Tiết 9 : TẬP ĐỌC
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.
- Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
- Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.
Tuần 5 NGÀY MÔN BÀI Thứ 2 03.10 Tập đọc Toán Lịch sử Một chuyên gia máy xúc Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài Phan Bội Châu và phong trào Đông Du Thứ 3 04.10 L.từ và câu Toán Khoa học Mở rộng vốn từ - Hòa bình Oân tập : Bảng đơn vị đo khối lượng Thực hành: Nói “không”! Đối với các chất gây nghiện Thứ 4 05.10 Tập đọc Toán Làm văn Đạo đức Ê- mi - li con Luyện tập Luyện tập báo cáo thống kê Có chí thì nên (tiết 1) Thứ 5 06.10 Chính tả Toán Địa lí Luyện tập dấu thanh Đề- ca- mét vuông . Héc- tô- mét vuông Vùng biển nước ta Thứ 6 07.10 L.từ và câu Toán Khoa học Làm văn Kể chuyện Từ đồng âm Mi- li- mét vuông . Bảng đơn vị đo diện tích Thực hành: Nói “không” Đối với các chất gây nghiện (tt) Trả bài văn tả cảnh Kể chuyện đã nghe hoặc đã đọc Tiết 9 : TẬP ĐỌC MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện. - Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc. - Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. - Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. II. Chuẩn bị: - Thầy: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. - Trò : Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Bài ca về trái đất - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và bốc thăm trả lời câu hỏi. - Hình ảnh trái đất có gì đẹp? - Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng. - Bài thơ muốn nói với em điều gì? - Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi. Giáo viên cho điểm, nhận xét - Học sinh nhận xét 1’ 3. Giới thiệu bài mới: - Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp đỡ, ủng hộ chúng ta khi chúng ta chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, chúng ta cũng nhận đựơc sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu. Bài học “ Một chuyên gia máy xúc” các em học hôm nay thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái đó. 32’ 4. Phát triển các hoạt động: 12’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Thực hành - Luyện đọc - Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn chia đoạn - Học sinh lắng nghe - Xác định được tựa bài - Chia 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu . giản dị, thân mật + Đoạn 2: Còn lại - Sửa lỗi đọc cho học sinh - Lần lượt 6 học sinh (dự kiến) - Dự kiến: “tr - s” - Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s - Lần lượt học sinh đọc từ câu Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ 10’ * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại - Tìm hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 - Học sinh đọc đoạn 1 + Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu? - Dự kiến: Công trường, tình bạn giữa những người lao động. + Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ? - Học sinh tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh. - Học sinh nêu nghĩa từ chất phác. + Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt? - Dự kiến: Học sinh nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật + Có vóc dáng cao lớn đặc biệt + Có vẻ mặt chất phác + Dáng người lao động + Dễ gần gũi Giáo viên chốt lại bằng tranh của giáo viên: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật. - Nêu ý đoạn 1 - Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc - Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2 - Học sinh lần lượt đọc đoạn 2 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: - Học sinh nhận phiếu + thảo luận + báo cáo kết quả - Học sinh gạch dưới những ý cần trả lời + Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? - Dự kiến: ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân Giáo viên chốt: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật. + Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ? - Dự kiến: + Cái cánh tay của người ngoại quốc + Lời nói: tôi anh + Ăn mặc Giáo viên chốt lại + Những chi tiết đó nói lên điều gì? - Dự kiến: Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữ nghị Giáo viên chốt lại - Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 - Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam 8’ * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễncảm, rút đại ý. - Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại - Rèn đọc diễn cảm - Học sinh lần lượt đọc từng đoạn - Rèn đọc câu văn dài “ Aùnh nắng êm dịu” - Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.// _Học sinh lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài - Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm -Nêu đại ý - Cả tổ thi đua nêu lên đại ý Giáo viên chốt lại - Ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân ta và nhân dân các nước. Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác - Học sinh quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân. 2’ * Hoạt động 4: Củng cố - Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất - Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy) Giáo viên nhận xét, tuyên dương 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Đọc diễn cảm - Chuẩn bị: “ Ê-mi-li con” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG *** RÚT KINH NGHIỆM Tiết 21 : TOÁN ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan, nhanh, chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế. II. Chuẩn bị: - Thầy: Phấn màu - bảng phụ - Trò: Vở bài tập - SGK - bảng con - vở nháp III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: - Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa học. - 2 học sinh - Học sinh sửa bài 3, 4/23 (SGK) - Lần lượt HS nêu tóm tắt - sửa bài - Lớp nhận xét Giáo viên nhận xét và cho điểm. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: - Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài 30’ 4. Phát triển các hoạt động: 7’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành bảng đơn vị đo độ dài - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Đ.thoại, thực hành Bài 1: - Giáo viên gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả. - Học sinh lần lượt lên bảng ghi kết quả. - Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. Giáo viên chốt lại - Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 8’ * Hoạt động 2: Luyện tập - Hoạt động nhóm đôi Phương pháp: Thực hành, động não Bài 2: - Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. - Học sinh đọc đề - Xác định dạng Giáo viên chốt ý. - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài - nêu cách chuyển đổi. Bài 3: Tương tự bài tập 2 - Học sinh đọc đề - Học sinh nêu dạng đổi - Học sinh làm bài Giáo viên chốt lại - Học sinh sửa bài 4km37m = 4 037m .. - Lớp nhận xét 14’ * Hoạt động 3: - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, động não, thực hành Bài 4: HN - ĐN : 791km ĐN – Tp HCM :dài hơn144 km - Học sinh đọc đề - Phân tích đề - Tóm tắt - Học sinh giải và sửa bài 4’ * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động cá nhân - Nhắc lại kiến thức vừa học - Thi đua ai nhanh hơn - Tổ chức thi đua: 82km3m = ..m 5 008m = ..km.m - Học sinh làm ra nháp 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Làm bài nhà - Chuẩn bị: “Ôn bảng đơn vị đo khối lượng” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG * * * RÚT KINH NGHIỆM Tiết 22 : TOÁN ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh tự xây dựng kiến thức. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh thích học toán, thích làm các bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng. II. Chuẩn bị: - Thầy: Phấn màu - Bảng phụ - Trò: Vở bài tập - Sách giáo khoa - Nháp III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Bảng đơn vị đo độ dài - Kiểm tra lý thuyết về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, vận dụng bài tập nhỏ. - 2 học sinh - Học sinh sửa bài - Nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị. Giáo viên nhận xét - cho điểm - Lớp nhận xét 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Bảng đơn vị đo khối lượng” - Để củng cố lại kiến thức về đổi đơn vị đo khối lượng, hôm nay, chúng ta ôn tập thông qua bài: “Ôn tập bảng đơn ... thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được + Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý - Trò: SGK III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Thực hành: Nói “Không !” Đối với các chất gây nghiện - Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào? - Ung thư phổi, miệng, họng, thực quản, tụy, thận, bàng quan... - Nêu tác hại của rượu, bia, đối với tim mạch? - Tim to, rối loạn nhịp tim ... - Nêu tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội? - XH phải tốn tiền nuôi và chạy chữa cho người nghiện, sức lao động của cộng đồng suy yếu, các tội phạm hình sự gia tăng... Giáo viên nhận xét và cho điểm 1’ 3. Giới thiệu bài mới: Thực hành: Nói “Không !” đối với các chất gây nghiện (tt) 30’ 4. Phát triển các hoạt động: 15’ * Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” - Hoạt động cả lớp, cá nhân Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại, thảo luận + Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - Học sinh nắm luật chơi: “Đây là một chiếc ghế nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị chết”. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Chiếc ghế này được đặt ở giữa cửa, khi từ ngoài cửa đi vào cố gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người bạn đã đụng vào ghế cũng bị điện giật. - Sử dụng ghế của giáo viên chơi trò chơi này. - Chuẩn bị thêm 1 khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn - Nêu luật chơi. + Bước 2: - Giáo viên yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang - Học sinh thực hành chơi - Giáo viên để ghế ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào. -Dự kiến: + Có em cố gắng không chạm vào ghế + Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế + Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào ghế ... + Bước 3: Thảo luận cả lớp - Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận + Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế? - Rất lo sợ + Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế? - Vì sợ bị điện giật chết + Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế? - Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. + Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế? - Vì biết nó nguy hiểm cho bản thân. Giáo viên chốt: Việc tránh chạm vào chiếc ghế cũng như tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý ® phải thận trọng và tránh xa nguy hiểm. * Hoạt động 2: Đóng vai - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận, trò chơi + Bước 1: Thảo luận - Học sinh thảo luận, trả lời. - Giáo viên nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì? Dự kiến: + Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó. + Giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy + Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó + Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn, thảo luận - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm hoặc 6 nhóm. - Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai + Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc ® nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào? - Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến + Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia ® nếu là Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào? + Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào? - Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên. 3’ * Hoạt động 3: Củng cố - Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận - Học sinh thảo luận: + Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không? + Trường hợp bị dọa dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì? + Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếukhông giải quyết được. Giáo viên kết luận: chúng ta có quyền tự bảo vệ và được bảo vệ ® phải tôn trọng quyền đó của người khác. Cần có cách từ chối riêng để nói “Không !” với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài + học ghi nhớ - Chuẩn bị:”Dùng thuốc an toàn “ - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG * * * RÚT KINH NGHIỆM Tiết 10 : TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo những đề đã cho. 2. Kĩ năng: Biết tham gia sử lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: - Thầy: Bảng phụ ghi các đề kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, sửa chung trước lớp - Phấn màu III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét và cho điểm - Học sinh đọc bảng thống kê 1’ 3. Giới thiệu bài mới: 33’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp - Hoạt động lớp Phương pháp: Tổng hợp - Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp - Đọc lại đề bài + Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc. + Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. Phương pháp: Thực hành - Giáo viên trả bài cho học sinh - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi - Học sinh đọc lời nhận xét của thầy cô, học sinh tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý) - Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em - Lần lượt học sinh đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung - Học sinh theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai - Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh tìm ra lỗi sai - Xác định sai về mặt nào - Một số HS lên bảng lần lựơt từng đôi - Học sinh đọc lên - Cả lớp nhận xét * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp Phương pháp: Thi đua - Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay - Học sinh trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình - Giáo viên đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cảnh sông nước, vùng biển, dòng sông, con suối đổ. - Chuẩn bị: Luyện tập làm đơn - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG * * * RÚT KINH NGHIỆM Tiết 5 : KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ HỌC Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình , chống chiến tranh I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết kể bằng lời nói của mình một câu chuyện đã đựơc nghe và đã được đọc đúng với chủ điểm hòa bình. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện. 2. Kĩ năng: Kể tự nhiên, rõ ràng, giọng kể phù hợp với từng nhân vật. 3. Thái độ: Yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp. II. Chuẩn bị: - Thầy: Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình - Trò : Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét - cho điểm - 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” 1’ 3. Giới thiệu bài mới: Các em đã được học rất nhiều bài về chủ điểm hòa bình. Trong tiết hôm nay, các em sẽ tập kể những chuyện đã nghe, đã đọc ngắn với chủ điểm hòa bình. 30’ 4. Phát triển các hoạt động: 10’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của giờ học - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải - 1 học sinh đọc đề bài - Học sinh gạch dưới những từ ngữ quan trọng ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh - Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài - Cả lớp đọc thầm toàn bộ phần đề bài và phần gợi ý - Truyện tham khảo: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, Những con sếu bằng giấy , - lần lượt học sinh nêu lên câu chuyện em sẽ kể - Nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự: + Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào. + Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Kể tự nhiên, cố thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. 12’ * Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Hoạt đọng nhóm Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - Học sinh làm việc theo nhóm - Từng học sinh kể câu chuyện của mình. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Giáo viên hướng dẫn học sinh thi kể chuyện theo nhóm. - Đại diện nhóm kể chuyện (Động tác, điệu bộ, giọng kể) - Nêu ý nghĩa của câu chuyện - GV nhận xét - Cả lớp nhận xét 5’ * Hoạt động 3: Củng cố - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Chọn câu chuyên yêu thích, vì sao? - Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: Kể lại câu chuyện em đã là thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước. - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG *** RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: