Giáo án Buổi chiều lớp 5 - tuần 4

Giáo án Buổi chiều lớp 5 - tuần 4

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Gọi Hs đọc đề bài

1HS nêu yêu cầu của bài

Thảo luận nhóm, chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm

Gọi 1 số bạn trả lời.

Gv nhận xét, chữa bài

a. trông coi. b. chần chừ

c. tặng d. gọt giũa e. đỏ chói g. hiền hòa

Một số HS đọc lại toàn bài

 

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 3829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi chiều lớp 5 - tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BUỔI CHIỀU. LỚP 5 -- TUẦN 4
 ( Từ ngày 13 - 17 / 9 /2010)
Thứ - ngày
Tiết
Môn học
Tiết PPCT
Bài dạy
2 
13 - 9
1
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
2
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
3
Ôn toán
Ôn tập
4 
15- 9
1
Địa Lí
4
Sông ngòi
2
Ôn Tiếng Việt
Luyện viết Bài 4
3
Ôn toán
Ôn tập
5
 16 - 9
1
Tập làm văn
8
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
2
Ôn Địa lí
Ôn tập 
3
SHTT
Sinh hoạt lớp 
Thứ Hai, ngày 13 tháng 9 năm 2010
TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về từ đồng nghĩa
 Mở rộng một số từ ngữ thuộc chủ đề: nhân dân
II. Các hoạt động dạy - học
Các bài tập cần làm
Hoạt động dạy - học
Bài 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm:
a, Đi vắng, nhờ người .... giúp nhà cửa. (chăm chút, chăm lo, chăm nom, săn sóc, chăm sóc, trông coi, trông nom)
b, Cả nể trước lời mời, tôi đành phải .... ngồi rốn lại. (do dự, lưỡng lự, chần chừ, phân vân, ngần ngại)
c, Bác gửi .... các cháu nhiều cái hôn thân ái. (cho, biếu, biếu xén, tặng, cấp, phát, ban, dâng, tiến, hiến)
d, Câu văn cần được ... cho trong sáng và súc tích. (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào)
e, Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa .... . (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ gay, đỏ chói, đỏ lòm, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng)
g, Dòng sông chảy rất ..... giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. (hiền lành, hiền từ, hiền hòa, hiền hậu)
Bài 2: Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống
a, Loại xe ấy ... nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người ... nên rất khó ..... (tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao)
b, Các .... là những người có tâm hồn .... (thi sĩ, nhà thơ)
Bài 3: Tong các từ ngữ cho sẵn dưới đây những từ ngữ có chứa tiếng “đồng” đồng nghĩa với tiếng “cùng” (gạch chân dưới các từ ngữ đó)
đồng bằng, đồng hương, đồng chua nước mặn, đồng diễn (thể dục), đồng hồ, đồng tâm nhất trí, đồng tiền, đồng ruộng, đồng ca, đồng thanh, đồng hành.
Bài 4: Tìm từ lạc trong từng dãy từ sau:
a, thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b, thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
c, giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Bài 5: Đặt câu với mỗi từ sau: lành nghề, khéo tay
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Gọi Hs đọc đề bài
1HS nêu yêu cầu của bài
Thảo luận nhóm, chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm
Gọi 1 số bạn trả lời.
Gv nhận xét, chữa bài 
a. trông coi. b. chần chừ
c. tặng d. gọt giũa e. đỏ chói g. hiền hòa 
Một số HS đọc lại toàn bài
Bài 2: HS đọc thầm và tự làm bài
GV chấm , chữa bài
a, tiêu hao, tiêu thụ, tiêu dùng.
b, nhà thơ, thi sĩ
Gọi 1 số HS đọc lại bài chữa
Bài 3: Thảo luận nhóm 4
YC HS thảo luận và tìm từ cùng nghĩa 
Gọi đại diện nhóm trả lời
GV gọi các nhóm còn lại nhận xét, chữa bài
đồng hương, đồng diễn thể dục, đồng tâm nhất trí, đồng ca, đồng thanh, đồng hành
Bài 4: HS tự làm bài
Gọi 1 số HS đọc bài của mình
Lớp nhận xét, chữa bài
a, thợ rèn b, thủ công nghiệp 
c, nghiên cứu
Bài 5: HS tự làm bài
một số HS đọc bài của mình
GV nhận xét, chữa bài
3. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học
TOÁN : ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, ôn tập về giải toán có lời văn về tổng - tỉ; hiệu - tỉ; bài toán rút về đơn vị, Tìm tỉ số.
II. Các hoạt động dạy học:
Các bài tập cần làm
