Giáo án bồi dưỡng môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 15

Giáo án bồi dưỡng môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 15

LUYỆN TOÁN

DÃY SỐ

I/ MỤC TIÊU:

Luyện một số bài toán liên quan đến dãy số tự nhiên (Dãy số cách đề và dãy số khác)

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Giới thiệu bài

2/ Củng cố lý thuyết

 * Kiến thức cần lưu ý (cỏch giải) :

 Trước hết ta cần xác định quy luật của dóy số.

 Những quy luật thường gặp là :

 + Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó cộng (hoặc trừ) với 1 số tự nhiên d ;

 + Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó nhân (hoặc chia) với 1 số tự nhiên q khác 0 ;

 + Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng hai số hạng đứng trước nó ;

 + Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với số tự nhiên d cộng với số thứ tự của số hạng ấy ;

 + số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nhân với số thứ tự ;

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 15
Thø hai, ngµy 13 th¸ng 12 n¨m 2010
Buæi chiÒu
LuyÖn to¸n
DÃY SỐ 
I/ Môc tiªu:
LuyÖn mét sè bµi to¸n liªn quan ®Õn d·y sè tù nhiªn (D·y sè c¸ch ®Ò vµ d·y sè kh¸c)
II/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
1/ Giíi thiÖu bµi
2/ Cñng cè lý thuyÕt
	* Kiến thức cần lưu ý (cách giải) :
	Trước hết ta cần xác định quy luật của dãy số.
	Những quy luật thường gặp là :
	+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó cộng (hoặc trừ) với 1 số tự nhiên d ;
	+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó nhân (hoặc chia) với 1 số tự nhiên q khác 0 ;
	+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng hai số hạng đứng trước nó ;
	+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với số tự nhiên d cộng với số thứ tự của số hạng ấy ;
	+ số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nhân với số thứ tự ;
	v . . . v
Loại 1: Dãy số cách đều
Bài 1 : Viết tiếp 3 số :
	a, 5, 10, 15, ...
	b, 3, 7, 11, ...
	Giải :
a, Vì : 10 – 5 = 5
	 15 – 10 = 5
	Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là :
	15 + 5 = 20
	20 + 5 = 25
	25 + 5 = 30
	Dãy số mới là :
	5, 10, 15, 20, 25, 30.
b, 	7 – 3 = 4
	11 – 7 = 4
Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 4 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là :
	11 + 4 = 15
	15 + 4 = 19
	19 + 4 = 23
	Dãy số mới là :
	3, 7, 11, 15, 19, 23.
	Dãy số cách đều thì hiệu của mỗi số hạng với số liền trước luôn bằng nhau
Loại 2 : Dãy số khác
Bài 1 : Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau :
a, 1, 3, 4, 7, 11, 18, ...
b, 0, 2, 4, 6, 12, 22, ...
c, 0, 3, 7, 12, ...
d, 1, 2, 6, 24, ...
	Giải
a, Ta nhận xét :
	4 = 1 + 3
	7 = 3 + 4
	11 = 4 + 7
	18 = 7 + 11
	...
	Từ đó rút ra quy luật của dãy số là : Mỗi số hạng (Kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng của hai số hạng đứng trước nó. Viết tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau :
	1, 3, 4, 7, 11, 18, 29, 47, 76,...
b, Tương tự bài a, ta tìm ra quy luật của dãy số là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của 3 số hạng đứng trước nó. 
	Viét tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau. 
	0, 2, 4, 6, 12, 22, 40, 74, 136, ...
c, ta nhận xét :
	Số hạng thứ hai là :
	3 = 0 + 1 + 2
	Số hạng thứ ba là :
	7 = 3 + 1 + 3
	Số hạng thứ tư là :
	12 = 7 + 1 + 4
	Từ đó rút ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với 1 và cộng với số thứ tự của số hạng ấy .
	Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau.
	0, 3, 7, 12, 18, 25, 33, ...
d, Ta nhận xét :
	Số hạng thứ hai là
	2 = 1 x 2
	Số hạng thứ ba là 
	6 = 2 x 3
	số hạng thứ tư là
	24 = 6 x 4
	. . .
	Từ đó rút ra quy luật của dãy số là : Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tích của số hạng đứng liền trước nó nhân với số thứ tự của số hạng ấy.
	Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau :
	1, 2, 6, 24, 120, 720, 5040, ...
Bài 2 : Tìm số hạng đầu tiên của các dãy số sau :
	a, . . ., 17, 19, 21
	b, . . . , 64, 81, 100
Biết rằng mỗi dãy có 10 số hạng.
	Giải :
a, Ta nhận xét :
	Số hạng thứ mười là
	21 = 2 x 10 + 1
	Số hạng thứ chín là :
	19 = 2 x 9 + 1
	Số hạng thứ tám là :
	17 = 2 x 8 + 1
	. . .
	Từ đó suy ra quy luật của dãy số trên là : Mỗi số hạng của dãy bằng 2 x thứ tự của số hạng trong dãy rồi cộng với 1.
	Vậy số hạng đầu tiên của dãy là
	2 x 1 + 1 = 3
b, Tương tự như trên ta rút ra quy luật của dãy là : Mỗi số hạng bằng số thứ tự nhân số thứ tự của số hạng đó.
	Vậy số hạng đầu tiên của dãy là :
	1 x 1 = 1
Bài 3 : Lúc 7 giờ sáng, Một người xuất phát từ A, đi xe đạp về B. Đến 11 giờ trưa người đó dừng lại nghỉ ăn trưa một tiếng, sau đó lại đi tiếp và 3 giờ chiều thì về đến B. Do ngược gió, cho nen tốc độ của người đó sau mỗi giờ lại giảm đi 2 km. Tìm tốc độ của người đó khi xuất phát, biết rằng tốc đọ đi trong tiếng cuối quãng đường là 10 km/ giờ.
	Giải :
	Thời gian người đó đi trên đường là :
	(11 – 7) + (15 – 12) = 7 (giờ)
	Ta nhận xét :
	Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 7 là :
	10 (km/giờ) = 10 + 2 x 0
	Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 6 là :
	12 (km/giờ) = 10 + 2 x 1
	Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 5 là :
	14 (km/giờ) = 10 + 2 x 2
	. . .
	Từ đó rút ra tốc độ người đó lúc xuất phát (trong tiếng thứ nhất) là :
	10 + 2 x 6 = 22 (km/giờ)
Bài 4 :Điền các số thích hợp vào ô trống, sao cho tổng các số ở 3 ô liên tiếp đều bằng 1996 :
496
996
Giải :
	Ta đánh số các ô theo thứ tự như sau
496
996
 ô1 ô2 ô3 ô4 ô5 ô6 ô7 ô8 ô9 ô10 
	Theo điều kiện của đầu bài ta có :
	496 + ô7 + ô 8 = 1996
	ô7 + ô8 + ô9 = 1996
	Vậy ô9 = 496. Từ đó ta tính được
	ô8 = ô5 = ô2 = 1996 – (496 + 996) = 504;
	ô7 = ô4 = ô1 = 996 và ô3 = ô6 = 496
	Điền vào ta được dãy số :
996
504
496
996
504
496
996
504
496
996
* Bài tập về nhà 
Bài 1 : Viết tiếp hai số hạng của dãy số sau :
	a, 100 ; 93 ; 85 ; 76 ; ...
	b, 10 ; 13 ; 18 ; 26 ; ...
	c, 0 ; 1 ; 2 ; 4 ; 7 ; 12 ; ...
	d, 0 ; 1 ; 4 ; 9 ; 18 ; ...
	e, 5 ; 6 ; 8 ; 10 ; ...
	f, 1 ; 6 ; 54 ; 648 ; ...
	g, 1 ; 3 ; 3 ; 9 ; 27 ; ...
	h, 1 ; 1 ; 3 ; 5 ; 17 ; ...
Bài 2 : Điền thêm 7 số hạng vào tổng sau sao cho mỗi số hạng trong tổng đều lớn hơn số hạng đứng trước nó :
	49 + ... ... = 420.
	Giải thích cách tìm.
Bài 3 : Tìm hai số hạng đầu của các dãy sau :
	a, . . . , 39, 42, 45 ;
	b, . . . , 4, 2, 0 ;
	c, . . . , 23, 25, 27, 29 ;
Biết rằng mỗi dãy có 15 số hạng.
Bài 4 : 
a, Điền các số thích hợp vào các ô trống, sao cho tích các số của 3 ô liên tiếp đều bằng 2000
50
2
b, Cho 9 số : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9. Hãy điền mỗi số vào 1 ô tròn sao cho tổng của 3 số ở 3 ô thẳng hàng nhau đều chia hết cho 5. Hãy giải thích cách làm.
