Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 15 năm 2012

Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 15 năm 2012

I.Mục tiêu.

- Củng cố về phép chia số thập phân

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.

III.Các hoạt động dạy học.

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 15 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012
TOÁN
TIẾT49 : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,2 : 6,4 b) 28,5 : 2,5
c) 0,2268 : 0,18 d) 72 : 6,4
Bài tập 2: Tính bằng 2 cách:
a)2,448 : ( 0,6 x 1,7)
b)1,989 : 0,65 : 0,75
Bài tập 3: Tìm x:
a) X x 1,4 = 4,2 
b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5
Bài tập 4: (HSKG)
Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 161,5m2, chiều rộng là 9,5m. Tính chu vi của khu đất đó?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) 1,125 b) 11,4
c) 1,26 d) 11,25
Lời giải:
a) 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
 = 2,448 : 1,02
 = 2,4
Cách 2: 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
 = 2,448 : 0,6 : 1,7
 = 4,08 : 1,7
 = 2,4
b) 1,989 : 0,65 : 0,75
 = 3,06 : 0,75
 = 4,08
Cách 2: 1,989 : 0,65 : 0,75
 = 1,989 : ( 0,65 x 0,75)
 = 1,989 : 0,4875
 = 4,08
Lời giải:
a) X x 1,4 = 4,2 
 X = 4,2 : 1,4
 X = 3
b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5
 2,8 : X = 0,04
 X = 2,8 : 0,04
 X = 70
Lời giải:
Chiều dài mảnh đất đó là:
 161,5 : 9,5 = 17 (m)
Chu vi của khu đất đólà: 
 (17 + 9,5) x 2 = 53 (m)
 Đáp số: 53 m.
- HS lắng nghe và thực hiện.
CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
TIẾT 11: NGHE - VIẾT : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO.
I.Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng CT, trình bày hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm đúng bài tập.
 II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi các tiến có âm đầu ch / tr.
III.Các hoạt động dạy học:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.HS nghe - viết:
- Gv đọc bài viết.
+Chi tiết nào cho thấy dân làng Chư Lênh háo hức chờ đợi cái chữ của cô giáo?
- HD viết từ khó: Gv đọc từng từ cho hs luyện viết vào bảng con.
- Đọc cho hs viết bài.
- Đọc cho hs soát bài.
- Thu chấm 5 - 7 bài.
3.HD làm bài tập:
Bài 3b: Điền từ.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm.
- Theo em ông sẽ nói gì sau lời bào chữa của cháu?
4.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi,đọc thầm .
- Đề nghị cô giáo cho xem chữ,im phăng phắc xem cô giáo viết,hò reo khi cô viết xong.
- 2 hs lên bảng viết,lớp luyện viết vào bảng con.
- Hs viếtbài vào vở.
- Đổi vở cho bạn soát bài theo cặp.
- 1 hs đọc đề bài.
- Nhóm 3 hs điền từ vào chỗ trống trong VBT.
- Đại diện nhóm đọc bài văn đã điền đầy đủ.
Đáp án: Tổng ; sử ; bảo ; điểm ; tổng ; chỉ ; nghĩ.
- Thằng bé này lém quá. 
Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012 .
TOÁN
TIẾT 50: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 8640 : 2,4 b) 550 : 2,5
c) 720 : 4,5 d) 150 : 1,2
Bài tập 2: Tìm x:
a) X x 4,5 = 144
b) 15 : X = 0,85 + 0,35
Bài tập 3:Tính:
400 + 500 + 
55 + + 
Bài tập 4: (HSKG)
Một ô tô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ chạy được 36km, trong 5 giờ sau, mỗi giờ chạy được 35km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được bao nhiêu km? 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) 360 b) 22
c) 16 d) 12,5
Lời giải:
a) X x 4,5 = 144
 X = 144 : 4,5
 X = 32
b) 15 : X= 0,85 + 0,35
 15 :X = 1,2
 X = 15 : 1,2
 X = 12,5
Lời giải:
a) 400 + 500 + 
= 400 + 500 + 0,08
= 900 + 0,08
= 900,08
 b) 55 + + 
 = 55 + 0,9 + 0,06
 = 55,9 + 0,06
 = 56,5
Lời giải:
Ô tô chạy tất cả số km là:
 36 x 3 + 35 x 5 = 283 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được km là: 283 : (3 + 5) = 35,375 (km)
 Đáp số: 35,375 km.
- HS lắng nghe và thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 26: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học về chủ đề môi trường.
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Cho học sinh nhắc lại một số từ ngữ thuộc chủ đề Bảo vệ môi trường.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
Nối nghĩa các cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B sao cho tương ứng.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
A
B
Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
Khu dân cư
Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài
Khu sản xuất
Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
Bài tập 2: 
H: Hãy viết một đoạn văn có nội dung nói về việc bảo vệ môi trường ở địa phương em đang sinh sống.
Ví dụ: Dể thực hiện việc bảo vệ môi trường đúng với khẩu hiệu “Sạch làng tốt ruộng”. Vừa qua thôn em có tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm. Từ sáng sớm tất cả mọi người trong làng đã có mặt đông đủ. Mọi người cùng nhau dọn vệ sinh đường làng. Người quét, người khơi thông cống rãnh, người hót rác. Mỗi người một việc, chẳng mấy chốc đường làng đã sạch sẽ. Ai nấy đều phấn khởi, vui mừng vì thấy đường làng sạch sẽ. Đó là góp phần làm cho quê hương thêm sạch, đẹp. Cũng chính là một biện pháp bảo vệ môi trường trong lành hơn.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS viết bài.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012
TOÁN
TIẾT 51: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm toán thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
	Phấn màu, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
	Học sinh nhắc lại quy tắc về chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
2.Dạy bài mới:
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:Đặt tính rồi tính:
 	72 : 6,4	 55 : 2,5 	12 : 12,5
 720
6,4
 550
2,5
 12 00
12,5
 080
11,25
 050
22
 0750
0,96
 160
 0
 000
 320
 0
 Bài tập 2 : Tính nhẩm :
24 : 0,1 = 240	250 : 0,1 = 2500	425 : 0,01 = 42500
24 : 10 = 2,4	250 : 10 = 25 	425 : 100 = 1,25
249 : 0,1 = 2490	537 : 0,1 = 5370	7280 : 0,01 = 728 000 
249 : 10 = 24,9 	537 : 10 = 53,7	7280 : 100 = 72,8
4 : 0,001 = 4 000	 87 : 0,001 = 87 000 	 96 : 0,01 = 9600
4 : 1000 = 0,004	87 : 1000 = 0,087	 96 : 100 = 0,96
Bài tập 3 : 
Tóm tắt :
3,5 giờ : 154km.
6 giờ : km?
Bài giải :
Một giờ ô tô chạy được là :
254 : 3,5 = 44 (km)
Quãng đường ô ô tô chạy trong 6 giờ là :
44 6 = 264 (km)
Đáp số : 264km
3.Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét giờ học. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
TIẾT12: HỘI VUI HỌC TẬP
I: Mục tiêu 
	Sau hoạt động, học sinh có khả năng
 1) Kiến thức : Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình.
	2) Kỹ năng : Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
	 3) Thái độ : Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu tổ quốc.
II/ Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động ( Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động )
 - Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng của địa phương.
	- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin khi tìm hiểu về truyền thống cách mạng của địa phương.
	- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thống cách mạng của địa phương.
III/ Các PP/KTDH tích cực được sử dụng
 - Trình bày tích cực.
 - Làm việc nhóm nhỏ.
 - Hỏi và trả lời.
 - Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi - chia sẻ.
IV/ Tài liệu và phương tiện 
 - Các tư liệu ( sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin  ) 
 nói về truyền thống cách mạng của địa phương .
	- Một số tiết mục văn nghệ.
	- Giấy mầu, bút mầu, một vài dụng cụ khác.
V/ Tiến hành hoạt động:
Người
thực hiện
Nội dung
Thời
gian
Dẫn CT 
DCT và BGK, các cố vấn bộ môn, GVCN
Các em học sinh
Dẫn CT
* Hoạt động 1:
- Hát tập thể.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, giới thiệu chương trình.
- Giới thiệu ban giám khảo, ban cố vấn cuộc thi và mời họ vào vị trí làm việc.
