Giáo án buổi 2 lớp 5 - Năm học: 2009 – 2010

Giáo án buổi 2 lớp 5 - Năm học: 2009 – 2010

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số.

- Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số.

II. Chuẩn bị : các tấm bìa cắt , vẽ như sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ :

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp

2. Hướng dẫn HS ôn tập:

a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:

- HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết và đọc phân số, GV ghi phân số lên bảng.

 

doc 79 trang Người đăng huong21 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi 2 lớp 5 - Năm học: 2009 – 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Kí duyệt Ngày soạn: 10 – 8 - 2009
 Ngày dạy : Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Toán
ôn tập : khái niệm về phân số
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. Chuẩn bị : các tấm bìa cắt , vẽ như sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ :
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết và đọc phân số, GV ghi phân số lên bảng.
- Gọi HS đọc tên các phân số vừa viết được.
b) Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết các thương : 1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 :2  dưới dạng phân số.
- HS nêu (VD : 1 : 3 = ) “một chia cho ba bằng một phần ba”
- Giúp HS nêu được chú ý 1 trong SGK.
- Tương tự giúp HS nêu được các chú ý 2, 3,4 SGK.
3. Thực hành:
- HS làm các bài tập 1,2,3,4 SGK rồi chữa bài (nếu không đủ thời gian thì chọn 1 trong các nội dung của từng bài tập làm tại lớp, số còn lại làm khi tự học).
* Lưu ý: Cách trình bày phân số: dấu gạch ngang của phân số nằm giữa dấu “ =”
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS làm bài ở nhà, chuẩn bị tiết sau.
Chính tả
Việt Nam thân yêu
 I. Mục tiêu: Giúp HS
 - Nghe viết chính xác, trình bày đẹp bài thơ: Việt Nam thân yêu.
 - Làm bài tập chính tả phân biệt ng/ ngh; g/ gh; c/k và rút ra quy tắc viết chính tả với: ng/ngh, g/gh, c/k
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giới thiệu bài:
Dạy học bài mới:
Hướng dẫn nghe, viết:
* Tìm hiểu nội dung bài thơ:
 Gọi 1 HS đọc bài thơ, sau đó hỏi:
 + Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp?
 + Qua bài thơ em thấy con người Việt Nam như thế nào?
* Hướng dẫn HS viết từ khó:
 + Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
 + Yêu cầu HS đọc viết các từ khó vừa tìm được
* Viết chính tả: 
 + GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải
* Soát lỗi, chấm bài
 + Đọc toàn bài thơ cho HS soát lỗi
 + Thu chấm bài
 + Nhận xét bài viết của HS
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
Yêu cầu HS làm bài theo cặp
Gọi HS đọc bài văn hoàn chỉnh
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
Nhận xét, kết luận về bài làm đúng
Gọi HS đọc lại toàn bài
 Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
Yêu cầu HS tự làm bài
Gọi HS nhận xét, kết luận lời giải đúng
Nhận xét, khen ngợi HS nhớ quy tắc chính tả
 3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học, chữ viết của HS
Dặn HS về nhà viết lại bảng quy tắc viết chính tả
****************************************
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5
 I. Mục tiêu:
 Sau khi học bài này, HS biết:
 - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước
 - Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đạt mục tiêu
 - Vui và tự hào khi mình là HS lớp 5
 II. Tài liệu và phương tiện:
Các bài hát về chủ đề trường em
Các truyện nói về tấm gương của HS lớp 5
Giấy trắng, bút màu
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Tiết1)
- Khởi động: HS hát tập thể bài hát: Em yêu trường em, nhạc và lời Hoàng Vân
*Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
 - GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang3-4 và thảo luận cả lớp theo những câu hỏi sau
 + Tranh vẽ gì?
 + Em nghĩ gì khi xem những tranh ảnh trên?
 + HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?
 + Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
 - HS thảo luận cả lớp
 - Gv kết luận
* Hoạt động 2: Làm bài tập1 SGK.
GV nêu yêu cầu của bài tập
HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi
Một và nhóm HS trình bày trước lớp
GV kết luận: Các điểm: a,b, c, d, e trong bài tập là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện
* Hoạt động 3: Tự liên hệ ( Bài tập2 SGK)
GV nêu yêu cầu tự liên hệ
HS suy nghĩ đối chiếu với những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5
Thảo luận theo nhóm đôi
GV mời một số HS tự liên hệ bản thân trước lớp
GV kết luận
* Hoạt động 4: Chơi trò chơi phóng viên:
 Cách tiến hành: HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các học sinh khác về một số nội dung khác có liên quan đến chủ đề bài học
Theo bạn, HS lớp5 cần phải làm gì?
Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình rèn luyện đội viên?
 GV nhận xét và kết luận
* GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
* Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009.
Kể chuyện
lí tự trọng
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh bằng 1- 2 câu; kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu câu chuyện : Ca ngợi Lí Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm, mưu trí, hiên ngang, bất khuất.
2. Rèn kĩ năng nghe : 
- Tập trung nghe kể, nhớ chuyện
- Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét , đánh giá lời bạn kể, kể tiếp lời bạn.
II. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ truyện ; Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : như SGV
2. Giáo viên kể chuyện: 2 hoặc 3 lần (lưu ý giọng kể cho phù hợp nội dung truyện).
- Kể lần 1 : GV viết lên bảng tên các nhân vật trong truyện, giúp HS giải nghĩa một số từ khó.
- Kể lần 2 : kết hợp chỉ tranh mhoạ. Nếu thấy cần thiết có thể kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
BT1 : HS đọc yêu câu bài
HS phát biểu về lời thuyết minh cho 6 tranh.
Nhận xét, GV kết luận và đưa bảng phụ ghi lời thuyết minh cho 6 tranh trên.
BT 2, 3 : HS đọc yêu cầu
GV nhắc HS : Chỉ cần kể đúng cốt truyện không cần lặp lại nguyên văn lời của thầy. Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
HS kể theo cặp (mỗi em kể một đoạn nối tiếp nhau sau đó kể cả câu chuyện).
Thi kể trước lớp kết hợp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay, bạn trả lời hay nhất.
4. Củng cố,dặn dò:
Nhận xét tiết học, khuyến khích hoc sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 ****************************************
 Toán
Ôn : Tính chất cơ bản của phân số 
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách quy đồng p/số, rút gọn p/số dựa vào t/chất cơ bản của p/ số.
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
ổn định tổ chức:
Ôn tập:
Bài 1: Rút gọn phân số:
- HS làm việc cá nhân, nêu bài làm, lớp nhận xét.
- H: Khi rút gọn p/số ta cần lưu ý điều gì?
- GV chốt.
Bài 2: Quy đồng mẫu số các p/số:
- HS làm bài nhóm đôi.
- HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
- Khi quy đồng m/số các p/số ta cần chú ý điều gì?
- GV chốt kiến thức.
 Bài 3: Nối các p/số bằng nhau:
- HS tự làm bài và nêu bài làm,lớp nhận xét.
 - Để tìm các p/ sô bằng nhau, ta phải làm gì?
 - GV chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò:
****************************************
Luyện từ và câu
Ôn: Từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Củng cố thế nào là từ đồng nghĩa, thực hành tìm từ đồng nghĩa và sử dụng chúng trong văn cảnh phù hợp.
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 
ổn định tổ chức:
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
Ôn tập:
I- Ôn luyện: Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa?Nêu mỗi loại 3 VD?
- HS tự làm bài .
- HS nêu bài làm, lớp nhận xét, GV chốt ý đúng.
II- Luyện tập: 
 Bài 1: Tìm và xếp cạnh nhau các từ đồng nghĩa trong các từ sau: học sinh, con trai, con gái, xơi, nam, học trò, giáo viên, nữ, đàn bà, đàn ông, đẻ, phụ nữ, con hổ, sinh, ăn, uống, con cọp.
- HS làm bài nhóm đôi và nêu kết quả, lớp nhận xét, GV chốt ý đúng.
 Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: thầy giáo, bố, mẹ, nông thôn, giang sơn.
- HS làm bài cá nhân và chữa bài, 4 HS lên bảng.
- HS nêu kết quả và nhận xét, giải thích.
 Bài 3: Đặt 5 câu, mỗi câu có một trong những từ đồng nghĩa sau: phụ nữ, hi sinh, khẳng khiu, mập mạp, vạm vỡ.
- HS tự đặt câu và lần lượt đọc câu đã đặt, lớp nhận xét 
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét và khen ngợi HS học tốt.
 Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2009.
Toán
Ôn: So sánh hai phân số
I. Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng so sánh hai phân số 
-Chuyển các phân số thành phân số thập phân 
II. Hoạt động dạy học: 
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập: 
Bài 1. So sánh phân số: 
 a. và b. và
 d. và c.và 
 e. và g. và 1
 - Gv nhận xét bài làm của hs và chốt kiến thức
Bài 2. Tìm các phân số lớn hơn và nhỏ hơn và có mẫu sốlà 16
- HS trao đổi nhóm đôi làm bài
- Gv nhận xét bài làm của hs 
Bài 3. Viết phân số thích hợp vào chỗ trống 
 < .< 
- HS làm bài 
- Gv nhận xét bài làm của hs
- H: Để so sánh các phân số khác mẫu số, ta cần lưu ý điều gì? 
Bài 4. Chuyển các phân số thành phân số thập phân 
, , , 
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng
- Gv nhận xét bài làm của hs 
3. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét tiết học
 ****************************************
 Tập làm văn
Ôn : cấu tạo bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu: 
 - HS nắm được cấu tạo bài văn tả cảnh 
 - Phân tích được bố cục một số bài văn tả cảnh
II. Hoạt động dạy học: 
 A. Giới thiệu bài: 
 B. Luyện tập: 
I. Ôn luyện:
- Ghi dấu + vào ô trống trước câu nêu ý đúng, dấu – vào ô trống trước câu nêu ý sai:
 Phần mở bài văn tả cảnh thường tả bao quát cảnh sẽ tả.
 Phần thân bài thường tả từng phần của cảnh, hoặc tả cảnh theo thời gian hoặc kết hợp cả hai cách đó.
 Phần kết bài thường nêu cảm nghĩ hoặc n/xét về cảnh, cũng có khi tả một chi tiết gây ấn tượng nhất.
- HS làm bài và nêu kết quả 
II. Luyện tập: 
 Bài1: Phân tích bố cục bài văn tả cảnh Nắng trưa trang 12, 13 - SGK.
- GV nêu yêu cầu 
- Hs làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt
- HS trình bày bài làm
- GV nhận xét kết luận 
C.Tổng kết 
- GV nhận xét tiết học 
 ****************************************
 Thể dục
Giới thiệu chương trình- Đội hình đội ngũ
Trò chơi: kết bạn
I. Mục tiêu: 
 - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5, yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
 - Một số quy định về nội quy, yêu cầu tập luyện, yêu cầu HS biết được những đặc điểm cơ bản để thực hiện trong các bài thể dục
 - Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn
 - Ôn đội hình đội ngũ: Cách chào báo cáo khi bắt đầu và khi kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp
 - Trò chơi: “ Kết bạn” Yêu cầu HS nắm được cách chơi, nội dung chơi và hứng thú khi chơi
II. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 1. Phần mở đầu: 6- 10 phút
Tập hợp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 5-6 phút
Đứng vỗ tay hát:1-2 phút
 2. Phần cơ bản: 18- 22 ph ... ặn dò:
- GV nhận xét tiết học
**********************************
Toán
 Ôn: bài 42
I. Mục tiêu : 
- Giúp HS củng cố cách chuyển đổi số đo khối lượng dưới dạng số thập phân và giái toán có liên quan. 
II. Chuẩn bị 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ : HS chữa lại bài 3 tiết 41
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập 
BT1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu
- HS làm, trao đổi kết quả với nhau 
- 3 HS lên bảng trình bày bài làm, nêu cách đổi, lớp nhận xét.
- H: Khi viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân ta cần lưu ý điều gì?.
- GV kết luận
BT2: Viết ( theo mẫu ): 
- HS tự làm bài; 1 HS lên bảng 
- HS nhận xét chữa bài, nêu cách thực hiện. GV kết luận
BT3:
- HS đọc bài toán và tóm tắt bài toán.
- HS tự giải vào vở, 1 HS lên bảng.
- Bài toán này ta cần nhớ kiến thức nào? 
3. Củng cố, dặn dò
- H: Các dạng btập hôm nay có lquan đến kiến thức nào? 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
 Thứ năm ngày tháng năm 2009.
 Toán
 Ôn : Bài 43
I. Mục tiêu 
 - Tiếp tục củng cố cho HS kĩ năng chuyển đổi số đo diện tích dưới dạng số thập phân và giái toán có liên quan. 
II. Hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên bảng làm bài 3 
 B.Bài mới:
 1, Giới thiệu bài:
 2, Ôn tập:
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm, trao đổi kết quả với nhau 
- 3 HS lên bảng trình bày bài làm, nêu cách đổi, lớp nhận xét.
- H: Khi viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân ta cần lưu ý điều gì?
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
- HS tự làm bài; 2 HS lên bảng 
- HS nhận xét chữa bài, nêu cách thực hiện. GV kết luận
Bài 3: 
- 1 HS đọc ycầu bài toán.
- GV ycầu HS suy nghĩ khoanh vào đáp án đúng
- 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nxét.
- H: Muốn khoanh đúng đáp án ta cần phải làm gì?
 Đáp số: D.
 3, Củng cố, dặn dò:
- H: Bài học hôm nay luyện tập về những kiến thức nào?
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
**********************************
 Tập làm văn
Ôn: luyện tập thuyết trình và tranh luận 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho hs kĩ năng thực hành thuyết trình tranh luận trước lớp. 
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4, 5 HS lên bảng thực hành tranh luận ở bài tập tiết trước. 
 B. Bài mới: 
 1, Giới thiệu bài:
 2, Ôn tập:
Bài 1: a, Muốn thuyết trình tranh luận về một vấn đề nào đó, phả có 3điều kiện nào cơ bản.Theo em đó là những điều kiện nào? Có phải lúc nào cũng phải nói theo ý kiến của số đông không?
 b, Để thuyết phục người đọc, người nghe, nội dung thuyết trình phải như thế nào?
 c, Khi thuyết trình tranh luận, người nói phải có thái độ ntn?
- GV nêu từng câu hỏi, HS trả lời nội dung ycầu bài tập 1
- HS khác nxét, bổ sung.
- GV kluận khen ngợi. 
Bài 2: Em hãy viết lại cuộc tranh luận về công lao của Sách, Bút và ý kiến thuyết phục của em. Sau đó cùng bạn tập thuyết trình tranh luận trong nhóm.
- HS đọc ycầu bài tập.
- HS làm bài theo nhóm. 
- HS đọc bài làm và tập huyết trình trước lớp, lớp nxét.GV kết luận 
 3, Củng cố dặn dò:
- Dặn HS chưa hoàn thành về nhà hoàn thành tiếp
- GV nxét tiết học.
 **********************************
Thể dục
Ôn ba động tác vươn thở, tay, chân
Trò chơi “ Ai nhanh, ai khéo”
GV bộ môn dạy 
Thứ sáu ngày tháng năm 2009.
Toán
Ôn: bài 45
I. Mục tiêu 
 - Tiếp tục củng cố cho HS kĩ năng chuyển đổi số đo khối lượng dưới dạng số thập phân và giái toán có liên quan. 
II. Hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên bảng làm bài 3 tiết 44 
 B.Bài mới:
 1, Giới thiệu bài:
 2, Ôn tập:
Bài 1: Viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân ( tính bằng tấn ): 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm, trao đổi kết quả với nhau 
- 3 HS lên bảng trình bày bài làm, nêu cách đổi, lớp nhận xét.
- H: Khi viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân ta cần lưu ý điều gì?
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào ô tróng: 
- HS tự làm bài; 2 HS lên bảng 
- HS nhận xét chữa bài, nêu cách thực hiện. GV kết luận
Bài 3: 
- 1 HS đọc ycầu bài toán.
- GV ycầu HS suy nghĩ khoanh vào đáp án đúng
- 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nxét.
- H: Muốn khoanh đúng đáp án ta cần phải làm gì?
Bài 3: 
- 1 HS đọc ycầu bài toán.
- GV ycầu HS tóm tắt và giải
- 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nxét.
- H: Bài toán có liên quan đến kiến thức nào? Có mấy cách giải?
 Đáp số: 800 kg.
 3, Củng cố, dặn dò:
- H: Bài học hôm nay luyện tập về những kiến thức nào?
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
**********************************
Thường thức mĩ thuật
Giới thiệu sơ lược về đIêu khắc cổ việt nam
I. Mục tiêu
- HS hiểu biết làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam
- HS cảm nhận đựoc vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam .
- HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá dận tộc.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-sưu tầm ảnh , tư liệu về điêu khắc cổ . 
- HS :SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Giới thiệu bài
- GV cho hs quan sát hình minh hoạ ở SGK và chỉ cho các em nhận ra sự khác biệt giữa tượng phù điêu và tranh vẽ
- Tượng phù điêu là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện bằng các chất liệu như sơn dầu ,sơn mài , mầu bột , mầu nước. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ 
GV : giới thiệu hình ảnh một số tượng và điêu khắc cổ do các nghệ nhân dân gian tạo ra
+ Xuất xứ : các tác phẩm điêu khắc thường thấy ở các đình chùa
+ Nội dung đề tài: thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡngvà cuộc sống xã hội chất liệu: thường được làm bằng gỗ đá, đồng đất nung, vôi vữa 
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng
GV giới thiệu hình vẽ ở SGK và tìm hiểu về tượng
+ Tượng phật A Di Đà( chùa Phật Tích , Bắc Ninh) pho tượng được tạc bằng đá
Phật toạ trên toà sen trong trạng thái thiền định, khuôn mặt và hình hài biểu hiện sự dung hậu của đức phật  
+ Tượng phật Bà Quan Âm nghìn mắt( chùa Bút Tháp , Bắc Ninh) pho tượng được tạc bằng gỗ. Tượng có nhiều con mắt nhiều cánh tay tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy hết nỗi khổ của chúng sinh và cứu giúp mọi người trên thế gian
- Tượng vũ nữ Chăm( Quảng Nam) tượng được tạc bằng đá
 Tượng diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển chuyển,sinh động , bức tượng có hình dáng cân đối, hình khối chắc khoẻ nhưng mền mại tinh tế mang đậm phong cách Chăm
- Phù điêu 
+ chèo thuyền( đình cam hà,hà tây) phù điêu được chạm trên gỗ diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng người khoẻ khoắn và sinh động
+ đá cầu ( Đình Thổ Tang Vĩnh Phúc)
Phù điêu được chạm trên gỗ
Diễn tả cảnh đá cầu trong ngày hội với bố cục cân đối , nhịp điệu vui tươi 
GV đặt câu hỏi để hs trả lời về một số tác phẩm điêu khắc cổ có ở địa phương
-Tên của tác phẩm hoặc phù điêu
- Bức tượng , phù điêu hiện đang được đặt ở đâu?
- Các tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì? 
