Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 22

Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 22

Tiết 64, 65: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I. MỤC TIÊU:

TĐ:-Bước đầu.biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

-Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.(trả lời đoực các câu hỏi 1, 2 3, 4)

KC :Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai, ngày 21 tháng 1 năm 2013
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 64, 65: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC TIÊU:
TĐ:-Bước đầu.biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
-Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.(trả lời đoực các câu hỏi 1, 2 3, 4)
KC :Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Tập đọc
 1. Kiểm tra bài cũ: Bàn tay cô giáo
- HS đọc thuộc bài "Bàn tay cô giáo" Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, nêu điểm
 2. Bài mới:
Nhà bác học và bà cụ
* Hoạt động 1: Luyện đọc. 
 - GV đọc mẫu toàn bài
- Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ
 - HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, GV phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm.
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc 5 đoạn trước lớp. GV giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải: nhà bác học, cười móm mém
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, HS nối tiếp đọc các đoạn 2, 3, 4.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-HS đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn và đoạn 1, trả lời:
- Nói những điều em biết về Êđi-xơn.?
- Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xẩy ra khi nào.?
-Một HS đọc thầm đoạn 2, 3 cả lớp đọc thầm lại, trả lời: 
- Bà cụ mong muốn điều gì.?
- Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì.?
-Cả lớp đọc thầm đoạn 4 trả lời:
- Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện.?
- Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người.?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
-GV đọc mẫu đoạn 3 trong bài. Vài HS đọc lại đoạn văn.
- HS thi đọc bài văn.
- HS phân vai đọc lại câu chuyện.
 Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Bây giờ các em không nhìn sách tập kể câu chuyện theo vai.
2. Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai.
-GV nhắc HS: nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ.
- 3 HS dựng lại câu chuyện theo vai.
- GV bình chọn dựng lại câu chuyện hay nhất.
 3. Củng cố, dặn dò
-	Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì.?
-	Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Cái cầu
----------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 105: THÁNG - NĂM
I. MỤC TIÊU:
Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết được một năm có 12 tháng.
	- Biết tên gọi các tháng trong một năm.
	- Biết số ngày trong từng tháng.
	- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm...)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ, lịch
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung
- HS lên bảng làm lại bài tập 2 sgk
-Nhận xét, sửa sai
 2. Bài mới
* Tháng- Năm
 * Hoạt động 1:Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
 + Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
 -GV treo tờ lịch năm 2011 lên bảng và giới thiệu: "Đây là tờ lịch năm 2011. Lịch ghi các tháng trong năm 2011; ghi các ngày trong từng tháng". 
 -GV hỏi: Một năm có mấy tháng? (12 tháng)
- GV nói và ghi tên các tháng trên bảng: Một năm có 12 tháng là: tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy ...tháng Mười hai"
- Gọi hai HS nhắc lại.
-Chú ý:
	+ Trên tờ lịch các tháng thường được ghi bằng số, chẳng hạn " tháng Một " thì viết là "tháng 1"...
	+ Không nên gọi tên khác với tên gọi đã nêu trong SGK
 + Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
-GV cho HS quan sát tờ lịch và lần lượt hỏi các tháng có bao nhiêu ngày?
-Chú ý: 
	+ Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
	+ Các tháng khác mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày. 
 - GV hướng dẫn HS tính ngày trong tháng bằng cách "nắm bàn tay".
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
 + Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu của bài
 Hs lần lượt trả lời câu hỏi
 Nhận xét, tuyên dương
+ Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài
 Hs nhìn lịch trả lời câu hỏi
 Nhận xét, sửa sai
3. Củng cố, dặn dò: 
 Về xem lại bài 
 Chuẩn bị: Luyện tập
-------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Tiết 42 : THÂN CÂY (T.T)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Nêu được chứa năng của thân đối với đời sống của thực vật và lợi ích của thân đối với lợi ích của con người .
	¶ Kĩ năng sống:
	Ø Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây.
	Ø Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các hình trong SGK/80;81. Vở BT TNXH.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Thân cây.
w Kể tên một số cây thân mọc đứng, thân b ò, thân leo.
w Kể tên một số thân lấy gỗ (cứng). Thân mềm.
	- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: Thân cây (tt)
	ó Hoạt động 1: chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
- GV kiểm tra hỏi cả lớp. HS nào đã thực hành lời dặn của giáo viên trong tiết học trước.
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
- GV: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận được đủ nhựa cây để duy trì cuộc sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây coù chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
ó Hoạt động 2: ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của con người và động vật.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4;5;6;7;8/ 81.
