I. Mục tiêu:
- HD học sinh ôn luyện, củng cố về một số quy luật chính tả ; phân biệt một số phụ âm đầu HS hay nhầm lẫn trong tiếng Việt.
- Làm được một số bài tập thực hành.
II. Các hoạt động dạy – học:
Ngày giảng: thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2011 BDHS giỏi T. Việt Một số luật viết chính tả I. Mục tiêu: - HD học sinh ôn luyện, củng cố về một số quy luật chính tả ; phân biệt một số phụ âm đầu HS hay nhầm lẫn trong tiếng Việt. - Làm được một số bài tập thực hành. II. Các hoạt động dạy – học: Nội dung Cách thức tổ chức Giới thiệu bài: Nội dung ôn tập: Quy luật viết hoa: Danh từ riêng: * Tên người: - Tên người VN viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng. (Lưu ý: Riêng tên của người một số vùng dân tộc cũng giống như tên người nước ngoài được phiên âm ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng bộ phận có dấu gạch nối. VD: Vô - lô - đi – a.). - Tên người nước ngoài được gọi như kiểu tên người Việt Nam do phiên âm Hán Việt thì viết hoa như tên người VN. VD: Mao Trạch Đông. *Tên địa danh: - Tên núi, sông, tỉnh, thành phố... của Vn được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. - Riêng một số tên phiên âm từ tiếng dân tộc ít người thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên giữa các tiếng có dấu gạch nối. VD: Y – a – li ; Bô - cô. b) Tên các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng danh hiệu, huân chương: Được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cái tên đó. VD: Trường Tiểu học Bắc Sơn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Huân chương Chiến công hạng Nhất. c) Viết hoa chữ cái đầu sau dấu chấm. Bài tập thực hành: Bài 1: Viết tên xã, huyện, tỉnh nơi em ở. Bài 2: Viết tên các cơ quan, tổ chức, đoàn thể sau đây: + Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. +Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam. + Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc. + Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. 2. Phân biệt một số phụ âm đầu: a) phân biệt ch/tr. - Tên các đồ vật trong nhà phần lớn viết ch. VD: chăn, chổi, chiếu,chạn... - Những tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng và huyền phải viêt là tr. VD: truyền thống, trân trọng, lập trường... b)Phân biệt x/s. Tên các giống chim, giống vật ở rừng, ở biển thường viết s. VD: chim sẻ,chim sâu, chim sáo... VD: sư tử, sói, sóc, sơn dương, hươu sao ... VD: san hô, cá sấu,sò... Lưu ý: khi viết cần dựa trên văn cảnh mà viết cho đúng. c) Phân biệt g/gh và ng/ngh: - Đứng trước các nguyên âm e,ê,i thì viết gh,ngh. - Đứng trước các nguyên âm khác viết g/ng. d) Qui tắc viết phụ âm đầu (cờ): - Âm “cờ” được ghi bằng các chữ cái: c/k/q + Viết k trước nguyên âm e, ê, i. + Viết c trước các nguyên âm khác còn lại. + Viết “q” trước vần có âm đệm ghi bằng u, để tạo thành qu. Qu có thể đứng trước mọi nguyên âm trừ o,u,ơ,ă, â. Bài tập thực hành * Bài 1: Phát hiện và gạch dưới từ viêt sai chính tả trong đoạn thơ sau và sửa lại cho đúng. Người ta đi cấy lấy công Tôi nai đi cây con chông nhiều bề Trông chời, trông đất, chông mâi Trông mưa, trông dó, trông nghày, trông đêm Trông cho chân kứng đá mềm Trời iên biểm lặng mới iên tấm lòng. * bài 2: Viết chính tả một đoạn trong bài Tác phẩm của Si–le và tên phát xít.Từ “ –Lão thích...cho người Pháp.” C. Củng cố – dặn dò: G: Nêu yêu cầu tiết học. G: Gợi ý cho HS nhắc lại các quy luật viết hoa. G: Đọc VD – HS viết. G: kết luận. G: Nêu yêu cầu bài tập. H: Viết bài thực hành vào vở – 1 số em trình bày trên bảng. H+G: Nhận xét. H: Nêu môt số VD viết ch/tr. H+G: Nhận xét bổ xung. G: kết luận. H: Nêu môt số VD viết x/s. H+G: Nhận xét bổ xung. G: kết luận. H: Nêu môt số VD viết ng/ngh H+G: Nhận xét bổ xung. G: kết luận. G: Nêu qui tắc viết phụ âm “cờ”. G: Nêu yêu cầu bài tập – viết lên bảng. H: Đọc lại nội dung bài. H: Trao đổi cặp làm bài – các nhóm đại diện nêu kết quả. T: Đọc thong thả - HS viết chính tả. H: Soát lỗi cá nhân - đổi chéo soát lỗi. T: Thu một số bài KT - đánh giá- nhận xét. H: Nhắc lại các qui luật chính tả của ôn tập. G: Nhận xét giờ học. ********************************* Tuần 6 Ngày giảng: thứ sáu, ngày 30 tháng 9 năm 2011 BDHS giỏi T.Việt Từ đơn – từ ghép – từ láy I. Mục tiêu: - HD học sinh ôn tập củng cố về: Từ đơn- từ ghép – từ láy. Phân biệt được từ đơn, từ ghép từ láy. - Vận dụng vào làm được một số bài tập và viết được một đoạn văn ngắn (5->7 câu) sử dụng từ 2 từ ghép và 1 từ láy trở lên. II. Các hoạt động dạy học: Nội dung Cách thức tổ chức Giới thiệu bài: Nội dung ôn tập: 1. Ôn tập lí thuyết: a) Từ đơn: Là một từ có nghĩa do một tiếng tạo thành. VD: bàn, sông, núi, cây, hoa ... b) Từ ghép: Là từ gồm hai,ba ...tiếng có nghĩa ghép lại. VD: cây cỏ, hoa lá, thiếu niên, vô tuyến truyền hình,... - Từ ghép được phân thành hai kiểu : + Từ ghép phân loại. + Từ ghép tổng hợp. c) Từ láy: Từ gồm 2,3,4... tiếng láy một bộ phận , vần hoặc láy cả tiếng. * Phân biệt từ ghép – từ láy: + Hai loại từ đều có từ 2 tiếng trở lên tạo thành nhưng từ láy các tiếng có quan hệ với nhau về âm còn từ ghép giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Lưu ý: Có một số từ ghép 1 trong 2 tiếng có nghĩa mờ nhạt. VD: máy móc, chùa chiền. 2. Bài tập thực hành: * Bài 1: Xác định từ đơn: Em yêu màu đỏ Như máu trong tim Lá cờ tổ quốc Khăn quàng đội viên * Bài tập 2: Cho đoạn văn tìm từ láy: “Trăng đầu tháng mờ mờ. Mặt nước pha một chút lo mong mỏng, phơn phớt. Những chiếc lá lúa quẫy quẫy rung rinh, trông xa như những làn sóng nhỏ lăn tăn” * Bài tập 3: Xếp các từ theo 3 nhóm: Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy: Thung lũng, cây cỏ, tia nắng, chăm chỉ, bạn học, hư hỏng, san sẻ, giúp đỡ, khó khăn, gắn bó. * Bài 4: Tìm từ ghép PL, từ ghép TH: Suy nghĩ, sách vở, cây cỏ, ngon lành, xa lạ, tia nắng, bút chì, bạn thân, bạn học. * bài 5: Ghép 5 tiếng: Kính,quý, mến, yêu, thương thành 9 từ ghép. * bài 6: - Tìm 5 từ ghép có cấu tạo x + học. - Tìm 5 từ ghép có cấu tạo học +x. - Tìm tiếng ghép với lễ tạo thành từ ghép. - Tìm tiếng ghép với tiếng sáng để được từ ghép? Từ láy? - Tiếng nào ghép với tiếng hòa để tạo thánh từ ghép? 3. Củng cố – dặn dò: T: giới thiệu bài nêu yêu cầu bài học. H: Nêu thế nào là từ đơn – lấy VD. H+T: Nhận xét. T: HD tương tự với các loại từ còn lại. T: HD học sinh phân biệt từ láy, từ ghép. H: Xác định từ đơn và nêu: (em, yêu, như, máu, trong, tim) H+T: Nhận xét. T: Nêu yêu cầu bài tập – HD. H: trao đổi cặp tự làm bài nêu đáp án (từ láy: lờ mờ, mong mỏng, phơn phớt, rung rinh, lăn tăn” T: Nêu ND và yêu cầu bài tập. H: tự làm