+ Em hãy tả sơ lược và nêu cảm nhận về bức tượng hoặc bức phù điêu đó
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs sưu tầm ảnh về điêu khắc cổ
Sưu tầm một số bài trang trí của học sinh lớp trước
Sinh hoạt lớp
 Tuần 11
Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008
Toán
 luyện tập
I. Mục tiêu :- Giỳp học sinh củng cố về kĩ năng tớnh tổng nhiều số thập phõn, sử dụng tớnh chất của phộp cộng để tớnh bằng cỏch thuận tiện nhất
- So sỏnh cỏc số thập phõn, giải bài toỏn với cỏc số thập phõn.
II/Đồ dựng dạy học:
a/Của giỏo viờn: Sỏch, thước
b/Của học sinh: Sgk
III/Cỏc họat động dạy và học chủ yếu;
 A-Kiểm tra bài cũ:
- Yờu cầu học sinh nờu cỏch tớnh tổng của cỏc số thập phõn 
 B-Luyện tập
Bài 1:
- Yờu cầu học sinh đặt tớnh
- Hs làm bài và nêu cách làm, lớp nxét.
Bài 2: Tớnh bằng cỏch thuõn tiện
- Hs tự làm bài, 2 HS lên bảng
- Yờu cầu học sinh giải thớch cỏch làm, lớp nxét. GV kluận
(đó sử dụng tớnh chất nào của phộp cộng trong quỏ trỡnh tớnh)
Bài 3: So sỏnh
> 3,6 + 5,8 . 8,9
< 7,56 .4,2+ 3,4
= 5,7 + 8,8  14,5
 0,5  0,08 + 0,4
- HS làm bài rồi chữa bài
Bài 4/52
- Hỏi: Bài toỏn cho biết gỡ ?
- Bài toỏn hỏi gỡ?
- Hướng dẫn học sinh làm bài
 C- Củng cố - dặn dũ:
-Nờu cỏch tớnh tổng của nhiều số thập phõn. 
-Nhận xột tiết học
Chính tả
Trên đường thiên lí 
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng, đẹp bài viết chính tả Trên đường thiên lí.
- Ôn luyện cách viết tiếng có phụ âm đầu l/ n 
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
 A- Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng viết 1 số từ tên riêng nước ngoài như: A – ri - ôn, Hy Lạp,...
- HS nhận xét chữa bài, GV nhận xét cho điểm.
 B - Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu trực tiếp.
 b. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV tiến hành các bước tương tự như tiết trước. Lưu ý HS một số từ có phụ âm đầu viết x/s, l/n, ch/tr dễ lẫn 
 c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập II:
- HS đọc bài tập
- HS làm bài và nêu kết quả, lớp nhận xét.
 d. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
Tiếng Anh
GV Tiếng Anh dạy
 Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2008
Kể chuyện
 Người đi săn và con nai
 I. Mục tiêu
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại đượctừng đoạn và toàn bộ câu chuyện người đi săn và con nai.
- Phỏng đoán được kết thúc câu chuyện và kể câu chuyện theo hướng mình phỏng đoán.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : GD ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp với cử chỉ điệu bộ, nét mặt.
- Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn theo tiêu chí đã giới thiệu từ tuần 1
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 107
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc nơi khác?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Người đi săn và con nai
 2. Hướng dẫn kể chuyện
a) GV kể lần 1
b) GV kể chuyện lần 2 theo tranh
c) Kể trong nhóm
- Tổ chức HS kể trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh
+ Dự đoán kết thúc câu chuyện : Người đi săn có bắn con nai không? chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
+ Kể lại câu chuyện theo kết thúc mà mình dự đoán.
d) Kể trước lớp
- Tổ chức thi kể 
- yêu cầu HS kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện
- Gv kể tiếp đoạn 5
- Gọi 3 HS thi kể đoạn 5
- Nhận xét HS kể 
 3. Củng cố dặn dò
H: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét kết luận về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị một câu chuyện em được nghe được đọc có nội dung bảo vệ môi trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • docdung b2.doc