Giáo án An toàn giao thông 5 - Bài 3: Chọn đường an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông

Giáo án An toàn giao thông 5 - Bài 3: Chọn đường an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông

CHỌN ĐƯỜNG AN TOÀN,PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- HS biết những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn các con đường đi an toàn.

- HS xác định được những điểm những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và người đi xe đạp.

 2. Kỹ năng: HS nhận biết cách phòng tránh các tình huống giao thông.

 3. Thái độ: Giáo dục các em cách phòng tránh các tai nạn giao thông khio tham gia giao thông.

 II. Nội dung:

 1. Những điểm thể hiện điều kiện an toànở đường phố và đường nông thôn:

- Đường thẳng, mặt đường phẳng, có trải nhựa hoặc đường bê tông.

- Mặt đường rộng có dải phân cách.

- Đường có vỉa hè, vỉa hè không bị lấn chiếm, đường phải có nề đường.

 2. Những con đường chưa đủ an toàn:

- Đường hai chiều nhưng hẹp, cac loại xe đi nhiều.

- Đường có nhiều đường nhỏ (ngõ) đường phụ cắt ngang.

- Đường có vòng xuyến giao nhau với những hướng xe đi tới.

III. Chuẩn bị:

- GV: Mô hình, sa bàn.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông 5 - Bài 3: Chọn đường an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2007
an toàn giao thông- tiết 5
Bài 3: Chọn đường an toàn,phòng tránh tai nạn giao thông
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- HS biết những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn các con đường đi an toàn.
- HS xác định được những điểm những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và người đi xe đạp.
 2. Kỹ năng: HS nhận biết cách phòng tránh các tình huống giao thông.
 3. Thái độ: Giáo dục các em cách phòng tránh các tai nạn giao thông khio tham gia giao thông.
 II. Nội dung:
 1. Những điểm thể hiện điều kiện an toànở đường phố và đường nông thôn:
- Đường thẳng, mặt đường phẳng, có trải nhựa hoặc đường bê tông.
- Mặt đường rộng có dải phân cách.
- Đường có vỉa hè, vỉa hè không bị lấn chiếm, đường phải có nề đường.
 2. Những con đường chưa đủ an toàn: 
- Đường hai chiều nhưng hẹp, cac loại xe đi nhiều.
- Đường có nhiều đường nhỏ (ngõ) đường phụ cắt ngang.
- Đường có vòng xuyến giao nhau với những hướng xe đi tới.
III. Chuẩn bị:
- GV: Mô hình, sa bàn.
- HS: SGK.
 IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
10 Phút
18 Phút
2 Phút
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường từ nhà đến trường.
* Mục tiêu: HS hiểu được con đường có đủ điều kiện an toàn chưa.
* Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi:
+ Em đến trường bằng phương tiện gì?
+ Trên đường đi có mấy chỗ giao nhau?
- HS thảo luận nhóm theo bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại các câu trả lời đúng.
2. Hoạt động 2: Xác định con đường đến trường an toàn.
* Mục tiêu: HS tìm ra con đường nào đến trường an toàn nhất.
* Cách tiến hành:
- GV đưa bảng đánh giá con đường an toàn và kém an toàn cho người đi bộ và người đi xe đạp.
- HS thảo luận với các câu hỏi:
+ Con đường em đi học có đặt tiêu chẩn an toàn nào trong bảng đánh giá đó không?
+ Trên đường từ trường về nhà em còn những con đường nào nữa không?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại thế nào là con đường an toàn.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài, xem bài sau: Chọn con đường an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông.
- Trên đường đi học chúng ta cần phải đi qua những đoạn đường phố khác nhau, em cần xác định những con đường hoặc những vị trí không an toàn để tránh và lựa chọn những co đường an toàn để đi. Nếu có hai hay nhiều ngả đường khác nhau, ta nên đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn. 
- Đi học hay đi chơi các em cần lựa chọn những con đường đủ điều kiện an toàn để đi, phòng tránh tai nạn giao thông.
- Chọn con đường an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông.
Phần ký duyệt của ban giám hiệu
Kim Đông, ngày........tháng ......năm 2007