--------------------------------------------------------------------
Thø t­, ngµy 15 th¸ng 12 n¨m 2010
Buæi chiÒu
LuyÖn tiÕng viÖt
LuyÖn tËp: Tõ ®ång nghÜa
i/ môc tiªu:
Cñng cè mét sè kiÕn thøc vÒ tõ ®ång nghÜa th«ng qua lµm mét sè bµi tËp
II/ c¸c ho¹t ®éng d¹y häc
* Giíi thiÖu bµi
Ho¹t ®éng 1: ¤n tËp lý thuyÕt
* Các lớp từ :
 *Các lớp từ: ......
Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa Từ đồng âm Từ cùng nghĩa 
1/ Từ đồng nghĩa (TĐN)
 * TĐN là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . Có thể chia TĐN thành 2 loại :
- TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối ) : Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
V.D : xe lửa = tàu hoả 
 con lợn = con heo
- TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái ) : Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc , thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp .
V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,...( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước ) 
+ Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.
+ Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.
+ Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.
Hoạt động 2: BT thực hành :
Bài 1 :
Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau :
TRời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến )
Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu )
Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du )
Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên )
Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu )
*Đáp án :
Xanh một màu xanh trên diện rộng.
Xanh tươi đằm thắm.
Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.
Xanh lam đậm và tươi ánh lên.
Xanh tươi mỡ màng.
Bài 2 :
Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :
Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.
*Đáp án :
a) Tổ tiên.
b) Quê mùa.
Bài 3 :
Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại : 
 a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
 b)Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.
 c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Đáp án :
Chỉ nông dân (từ lạc : thợ rèn )
Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp ( từ lạc : thủ công nghiệp )
Chỉ giới trí thức ( từ lạc : nghiên cứu )
Bài 4 :
Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.
*Đáp án : Lần lượt : yên tĩnh, im lìm, vắng lặng.
Bài 5 :
Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu :
Thợ + X
 X + viên
Nhà + X
 X + sĩ
Bài 6 :
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây :
 a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích
 b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ).
 c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
*Đáp án : 
a) gọt giũa 
b) Đỏ chói.
c) Hiền hoà .
Bài 7 :
Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm :
Cắt, thái, ...
To, lớn,...
Chăm, chăm chỉ,...
*Đáp án : 
 a) ...xắt, xắn, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ,...
( Nghĩa chung : chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ (bằng dụng cụ) )
 b) ...to lớn, to tướng, to tát , vĩ đại,...
( Nghĩa chung : Có kích thước , cường độ quá mức bình thường )
 c) ...siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần,...
( Nghĩa chung : Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó)
Bài 8 :
Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm :
Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.
Đáp án :
Nhóm 1 : hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà thuận, (tiếng hoà mang nghĩa : trạng thái không có chiến tranh, yên ổn )
Nhóm 2 : hoà mình, hoà tan, hoà tấu (tiếng hoà mang nghĩa : trộn lẫn vào nhau )
Bài tập về nhà: 
Bài 1 :
Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau :
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
 ( theo Nguyễn Đình Thi )
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh .
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Bài 2:
Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây :
Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....
--------------------------------------------------------------------
Thø n¨m, ngµy 16 th¸ng 12 n¨m 2010
LuyÖn to¸n
DÃY SỐ 
I/ Môc tiªu:
LuyÖn mét sè bµi to¸n liªn quan ®Õn d·y sè tù nhiªn (T×m sè h¹ng cña d·y sè, t×m tæng c¸c sè h¹ng cña d·y sè)
II/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
1/ Giíi thiÖu bµi
2/ Cñng cè lý thuyÕt vµ bµi tËp vËn dông
Dạng 3 : Tìm số số hạng của dãy số .
	* Lưu ý :
ở dạng này thường sử dụng phương pháp giải toán khoảng cách (trồng cây).Ta có công thức sau:
	Số số hạng của dãy = Số khoảng cách + 1
	- Nếu quy luật của dãy là : số đứng sau bằng số hạng liền trước cộng với số không đổi thì : 
	Số các số hạng của dãy = (Số cuối – số đầu) : K/c + 1
	*Bài tập vận dụng :
Bài 1: Viết các số lẻ liên tiếp từ 211. Số cuối cùng là 971. Hỏi viết được bao nhiêu số ?
	Giải:
Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị 
Số cuối hơn số đầu số đơn vị là :
	971 – 211 = 760 (đơn vị)
760 đơn vị có số khoảng cách là :
	760 : 2 = 380 (K/ c)
Dãy số trên có số số hạng là :
	380 +1 = 381 (số)
	Đáp số :381 số hạng
Bài 2: Cho dãy số 11, 14, 17, ... , 68.
a, Hãy xác định dãy trên có bao nhiêu số hạng ?
b, Nếu ta tiếp tục kéo dài các số hạng của dãy số thì số hạng thứ 1 996 là số mấy ?
	Giải :
 a,Ta có : 14 – 11 = 3 
	 17 – 14 = 3
Vậy quy luật của dãy là : mỗi số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước cộng với 3 .
Số các số hạng của dãy là :
	( 68 – 11 ) : 3 + 1 = 20 (số hạng)	
 b, Ta nhận xét :
Số hạng thứ hai : 14 = 11 + 3 = 11 + (2 – 1) x 3
Số hạng thứ ba : 17 = 11 + 6 = 11 + (3 – 1) x 3
Số hạng thứ tư : 20 = 11 + 9 = 11 + (4 – 1) x 3
Vậy số hạng thứ 1 996 là : 11 + (1 996 – 1) x 3 = 5 996
	Đáp số : 20 số hạng ; 5 996
Bài 3: Trong các số có ba chữ số, có bao nhiêu số chia hết cho 4 ?
	Giải :
Ta có nhận xét :số nhỏ nhất có ba chữ số chia hết cho 4là 100 và số lớn nhất có ba chữ số chia hết cho 4 là 996. Như vậy các số có ba chữ số chia hết cho 4 lập thành một dãy số có số hạng đầu là 100, số hạng cuối là 996 và mỗi số hạng của dãy (Kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng kề trước cộng với 4.
	Vậy các số có 3 chữ số chia hết cho 4 là :
	(996 – 100) : 4 + 1 = 225 (số)
	Đáp số : 225 số 
Dạng 4 : Tìm tổng các số hạng của dãy số	 
* Cách giải 
	Nếu các số hạng của dãy số cách đều nhau thì tổng của 2 số hạng cách đều số hạng đầu và số hạng cuối trong dãy đó bằng nhau. Vì vậy :
	Tổng các số hạng của dãy = tổng của 1 cặp 2 số hạng cách đều số hạng đầu và cuối x số hạng của dãy : 2	