vở nêu bài làm – nêu kết quả. T+H: Nhận xét. T: Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là từ đơn ? từ ghép ? từ láy? Cách để phân biệt được chúng? T: Nhận xét buổi học. ****************************** Kí duyệt: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Điều chỉnh bổ xung: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************* Thứ bảy, ngày 9 tháng 10 năm 2010 BDHS giỏi T.V Biện pháp tu từ I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được một số biện pháp tu từ trong văn thơ. - Biết câu văn có hình ảnh thông qua biện pháp tu từ. - Rèn viết câu văn vận dụng biện pháp tu từ. II. Các hoạt động dạy – học. Nội dung Các thức tổ chức các hoạt động A. ổn định tổ chức. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Thế nào là biện pháp tu từ? (Là nghệ thuật mà tác giả dùng trong câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn, trong miêu tả.) 2. Nội dung bài. a) Biện pháp nhân hóa: -Biện pháp nhân hóa là: Tác giả dùng biện pháp biết đồ vật, loài vật như con người biết suy nghĩ, hành động giống như con người. * Bài tập: Tìm biện pháp nghệ thuật nhân hóa (gạch chân những từ ngữ đó) “ Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn. Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người ..... Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con.” b) Biện pháp so sánh: - Biện pháp so sánh là khi viết văn tác giả so sánh cái này với cái kia. * Bài tập: - Lá bàng to như cái mẹt bán bánh của bà bán hàng. - Cây bàng trước sân trường gốc to như cột đình, cành lá sum suê như một chiếc ô khổng lồ. - Mặt trời đỏ ửng như quả gấc chín đang nhô lên ở đằng đông. c) Biện pháp tu từ: - Biện pháp tu từ là tác giả dùng nhắc đi nhắc lại một từ ngữ nào đó để nhấn mạnh ý mình định nói. * Bài tập: Phát hiện điệp từ: “ Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay” d) Luyện tập (40p) - Viết đoạn văn tả cảnh có dùng biện pháp nghệ thuật tu từ 3. Củng cố –dặn dò: H: Nêu cách hiểu của mình về biện pháp tu từ. T: Nhận xét bổ xung. - Thế nào là biện pháp nhân hóa? H: Vài em nêu . T+H: Nhận xét, bổ xung. T: Nêu yêu cầu bài tập. H: Làm bài – nêu . T: Nhận xét. T: Nêu câu hỏi: Thế nào là biện pháp so sánh? H: Nêu – GV nhận xét kết luận. T: Nêu bài tập – HS tìm biện pháp so sánh. T: Nêu câu hỏi: Thế nào là biện pháp điện từ? H: Nêu – GV nhận xét kết luận. T: Nêu bài tập – HS tìm biện pháp điệp từ. T: Nêu yêu cầu luyện tập. H: Viết bài - đọc bài của mình – cả lớp nhận xét bổ xung. T: Kết luận. H:- Nêu các biện pháp nghệ thuật tu từ thường dùng. - Về nhà đọc một số đoạn văn tìm biện pháp tu từ. Kí duyệt: ................................................................................................................................. ... à nêu VD. ? Thế nào là động từ- cho VD. H: Nêu khái niệm. H+G: nhận xét bổ xung. ? Thế nào là tính từ – cho VD. T: Nêu một số cần lưu ý khi phân biệt các từ loại (một số từ chuyển dạng) H: Nêu khái niệm đại từ, các loại đại từ và số từ. T: Nêu nội dung bài tập lên bảng. H: Tự làm bài – nêu miệng kết quả. H: Làm bài đại diện lên bảng. T+H: Nhận xét. T: Nêu nội dung và YC bài tập H: Trao đổi cặp – làm bài cử đại diện lên bảng. T: Nêu yêu cầu bài tập – HD. H: Tự làm bài đổi chéo vở kiểm tra. T: Chữa bài. T: Nêu nội dung bài tập lên