Giáo án bổ sung - Tuần 23

Giáo án bổ sung - Tuần 23

Khoa học:

Sử dụng năng lượng điện

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm được những ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.

- Kể tên được một số nguồn điện phổ biến.

- Kể tên được một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.

- Hiểu được vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học.

- Hình minh họa 1 trang 92 SGK.

- Bảng nhóm, bút dạ.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. (35’)

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bổ sung - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Môn
Tiết
CT
Bài
2
Chào cờ
Tin 
Toán
Đạo đức
Tập đọc
Kĩ thuật
23
23
111
23
45
23
Xăng – ti –mét khối. Đề – xi-mét khối
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
Phân xử tài tình
Lắp xe cần cẩu (tiết 2)
3
Toán
Chính tả
Thể dục
LT&Câu
Lịch sử
112
23
45
23
23
Mét khối
Nhớ viết: Cao Bằng
MRVT: Trật tự an ninh
Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta
4
Âm nhạc
Toán
Tập đọc
Tập làm văn
Khoa học
113
46
45
45
Luyện tập
Chú đi tuần
Lập chương trình hoạt động
Sử dụng năng lượng điện
5
Toán 
Kể chuyện
Thể dục
LT& Câu
Khoa học
114
23
46
23
46
Thể tích hình hộp chữ nhật
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Lắp mạch điện đơn giản
6
Toán
TL văn
Địa lý
Sinh hoạt
Mĩ thuật
115
46
23
23
Thể tích
Trả bài văn kể chuyện
Một số nước Châu Âu
Vẽ tranh đề tài tự chọn
 Thứ hai ngày 01 tháng 2 năm 2010
Toán:
XĂNG-TI - MÉT KHỐI. ĐỀ- XI- MÉT KHỐI 
BS: Khi dạy giáo viên nên chú ý sử dụng trực quan cho HS dễ hiểu bài.
Đạo đức:
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( Tiết 1)
BS: Liên hệ vị trí Việt nam trên trường quốc tế hiện nay.
Tập đọc:
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
BS: Cho HS phân vai diễn kịch.
Thứ ba ngày 02 tháng 2 năm 2010
Toán
MÉT KHỐI
BS: Hình thành mối liên hệ giữa các đơn vị đo đã học.
Chính tả:
CAO BẰNG
BS: cho HS đọc lại 4 khổ thơ đầu trong bài thơ Cao Bằng trước khi viết.
Luyện từ và câu:
MRVT: TRẬT TỰ - AN NINH
BS: cho HS liên hệ thêm vốn từ bên ngoài.
Lịch sử:
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
Thứ tư ngày 03 tháng 2 năm 2010
Toán:
LUYỆN TẬP
BS: củng cố phần mối liên hệ giữa các đơn vị đo đã học.
Tập đọc:
CHÚ ĐI TUẦN
BS: Liên hệ thực tế việc làm nhiệm vụ của các chú công an trong tình hình hiện nay.
Tập làm văn:
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Khoa học:
Sử dụng năng lượng điện
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được những ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
- Kể tên được một số nguồn điện phổ biến.
- Kể tên được một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
- Hiểu được vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình minh họa 1 trang 92 SGK.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. (35’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Hoạt động 1: Dòng điện mang năng lượng
- Hỏi: Hãy kể tên những đồ dùng sử dụng điện mà em biết?
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy ra từ đâu?
- Tiếp nối nhau kể tên những đồ dùng sử dụng điện: bóng điện, bàn là, ti vi,......
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ dòng điện của nhà máy điện, pin, ác-quy, đi-a-mô.
- Lắng nghe.
- Kết luận: ở nhà máy điện, các máy phát điện phát ra điện. Điện được tải qua các đường dây đưa đến các ổ điện của mỗi gia đình, trường học, cơ quan, xí nghiệp. Dòng điện mang năng lượng cung cấp năng lượng điện cho các đồ dùng sử dụng điện. Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện được gọi chung là nguồn điện như: nhà máy phát điện, pin, ác-quy hay đi-a-mô.... Dòng điện có ứng dụng như thế nào? Các em cùng tìm hiểu tiếp.
Hoạt đông 2: ứng dụng của dòng điện
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận thực hiện các yêu cầu sau:
ÄNêu nguồn điện mà các đồ dùng sử dụng điện tên bảng cần sử dụng.
ÄNêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng sử dụng đó: thắp sáng, đốt nóg hay chạy máy?
- GV đi hướng dẫn các nhóm.
- Gọi 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, kết luận bài làm của HS.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ Lắng nghe yêu cầu của GV để nắm nhiệm vụ học tập.
+ 1 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Báo cáo kết quả làm việc.
Hoạt động 3: Vai trò của điện
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu vai trò của điện dưới dạng trò chơi " Ai nhanh, ai đúng?".
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 2 đội + Phổ biến luật chơi + Cho HS chơi thử:
- Tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi
- Trọng tài tổng kết cuộc chơi.
- Nhận xét trò chơi.
- Nghe GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- HS chơi trò chơi " Ai nhanh, ai đúng?"
3. Hoạt động kết thúc (3’)
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 93, SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi vào vở và chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ sau: Bộ lắp ghép mô hình điện lớp 5, một số vật liệu bằng kim loại: đồng, nhôm, sắt, và một số vật liệu bằng nhựa, cao su, sứ...
Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009
Toán:
Thể tích hình hộp chữ nhật
I.Mục tiêu
	Giúp HS :
- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật.
- Tự tìm được ra cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
- Mô hình thể tích hình hộp chữ nhật có kích thước 20cmx16cmx10cm.
- Các hình minh hoạ của SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. (35’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 2, 3 của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm.
2. Dạy - học bài mới (28’)
2.1 Giới thiệu bài
2.2. Hình thành biểu tượng và công thức tính của hình hộp chữ nhật.
- GV nêu bài toán : Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm.
- GV đưa ra mô hình thể tích của hình hộp chữ nhật trong bài toán yêu cầu HS quan sát và giới thiệu :
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra công thức tính thể tính thể tích của hình hộp chữ nhật :
- GV viết lên bảng sơ đồ :
 20 x 16 x 10 = 3200
 â â â â
 CD x CR x CC = tt
- GV hỏi : Như vậy, trong bài toán trên để tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
- GV nêu : Đó cũng là quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật nói chung.
- GV yêu cầu HS mở SGK, trang 121, đọc quy tắc và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài trong SGK. GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
? Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?
Bài 2
- GV yêu cầu HS làm bài.
Cách 1
Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật như sau :
Thể tích của hình hộp chữ nhật 1 là :
12 x 8 x 5 = 480 (cm3)
Chiều dài của hình hộp thứ 2 là :
15 - 8 = 7 (cm)
Thể tích của hình hộp chữ nhật 2 là :
7 x 6 x 5 = 210 (cm3)
Thể tích của khối gỗ là :
480 + 210 = 690 (cm3)
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, sau đó cho điểm HS.
Bài 3
- GV cho HS đọc đề bài và quan sát hình minh hoạ SGK, sau đó hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS chọn 1 trong 2 cách trên và làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
3.Củng cố - dặn dò (3’)
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS bài tập về nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS nghe và nhớ yêu cầu của bài toán.
- HS : Trong bài toán trên, để tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta đã lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân tiếp với chiều cao cùng một đơn vị đo.
- HS đọc, sau đó thuộc quy tắc và công thức ngay tại lớp.
- HS đọc đề bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) V= 54 (cm3)
b) V = (m3)
c) V = (dm3)
Cách 2
Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật như sau:
Thể tích của hình hộp chữ nhật 1 là :
15 x 6 x 5 = 450 (cm3)
Chiều rộng của hình hộp thứ 2 là :
12 - 6 = 6 (cm)
Thể tích của hình hộp chữ nhật 2 là :
8 x 6 x 5 = 240 (cm3)
Thể tích của khối gỗ là :
450 + 240 = 690 (cm3)
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Đọc đề bài và quan sát hình và trả lời câu hỏi hướng dẫn của GV.
Cách 1: Tính chiều cao của nước dâng lên rồi tính thể tích hòn đá.
Cách 2: Tính thể tích nước trước khi có đá, thể tích nước sau khi có đá rồi trừ hai thể tích cho nhau để được thể tích của hòn đá.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật ( Phần nước dâng lên) có đáy là đáy của bể cá và có chiều cao là:
7 - 5 = 2 ( cm)
Thể tích hòn đá là:
 (cm3)
Kể chuyện:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
Giúp HS:
	* Kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, đã đọc về những người góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. Câu chuyện phải có nội dung chính là bảo vệ trật tự, an ninh, có nhân vật, có ý nghĩa.
	* Hiểu nghĩa của chuyện các bạn kể.
	* Nghe và biết nhận xét, đánh gí lời kể về ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
	* Rèn luyện thói quen ham đọc sách.
II. Đồ dùng dạy - học
	* HS sưu tầm câu chuyện về những người góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
	* Bảng lớp viết sẵn gợi ý 3.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu (35’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài 
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- Yêu cầu HS đọc kỹ 4 gợi ý trong SGK. GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. 2 HS đọc lại gợi ý 3.
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ: 2 điểm.
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện: 2 điểm
+ Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.
b) Kể chuyện trong nhóm
- Chia nhóm, 4 HS thành 1 nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm cho các bạn nghe.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm; đảm bảo HS nào cũng tham gia kể chuyện.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau và cùng trao đổi về ý nghĩa của từng câu chuyện mà các bạn nhóm mình kể.
c) Thi kể chuyện
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