* Hoạt động 2:
- Thi trả lời câu hỏi, câu đố, bài toán vui.
- Đại diện ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn đánh giá, cho điểm cho từng câu trả lời.
- Học sinh thứ nhất lên bốc thăm câu hỏi rồi đọc to cho cả lớp cùng nghe, suy nghĩ trong thời gian cho phép. BGK hoặc cố vấn nhận xét câu trả lời của thí sinh.
- Những học sinh khác lên trả lời và thực hiện như trên
- Có thể xen kẻ vài tiết mục văn nghệ.
- Cuối cùng, ban giám khảo công bố kết quả và trao phần thưởng.
- Một học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm học tập của mình.
- Các bạn học sinh trong lớp có thể hỏi thêm bạn về những điều mà mình chưa rõ, quan tâm,bổ sung ý kiến.
- Một giáo viên bộ môn gợi ý cho học sinh về phương pháp học bộ môn này.
* Hoạt động kết thúc:
- Cảm ơn sự có mặt, giúp đỡ, cố vấn của các thầy cô giáo bộ môn, của giáo viên chủ nhiệm và chúc sức khỏe.
- Chúc các bạn học sinh sức khỏe, vận dụng những kinh nghiệm, phương pháp thích hợp để không ngừng nâng cao kết quả học tập.
10’
30’
5’
Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2012.
TOÁN (ôn)
TIẾT 52: LUYỆN TẬP
ÔN TẬP
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh về cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Rèn cho học sinh kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
2.Dạy bài mới : 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính
 a)17,15 : 4,9 	 b) 0,2268 : 0,18 c)37,825 : 4,25
17,15
4,9
0,2268
0,18
37,825
4,25
 245
3,5
 046
1,26
 3825
8,9
 00
 108
 00
 0
Bài tập 2 : Tìm x :
 a) x 1,4 = 2,8 1,5	b) 1,02 x = 3,57 3,06
 x 1,4 = 4,2	 1,02 x = 10,9242
 x = 4,2 : 1,4 	 x = 10,9242 : 1,02
 x = 3	 x = 10,71
Bài tập 3 : 
Tóm tắt:
Mảnh đất hình CN có diện tích : 162,5m2
Chiều rộng : 9,5 m.
Tính chu vi HCN đó?
Bài giải :
Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là 
161,5 : 9,5 = 17 (m)
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật đó là
(17 + 9,5) 2 = 53 (m)
Đáp số : 53 m
3.Củng cố,dặn dò :
Giáo viên nhận xét giờ học, tuyên dương những em học sôi nổi, nhiệt tình.
Dặn học sinh về nhà ôn lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân, làm lại những bài tập trong vở bài tập.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 27: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC.
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về chủ đề Hạnh phúc.
- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng để làm bài tập thành thạo.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Tìm từ :
a)Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
b)Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc? 
c) Đặt câu với từ hạnh phúc.
Bài tập 2: Theo em, trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo một gia đình hạnh phúc.
a) Giàu có.	
b) Con cái học giỏi.
c) Mọi người sống hoà thuận.	
d) Bố mẹ có chức vụ cao.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về chủ đề hạnh phúc.
Ví dụ: Gia đình em gồm ông, bà, bố, mẹ và hai chị em . Ông bà em đã già rồi nên bố mẹ em thường phải chăm sóc ông bà hàng ngày. Thấy bố mẹ bận nhiều việc nên hai chị em thường giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức của mình nh : quét nhà, rửa ấm chén,Những hôm ông bà mỏi là hai chị em thường nặn chân tay cho ông bà. Ông bà em rất thương con, quý cháu. Ai cũng bảo gia đình em rất hạnh phúc. Em rất tự hào về gia đình mình.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: 
a)Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc : sung sướng, may mắn, vui sướng
b)Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc : bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, 
c) Gia đình nhà bạn Nam sống rất hạnh phúc.
Lời giải:
Yếu tố quan trọng nhất để tạo một gia đình hạnh phúc đó là : Mọi người sống hoà thuận.
- HS viết bài.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chieu lop 5 tuan 1520122013.doc