bảng. H: Tự làm bài – nêu miệng kết quả. H: Làm bài đại diện lên bảng. T+H: Nhận xét. H: Nhắc lại nội dung vừa ôn tập. T: Nhận xét giờ học. ******************************* Thứ ...........ngày ......tháng .......năm 201.. Tiếng việt Ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi Chuyên đề: Từ loại I. Mục tiêu: - Tiếp tục luyện tập củng cố về danh từ , động từ , tính từ. - Biết áp dụng kiến thức để làm một số bài tập từ đơn giản đến phức tạp. II. Các hoạt động dạy học: Nội dung Cách thức tổ chức A. Kiểm tra bài cũ: (4p) B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài: (1p) 2. Nội dung bài: * Bài tập 1: (15p) Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng: a.Bạn Vân đang nấu cơm nước (cơm). b.Bác nông dân đang cày ruộng nương.(ruộng) c.Mẹ cháu vừa đi chợ búa.(chợ) d.Em có một người bạn bè rất thân.(bạn) * Bài tập 2: (15p) Viết lại các cụm từ sau cho dúng quy tắc : - xã kim liên,huyện nam đàn,tỉnh nghệ an. -sông cửu long,núi ba vì,chùa thiên mụ,cầu hàm rồng,hồ hoàn kiếm. -qua đèo ngang,tới vũng tàu,đến cầu giấy,về bến thuỷ. * Bài tập 3: ( 20p) Gạch dưới động từ trong câu sau: a.-Nó đang suy nghĩ . - Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc . b.-Tôi sẽ kết luận việc này. - Kết luận của anh ấy thật rõ ràng. c.- nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ. - Những ước mơ của Nam thật viển vông. Tiết 3+4 *Bài tâp 4: ( 15p) Tìm từ chỉ thời gian dùng sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: a.Nó đang khỏi ốm từ tuần trước .(đã) b.Mai nó về thì tôi sẽ đi rồi.(đã) c.Ông ấy đã bận,nên không tiếp khách .(đang) d.Năm ngoái , bà con nông dân đã gặt lúa thì bị bão. (đang) * Bài tập 5: (20p) Từ các tính từ là từ đơn cho sẵn dưới đây,hãy tạo ra các từ ghép và từ láy: nhanh,đẹp,xanh. - Nhanh nhẹn,nhanh chóng - đẹp đẽ,tươi đẹp, - xanh xanh, xanh lè. * Bài tập 6: (15p) a.Ghép các tiếng sau để tạo thành 11 từ cùng nghĩa ,gần nghĩa với từ ước mơ: mơ , ước, mong , muốn ,mộng , tưởng. b. Đặt câu với thành ngữ : cầu được ước thấy. 3. Củng cố dặn dò: (5p) H: Nêu khái niệm(2em) H+T: NX đánh giá T: Giới thiệu yêu cầu tiết học H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(4em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(4em) H+T: NX bổ sung T: Giải thích thêm H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(4em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ (4em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(4em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(4em) H+T: NX bổ sung T: TTND Và NX tiết học Dặn HS về nhà ôn bài Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về từ loại **************************************** Thứ ...........ngày ......tháng .......năm 201.. Ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi Chuyên đề: Từ loại I. Mục tiêu: - Luyện tập củng cố về từ đồng nghĩa. - Biết áp dụng kiến thức để làm một số bài tập từ đơn giản đến phức tạp. II. Các hoạt động dạy học: Nội dung Cách thức tổ chức A. Kiểm tra bài cũ: (4p) B. bài mới : 1. Giới thiệu bài: (1p) 2. Nội dung bài: Tiết 1+2 * Bài tập1: (20p) Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ đồng nghĩa sau: a.Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. b.Tháng tám mùa thu xanh thắm. c. Một vùng cỏ xanh rì. d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. e.Suói dài xanh mướt nương ngô. * Bài tập 2: (10p) Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau: a. Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi. b. Viết nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. c. Đây suối Lê-nin , kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà. * Bài tập 3: (15p) Hãy xếp các từ sau thành từng nhóm từ đồng nghĩa : chết , hy sinh,toi mạng,quy tiên. tàu hoả,xe hoả,máy bay,xe lửa,phi cơ,tàu bay.. ăn,xơi,ngốn ,đớp. Nhỏ, bé,bé bỏng,loắt choắt. Rộng,rộng rãi,bao la,bát ngát,mênh mông. Tiết 3+4 *Bài tập4: (10p) Những từ đeo,cõng,vác,ôm có thể thay thế cho từ địu được không? Vì sao? Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô. Tố Hữu TL: không..vì từ địu mang nghĩa là đèo con trên lưng *Bài tập 5: (15p) Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm dưới đây và chỉ ra nghuĩa chung của từng nhóm : cắt , thái,.. to,lớn,. Chăm,chăm chỉ,.. * Bài tập 6: (20p) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: a. Câu văn cần được (đẽo , gọt,gọt giũa,vót , bào)cho trong sáng và súc tích b.Trên sân trường , mấy cây phượng vĩ nở đỏ(đỏ au,đỏ bừng,đỏ đắn ,đỏ hoe,đỏ chót,đỏ lòm,đỏ quạch,đỏ tía,đỏ ửng). c.Dòng sông chảy rất(hiền lành,hiềntừ,hiền hậu,hiền hoà) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô non. 3.Củng cố dặn dò: (5p) H: Nêu khái niệm(2em) H+T: NX đánh giá T: Giới thiệu yêu cầu tiết học H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(4em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(8em) H+T: NX bổ sung T: Giải thích thêm H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(4em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(4em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ (4em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(4em) H+T: NX bổ sung T: TTND Và NX tiết học Dặn HS về nhà ôn bài Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về từ loạ ********************************* Thứ ...........ngày ......tháng .......năm 201.. Tiếng việt Ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi Chuyên đề: Từ loại I. Mục tiêu: - Luyện tập củng cố về từ trái nghĩa,từ đồng âm. - Biết áp dụng kiến thức để làm một số bài tập từ đơn giản đến phức tạp. II. Các hoạt động dạy học: Nội dung Cách thức tổ chức A. Kiểm tra bài cũ : (4p) B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1p) 2. Nội dung bài : Tiết 1+2 * KT: (10p) - Từ trái nghĩa VD: - Từ đồng âm VD: * Bài tập1: (15p) Với mỗi từ in đậm sau hãy tìm 1 cặp từ trái nghĩa: a. “già” – quả già (non) - người già(trẻ) - cân già(tươi) b “chạy” – người chạy(đúng) - ô tô chạy(dừng) - đồng hồ chạy(chết) c. “nhạt” – muối nhạt(mặn) - đường nhạt(ngọt) - màu áo nhạt (sặc sỡ) * Bài tập 2: (20p) a.Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:thật thà(dối trá),giỏi giang,cứng cỏi(mềm yếu),hiền lành(đanh đá),nhỏ bé(to lớn),nông cạn,sáng sủa,thuận lợi(khó khăn),vui vẻ(buồn chán),cao thượng,cẩn thận(ẩu đoảng),siêng năng(lười biếng),nhanh nhảu,đoàn kết(chia rẽ). b.Đặt hai câu với 2 từ vừa tìm được ở phần a. Tiết 3+4 * Bài tập 3: (10p) Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống để có câu tục ngữ,thành ngữ hoàn chỉnh: a.láđùm lá. b.Việc nhà thì , việc chú bác thì c.Sáng..chiều d.Nóiquên.. e.Trước.sau * Bài tập 4: (15p) Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm sau: a.