(Lưu ý: Nên dành nhiều thời gian cho HS kể chuyện. Khi HS kể, GV ghi hoặc cử HS ghi lên bảng tên truyện/xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể, trả lời/ đặt câu hỏi cho từng HS vào các cột trên bảng).
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Khen ngợi các HS tham gia thi kể, tham gia trao đổi ý nghĩa của truyện, tuyên dương HS được cả lớp bình chọn.
- 5 đến 7 HS thi kể câu truyện của mình trước lớp, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn về nội dung ý nghĩa của truyện hoặc trả lời câu hỏi của bạn để tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong lớp học.
- HS nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- 3 HS thi kể.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS chăm đọc sách.
- Dăn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện mà các bạn vừa kể và chuẩn bị một số câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia (để đóng góp phần bảo vệ trật tự, an toàn nơi làng xóm, phố phường.
Luyện từ và câu:
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục t ... tiết học toán này, chúng ta cùng tìm cách tính thể tích của hình lập phương.
2.2. Hình thành công thức tính thể tích của hình lập phương.
- GV nêu bài toán : Hãy tính thể tích của hình lập phương.
- GV HDHS thảo luận và làm bài.
- GV mời HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét cách làm của HS, sau đó hướng dẫn HS phân tích bài toán cụ thể trên để đi đến công thức tính thể tích của hình lập phương:
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 122, đọc quy tắc và công thức tính thể tích của hình lập phương.
2.3 Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán, sau đó mời 3 HS nhắc lại cách tính diện tích của 1 mặt, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài tập của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- GV mời 1 HS đọc đề bài của bài toán.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- GV mời 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò (3’)
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- 1 HS nêu.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
Coi hình lập phương đó là hình hộp chữ nhật thì ta có thể tích của hình lập phương là : 
3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
- HS nêu : thể tích của hình lập phương có cạnh là a là :
V = a x a x a
- HS đọc và học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp và nhận xét.
- HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 2 HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
0,75m = 7,5dm
Thể tích của khối kim loại đó là :
7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875 (dm3)
Khối kim loại đó cân nặng là :
421,875 x 15 = 6328,152 (kg)
Đáp số : 6328,152 kg
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
a, Thể tích của hình hộp chữ nhật là :
8 x 7 x 9 = 504 (cm3)
b, Số đo của cạnh hình lập phương là :
(8+ 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Thể tích của hình lập phương là :
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
Đáp số : 512cm3
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:
trả bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liênn hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về:chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp... cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Chấm điểm CTHĐ của 3 HS.
- Nhận xét ý thức học bài của HS
2. dạy - học bài mới (28’)
2.1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- Nhận xét chung
* Ưu điểm
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe.
+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật lên đặc điểm ngoại hình, tính cách của người được tả với công việc họ đang làm.
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả đặc điểm ngoại hình, tính cách, hoạt động của người được tả, có bộ lộ tình cảm, thái độ trân trọng công việc của mình trong từng câu văn .
+ Hình thức trình bày bài làm văn.
- GV đọc một số bài làm tố: Bích Ngọc, Vân, Thảo..
* Nhược điểm:
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.
- Trả bài cho HS
2.2. Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.
3. Củng cố - Dặn dò. (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nối tiếp nhau trả lời.
- Sửa lỗi.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe.
Địa lí:
Một số nước ở châu âu
I. Mục tiêu
	Sau bài học, HS có thể:
- Dựa vào lược đồ nhận biết và nêu được vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của Liên bang Nga, của Pháp.
- Nêu được một số đặc điểm chính về dân cư, kinh tế củ Nga, Pháp.
II. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ kinh tế một số nước châu âu.
- Lược đồ một số nước châu âu.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy và học (35’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài (4’)
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Dựa vào lược đồ tự nhiên châu âu em hãy xác định: vị trí địa lí, giới hạn của châu âu, vị trí các dãy núi và đồng bằng châu âu.
+ Người dân châu âu có đặc điểm gì?
+ Nêu những hoạt động kinh tế cuả các nước châu âu?
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã được học về các yếu tố địa lí tự nhiên và xã hội của châu âu, trong giờ học này chúng ta, cùng tìm hiểu về hai nước ở châu âu có mối quan hệ gắn bó với nước ta đó là Liên bang Nga và Pháp.
Hoạt động 1: Liên bang Nga
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu sau:
Em hãy xem lược đồ kinh tế một số nước châu âu ( trang 106, SGK) và Lược đồ một số nước nước châu âu, đọc SGK để điền các thông tin thích hợp vào bảng thống kê.
Liên bang Nga
Các yếu tố
Đặc điểm - sản phẩm chính của các ngành sản xuất.
Vị trí địa lí
Diện tích
Dân số
Khí hậu
Tài nguyên khoáng sản
Sản phẩm công nghiệp
Sản phẩm nông nghiệp
- GV theo dõi HS làm bài và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên lớp.
- GV chữa bài cho HS.
- Hỏi: Em có biết vì sao khí hậu Liên bang Nga, nhất là phần lãnh thổ thuộc châu á rất lạnh, khắc nghiệt không?
- Hỏi: Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào?
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê, trình bày lại các yếu tố địa lí tự nhiên và các sản phẩm chính của các ngành sản xuất của Liên bang Nga.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- HS làm việc cá nhân, tự kẻ bảng vào vở và hoàn thành bảng. 1 HS lên bảng làm bài vào bảng GV đã kẽ sẵn.
Liên bang Nga
Các yếu tố
Đặc điểm - sản phẩm chính của các ngành sản xuất.
Vị trí địa lí
Nằm ở Đông Âu và Bắc á.
Diện tích
17 triệu km2 , lớn nhất thế giới.
Dân số
144,1 triệu người
Khí hậu
Ôn đới lục địa ( chủ yếu phần châu á thuộc Liên bang Nga)
Tài nguyên khoáng sản
Rừng Tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
Sản phẩm công nghiệp
Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông
Sản phẩm nông nghiệp
Lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.
- Nêu câu hỏi nhờ giáo viên giúp đỡ nếu gặp khó khăn
- 1 HS nêu nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
(1) Lãnh thổ rộng lớn à khô
(2) Chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương à lạnh.
(1)+ (2) àKhí hậu khắc nghiệt, khô và lạnh.
- Khí hậu khô và lạnh nên rừng tai-ga phát triển. Hầu hết lãnh thổ nước Nga ở châu á đều có rừng tai-ga bao phủ.
- 1 HS trình bày về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ .
- GV kết luận: Liên bang Nga nằm ở Đông Âu, Bắc á, là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Liên bang Nga có khí hậu khắc nghiệt, có nhiều tài nguyên và khoáng sản, hiện nay đang là một nước có nhiều ngành kinh tế phát triển.
2. Bài mới :Hoạt động 2: Pháp
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS cùng trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu.
Phiếu học tập
Bài 21: Một số nước ở châu Âu
Các em hãy cùg xem các hình minh hoạ trong SGK, các lược đồ và hoàn thành các bài tập sau:
1. Xác định địa lí và thủ đô của nước Pháp.
a. Nằm ở đông âu, thủ đô là Pa-ri.
b. Nằm ở trung âu, thủ đô là Pa-ri.
c. Nằm ở Tây âu, thủ đô là Pa-ri.
2. Viết mũi tên (à) theo chiều thích hợp vào giữa các ô chữ sau:
Nằm ở Tây âu
Giáp với Đại tây Dương, biển ấm không đóng băng
Khí hậu ôn hoà
Cây cối xanh tốt
Nông nghiệp phát triể
3. Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp của Pháp.
............................................................................................................................................
4. Dựa vào hiểu biết cảu mình, em hãy hoàn thành sơ đồ (kèm theo)
- GV theo dõi, hướng dẫn HS tự làm bài.
- GV gọi nhóm đã làm bài trên bảng nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm làm việc, nêu câu hỏi khi có khó khăn cần GV giúp đỡ.
- 1 Nhóm trình bày.
Đáp án: 
1.c
2. Điền mũi tên theo chiều à
3. Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, quân áo, mĩ phẩm, thực phẩm.
4.Phong cảnh tự nhiên đẹp: Sông Xen chảy qua thủ đô Pa-ri.
Công trình kiến trúc đẹp: Tháp ép-phen.
- GV yêu cầu HS dựa vào phiều và kiến thức địa lí, nội dung SGK trình bày lại các đặc điểm về tự nhiên và các sản phẩm cuỉa ngành sản xuất ở Pháp.
- 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét và nêu kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hoà. ở châu âu, pháp là nước có nông nghiệp phát triển, sản xuất nhiều nông sả đủ cho nhân dân dùng và cón xuất khẩu sang các nước khác.Pháp xuất khẩu nhiều vải, quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm. Ngành du lịch ở Pháp rất phát triển vì nước này có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng và người dân văn minh, lịch sự.
3.Củng cố - Dặn dò
- GV tổng kết bài
- GV dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
Sinh hoạt tuần 23
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 23.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 24
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
- Một số HS còn nghỉ học không lý do
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. 
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi.
- Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau: Hoàng, Trường.
	4. Kế hoạch tuần 24
- Thực hiện tốt nề nếp học tập và đội
- Khắc phục tồn tại tuần 24

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN BS T23.doc