại xe thô sơ( xe đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa...).
+ Xe cơ giới đi nhanh hơn
+ Xe cơ giới khi đi phát ra tiếng ồn lớn.
+ Xe thô sơ chở hàng ít, xe cơ giới chở hàng nhiều
+ Xe thô sơ đi chậm ít gây nguy hiểm, xe cơ giới đi nhanh dễ gây nguy hiểm.
*Hoạt động 2: Trò chơi: Nghe tiếng động đoán tên xe.
- Chia lớp thành 2 đội chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi: Đội 1 nêu tiếng động, đội 2 đoán tên xe và ngược lại. Đội nào đoán được đúng nhiều tên các loại phương tiện là đội thắng cuộc.
- HS chơi GV là giám khảo sau đó công bố nhóm thắng cuộc.
*Hoạt động 3: Cách đI lại trên đường có PTGT
- Yêu cầu HS mở SGK quan sát hình 3,4
- Gọi các nhóm trình bày, HS khác nghe nhận xét, bổ sung.
-Câu hỏi gợi ý cho các nhóm: ( Theo SGV tr. 29)
*Kừt luận: Khi đi qua đường phải quan sát các loại xe ô tô, xe máy đi trên đường để đảm bảo an toàn.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Kể tên các loại PTGT mà em biết?
+ Loại nào là xe thô sơ?
+ Loại nào là xe cơ giới?
- Quan sát và thảo luận nhóm đôi, trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Các nhóm nối tiếp nhau trả lời các câu hỏi.
-Từng cá nhân trả lời.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày tháng năm 20
An toàn giao thông 
 Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy.
I.Mục tiêu:
-HS biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy. HS mô tả được các động tác khi lên xe, xuống xe.
-HS thể hiện thành thạo các động tác lên, xuống xe đạp, xe máy. Thực hiện đúng
động tác đội mũ bảo hiểm.
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
II.Chuẩn bị: Mũ bảo hiểm. Phiếu học tập ghi các tình huống.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy kể tên một số PTGT cơ giới mà em biết? Hằng ngày em đến trường bằng phương tiện gì?
3.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài
b)Các hoạt động
*Hoạt động 1: Nhận biết được các hành vi đúng/ sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
- Chia lớp thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm 1 hình vẽ
-GV hỏi thêm: Khi lên xuống xe đạp, xe máy em thường trèo lên ở bên trái hay bên phải?
-Khi ngồi trên xe máy em ngồi ở phía trước hay sau người điều khiển vì sao?
-Để đảm bảo an toàn, khi ngồi trên xe đạp, xe máy cần chú ý điều gì?
-Khi đi xe máy tại sao ta phải đội mũ bảo hiểm? Quần áo giày dép phải như thế nào?
+Kết luận: Khi ngồi trên xe máy, xe đạp em cần chú ý: Lên xuống xe ở phía bên trái, quan sát phía sau trước khi lên xe. Ngồi phía sau người điều khiển xe. Bám chặt vào eo người điều khiển. Không bỏ hai tay, đung đưa chân. Khi xe dừng hẳn mới xuống xe.
*Hoạt động 2: Thực hành và trò chơi 
-Chia lớp thành 4 nhóm( hai nhóm câu 1, 2 nhóm câu 2) phát cho mỗi nhóm 1 phiếu ghi 1 trong 2 câu hỏi thảo luận, sau đó yêu cầu các nhóm tìm cách giải quyết tình huống (Câu hỏi tình huống SGV tr. 33)
-Lưu ý: Tình huống 2 Em không được bỏ tay vẫy lại hoặc vung chân bảo mẹ đi nhanh hơn
- Kết luận: Các em cần thực hiện đúng những động tác và những quy định khi ngồi trên xe để đảm bảo an toàn cho bản thân . Ôm chặt người ngồi đằng trước
4.Củng cố - Cho HS liên hệ
5.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Các nhóm quan sát các hình vẽ trong SGK, nhận xét những động tác đúng, sai của từng người trong hình vẽ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày và giải thích tại sao những động tác trên là đúng, sai. Các nhóm khác nghe, nhận xét bổ sung ý kiến.
- Thảo luận nhóm tìm cách thể hiện tình huống
-Đại diện các nhóm lên trình bày cách thể hiện bằng những hình thức khác nhau, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docGA An toan giao thong lop 2.doc