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2007
an toàn giao thông- tiết 6
Bài 3: Chọn đường an toàn,phòng tránh tai nạn giao thông
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- HS biết những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn các con đường đi an toàn.
- HS xác định được những điểm những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và người đi xe đạp.
 2. Kỹ năng: HS nhận biết cách phòng tránh các tình huống giao thông.
 3. Thái độ: Giáo dục các em cách phòng tránh các tai nạn giao thông khio tham gia giao thông.
 II. Nội dung:
 1. Những điểm thể hiện điều kiện an toànở đường phố và đường nông thôn:
- Đường thẳng, mặt đường phẳng, có trải nhựa hoặc đường bê tông.
- Mặt đường rộng có dải phân cách.
- Đường có vỉa hè, vỉa hè không bị lấn chiếm, đường phải có nề đường.
 2. Những con đường chưa đủ an toàn: 
- Đường hai chiều nhưng hẹp, các loại xe đi nhiều.
- Đường có nhiều đường nhỏ (ngõ) đường phụ cắt ngang.
- Đường có vòng xuyến giao nhau với những hướng xe đi tới.
III. Chuẩn bị:
- GV: Mô hình, sa bàn.
- HS: SGK.
 IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
15 Phút
20 Phút
5 Phút
1. Hoạt động 3: Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh tai nạn giao thông.
* Mục tiêu: HS nhận biết được các tình huống ngay hiểm và cách phòng tránh tai nạn giao thông.
* Cách tiến hành:
- Tình huống: “Có một anh thanh niên đi xe máy phóng nhanh qua cổng trường em, cách cổng trường mấy trăm mét đã có biển báo hiệu có trẻ em. Một bạn nhỏ chạy qua đường vội quá, chạy vất ngã, xuýt nữa thì bị xe máy đâm phải mọi người bắt anh thanh niên đi xe máy dừng lại xem HS có bị sao không.
+ Rất may bạn nhỏ đó không việc gì, nhưng cần phải cho anh thanh niên kia một bài học”.
- GV nêu câu hỏi để HS phân tích tình huống:
+ Em hãy phân tích tình huống nguy hiểm ở đây là gì?
+ Hậu quả xảy ra sẽ như thế nào?
+ Vì sao có tình huống nguy hiểm này?
+ Em hãy nói gì với người thanh niên đã đi xe máy?
- Học sinh thảo luận nhóm theo bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Giáo viên nhận xét và chốt câu trả lời đúng.
- Giáo viên phân tích tình huống, cho học sinh tự rút ra kết luận .
+ Giáo viên nhận xét và chốt câu trả lời đúng.
2. Hoạt động 4: Luyện tập.
Xây dựng phương án lập con đường an toàn dến trường và đảm bảo an toàn giao thông ở khu vực trường học.
* Mục tiêu: Luyện tập chọn con đường đến trường an toàn.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên phân công nhiệm vụ:
+ nhóm 1: Lập phương án “Con đường an toàn đến trường”.
+ nhóm 2: Lập phương án “Bảo đảm an toàn giao thông ở khu vực gần trường học”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm những việc trong phương án:
+ Phần 1: Những con đường, những nơi chưa an toàn, cần nói rõ những điều kiện hoặc những tình huống không an toàn có thể gặp phải trên đường đi học.
+ Phần 2: Cách phòng tránh.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Nhắc học sinh 2 nhóm cử 2 người hoàn thiện phương án chuẩn bị ở lớp để báo cáo trước lớp và trước giáo viên.
- Dặn về nhà xem lại bài ,xem trước bài sau: Nguyên nhân tai nạn giao thông.
- Tình huống nguy hiểm này là do anh thanh niên đi xe máy với tốc độ quá nhanh không chú ý đến biển báo giao thông. 
- Hậu quả xảy ra có thể rất nghiêm trọng và có thể gây chết người.
- Vì anh thanh niên không có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ.
- Em sẽ nói với anh thanh niên nên chấp hành tốt luật giao thông.
- Do việc giáo dục mọi người ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ là rất cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông.
- Chúng ta không những chỉ thực hiện đúng luật giao thông đường bộ. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta còn phải góp phần làm cho mọi người có hiểu biết và có ý thức thực hiện luật giao thông đường bộ, phòng tránh các tai nạn giao thông.
- Nguyên nhân tai nạn giao thông.
Phần ký duyệt của ban giám hiệu
Kim Đông, ngày........tháng ......năm 2007
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 3.doc