- Dựa vào những hiểu biết thực tế, học sinh:
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường tủ.
+ Kể tên một sớ thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
- Học sinh thay đổi cách trả lời. 2 nhóm chơi đố nhau. Nhóm A hỏi và nhóm B trả lời.
+ VD: 
A: Thân cây lúa làm gì? Thân cây bằng lăng dùng làm gì? 
B: Thân cây lúa cho bò, trâu ăn, làm nấm rơm. Thân cây bằng lăng làm bàn ghế 
- GV và cả lớp nhận xét đi đến kết luận về ích lợi của thân cây: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng 
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nêu chức năng của thân cây?
- Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần b iết” SGK/81. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Rễ cây: quan sát một số rễ cây xung quanh nhà, đọc sgk, trả lời câu hỏi. 
----------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 22 tháng 1 năm 2013
Chính tả
Tiết 42: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
1. Nhớ - viết đúng, đẹp bài thơ Bàn tay cô giáo.Trình bày đúng các khổ thơ dòng thơ 4 chữ
2. Làm đúng các bài 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Ông tổ nghề thêu
 -	 2 HS viết bảng lớp, hs còn lại viết bảng con: trí thức, nhìn trăng, tia chớp, trêu chọc...
 - Nhận xét, sửa sai
 2. Bài mới.
Bàn tay cô giáo
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc một lần bài thơ
- HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK.
- Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ.?
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào.?
- Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở.?
- Gv đọc từng câu hs rút từ khó viết bảng con: thoắt cái, chiếc thuyền, nắng tỏa, dập dềnh, sóng lượn, mầu nhiệm, biếc, rì rào.
- Vài hs đọc lại từ khó
- Gv nhắc nhở hs tư thế ngồi viết
- HS nhớ và tự viết lại bài thơ.
- Thu tập, chấm điểm
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 + Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu của bài
 - Hs lần lượt điền vào chỗ trống
 a, trí thức - chuyên - trí óc - chữa bệnh - chế tạo - chân tay - trí thức - trí tuệ.
 b, ở đâu - cũng - những - kĩ sư - kĩ thuật - kĩ sư - sản xuất - xã hội - bác sĩ - chữa bệnh.
- Nhận xét, sửa sai
3 Củng cố dặn dò:
Về sữa lỗi sai
CB:Ê Đi Xơn
----------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 106: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS : 
- Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Lịch năm 2012
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Tháng - năm
-GV nêu câu hỏi bài tập 1 SGK HS lần lượt trả lời.
- Nhận xét, sửa sai.
 2. Bài mới:
Luyện tập
* Hoạt động 1: Hs làm việc cá nhân
- Một năm có bao nhiêu tháng.?
- Nêu tên các tháng đó.?
- Nêu tên tháng có 30 ngày.?
- Những tháng nào có 31 ngày.?
- Tháng hai có bao nhiêu ngày.?
- Cho HS xem tờ lịch năm 2011.
- Tháng 2 năm nay có bao nhiêu ngày.?
- Ngày 2 tháng 8 là ngày mấy.?
* Hoạt động 2. Thực hành:
+ Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài
 Hs xem lịch lần lượt nối tiếp nhau nêu kết quả.
 Nhận xét, sửa sai
+ Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài
 Hs xem lịch năm 2005 làm vào vở
 Nhận xét, sửa sai
 Gv hỏi thêm:	
 Tháng 2 có 30 ngày 	S	Tháng 12 có 31 ngày	Đ
	Tháng 5 có 31 ngày 	Đ	Tháng 8 có 30 ngày 	S
	Tháng 7 có 31 ngày 	Đ	Tháng 9 có 30 ngày S
+ Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu của bài
 Hs làm bài vào vở
 Nhận xét, sửa sai
3.Củng cố, dặn dò:
 Về xem lại bài
 Chuẩn bị: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
-------------------------------------------------------------------------
Tập viết
Tiết 22: ÔN CHỮ HOA P
I. MỤC TIÊU:
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa B(1 dòng) Ph, B(1dòng)
- Viết tên riêng Phan Bội Châu bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc/ Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Mẫu chữ hoa: P, Phan Bội Châu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
 - HS nhắc lại âu ứng dụng đã học tiết trước.
 - HS viết bảng lớp, còn lại viết bảng con: Lãn Ông , ổi
 - Nhận xét.
 2. Bài mới.	
* Giới thiệu bài:Ôn chữ hoa P
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết trên vở nháp.
 + Luyện viết chữ hoa
- Tìm những chữ hoa có trong bài.?
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ: p, b , c, t, đ, h, v, n
- HS thực hành luyện viết vào vở nháp.
