Giáo án An toàn giao thông lớp 3 - Tiết 1 đến tiết 4

Giáo án An toàn giao thông lớp 3 - Tiết 1 đến tiết 4

AN TOÀN GIAO THÔNG

Giao thông đường bộ TGDK: 35 phút

I/ Mục tiêu:

1 /Kiến thức:

- Giúp học sinh biết được hệ thống giao thông đường bộ ,tên gọi các loại đường bộ.

- Học sinh nhận biết các loại giao thông đường bộ bề mặt an toàn và chưa an toàn.

2/ Kĩ năng: Phân biệt các loại đường bộ và cách đi trên các đường đó một cách an toàn

3/ Thái độ: Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên:

 + Bản đồ Việt Nam.

 + Tranh ảnh trên đường phố , đường cao tốc, đường quốc lộ, tỉnh lộ.

+ Dụng cụ trò chơi: ai đúng ai nhanh.

 - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các đường giao thông.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: Giới thiệu các loại đường bộ

a/ Mục tiêu: Giúp học sinh phân loại đường bộ ,phân biệt các loại đường.

- Học sinh quan sát:

+ Hình 1: Giao thông đường quốc lộ

+ Hình 2: Giao thông trên đường phố.

+ Hình 3: Giao thông trên dường tỉnh.

+ Hình 4: Giao thông đường xã ( làng).

Học sinh nhận xét từng loại giao thông

Giáo viên kết luận hệ thống giao thông đường bộ

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông lớp 3 - Tiết 1 đến tiết 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1	 Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2006 
AN TOÀN GIAO THÔNG
Giao thông đường bộ TGDK: 35 phút
I/ Mục tiêu:
1 /Kiến thức: 
- Giúp học sinh biết được hệ thống giao thông đường bộ ,tên gọi các loại đường bộ.
- Học sinh nhận biết các loại giao thông đường bộ bề mặt an toàn và chưa an toàn.
2/ Kĩ năng: Phân biệt các loại đường bộ và cách đi trên các đường đó một cách an toàn
3/ Thái độ: Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên:
 + Bản đồ Việt Nam.
 + Tranh ảnh trên đường phố , đường cao tốc, đường quốc lộ, tỉnh lộ.
+ Dụng cụ trò chơi: ai đúng ai nhanh.
 - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các đường giao thông.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu các loại đường bộ
a/ Mục tiêu: Giúp học sinh phân loại đường bộ ,phân biệt các loại đường.
- Học sinh quan sát:
+ Hình 1: Giao thông đường quốc lộ
+ Hình 2: Giao thông trên đường phố.
+ Hình 3: Giao thông trên dường tỉnh.
+ Hình 4: Giao thông đường xã ( làng).
Học sinh nhận xét từng loại giao thông 
Giáo viên kết luận hệ thống giao thông đường bộ
Hoạt động 2: Điều kiện giao thông chưa an toàn
a/ Mục tiêu:
 	-Phân biệt điều kiện an toàn và chưa an toàn
 - Học sinh biết đi an toàn trên đường quốc lộ và đường tỉnh.
b/ Cách tiến hành:
Theo em điều kiện nào đảm bảm bảo ATGT cho những con đường đó.
- Học sinh thảo luận:
Các con đường đủ điều kiện nói trên như: Mặt đường phẳng, trải nhựa, có biển báo hiệu giao thông , có đường dành riêng cho xe thô sơ và người đi bộ.
- Vì sao đường quốc lộ đủ điều kiện nói trên nhưng lại hay xảy ra tai nạn?
Vì người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ
c/ Giáo viên kết luận.
Hoạt động 3: Quy định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ.
* Mục tiêu:
- Biết quy định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ.
- Biết phòng tránh tai nạn giao thông .
* Cách tiến hành: 
Giáo viên nêu tình huống: 
Tình huống 1 : Người đi trên đường nhỏ ra đường lớn phải đi như thế nào?
TL: Phải đi chậm, quan sát kĩ khi qua đường.
Tình huống 2: Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh phải đi như thế nào?
TL: + Đi sát lề đường bên phải, không chơi đùa, ngổi ở lòng đường.
+ Chỉ đi ở phần đường quy định.
4/ Củng cố , dặn dò;
- Có ý thức khi tham gia giao thông đường bộ
- Học sinh nhắc lại tên các loại đường giao thông.
- Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 2	 Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2006 
AN TOÀN GIAO THÔNG
Giao thông đường sắt TGDK: 35 phút
I/ Mục tiêu:
1 /Kiến thức: học sinh nắm được đặc điểm giao thông đường sắt. 
2/ Kĩ năng:biết các quy định khi đi qua đường sắt cắt ngang đường bộ( có rào chắn và không có rào chắn).
3/ Thái độ: Có ý thức không chơi đùa trên đường sắt., không ném đá, vật cứng trên đường hay khi tàu đang chạy.
II/ Đồ dùng dạy học:
Biển báo hiệu về đường sắt có rào chắn và không có rào chắn.
Tranh ảnh về đường sắt..
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Đặc điểm giao thông đường sắt.
Giáo viên hỏi: Tàu hoả đi lại trên đường nào? (đường sắt.)
Em hiểu thế nào là đường sắt.?
Là đường có hai thanh sắt nối dài,đường dành riêng cho tàu hoả.
Giáo viên kết luận: đường sắt là loại đường dành riêng cho tàu hoả.
Hoạt động 2: Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta.
Đường sắt nước ta có các tuyến;
Hà Nội - Hải Phòng
Hà nội - Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội - Lào Cai
Hà Nội – Thái Nguyên......
Hoạt động 3: Những quy định khi đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang.
- Em có thấy đường bộ có đường sắt cắt ngang chưa? Ở đâu?
Học sinh trả lời
Khi đi bộ gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em cần tránh như thế nào?
- Nếu có rào chắn, cần cách xa rào chắn 1 mét, nếu không có rào chắn thì em cách xa đường tau tối thiểu là 5 mét.
Giáo viên giới thiệu biển báo giao thông đường bộ số 210, 211nơi có tàu hoả đi qua: có rào chắn và không có rào chắn.
*Giáo viên kết luận: không đi bộ, chơi đùa trên đườg
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu:giúp củng cố lại nhận thức về đường sắt và bảo đảm an toàn khi đi trên đường sắt
S
 Giáo viên phát phiếu bài tập: Điền đúng sai vào ô trống
D(
 Đường sắt là đường dùng chung cho các phương tiện giao thông.?
D(
 Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả?.
 Khi tàu hoả đi qua , em đứng cách xa đường ray 5 mét?
S
 Em có thể ngồi chơi hay đi lại trên đường sắt.?
4/ Củng cố , dặn dò;
- Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả
 - Cần ghi nhớ quy định về ATGT.
- Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 3	Thứ ba ngày 3 tháng 10 năm 2006 
AN TOÀN GIAO THÔNG
Biển báo hiệu giao thông đường bộ TGDK: 35 phút
I/ Mục tiêu:
1 /Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu được hình dáng, màu sắc và hiểu nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông : Biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.
- Giải thích được ý nghĩa của các biển báo : 204, 210, 211.
2/ Kĩ năng:
 Học sinh nhận dạng và vận dụng hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường.
3/ Thái độ: biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông . Mọi người phải chấp hành.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên:
Các biển báo đã học ở lớp 2
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các biển báo hiệu giao thông
a/ Mục tiêu: Nhận biết đặc điểm, hình dáng , màu sắc và nội dung của 2 loâi biển báo: Nguy hiểm và chỉ dẫn.
 Giáo viên chia nhóm- Học sinh quan sát các biển báo trong sgk để nhận dạng về các biển báo.
Học sinh nêu
Giáo viên kết luận: Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, viền màu đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen ghi nội dung nguy hiểm cần báo. Còn biển báo chỉ dẫn có hình vuông màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng.
Hoạt động 2: Nhận biết đúng biển báo
a /Mục tiêu:
 - Nhận biết đúng biển báo giao thông đã học.
b/ Cách tiến hành:
Cho học sinh chơi trò chơi: Chọn đúng biển báo.
Mỗi đội 5 em, Chơi tiếp sức, điền tên vào biển báo có sẵn .
Giáo viên tổng kết trò chơi.
4/ Củng cố , dặn dò: 
 Học sinh nêu lại 2 biển báo hiệu giao thông
- Có ý thức khi tham gia giao thông đường bộ
- Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 4 Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2006 
AN TOÀN GIAO THÔNG
Kĩ năng đi bộ và qua đườngan toàn TGDK: 35 phút
I/ Mục tiêu:
1 /Kiến thức: 
- Biết các đặc điểm an toàn và không an toàn của đường phố
2/ Kĩ năng: Biết chọn nơi qua đường an toàn.
 Biết xử lí khi đi bộ gặp tình huống không an toàn.
3/ Thái độ: Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên:
Phiếu giao việc
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1 : Bài cũ: Kể tên 3 biển báo nguy hiểm và 3 biển báo chỉ dẫn 
Hoạt động 2: Đi bộ trên đường an toàn
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đi bộ 1 cách an toàn.
Thảo luận :
Để đi bộ trên đường đựoc an toàn, em cần đi như thế nào ?
Cần đi trên vỉa hè, đi với người lớn, chú ý quan sát trên đường đi.
Hoạt động 3: Qua đường an toàn
Giáo viên đưa ra một số tình huống:
1/ Muốn qua đường an toàn phải tránh gì?
2/ Em phải làm gì khi qua đường bên phải, bên trái ?
3/ Khi qua đường có nhiều xe cộ đang chạy, em phải làm gì ?
- Học sinh thảo luận:
Gọi học sinh trình bày - lớp nhận xét bổ sung.
Giáo viên kết luận: Khi qua đường em phải quan sát kĩ hai bên đường nếu không có xe cộ thì em mới qua.
Hoạt động 4: Làm bài tập: chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: vạch đi bộ qua đường, xe cộ, đứng lại, nhìn.
Học sinh làm vào phiếu bài tập.
Chấm bài nhận xét - gọi vài em đọc lại bài.
4/ Củng cố , dặn dò;
- Có ý thức khi tham gia giao thông đường bộ
Chú ý quan sát kĩ trước khi qua đường.
- Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 5 Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2006 
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 5 TGDK: 35 phút
I/ Mục tiêu:
1 /Kiến thức: 
- Biết tên đường các ngõ thôn, xóm
2/ Kĩ năng: Biết đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường đi.
 3/ Thái độ: Có thói quen chỉ đi trên con dường an toàn.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên:
Phiếu giao việc
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1 : Đường phố an toàn, kém an toàn . 
Chia lớp 4 nhóm :Nêu một số đường mà em biết?
Theo em đường phố đó an toàn hay nguy hiểm?
Giáo viên KL: - Đường an toàn :đường rộng , có biển báo, có đèn tín hiệu, có vỉa hè.
Đường kém an toàn : đường hẹp, không có vỉa hè, đèn tín hiệu, đường gồ ghề...
Hoạt động 2: Luyện tập : Tm con đường an toàn.
Xem sơ đồ và chọn đường.
Giáo viên KL: Cần lựa chọn đường an toàn khi đi đến trường, con đường ngắn không phải là con đường an toàn.
Hoạt động 3: lựa chọn đường nào khi đi học. Học sinh nêu đoạn đường từ nhà đến trường, đoạn nào an toàn, đoạn nào không an toàn?
Giáo viên bổ sung :
Giáo viên KL: Nên lựa chọn đường an toànn để đi.
4/ Củng cố , dặn dò :
-Tóm tắt nội dung chính cần lựa chọn đường an toàn theo đặc điểm của địa phương.
- Có ý thức lựa chọn đường an toàn để đi.
- Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docATGT, Tiết 1-4.doc