 	* Bài tập vận dụng :
Bài 1 : Tính tổng của 100 số lẻ đầu tiên.
	Giải :
	Dãy của 100 số lẻ đầu tiên là :
	1 + 3 + 5 + 7 + 9 + . . . + 197 + 199.
Ta có :	1 + 199 = 200
	3 + 197 = 200
	5 + 195 = 200
	. . .
	Vậy tổng phải tìm là :
	200 x 100 : 2 = 10 000
	Đáp số 10 000.
Bài 2 : Cho 1 số tự nhiên gồm các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 1983 được viết theo thứ tự liền nhau như sau :
	1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 . . . 1980 1981 1982 1983
Hãy tính tổng tất cả các chữ số của số đó.
	(Đề thi học sinh giỏi toàn quốc năm 1983)
	Giải :
Cách 1. Ta nhận xét :
	* các cặp số :
	- 0 và 1999 có tổng các chữ số là :
	0 + 1 + 9 + 9 + 9 = 28
	- 1 và 1998 có tổng các chữ số là :
	1 + 1 + 9 + 9 + 8 = 28
	- 2 và 1997 có tổng các chữ số là :
	2 + 1 + 9 + 9 + 7 = 28
	- 998 và 1001 có tổng các chữ số là :
	9 + 9 + 8 + 1 + 1 = 28
	- 999 và 1000 có tổng các chữ số là :
	9 + 9 + 9 + 1 = 28
	Như vậy trong dãy số
	0, 1, 2, 3, 4, 5, . . . , 1997, 1998, 1999
Hai số hạng cách đều số hạng đầu và số hạng cuối đều có tổng bằng 28. Có 1000 cặp như vậy, do đó tổng các chữ số tạo nên dãy số trên là :
	28 x 1000 = 28 000
	* Số tự nhiên được tạo thành bằng cách viết liên tiếp các số tự nhiên từ 1984 đến 1999 là
(1 + 9 + 8 + 4) + (1 + 9 + 8 + 5) +... +(1 + 9 + 8 + 9) + (1 + 9 + 9 + 0) + ... + 
22	23	 27	19
(1 + 9 + 9 + 8) + (1 + 9 + 9 + 9) = 382
27 28
	* Vậy tổng các chữ số của số tự nhiên đã cho là :
	28 000 – 382 = 27 618.
Bài 3 : Viết các số chẵn liên tiếp :
	2, 4, 6, 8, . . . , 2000
	Tính tổng của dãy số trên
	Giải :
	Dãy số trên 2 số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
	Dãy số trên có số số hạng là :
	(2000 – 2) : 2 + 1 = 1000 (số)
	1000 số có số cặp số là :
	1000 : 2 = 500 (cặp)
	Tổng 1 cặp là :
	2 + 2000 = 2002
	Tổng của dãy số là :
	2002 x 500 = 100100.
	* Bài tập về nhà
Bài 1 : Tính tổng :
	a, 6 + 8 + 10 + ... + 1999.
	b, 11 + 13 + 15 + ... + 147 + 150
	c, 3 + 6 + 9 + ... + 147 + 150.
Bài 2 : Viết 80 số chẵn liên tiếp bắt đầu từ 72. Số cuối cùng là số nào?
Bài 3 : Có bao nhiêu số :
	a, Có 3 chữ số khi chia cho 5 dư 1? dư 2?
	b, Có 4 chữ số chia hết cho 3?
	c, Có 3 chữ số nhỏ hơn 500 mà chia hết cho 4?
Bài 4 : Khi đánh số thứ tự các dãy nhà trên một đường phố, người ta dùng các số lẻ liên tiếp 1, 3, 5, 7, ... để đánh số dãy thứ nhất và các số chẵn liên tiếp 2, 4, 6, 8, ... để đánh số dãy thứ hai. Hỏi nhà cuối cùng trong dãy chẵn của đường phố đó là số mấy, nếu khi đánh số dãy này người ta đã dùng 769 chữ cả thảy?
Bài 5 : Cho dãy các số chẵn liên tiếp 2, 4, 6, 8, ... Hỏi số 1996 là số hạng thứ mấy của dãy này? Giải thích cách tìm.
Bài 6 : Tìm tổng của :
	a, Các số có hai chữ số chia hết cho 3 ;
	b, Các số có hai chữ số chia cho 4 dư 1 ;
	c, 100 số chẵn đầu tiên ;
d, 10 số lẻ khác nhau lớn hơn 20 và nhỏ hơn 40.
--------------------------------------------------------------------------
Thø b¶y , ngµy 18 th¸ng 12 n¨m 2010
Buæi s¸ng
LuyÖn tiÕng viÖt
LuyÖn tËp: §¹i tõ- ®¹i tõ x­ng h«
i/ môc tiªu:
Cñng cè mét sè kiÕn thøc vÒ ®¹i tõ- ®¹i tõ x­ng h« th«ng qua lµm mét sè bµi tËp
II/ c¸c ho¹t ®éng d¹y häc
* Giíi thiÖu bµi
Ho¹t ®éng 1: ¤n tËp lý thuyÕt
. Đại từ - Đại từ xưng hô 
a) Ghi nhớ :
 * Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
 * Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô , đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp .
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi :
 - Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
 - Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : mày, cậu, các cậu, ...
 - Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
 * Đại từ dùng để hỏi : ai ? gì? nào? bao nhiêu ?...
 * Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp : vậy, thế .
 Lưu ý : Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể :
 - Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT.
 - Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT.
 - Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT : 
+ Chỉ quan hệ gia đình-thân thuộc : ông, bà,anh, chị, em, con ,cháu,...
+ Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt :chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư,...
 Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc, DT chỉ chức vụ- nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô , ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. 
V.D1: Cô của em dạy Tiếng Anh ( Cô là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc )
V.D2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người ( Cô là DT chỉ đơn vị ).
V.D3 : Cháu chào cô ạ ! ( cô là đại từ xưng hô )
Hoạt động 2: Bài tập thực hành :
Bài 1:
Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
Tôi đang học bài thì Nam đến.
Người được nhà trường biểu dương là tôi.
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Anh chị tôi đều học giỏi.
Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
*Đáp án : 
 a) Chủ ngữ.
 b) Vị ngữ.
 c) Bổ ngữ.
 d) Định ngữ.
 e) Trạng ngữ.
Bài 2 :
Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào :
 Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc :
Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 )
Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2 )
Tớ cũng thế. (câu 3 )
*Đáp án :
 - Câu 1 : từ bạn ( DT lâm thời làm đại từ xưng hô ) thay thế cho từ Bắc.
 - Câu 2 : tớ thay thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam.
 - Câu 3 : tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10.
Bài 3 :
Đọc các câu sau : 
 Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói
choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :
 - Xin ông thả cháu ra.
 Sói trả lời :
 -Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?
 ( Theo Lép Tôn- xtôi ).
Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên.
Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại :
Đại từ xưng hô điển hình.
Danh từ lâm thời làm đị từ xưng hô.
*Đáp án :
 a) Ông, cháu, ta, mày, chúng mày.
 b)- Điển hình : ta, mày, chúng mày.
 - lâm thời, tạm thời : ông, cháu (DT làm đại từ ).
Bài 4 :
Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại :
Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
- Nam ơi ! Cậu được mấy điểm ?
Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm ?
Tớ cũng được 10 điểm.
*Đáp án :
a) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó.
b) Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ cô.
c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao” ; cụm từ “được 10 điểm”(ở dưới ) bằng “cũng vậy”.
---------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an boi duong ToanTieng viet tuan 15.doc