Hoạt động day - học
Bài 1: Lớp 5B có 36 học sinh, biết số học sinh nữ bằng 4 /5 số học sinh nam. Hỏi lớp 5B có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?
Bài 2: Lớp 5B có số học sinh nữ bằng 4/5 số học sinh nam và ít hơn số nam là 4 bạn. Hỏi lớp 5B có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?
Bài 3: Tìm hai số biết hiệu của chúng là 5/7 và tỉ số của hai số đo là 3/4.
Bài 4; Một xe lửa trong 3 giờ đi được 150 km. Hỏi xe đó trong 2 giờ đi được bao nhiêu km?
Bài 5: Giải bài toán theo tóm tắt:
 4 giờ: 3 cái bàn
 8 giờ: ... cái bàn?
 1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1, 2: HS đọc đề bài
-Bài toán thuộc loại toán gì? (Tổng - tỉ; Hiệu - tỉ)
-YC HS tự làm bài
GV chấm, nhận xét, chữa bài
 Đáp số: 16 bạn nữ; 20 bạn nam
Bài 3: Gọi 1 HS làm bảng, cả lớp làm vào vở
Gọi HS nhận xét, chữa bài
Đáp số: ; 
Bài 4: YC HS đọc đề và tóm tắt bài toán
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở
GV chấm, nhận xét, chữa bài
Đáp số: 100 km
Bài 5: HS tự làm
GV chấm một số em
Nhận xét, chữa bài
Đáp số: 6 cái bàn
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
Thứ Tư, ngày 15 tháng 9 năm 2010
ĐỊA LÍ : SÔNG NGÒI
I,MỤC TIÊU:- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam.
+Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
+Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: Bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện, ...
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn, mùa khô nước sông hạ thấp.
-Chỉ được vị trí một số con sông: Sông Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả, trên bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ Địa lí Việt nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
+ Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta
+ Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
+ Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: 
a- GV giới thiệu bài
 b- Hướng dẫn hoạt động
Hoạt động 1: GV y/c HS quan sát lược đồ sông ngòi Việt Nam - SSGK và nhận xét về hệ thống sông của nước ta, trả lời câu hỏi:
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông? Chúng phân bố ở những đâu? T ừ đây em rút ra kết luận gì gề hệ thống sông ngòi của Việt Nam?
+ Đọc tên các con sông lớn nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
+ Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền Trung lại có đặc điểm đó?
+ Ở địa phương ta có những dòng sông nào?
+ Về mùa mưa lũ, em thầy nước của các dòng sông ở địa phương mình có màu gì?
Hãy nêu lại các đặc điểm vừa tìm hiểu được về sông ngòi Việt Nam.
- Kết luận: 
Hoạt động 2
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kẻ và hoàn thành nội dung bảng thống kê.
Thời gian
Lượng nước
Mùa mưa
Nước nhiều, dâng lên nhanh chóng.
Mùa khô
Nước ít, hạ thấp trơ lòng sông.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét.
+Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu?
-GV vẽ lên bảng sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi.
- Kết luận: 
Hoạt động 3
-Sông ngòi có vai trò gì?
-Gọi HS nhận xét
Gv kết luận
- Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông ngòi là đường thủy quan trọng, là nguồn cung cấp thủy điện, cung cấp nước, cung cấp thủy sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
+ Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ do những con sông nào bồi đắp nên?
+ Kể tên và chỉ vị trí của một số nhà máy thủy điện của nước ta mà em biết.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi 
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV.
+ Nước ta có rất nhiều sông. Phân bố ở khắp đất nước à Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước.
+ HS đọc các con sông và dùng que chỉ, chỉ từ nguồn theo dòng sông đi xuống biển.
+ Sông ngòi ở miền Trung thường ngắn và dốc, do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn.
+ Sông Lam.
+ Nước sông có màu nâu đỏ.
+ Vì màu đỏ chính là do phù sa tạo ra. khi có mưa nhiều, mưa to, đất bị bào mòn trôi xuống lòng sông làm cho sông có nhiều phù sa.
+ Sông ngòi VN :- Dày đặc.- Phân bố khắp đất nước - Có nhiều phù sa.
- HS làm việc theo nhóm 5HS.
Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân .
Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào lượng mưa. Vào mùa mưa, mưa nhiều, mưa to nên nước sông dâng lên cao; mùa khô ít mưa, nước sông dần hạn thấp, trơ ra lòng sông.
-Cung cấp nước cho đồng ruộng và trong sinh hoạt; nguồn thủy điện, giao thông; nhiều tôm cá.
HS nêu
+ Hs chỉ trên bản đồ.
TOÁN: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về bài toán tỉ lệ: Chọn 1 trong 2 cách để giải
II. Các hoạt động dạy -học
Các bài tập cần làm
Hoạt động dạy - học
Bài 1: Một ô tô cứ đi 100 km thì tiêu thụ hết 20 l xăng. Biết rằng ô tô đã đi được 75 km, hỏi ô tô đó đã tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?
Bài 2: Hiện nay số dân ở một xã có 5000 người, biết rằng mức tăng hằng năm là cứ 1000 người thì tăng thêm 18 người, hỏi năm sau số dân ở xã đó là bao nhiêu người?
Bài 3: 12 người làm xong một công việc trong 10 ngày. Hỏi muốn làm xong công việc đó trong 8 ngày thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau)
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài
YC HS tóm tắt và giải vào vở
1 HS lên bảng giải
GV gọi HS nhận xét, chữa bài
(Đáp số: 15 l xăng)
Bài 2: HS tự tóm tắt bài toán
GV hướng dẫn Hs làm bài
1 HS lên bảng giải
GV chấm, chữa bài
(Đáp số: 5090 người)
Bài 3: Gọi HS tóm tắt bài toán
10 ngày : 12 ngươi
 8 ngày : .... người?
Gọi HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
GV chấm, chữa bài
(Đáp số: 15 người)
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
TIẾNG VIỆT : LUYỆN VIẾT : BÀI 4
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ hoa B , câu Báo chết để da, người ta chết để tiếng.
Luyện viết chữ nghiêng, nét thanh nét đậm của câu ứng dụng và đoạn văn của Gam-da-tốp
II. Chuẩn bị: Mẫu chữ
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện viết:
H Đ 1: Luyện viết câu ứng dụng
Gọi HS đọc câu ứng dụng
Gọi HS giải nghĩa câu
GV hướng dẫn cách viết chữ nghiêng nét thanh nét đậm
H Đ 2: Luyện viết đoạn văn
Gọi HS đọc đoạn văn
GV giúp HS hiểu nội dung đoạn văn
H.  ... ột người, trước hết ta phải tính được gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
3. Củng cố dặn dò:
+ Nêu mối quan hệ tỉ lệ vừa luyện?
- Nhận xét tiết học dăn dò về nhà.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh nhận xét bổ sung.
-Gấp lên bấy nhiêu lần.
Tóm tắt:
3000 đồng: 25 quyển
1500 đồng: ... quyển?
Bài giải:
 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
3000 : 1500 = 2( lần)
Nếu mỗi quyển vở giá 1500 đồng thì mua được số vở là:
25 x 2 = 50 ( quyển vở)
 Đáp số: 50 quyển vở 
Hs đọc
+HS lên bảng tóm tắt rồi giải
Tóm tắt:
3 người: 800000đồng/ người/ tháng.
4 người: .....đồng/ người/ tháng.
- Thu nhập bình quân của mỗi người sẽ giảm.
- Có 4 người thu nhập bình quân của một người một tháng là bao nhiêu.
-Hs lên bảng giải 
Bài giải:
Tổng thu nhập của gia đình đó là:
800 000 x 3 = 2 400 000 ( đồng)
Khi có thêm một người con thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là:
2 400 000 : 4 = 600 000 ( đồng)
Như vậy bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người giảm đi là:
800 000 – 600 000 = 200 000 ( đồng)
 Đáp số: 200 000 đồng.
HS nêu
TẬP LÀM VĂN : 	LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I, MỤC TIÊU:
- Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường.
- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
II, ĐỒ DÙNG DAY HỌC Giaỏy khoồ to, buựt daù .
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh nối tiếp miêu tả cơn mưa.
- GV nhận xét cho điểm.
 3. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1 – Sgk 43- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
* Gợi ý (Sgk).
+ Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì?.
+ Thời gian em quan sát là lúc nào?.
+ Em tả những phần nào của cảnh?.
+ Tình cảm của em đối với mái trường?.
+ Dàn bài em trình bày theo những phần nào?.
- Lưu ý hs đọc kỹ các lưu ý lập dàn ý.
- Yêu cầu học sinh tự lập dàn ý
- Gọi học sinh rtình bày, nhận xét: gọi học sinh dưới lớp đọc dàn bài.
- Giáo viên đưa dàn bài mẫu, giới thiệu.
Bài 2: Sgk – 43.
- BT 2 yêu cầu gì?.
+ Em chọn đoạn văn nào để tả?.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh chữa bài, nhận xét, sửa sai.
- Gọi học sinh dưới đọc bài làm.
- Nhận xét cho điểm bài viết tốt.
IV, Củng cố dặn dò.
 - GV tổng kết nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò, bổ sung dàn ý
- 3 em đọc.
- 2-3 em đọc
- 1- 2em đọc gợi ý.
-...là ngôi trường của em.
- Buổi sáng/trước lúc học/sau giờ tan học.
- Tả các cảnh: sân trường, lớp học, vườn trường, hoạt động của thầy trò...
- Học sinh nêu.
-Học sinh tự lập dàn ý vào vở 1 em làm vào bảng phụ (Học sinh khá).
- Gọi học sinh rtình bày, nhận xét: gọi học sinh dưới lớp đọc dàn bài.
Bài 2: Sgk – 43.
- HS nêu YC BT 2 
+ Em chọn đoạn văn nào để tả?.
- HS tự làm bài
- Một số HS đọc bài làm của mình
- Nhận xét 
Thứ 6 ngày 17 tháng 9 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 	LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm nhứng từ trái nghĩa để miêu tả theo y/c của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- VBT Tiếng việt 5, Từ điển học sinh.
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1 .Ổn định lớp
 2 . Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1,2 và làm miệng bài tập 3,4 của tiết LTVC trước.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Dạy học bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1:HS đọc nội dung và yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Em hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
Bài 2:(GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức cho HS làm bài tập 1).
Bài 3:GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 tương tự như cách tổ chưc cho HS làm bài tập 1.
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm vào bảng phụ.
- Gọi các nhóm lên dán phiếu.
-Nhận xét, kết luận các cặp từ đúng.
*Bài 5: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Nhận xét bài trên bảng. Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. 
- Nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
+ Thế nào là từ trái nghĩa? 
- Nhận xét tiết học; Dặn dò về nhà.
- 4 HS lần lượt thực hiện yêu cầu.
HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu bài trước lớp.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài tập.
- Nêu ý kiến, nhận xét đúng, sai.
a, Ăn ít ngon nhiều.
b, Ba chìm bảy nổi.
c, Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d, Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- HS nối tiếp nhau giải thích về từng câu
+ Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon, chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
+ Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
+ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối :trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác nhanh tối.
+ Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà; kính già, già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già.)
a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn
b) Trẻ già cùng đi đánh giặc.
c) Dưới trên đoàn kết một lòng.
d) Xa–da-cô chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.
- Lời giải đúng.
a) Việc nhỏ nhĩa lớn.
b) Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
c) Thức khuya dậy sớm.
d) Chết trong còn hơn sống nhục.
- HS làm việc theo nhóm 4.
a) Tả hình dáng: cao/ thấp; cao/ lùn; cao vống/ lùn tịt;...
b) Tả hành động: khóc/ cười; đứng/ ngồi; lên / xuống;...
c) Tả trạng thái: buồn/vui; lạc quan/bi quan; sướng/khổ
d) Tả phẩm chất: tốt/xấu; hiền/dữ; lành/ác; ngoan/hư 
- 3 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp đặt câu vào vở.
HS đọc câu.
- 3 HS nêu.
TOÁN : 	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
-Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp :
2.kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh chữa bài 3.
+ Nêu mối quan hệ giữa 2 đại lượng tỉ lệ 
 - Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài.
Bài 1 (sgk)- Học sinh nêu yêu cầu bài toán.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Học sinh nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
GVnhận xét, ghi điểm.
+ Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
Bài 2 (sgk)Tương tự bài tập 1
+ Muốn tìm hai số khi biế hiệu và tỉ số của hai số ta làm thế nào?
+ Y/c Hs tóm tắt và giải 
Bài 3 ( sgk) Học sinh đọc đề toán, tóm tắt.
+ Khi quãng đường giảm đi một số lần thì số lít xăng tiêu thụ sẽ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét, chữa.
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
-Dặn HS làm bài tập 4
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh nhận xét bổ sung.
 1 HS nêu y/c.
HS nêu
Bài giải:
 ? em
? em
28 em
Ta có sơ đồ:
Nam:
Nữ:
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 5 = 7 ( phần)
Số học sinh nam là:
 28 : 7 x 2 = 8 ( em )
Số học sinh nữ là:
 28 – 8 = 20 ( em)
 Đáp số: 8 em nam và 20 em nữ
Bài giải:
? m
15m
Chiều dài:
? m
Chiều rộng:
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:
 15 : (2 - 1) = 15 (m)
Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là:
 15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là:
 (15 + 30 ) x 2 = 90 (m)
 Đáp số: 90m
- 1 HS đọc đề toán, 1 HS lên bảng tóm tắt bài.
100 km: 12 l
 50km : ...l?
 -Giảm đi bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải:
 100 km gấp 50 km số lần là:
 100 : 50 = 2 ( lần)
 Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
 12 : 2 = 6 ( l )
 Đáp số: 6 lít.
KHOA HỌC : 	VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu đựơc những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
 - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Các hình minh hoạ trang 18, 19 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :
H. Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn vị thành niên ?trưởng thành ? tuổi già ?
- Nhận xét, cho điểm từng HS
3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn hoạt động
HĐ 1:Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể 
 - GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
- GV nêu: Ở tuổi dậy thì bộ phận sinh dục phát triển. Ở nữ giới có hiện tượng kinh nguyệt, ở nam giới bắt đầu có hiện tượng xuất tinh. Trong thời gian này, chúng ta cần phải làm vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.
HĐ 2: GV chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm nam và 1 nhóm nữ
 GV phát phiếu học tập
-Đại diện nhóm trình bày
-GV gọi HS nhận xét, kết luận
HĐ3: Thảo luận nhóm 4
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận 
trước lớp.
-Khi có kinh nguyệt nữ giới cần lưu ý điều gì ?
-Nam giới cần làm gì để giúp đỡ nữ giới trong những ngày có kinh nguyệt ?
GV: kết luận
3. Củng cố - Dặn dò
Nhận xét tiết học
3 HS lên bảng lần lượt trả lời 
+ Thường xuyên tắm giặt, gội đầu.
+ Thường xuyên thay quần áo lót
+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục...
Lắng nghe.
 HS làm phiếu học tập
Đại diện nhóm trình bày
-2 HS đọc
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm. Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm.
- Nhóm hoàn thành phiếu sớm nhất lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến. Cả lớp thống nhất việc nên làm và việc không nên làm 
+ Nữ giới cần lưu ý:
* Không mang vác nặng, ngâm mình trong nước
* Ăn uống, ngủ điều độ
* Dùng và thay băng vệ sinh hằng ngày.
* Nữ đau bụng phải nói cho người lớn biết.
- Nam giới cần lưu ý để giúp đỡ nữ giới những công việc nặng nhọc, thông cảm vui chơi cùng nữ giới.
Nên
Không nên
- Ăn uống đủ chất
- Ăn nhiều rau, hoa quả
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
- Vui chơi, giải trí phù hợp
- Đọc truyện, xem phim phù hợp với lứa tuổi.
- Mặc đồ phù hợp với lứa tuổi.
- Ăn kiêng khem quá. 
- Xem phim, đọc truyện không lành mạnh.
- Hút thuốc lá.
- Tiêm chích ma tuý.
- Lười vận động.
- Tự ý xem phim, tìm tài liệu trên Internet..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 Lop 2 2buoi.doc