 + Luyện viết từ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng.?
- Nói những điều em biết về Phan Bội Châu.? 
- GV giới thiệu: Phan Bội Châu một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
-GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, HS luyện viết vào vở nháp.
 + Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng.
-GV giúp HS hiểu: các địa danh trong câu ca dao.
- HS luyện viết: Phá, Bắc
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
-GV yêu cầu HS viết chữ cỡ nhỏ, HS viết vào vở.
- GV theo ... ào vở
* 1 hs lên bảng giải 
 giải
 Số m vải cửa hàng còn lại là:
 5238 – 1633 = 3605 (m vải)
 Đáp số:3605 m vải
Gv chấm điểm một số tập
Nhận xét tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
---------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 22: TÔN TRỌNG CÁCH ĐẾN NHÀ (TT)
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu:
- Như thế nào là tôn trọng khách đến nhà.
- Vì sao cần tô trọng khách đến nhà.
2. HS biết cư xử lịch sự khi gặp khách đến nhà.
3. HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách đế nhà.
*- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách đến nhà.
II. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Liên hệ thực tế.
- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với hau
- Em hãy kể về một hành vio lịch sự với khách đến nhà mà em biết?
- Em có nhận xét gì về những hành vi đó?
- Một số HS trình bày trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- GV kết luận chung
* HĐ2: Đánh giá hành vi:
- Gv chia nhóm và yêu cầu các hóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với khách đến nhà trong những trường hợp sau:
a/ Bạn Vi lúng túng, xấu hổ khi khách đế nhà hỏi chuyện.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện từng nhóm trả lời. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Gv kết luận
* HĐ3: Xử lí tình huống và đóng vai.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luậ nhận xét việc làm của các bạn những tình huống trong bài tập 5.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao dổi và bổ sung thảo luận.
- GV tổng kết chung tiết học: Tôn trọng khách đến nhà và sẵn sàng giúp họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn cùa con người
-------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 22: TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO:
DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, DẤU HỎI
I. MỤC TIÊU:
Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tđ,CT đã học
Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu
Biết dùng đúng dấu chấm dấu chấm hỏi
II CHUẦN BỊ:
G V:bảng phụ viết bt 2
HS:SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở dâu?
-Một HS làm lại bài tập 2, một HS làm bài tập 3 sgk
-Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
Từ ngữ về sáng tạo:dấu chấm dấu phẩy dấu hỏi
 * Hướng dẫn làm bài tập:
 + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài.
-	Hai HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK
-	GV nhắc HS : dựa vào những bài chính tả và tập đọc đã học và sẽ học ở các tuần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động trí thức.
-	HS thảo luận theo nhóm, điền vào phiếu theo yêu cầu bài
-	Đại diện lên đính bảng và đọc kết quả
-	Nhận xét, sửa sai, tuyên dương
Chỉ trí thức
Chỉ hoạt động của trí thức
Nhà bác học, ...
Nghiên cứu khoa học, ...
 + Bài tập 2: HS đọc yêu cầu và 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy. 
- Hs làm bài vào vở.
-HS lên bảng sửa bài.
 + Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập và mẫu truyện vui Điện
-GV giải nghĩa thêm từ phát minh: tìm ra những điều mới, làm ra những vật mới có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống.
-HS đọc thầm lại bài, làm bài vào vở.
-HS lên bảng làm, GV chốt lại lời giải đúng. 
- GV hỏi : Truyện này gây cười ở chỗ nào?
3. Củng cố, dặn dò
- Về xem lại bài
 - Làm bài 3 sgk
 -Chuẩn bị: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
-------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2013
Thể dục
Tiết 44: ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện d8ung1 cách so dây, chao dây, quay dây.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Còi.
Học sinh: Trang phục gọn gàng, dây nhảy.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
Tập bài TDPTC.
Xoay các khớp, vỗ tay và hát.
Trò chơi “chim bay cò bay”.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS lên thực hiện.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Ôn nhảy dây – Trò chơi “lò cò tiếp sức”.
b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
* Mục tiêu: thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại kỹ thuật. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
* HĐ2: Trò chơi “lò cò tiếp sức”.
* Mục tiêu: Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động.
*Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
ĐH: 
4. Củng cố: 
Thả lỏng.
GV cùng HS hệ thống lại bài.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
Biểu dương học sinh tốt, giao bài về nhà: tập nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
Rút kinh nghiệm.
Nội dung buổi học sau: Trò chơi “chuyển bóng tiếp sức”.
----------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 22: NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. MỤC TIÊU:
: Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết (tên, nghề nghiệp, công việc hàng ngày, cách làm của người đó...).
- : Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ về một số tri thức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Nói về trí thức. Nghe- kể: Nâng niu từng hạt giống
- HS kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
-GV nhận xét, chấm điểm.
 2. Bài mới.	
* Giới thiệu bài:Nói viết về người lao động trí óc
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
 + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
-Một vài HS kể một số nghề lao động trí óc.
-Để HS dễ dàng khi chọn kể về một người lao động trí óc, GV lưu ý HS có thể kể về một người thân trong gia đình (ông ,bà, cha ,mẹ, chú, bác,anh, chị, em,...) ; một người hàng xóm; cũng có thể là người em biết qua đọc truyện, sách báo, xem phim...
Một HS nói về người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý ttrong SGK
-Từng cặp HS tập kể.
- HS thi kể trước lớp. Nhận xét, tuyên dương
+ Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài
-GV nhắc viết vào vở rõ ràng , từ 7 đến 10 câu những điều vừa nói thành một đoạn văn
-HS viết bài vào vở.
-Một số HS đọc bài trước lớp. Nhận xét, sửa sai
 3. Củng cố, dặn dò: 
- Về viết lại đoạn văn hoàn chỉnh
- Chuẩn bị: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
----------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 109: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 	: 
- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần)
- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Vẽ trang trí hình tròn
 - Hs lên bảng vẽ hình tròn
 - Nhận xét
 2. Bài mới
* Giới thiệu bài:Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
* Hoạt động 1: Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ.
-GV giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và viết lên bảng: 	1034 x 2 = ?
- Gọi HS thực hiện lên bảng đặt tính và nêu cách tính:
1034
2
2068
	Vậy:	1034 x 2 = 2068
* Hoạt động 2: Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ một lần.
-	GV viết lên bảng: 2125 x 3 = ?
-	HS tự đặt tính, rồi tính vào bảng con.
- Một HS lên bảng đặt tímh và nêu cách tính.	 
2125
3
6375
	 Vậy : 2125 x 3 = 6375
 -	GV lưu ý HS :
	+ Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì "phần nhớ" được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.
	+ Nhân rồi mới cộng với " phần nhớ" ở hàng liền trước (nếu có)
* Hoạt động 3: Thực hành.
 + Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu của bài
 1 Hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm bảng con
 Nhận xét, sửa sai.
 + Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài
 HS lên bảng đặt tính và nêu cách tính, hs còn lại làm bảng con
 Nhận xét, sửa sai 
+Bài tập3:Hs đọc đề
Hs tự giải vào vở
1hs lên bảng lớp giải 
Giải
Số viên gạch xây 4 bức tường như thế hết là
1015x 4 = 4060 (viên gạch)
Đáp số:4060 viên gạch
3. Củng cố dặn dò:
 Mời 2 nhóm thi đua làm bt 4
Nhận xét tuyên dương
CB:Luyện tập
-------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Tiết 43: RỄ CÂY
I/ MỤC TIÊU :
Ø Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các hình trong SGK/82,83. Vở BT TNXH.
Ø Giáo viên và học sinh sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mang đến lớp.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Thân cây.
w Nêu chức năng của thân cây? (vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây).
w Nêu ích lợi của thân cây? (dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc làm nhà, đóng đồ dùng).
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: RỄ CÂY
ó Hoạt động 1: Đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- HS làm việc theo cặp.
- HS quan sát hình 1;2;3;4 SGK/82. Mô tả đặc điểm của:
+ rễ cọc: cây có 1 rễ to và dài, xung quanh rễ đâm ra nhiều rễ con, gọi là rễ cọc.
+ rễ chùm: cây coù nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm.
- HS quan sát hình 5;6;7 SGK/83.
+ rễ phụ: một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành.
+ rễ củ: một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
- Vài HS lần lượt nêu đặc điểm, mỗi cặp nêu đặc điểm của một loại rễ.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV chỉ định một vài học sinh lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ.
- GV kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ có đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
ó Hoạt động 2: Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
- GV phân phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa và băng dính.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú dưới các rễ cây nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ, rễ củ.
- Các nhóm lên giới thiệu bộ sưu tầm các loại rễ cây của nhóm mình trước lớp.
- GV và lớp nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
- Tuyên dương cá nhân và tập thể thực hiện tốt yêu cầu.	
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nêu đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm? Nêu đặc điểm của rễ phụ và rễ củ?
- Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK/83. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Rễ cây (t.t): thực hành cắt rễ cây như sgk, quan sát hiện tượng trên. 
-------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 MOT COT TUAN 22 2013.doc