Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 22 năm 2013

Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 22 năm 2013

I– Mục tiêu :Giúp HS :

- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

-Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần trong một số tình huống đơn giản.

 -Giáo dục HS tính nhanh nhẹn,ham học toán.

II- Chuẩn bị:

 -SGK,bảng phụ,Vở bài tập.

III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 22 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 	Thứ hai ngày 21 tháng 01 năm 2013
Người thực hiện: Phạm Thị Tuấn
Tiết 1 + 2: GV chuyên
 Toán 	Tiết 106 LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :Giúp HS : 
Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần trong một số tình huống đơn giản. 
 -Giáo dục HS tính nhanh nhẹn,ham học toán.
II- Chuẩn bị:
 -SGK,bảng phụ,Vở bài tập.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp : KTDCHT
II- Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS
Cho HSTB nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Nhận xét, sửa chữa-ghi điểm . 
III - Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
 2– Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Lưu ý: các số đo có đơn vị đo thế nào?
- Cho HS tự làm vào vở; 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài .
- Gọi 1 HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Lưu ý: Cần lưu ý gì về đơn vị đo độ dài của các kích thước.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS nêu cách làm.
- Gọi 1 HS nhận xét và bổ sung.
- Cho HS tự làm vào vở; 1 HSK lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
IV- Củng cố , dặn dò:
- Cho HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Nhận xét tiết học .
 -HDBTVN:Bài 3.
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Bày DCHT lên bàn
- HS nhắc lại.
Sxq = Chu vi đáy x chiều cao.
Stp = Sxq + 2 x Sđáy
- HS nghe ,nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- Chưa cùng đơn vị đo, phải đưa về cùng đơn vị.
- HS làm bài.
- HS nêu.
- Chiều rộng, chiều dài và chiều cao phải cùng đơn vị đo.
- HS đọc đề.
- Diện tích quét sơn chính là diện tích toàn phần trừ đi diện tích cái nắp; mà diện tích cái nắp là diện tích mặt đáy.
- HS làm bài& đổi vở kiểm tra,nêu kết quả.
- HS trả lời.
-Theo dõi.
- Lắng nghe.
Tập đọc: 	Tiết 43 LẬP LÀNG GIỮ BIỂN 
I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng: HS đọc trôi chảy, diễn càm toàn bài, biết phân biệt lời các nhân vật
 -Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hón đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc .
-Thái độ: Giáo dục HS kính phục những con người dũng cảm .
II.Chuẩn bị:- SGK-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Ổn định lớp: KT dụng cụ học tập của HS 
II.Kiểm tra :
-Gọi 2HS đọc bài “Tiếng rao đêm” TLCH
-GV nhận xét, ghi điểm .
III.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-Gọi HS đọc bài theo quy trình
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :Cho HS đọc, thảo luận bài
-Bài văn có những nhân vật nào ? 
-Bố và ông bàn với nhau việc gì?
Giải nghĩa từ :họp làng ..
Ý 1:Ý định dời làng ra đảo của bố Nhụ .
-Theo lời bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì 
Giải nghĩa từ : ngư trường, mong ước 
Ý 2:Những thuận lợi của làng mới.
-Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng ý với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ ? 
Giải nghĩa từ : nhường nào ..
Ý 3:Sự đồng tình của ông Nhụ .
- Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
Giải nghĩa từ: giấc mơ .
Ý 4 : Vui mừng của Nhụ .
c/Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai 
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn :" Để có một ngôi làng .chân trời ."
–GV đọc mẫu . HS đọc cặp đôi.
-Cho HS thi đọc diễn cảm .
IV. Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài ,ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về chuyện này .Chuẩn bị bài “Cao Bằng”
-HS đọc bài “tiếng rao đêm” trả lời các câu hỏi 
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
-4 HS đọc nối tiếp đoạn và luyện đọc từ khó: Nhụ ,vàng lưới, võng, mõm cá sấu.
-4 HS đọc nối tiếp đoạn và đọc chú giải SGK
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn -3 thế hệ trong một gia đình .
-Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo .
-Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt,ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của dân chài để phơi lưới, buộc thuyền .
-Ông buớc ra võng, ngồi xuống, vặn mình, Ông hiểu ý tưởng trong suy tính của con trai ông biết nhường nào .
Nhụ đi, cả nhà đi, có làng Bạch Đằng Giang ở Mõm Cá Sấu .
-HS thảo luận nêu cách đọc
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-4 HS phân vai : người dẫn chuyện , bố , ông , Nhụ , đọc diễn cảm bài văn .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm .
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
-HS nêu : Ca ngợi những người dân chài gan dạ .
-HS lắng nghe .
Lịch sử: 	Tiết 22	BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I– Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
- Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên “Đồng khởi”.
 - Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre. 
- GDHS lòng yêu nước bảo vệ tổ quốc 
II– Chuẩn bị:- Ảnh tư liệu về phong trào đồng khởi.
 _ Bản đồ hành chính Việt Nam ( để xác định vị trí tỉnh Bến Tre ).
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ : “ Nước nhà bị chia cắt”.
 _ Nhận xét-ghi điểm .
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài 
 2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : Làm việc cả lớp 
+Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loạt đứng lên khởi nghĩa?
+Phong trào “Đồng khởi”ở Bến Tre diễn ra như thế nào?
+ Phong trào “Đồng khởi”có ý nghĩa gì?
 b) Họat động 2 : Làm việc theo nhóm4 .
 _ N.1 : Nguyên nhân bùng nổ phong trào đồng khởi?
 _ N.2 : Phong trào “ Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào?
 _ N.3 : Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”? 
-GV mời đại diện các nhóm lên trình bày và nhận xét bổ sung.
GV nhận xét kết quả của HS ,chốt ý 
Tính đến cuối năm 1960 Phong trào đồng khởi của nhân dân Miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn .Trong 2627 xã toàn Miền Nam thì nhân dân đã lập chính quyền tự quản ở 1383 xã ,đồng thời làm tê liệt hết các chính quyền ở các xã khác .
IV) Củng cố,dặn dò : 
-Gọi HS đọc nội dung chính của bài .
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau : “ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”.
- HSK trả lời.
- Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
- Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt
“Bến Tre Đồng khởi”.
-HS thảo luận nhóm 4
-N1:Do sự đàn áp tàng bạo của chính quyền Mĩ –Diệm nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹm.
- N.2 : Bắt đầu nổ ra ở Trà Bồng –Quảng Ngãi vào cuối năm 1959 sau đó bùng nổ khắp Bến Tre, tại đây hầu hết bộ máy cai trị của Mĩ –Nghị ở các thôn xã bị phá vỡ. Tiếp đó phong trào lan khắp miền Nam.
- N.3: mở ra thời kì mới: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình 
- 2 HS đọc .
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Rút kinh nghiệm:
Khoa học: Tiết 43	 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (t2)- KNS
I – Mục tiêu : (Tích hợp toàn phần):
 _ Kể tên & nêu công dụng của một số loại chất đốt .
_ Thảo luận về việc sử dụng an toàn & tiết kiệm các loại chất đốt .
* GDKNS:Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
_Giáo dục HS biết tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.
II – Chuẩn bị:- _ Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chầt đốt 
 _ Hình & thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK .
III) Các hoạt động dạy học 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : - KT dụng cụ học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ : “ Năng lượng mặt trời “ 
 _ Nêu tác dụng của năng lượng mặt trời ?
 - Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Sử dụng năng lượng chất đốt “
 2 – Hoạt động : 
 b) Hoạt động 1 :.Quan sát & thảo luận .
 *Mục tiêu: HS kể được tên & nêu được công dụng , việc khai thác của từng loại chất đốt .
 *Cách tiến hành:Thảo luận câu hỏi
+ Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn & miền núi . 
 + Than đá được sử dụng trong những việc gì? Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
 + Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác 
 + Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết, chúng thường được dùng để làm gì ?
 + Ở nước ta, dầu mỏ khai thác ở đâu ? 
+ Có những loại khí đốt nào ?
 + Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học ?
 GV kết luận .
 c) Hoạt động2:Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt . 
 *Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết & một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt .
 *Cách tiến hành:
 +Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than? (GDKNS)
 + Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao? (GDKNS)
 + Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm , chống lãng phí năng lượng ?(GDKNS)
IV – Củng cố ,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học .
 - H ư ớng dẫn về nhà
- HS trả lời .
- HS nghe .
-HS làm việc theo nhóm
+ Ở thể rắn: củi, than, rơm, rạ, ở thể lỏng : xăng, dầu ,; ở thể khí: ga ,
: củi , tre , rơm , rạ ,
+ Than đá được sử dụng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện & một số loại động cơ ; dùng trong sinh hoạt : đun nấu , sưởi được khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh 
+ Than bùn, than củi 
+ Xăng , dầu di-ê-den dùng để chạy máy 
+ Dầu mỏ được khai thác ở Vũng Tàu 
+ Khí tự nhiên, khí sinh học 
+ Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc. Khí thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp
- Từng nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trước & trong SGK để minh hoạ 
- HS dựa vào SGKcác tranh ảnh để thảo luận nhóm đôi . 
+ Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường . 
+ Các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người 
+ Đun nước không để ý( ấm nước sôi đến cạn) gây lãng phí chất đốt .
- Từng nhóm trình bày kết quả .
HS đọc mục Bạn cần biết
Chính tả: (Nghe - viết): Tiết 22 HÀ NỘI
I / Mục tiêu:
-Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả trích đoạn bài thơ Hà Nội .
-Biết tìm và viết đúng danh từ riêng (DTR) là tên người, tên địa lý Việt Nam .
-Giáo dục HS tính cẩn thận, ý thức rèn chữ viết 
II / Chuẩn bị: 
 GV : SGK, 4 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3 .
 HS : SGK, vở chính tả.
III / Hoạt động dạ ... huẩn bị của HS
II- Bài mới :
1 / Giới thiệu bài –ghi đề:
 2 / Hướng dẫn làm bài :
-GV đọc 3 đề trong SGK.
-GV treo bảng phụ có ghi sẵn 3 đề bài trong SGK.
-Cho HS hiểu yêu cầu của các đề bài .
-GV cho HS đọc kĩ 3 đề bài và chọn đề 1 trong 3 đề bài đó . Nếu các em chọn đề 3 thì em nhớ phải kể theo lời của 1 nhân vật ( sắm vai ) .
-Cho HS nối tiếp nhau nói đề bài mình chọn và nói tên câu chuyện mà mình sẽ kể .
-GV treo bảng phụ có ghi một tên vài câu chuyện cổ tích .
3 / Học sinh làm bài :
-GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV .
-GV cho HS làm bài .
-GV thu bài làm HS .
III / Củng cố, dặn dò : 
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-Về nhà xem trước nội dung tiết TLV “Lập chương trình hoạt động”.
-HS chuẩn bị 1 số câu chuyện
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS đọc kỹ các đề trong bảng phụ và chọn đề .
-HS chọn lựa đề bài để viết .
-HS theo dõi bảng phụ .
-HS chú ý .
-HS làm bài cá nhân 
-HS nộp bài .
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm :
Toán : 	Tiết 110	THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I– Mục tiêu :
- HS có biểu tượng ban đầu về đại lượng thể tích.
- Biết một số tính chất có liên quan đến thể tích một hình.
- Thực hành đếm và so sánh thể tích các hình cụ thể (theo đơn vị thể tích cho trước).
 II- Chuẩn bị:
 1 - GV : Hình vẽ như SGK , bảng phụ.
 2 - HS : SGK.Vở làm bài tập.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II- Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HSTB,G làm bài tập 
 - Nhận xét,sửa chữa-ghi điểm .
III - Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : Thể tích của một hình.
 2– Hướng dẫn: 
 * Hình thành biểu tượng ban đầu và một số tính chất liên quan đến thể tích
Ví dụ 1: GV trưng bày đồ dùng, y/ c HS quan sát.
- GV đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật. Hãy nêu vị trí của 2 hình khối.
 Ví dụ 2:GV treo tranh minh họa.
- GV: Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
- Gọi vài HS nhắc lại.
Ví dụ 3:
- Kết luận: Ta biết 1 hình này nằm hoàn toàn trong hình khác thì có thể tích bé hơn và cũng biết 2 hình được hợp thành bởi các hình lập phương như nhau thì có thể tích bằng nhau. Một hình tách ra thành 2 hay nhiều hình nhỏ thì thể tích của hình đod bằng tổng thể tích các hình nhỏ.
 * Thực hành :
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS quan sát hình vẽ đã cho để trả lời (ghi vào vở).
- Gọi HS nêu bài giải. Giải thích.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2:- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải.
- Gọi các nhóm trình bày .
IV- Củng cố,dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
 - HDBTVN:Bài 3.
 - Chuẩn bị bài sau :Xăng- ti- mét khối. Đề- xi- mét khối.
- 2HS lên bảng làm bài.
lớp nhận xét 
- HS nghe .
HS quan sát.
Hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật to hơn; Hình lập phương nhỏ hơn.
- Hình lập phương hoàn toàn nằm trong hình hộp chữ nhật.
- HS nghe .
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- Hình C gồm 4 hình lập phương và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế (các hình lập phương giống nhau.
- 2 HS nhắc lại.
- HS thực hiện.
-- Hình P gồm 6 hình lập phương.
- Hình M gồm 4 hình lập phương. Hình N gồm 2 hình lập phương
- Nghe, hiểu và nhắc lại.
- HS đọc đề bài và tự quan sát hình đã cho, trả lời.
-Cả lớp nhận xét
- HS đọc đề bài và ï quan sát hình vẽ ở SGK 
2 HS cùng thảo luận và nêu kết quả
Cả lớp nhận xét
-HS hoàn chỉnh bài tập
Rút kinh nghiệm:
	HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 22: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG SINH HOẠT
 I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát
II/ Kiểm điểm công tác tuần 22:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
- Điều khiển các tổ báo cáo những ưu , khuyết điểm của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp những việc làm tốt , những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể.
- Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt.
................................................................................
................................................................................
................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
- Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần.
3.GV nêu ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra.
 - Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp.
 - Truy bài 15’ đầu buổi tương đối tốt 
 - Nhiều em cố gắng học tập,học thuộc bài ,làm bài tập đầy đủ 
- Nhiều em phát biểu sôi nổi ,chuẩn bị tốt bài ở nhà. 
 + Tồn tại :
- Một số em còn làm việc riêng trong lớp.
- Một số em chưa thuộc bài, làm bài ở nhà, quên vở.
III/ Kế hoạch công tác tuần 23:
 -Tiếp tục củng cố và thực hiện nội quy trường, lớp.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông và đi hàng một
 - Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp,tác phong đội viên.
 - Tham gia học hội giảng
 - Tiếp tục tham gia thi giải toán , Anh văn trên mạng Internet
 - Tham gia học bồi dưỡng HSG. Phụ đạo HS yếu
 - Sinh hoạt Đội
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 - Hát tập thể một số bài hát của Đội 
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, 
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
Khoa học:Tiết 44	SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY 
 I – Mục tiêu : (Tích hợp toàn phần):
 _ Trình bày tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên .
_ Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy 
* GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
 +Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. 
_Giáo dục HS biết tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.
II – Chuẩn bị:-Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy, SGK 
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : “ 
 - Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : 
 2 – Hoạt động : 
 a) Hoạt động 1- Thảo luận về năng lượng gió 
 *Mục tiêu: HS tìm kiếm và kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió 
*Cách tiến hành: HS thảo luận
- N1: Vì sao có gió? Nêu một số tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên ?.
- N2: Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương. (GDKNS)
*GV kết luận.
 b) Hoạt động 2 :Thảo luận về năng lượng nước chảy 
 *Mục tiêu: HS tìm kiếm và kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy
*Cách tiến hành:Làm việc theo nhóm đôi.
- Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên ?(GDKNS)
Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì ?(GDKNS)
 * GV kết luận. 
c) Hoạt động 3 : Thực hành “ Làm quay Tua-bin “
 *Mục tiêu: HS thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua-bin .
 *Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm : Đổ nước làm quay tua-bin của mô hình “Tua-bin nước) hoặc bánh xe nước.
*Kết luận.
 IV – Củng cố,dặn dò: 
 _ Nêu vai trò của năng lượng gió.
 _ Nêu tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
 - Nhận xét tiết học .
Sử dụng năng lượng chất đốt 
- HS trả lời .
“ Sử dụng năng lượng gió & năng lượng nước chảy
- HS nghe .
- HS theo dõi .
-N1: Do chênh lệnh áp xuất không khí giữa vùng này với vùng khác tạo thành gió. Năng lượng gió có thể dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện,
-N2: Con người sử dụng năng lượng gió để : Đẩy thuyền buồm, làm máy phát điện,
- Từng nhóm trình bày kết quả.
- Năng lượng nước chảy chở hàng hoá xuôi dòng nước chảy, làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao,
- Dùng sức nước để tạo ra dòng điện phục vụ sinh hoạt ở vùng núi, sử dụng năng lượng nước chảy để quay tua-bin.
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời.
- HS nghe .
- X- Bài sau : “ Sử dụng năng lượng điện “ xem bài trước .
Kĩ thuật: 	LẮP XE CẦN CẨU 
I)Mục tiêu (tích hợp liên hệ)
-HS cần phải : Chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu .
-Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật ,đúng qui trình 
Tích hợp: Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành 
II)Chuẩn bị
-Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn .Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III)Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
I)Kiểm tra bài cũ 
-Nêu tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà 
Nêu một số cách phòng bệnh cho gà ?
II)Bài mới 
1)Giới thiệu bài :Lắp xe cần cẩu 
Hoạt động 1 : Quan sát ,nhận xét mẫu 
Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn 
Hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận 
-Hãy nêu các bộ phận cần lắp ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
Hướng dẫn chọn chi tiết 
GV cùng HS chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK 
Lắp từng bộ phận 
*Lắp giá đỡ cần cẩu 
Yêu cầu HS quan sát hình 2 
-Lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ 
-Lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ 
-Lắp các thanh chữ U dài vào thanh thẳng 7 lỗ 
 * Lắp cần cẩu (hình 3 SGK )
Gọi HS lên lắp hình 3a ,3b ,3c
Lắp các bộ phận khác ( H4 –SGK ) 
Yêu cầu HS quan sát hình 4. Gọi HS lên lắp hình 4
GV nhận xét bổ sung 
Lắp ráp xe cần cẩu ( H1 –SGK )
GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK 
- Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp .
-Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí qui định
Cho HS lắp xe cần cẩu 
III)Nhận xét, dặn dò :
-Tích hợp:Khi sử dụng xe ta nên chọn loại xe như thế nào ?
GV nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết sau học thực hành 
2 HSK trả lời 
-HS lắng nghe 
HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn
-giá đỡ cần cẩu ; ròng rọc ,dây tời ,trục bánh xe 
HS chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK 
- HS quan sát hình 2
- HS theo dõi lắp 
-Thực hành 
-sử dụng xe tiết kiệm xăng dầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docG AL 5 T 22 TUAN DLAK.doc