đậu tương- đất lành chim đậu- thi đậu. b.bò kéo xe- hai bò gạo- cua bò lổm ngổm. c.cái kim sợi chỉ- chiếu chỉ- chỉ đường-một chỉ vàng. * Bài tập 5 : (15p) aMỗi câu sau có mấy cách hiểu ?Hãy diễn đạt rõ nghĩa từng cách hiểu ấy(có thể thêm một vài từ). - Mời các anh chị ngồi vào bàn. - Đem cá về kho. b.Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây. - Đầu gối đầu gối. - Vôi tôi tôi tôi 3. Củng cố dặn dò:( 5p) H: Nêu khái niệm(2em) H+T: NX đánh giá T: Giới thiệu yêu cầu tiết học H: Nêu KN và lấy VD(4em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(4em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(10em) H+T: NX bổ sung T: Giải thích thêm H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(5em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ(8em) H+T: NX bổ sung H: đọc yêu cầu H: Làm BT Vào vở (C/l) H: Nêu KQ (4em) H+T: NX bổ sung T: TTND Và NX tiết học Dặn HS về nhà ôn bài Chuẩn bị bài sau:Ôn tập về từ loại Năm học 2000 – 2001 Môn Tiếng việt Ngày thi: 27/11/2000 Tiếng việt: Bài 1: Cho một số từ sau: Đất đai, cần mẫn, bình minh, máy móc, cây cỏ, hòa hoãn, sáng sủa, thầy giáo, mùa màng, phấn khởi. Hãy xếp các từ tren vào ba nhóm: (từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy) Bài 2: xác định từ loại: Cuộc đấu tranh, vội vàng, niềm tin, cái xấu, yêu thương. Bài 3: Cho từ “Trường Sơn”. Hãy đặt câu với từ “Trường Sơn” giư chức vụ ngữ pháp khác nhau và chỉ rõ chúng giữ chức vụ gì? Bài 4: Xác định thành phần ngữ pháp trong câu sau: Ngồi bên cái cây to và ngồi sát vào cái chõng tre bốc khói chè tươi, người làng đều thấy có được sự yên tâm. Cảm thụ văn học: “...màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như tờ giấy bóng. Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.” (Con chuồn chuồn nước – Tiếng Việt lớp 4). Theo em hình ảnh nào làm nên cái hay cái đẹp của đoạn văn? vì sao? Tập làm văn: Ngày 10 tháng 10 năm 2000 vừa qua, Đảng và nhà nước ta kỉ niệm long trọng 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Rùa vàng ở Hồ Gươm nổi lên theo dõi sự kiện trọng đại đó. Dựa vào truyện “sự tích Hồ Gươm”, em mượn lời rùa vàng kể lại lịch sử Thanh gươm Hồ Hoàn Kiếm. Đề thi năm học: 2001 - 2002 Ngày thi 28/11/2001 Thời gian: 90 phút. Tiếng Việt: Bài 1: Tìm tiếng ghép với “sáng” để có: Một từ ghép tổng hợp. Hai tiếng ghép phân loại. Hai từ láy. Bài 2: Tìm hai từ cùng nghĩa với từ “quá cố” và đặt câu với từ tìm được. Bài 3: Xác định từ loại của các từ sau: Niềm vui, vui chơi,vui tươi, chiến tranh, cuộc kháng chiến, nỗi khổ, đáng yêu,tình yêu, kính yêu, cơn giận giữ. Bài 4: xác định chủ ngữ, vị ngữ câu sau: Tuy lưng còng nhưng bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn. Đặt 1 câu có trạng ngữ làm bộ phận song song. Cảm thụ văn học: “ Con cò bay lả bay la Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đường Con đò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa.” Theo em hình ảnh nào của quê hương được tác giả nhắc tới trong đoạn thơ? Hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì. Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng) về ấn tượng ngày đầu đến trường đáng nhớ nhất trong cuộc đời học sinh.
Tài liệu đính kèm: