A. MỤC TIÊU:
* Củng cố HS yếu:
- Biết quan hệ giữa héc ta với m2
- Biết chuyển đổi đúng số đo diện tích trong mối quan hệ với ha
* Hoàn thành bài tập 1, 2.
* HS khá, giỏi:
- Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo từ bé đến lớn và từ lớn đến bé, so sánh các đơn vị đo diện tích trong mối quan hệ với ha và giải các bài toán liên quan. Làm BT(3,4)
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ ghi BT 3
C. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012 TOÁN* Tiết :27 HÉC-TA A. MỤC TIÊU: * Củng cố HS yếu: - Biết quan hệ giữa héc ta với m2 - Biết chuyển đổi đúng số đo diện tích trong mối quan hệ với ha * Hoàn thành bài tập 1, 2. * HS khá, giỏi: - Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo từ bé đến lớn và từ lớn đến bé, so sánh các đơn vị đo diện tích trong mối quan hệ với ha và giải các bài toán liên quan.. Làm BT(3,4) B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ ghi BT 3 C. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Bài ôn * Hoạt động 1: Xác lập quan hệ với ha và m2 * Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Viết số thích hợp: a- 5 ha =...m2 ha =...m2 3 m2 =...ha km 2=...ha b- 80 000 m2=...ha 3800 ha =...km2 * Củng cố: Cách đổi từ đ/v lớn à đ/v bé đ/v bé à đ/v lớn Bài 2: S.rừng Cúc Phương: 43 300 ha Viết số đo đó dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét vuông. Bài 3: Điền Đúng, Sai? Treo bảng phụ * Củng cố: So sánh 2 số đo diện tích Bài 4: Diện tích trường: 16 ha S. toà nhà chính: S. trường S. toà nhà chính = ? m2 *Chấm bài - Nhận xét HS nêu: 1ha=1hm2 ; 1ha=10 000 m2 Làm bài vào vở nháp 2 HS lên bảng ( làm theo cột) Nêu cách làm (HS khá giỏi), VD:1km2=100ha àkm2 = 100ha x=75 ha Làm bài vào vở nháp 1 HS lên bảng HS dùng bảng con để lựa chọn đáp án đúng, sai. Đọc đề bài và xác định yêu cầu Làm bài vào vở D. Củng cố, dặn dò - Nhấn mạnh mối quan hệ giữa đơn vị đo ha với các đơn vị diện tích khác. - GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà ----------------------------------------------- KHOA HỌC Tiết :11 DÙNG THUỐC AN TOÀN A. MỤC TIÊU: Sau bài học sinh có khả năng: Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn: - Xác định khi nào nên dùng thuốc. - Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc. - Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình trang 24, 25 SGK. - Có thể sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra : Việc từ chối hút thuốc lá, uống bia, rượu, sử dụng ma túy có dễ dàng không ? Bị dọa dẫm ép buộc em phải làm gì ? 2. Bài mới: *. Giới thiệu bài *. Các hoạt động: a. Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp Bước 1: Làm việc theo cặp Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào ? Bước 2: GV gọi một số cặp lên bảng để hỏi và trả lời nhau trước lớp. b. Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK Bước 1: Làm việc cá nhân GV yêu cầu học sinh làm bài tập trang 24 SGK . Bước 2: Chữa bài. - GVchỉ định một số học sinh nêu kết quả làm bài tập cá nhân - Học sinh rút ra kết luận c. Hoạt động 3: Trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng ? " Bước 1 : GVgiao nhiệm vụ và hướng dẫn GV yêu cầu mỗi nhóm đưa ra bảng con đã chuẩn bị sẵn ra và hướng dẫn cách chơi Bước 2 : Tiến hành chơi - Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trang 25 SGK, các nhóm thảo luận nhanh và đưa ra thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào bảng rồi giơ lên. - Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ nhanh nhất và đúng. - HS trả lời - 2-3 cặp thực hiện - HS làm việc cá nhân - HS nêu kết quả HS chơi theo nhóm 4 D. Củng cố dặn dò: - HS trả lời câu hỏi mục thực hành trang 24 SGK - NX tiết học, dặn dò về nhà. -------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2012 TẬP LÀM VĂN * Tiết :11 LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN. I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ: - HS yếu: Hướng dẫn HS biết cách điền các thông tin vào mẫu đơn đã có sẳn. - HS khá giỏi: Rèn kĩ năng viết đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số mẫu đơn đã học ở lớp 3. - Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài ôn Hoạt động 1: Giới thiệu bài . (1') Hoạt động 2: Hướng dẫn viết đơn. (28’) a.Hướng dẫn HS tập viết đơn. (18’) - GV phát mẫu đơn cho HS. - Hướng dẫn HS biết cách điền các thông tin vào mẫu đơn đã có sẳn. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại. - HS điền vào mẫu đơn theo đúng yêu cầu của đơn. - Một số HS đọc kết quả bài làm của mình. - Lớp nhận xét. IV. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện lá đơn viết lại vào vở. - Yêu cầu HS về nhà quan sát cảnh sông nước và ghi lại những gì đã quan sát được. ------------------------------------- KỂ CHUYỆN Tiết :6 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kể được một câu chuyện( đã được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình, phim ảnh. - Kể tự nhiên, chân thực. - Chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét về lời kể của bạn B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Sưu tầm tranh ảnh nói về tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: HS kể câu chuyện đã được nghe hay đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh 2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài GV nêu yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài, xác định yêu cầu của bài ? - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong 2 đề - Gọi HS đọc gợi ý SGK - Em hãy giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể 3. HS tập kể chuyện -Tổ chức hoạt động nhóm đôi - Gọi 1 HS khá -giỏi kể trước - Gọi HS kể chuyện. - Lưu ý HS có thể hỏi về: + Nhân vật chính trong câu chuyện là ai ? + ý nghĩa câu chuyện ? - GV viết lên bảng tên HS và tên truyện Chọn 1 trong 2 đề Đề 1:đã chứng kiến..đã làmtình hữu nghị Đề 2:...một nước qua truyền hình hay phim ảnh Cả lớp đọc thầm theo VD: +...kể về nước Trung Quốc - Nước có số dân đông nhất thế giới. +. - Kể cho bạn nghe câu chuyện của mình - Nhận xét, sửa cho bạn - Trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện Lớp nhận xét: + Nội dung câu chuyện có hay không ? + Cách kể, giọng điệu, cử chỉ. Bình câu chuyện hay nhất. Bình câu hỏi hay nhất. D. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà kể cho người thân nghe - Chuẩn bị trước tiết Cây cỏ nước Nam -------------------------------------------- CHÍNH TẢ (NHỚ- VIẾT) Ê- MI- LI, CON... Luyện tập đánh dấu thanh (các tiếng chứa ươ,ưa) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nhớ - viết chính xác bài Ct, trình bày đúng hình thức thơ tự do khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con - Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và các ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT 2; tìm được tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT 3. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ ghi bài tập 3 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS lên bảng viết từ khó bài trước :suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa. - Nêu qui tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó ? 2. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: nêu mục đích, y/c của tiết học. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả - Gọi 1- 2 HS đọc thuộc khổ thơ 3 , 4 - Em hãy nêu nội dung chính của 2 khổ thơ ? - Em hãy tìm những từ dễ viết sai ? - GV đọc từ khó - GV đọc bài - GV đọc bài – lưu ý từ khó 3. Chấm, chữa bài - GV chấm nhanh 1 số bài –NX trước lớp 4. Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 2: - Gọi HS đọc bài 2 - Tổ chức hoạt động nhóm đôi - Gọi đại diện các nhóm chữa bài Bài 3: - GV cho HS làm miệng - Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ đó và yêu cầu HS HTL Cả lớp đọc thầm theo +...lời căn dặn của Mo-ri-xơn với con và lời tạm biệt. + nói giùm, sáng loà, Oa-sinh-tơn, HS viết bảng con (giấy nháp ) HS viết vào vở HS soát lỗi HS đổi chéo bài soát lỗi - Đọc, nêu yêu cầu của đề bài Các nhóm thảo luận Nhóm khác nhận xét, bổ sung + Trong tiếng giữa (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang. + Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính. - Các từ cần điền: ước, mười, nước, lửa. D. Củng cố, dặn dò - Lưu ý những từ dễ viết sai trong bài - Về nhà luyện viết - HTL các thành ngữ, tục ngữ trong bài. ---------------------------------------------- Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2012 TOÁN* Tiết:29 LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Biết tính dịên tích các hình đã học. - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. * HS đại trà hoàn thành bài tập 1, 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Hình vẽ minh hoạ BT 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Bài cũ: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông: 7ha; 6300dm2; 55dm2 2. Bài mới: Bài 1: Căn phòng HCN: CR = 6m ; CD = 9m Lát gạch men hình vuông cạnh 30 cm Cần : ? viên gạch HD: Muốn tính xem lát nền phòng cần bao nhiêu viên gạch cần biết gì ? * Củng cố: Đổi đơn vị đo trong khi giải Bài 2: Thửa ruộng HCN: CD= 80 m, CR=1/2 CD S=? 100 m2 : 50 kg thóc Thửa ruộng : ? tạ thóc HD: Xác định dạng toán phần b * Củng cố: Đổi đơn vị ở KQ cuối Đọc đề bài và phân tích đề HS nêu (HS khá giỏi). Làm bài vào vở nháp -1 học sinh lên bảng Đọc đề bài và xác định yêu cầu Làm bài vào vở nháp -K, G: Sau khi làm phần a cần nêu: 100m2 : 50 kg 3200m2 : ? kg IV. Củng cố, dặn dò: (2’) - Củng cố cách tính diện tích thực tế khi biết tỉ lệ xích. - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. -------------------------------------------------- LUYỆN VIẾT * (NHỚ- VIẾT) Ê- MI- LI, CON... A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Rèn chữ viết cho HS - Nghe - viết chính xác khổ thơ 3 * HS khá , giỏi : Nhớ viết trình bày đúng hình thức thơ tự do khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: nêu mục đích, y/c của tiết học. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả - Gọi 1- 2 HS đọc thuộc khổ thơ 3 , 4 - Em hãy nêu nội dung chính của 2 khổ thơ ? - Em hãy tìm những từ dễ viết sai ? - GV đọc từ khó - GV đọc bài - GV đọc bài – lưu ý từ khó 3. Chấm, chữa bài - GV chấm nhanh 1 số bài –NX trước lớp Cả lớp đọc thầm theo +...lời căn dặn của Mo-ri-xơn với con và lời tạm biệt. + nói giùm, sáng loà, Oa-sinh-tơn, HS viết bảng con (giấy nháp ) HS viết vào vở HS soát lỗi HS đổi chéo bài soát lỗi C. Củng cố, dặn dò - Lưu ý những từ dễ viết sai trong bài - Về nhà luyện viết - HTL các thành ngữ, tục ngữ trong bài. ---------------------------------------------- KHOA HỌC Tiết :12 PHÒNG BỆNH SỐT RÉT. A. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét. - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. - Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. - Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn ( đặt biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi ), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Thông tin và hình trang 26, 27 SGK. - Phiếu bài tập C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra: Khi dùng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh cần chú ý điều gì ? 2. Bài mới:* Giới thiệu bài . * Các hoạt động: a. Hoạt động 1 : Làm việc với SGK Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GVchia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hìmh 1, 2 trang 6 SGK. Nêu câu hỏi y/c HS trả lời Bước 2: Làm việc theo nhóm Bước 3 : Làm việc cả lớp b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận Bước1 : Thảo luận nhóm GV viết sẵn các câu hỏi ra các phiếu và phát cho các nhóm để nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận: Bước 2 : Thảo luận cả lớp Þ rút ra kết luận GV yêu cầu học sinh đọc mục bạn cần biết trang 27 SGK. - Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình - các nhóm khác bổ sung. - Nhóm thảo luận - Đại diện trả lời - Các em khác nhận xét bổ sung D. Củng cố, dặn dò: - Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì ? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào ? - Nhắc nhở các em về nhà tích cực phòng chống muỗi đốt và diệt muỗi. -------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: