Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I-Mục tiêu
Học xong bài này HS có khả năng:
1-Hiểu:
-Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.
-HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
2-Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo
II-Chuẩn bị
GV: SGK Đạo đức 4, các băng chữ dùng cho hoạt động 3, tiết , kéo, giấy màu, hồ dán, để sử dụng cho hoạt động 2, T2
HS: SGK Đạo đức
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu ( Tiết 1 )
*Khởi động: Cả lớp hát bài: Bụi phấn
-GV dẫn dắt để giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống
-GV nêu các tình huống. ( chú ý tình huống được sửa theo GT như sau: . Các bạn ơi, cô Bình bị ốm đấy! Chiều nay .; Câu hỏi 2 bỏ từ Cùng )
Kế hoạch dạy tuần 14 Thứ- ngày Môn học Tên bài dạy Nội dung giảm tải Thứ hai 10 -12 Đạo đức Tập đọc Âm nhạc Toán Lịch sử Biết ơn thầy cô giáo Chú đất Nung Ôn tâp ba bài hát: Trên .... nhạc Chia một số cho một tổng Nhà Trần thành lập Sửa tình huống,... Có thể GT bài 2 GT phần: Em có nhân... nhà Trần Thứ ba 11 - 12 Toán Khoa học Thể dục Kể chuyện Mĩ thuật Chia cho số có một chữ số Một số cách làm sạch nước Ôn bài TDPTC- Trò chơi “ Đua ..... Búp bê của ai ? Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật GT d 3, câu a-b,B1 Thứ tư 12 - 12 Tập đọc Toán LT&C TLV Kĩ thuật Chú đất Nung ( tiếp ) Luyện tập Luyện tập về câu hỏi Thế nào là miêu tả Thêu lướt vặn -Tiết 2 Có thể GT bài 3 Bỏ vẽ tranh Thứ năm 13 - 12 Toán Địa lí Thể dục LT&C Chính tả Chia một số cho một tích Hoạt động sản xuất của ... Bắc Bộ Ôn bài TDPTC -TC “Đua ngựa” Dùng câu hỏi vào mục đích khác Nghe - viết: Chiếc áo búp bê GT câu b, BT 5 GT: Những nơi... đồ gỗ, C2, S câu 3 Thứ sáu 14 - 12 Toán TLV Khoa học SHL Chia một tích cho một số Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật Bảo vệ nguồn nước Nhận xét tình hình trong tuần GT 2 PT B 5, B4 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2007 Đạo đức Biết ơn thầy giáo, cô giáo I-Mục tiêu Học xong bài này HS có khả năng: 1-Hiểu: -Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. -HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. 2-Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo II-Chuẩn bị GV: SGK Đạo đức 4, các băng chữ dùng cho hoạt động 3, tiết , kéo, giấy màu, hồ dán, để sử dụng cho hoạt động 2, T2 HS: SGK Đạo đức III-Các hoạt động dạy học chủ yếu ( Tiết 1 ) *Khởi động: Cả lớp hát bài: Bụi phấn -GV dẫn dắt để giới thiệu bài *Hoạt động 1: Xử lý tình huống -GV nêu các tình huống. ( chú ý tình huống được sửa theo GT như sau: ... Các bạn ơi, cô Bình bị ốm đấy! Chiều nay ...; Câu hỏi 2 bỏ từ Cùng ) -HS dư đoán các cách ứng xử có thể xảy ra. -HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn. -Thảo luận lớp về các cách ứng xử. GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em nhiều điều hay nhiều điều tốt. Do đó các em phải biết kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi ( Bài tập 1, SGK ) -GV yêu cầu từng nhóm làm bài. -Từng nhóm thảo luận. -HS chữa bài các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét và đưa ra phương án đúng. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( BT 2, SGK ) Lưu ý: ở ý g bỏ từ chia sẽ theo GT -GV chia lớp thành 7 nhóm, mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS chọn mỗi việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy, cô giáo và tìm thêm các việc làm biểu hiện lòng biết ơn thầy, cô giáo. -Từng nhóm thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ. -Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo hai cột: Biết Ơn hay Không Biết Ơn trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận. Các nhóm khác bổ sung. -GV kết luận kết quả đúng. *Hoạt động nối tiếp: -Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Tập đọc chú đất nung I-Mục đích – yêu cầu 1-Đọc thành tiếng: -Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài: lầu son, chăn trâu. khoan khoái, đoảng, sưởi, ... -Đọc trôi chảy, lưu loát được toàn bài.Biết biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật. 2-Đọc - hiểu -Hiểu được các từ ngữ: Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đồng rấm, hòn rấm, nung. -Hiểu được nội dung: ( Phần đầu truyện ) Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám ngâm mình trong lửa đỏ. II-Chuẩn bị: -GV: Tranh minh hoạ trong SGK. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu A-Kiểm tra bài cũ: Hai HS đọc tiếp nối nhau bài Văn hay chữ tốt, trả lời câu hỏi về nội dung trong SGK GV nhận xét ccho điểm B-Dạy học bài mới: (37 phút) 1-Giới thiệu bài:(1 phút) -GV giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài bằng tranh 2-HD luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc *Đọc đọan: Hình thức nối tiếp theo đoạn ( GV chia đoạn: 3 đoạn, khoảng 3 lượt, không dừng khi HS đang đọc giữa chừng ) -HS đọc hết lượt 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm tiếng khó: lầu son, chăn trâu, khoan khoái, đoảng, sưởi; ngắ nghỉ câu dài choHS: “ Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất/ em nặn lúc đi chăn trâu; Chú bé ngạc nhiên/ hỏi lại:”Lưu ý đọc đúng các câu hỏi, câu cảm ơn trong bài. -HS đọc tiếp các lượt tiếp theo -GV giúp HS hiểu một số từ được chú thích trong bài: ( HS TB đọc mục chú giải trong SGK ) *HS luyện đọc theo cặp: HS này đọc, HS khác nghe để nhận xét và ngược lại. -Các nhóm thi đọc và nhận xét. GV nhận xét, cho điểm. *Một HS K - G đọc toàn bài - GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài *Đoạn 1 ( Từ đầu đến ... chăn trâu ) -HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi: +Câu hỏi 1 SGK -GV ghi chi tiết nổi bật: Kị sĩ, tía, lên bảng YC HS nêu lại nghĩa của từ của từng từ. -HS nêu ý chính đoạn 1: Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt. *Đoạn 2: ( cu Chắt ... lọ thuỷ tinh ) -HS đọc thầm đoạn 2: GV nêu câu hỏi để HS trả lời: +Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu ? +Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào? -HS tìm ý 2: Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột *Đoạn 3: ( còn lại ) -HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời các câu hỏi sau: +Vì sao chú bé đất lại ra đi? +Câu hỏi 2, SGK +Chú bé đất đi đâu và gặp chuyện gì? GV ghi bảng: Ông Hòn Giấm, yêu cầu một HS nhắc lại nghĩa của từ đó. +Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú bé lùi lại? +Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung ? +Thao em hai ý kiến đó ý kiến nào đúng ? Vì sao ? +Chi tiết Nung trong lủa tượng trưng cho điều gì ? +Đoạn 3 cho biết gì ? ( Đoạn cuối bài kể lại việc chú bé đất quyết định trở thành đất nung ) -HS đọc lướt toàn bài tìm nội dung chính của bài c) Luyện đọc nâng cao -GV hướng dẫn HS đọc: Toàn bài đọc với giọng vui - hồn nhiên. Lời anh Kị Sĩ kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm vui vẻ. Lời chú bé đất chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu. +Đối với HS khá, Giỏi: luyện đọc hay và thi đọc diễn cảm đoạn và đọc phân vai: “ Ông Hòn Rấm cười bảo ....chú thành đất Nung “ +Đối với HS TB và những HS đọc yếu cần luyện đọc để có giọng đọc tốt hơn. -GVnhận xét, đánh giá 3-Củng cố ,dặn dò: -HS nhắc lại nội dung bài -GV nhận xét tiết học. Toán chia một số cho một tổng I-Mục tiêu -Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số, tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số thông qua bài tập. -Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành. Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 II-Chuẩn bị: -GV: SGK, VBT T 4 -HS:VBT toán 4. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: *Hoạt động 1: HD HS nhận biết tính chất một tổng cho một số GV viết bảng: ( 35 + 21 ): 7 và 35 : 7 + 21 : 7 -Yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức trên +HS làm vào giấy nháp, 2 HS lên bảng thực hiện tính. +HS so sánh giá trị và nhận xét +Muốn chia một tổng có các số hạng đều chia hết cho số chia thì ta làm thế nào ? +HS trả lời, GV nhận xét, kết luận như SGK., yêu cầu vài HS nhắc lại tính chất này. *Hoạt động 2: Thực hành Bài1 ( Tr 77, VBT T4 ) -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, HS tự làm vào VBT T4 sau đó gọi 4 HS ( TB-K-G ) lên bảng thực hiện. HS cả lớp chú ý nhận xét, GV chốt kết quả đúng. Bài 2 ( Tr 77, VBT T4 ) -Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT -Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu làm gì ? -HS tìm cách giải bài toán và HS K hoặc G nêu cách giải, GV nhận xét, yêu cầu HS TB nhắc lại các bước giải bài toán. -HS giải bài toán ( 2 cách ) vào VBT T, 2 HS nối tiếp lên bảng giải bài toán ( mối HS giải một cách ). -HS cả lớp nhân xét, bổ sung. GV chốt lời giải và kết quả đúng. Bài 3 ( Tr 77, VBT T4 ) -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -HS làm việc cá nhân vào VBT, 2 HS lên bảng làm ( HS TB làm câu a-b, HS K làm câu c -HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Bài 4 ( Tr 77, VBT T4 ) -Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu và bài mẫu. -HS K-G tự làm, HS TB GV gợi ý và hướng dẫn. -1 HS G lên bảng làm, GV nhận xét, chốt kết quả và cách làm đúng nhất. *Hoạt động nối tiếp: Củng có, dăn dò. Nhật xét tiết học, dặn HS về nhà làm BT trong SGK Lịch sử Nhà trần thành lập I-Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: -Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. -Về cơ bản, nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, pháp luật và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần giũ nhau. II-Chuẩn bị: 1-GV: Phiếu học tập 2-HS: SGK. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu *Giới thiệu bài: GVgiới thiệu trực tiếp *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân -GV phát phiếu bài tập cho HS làm ( nội dung phiếu như SGV Lịch Sử và Địa Lý, HĐ1- Tr 34 ) -HS trình bày kết quả của phiếu, HS cùng GV nhận xét. *Hoạt động 2: Làm việc cả lớp Yêu cầu HS cả lớp thảo luận nội dung sau: Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới thời Trần chưa có sự cách biệt quá xa ? -HS thảo luận và trình bày, GV nhận xét, kết luận như trong SGK. -GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ. -HS chú ý quan sát. VI-Tổng kết, dặn dò -Nhận xét tiết học, dặn về nhà làm các bài tập trong VBT Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2007 Toán chia cho số có một chữ số I-Mục tiêu: Giúp HS : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có một chữ số. II-Đồ dùng dạy học 1-GV: SGK, VBT 2-HS: VBT T4 III-Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Trường hợp chia hết 128 472 : 6 = ? -HD học sinh đặt tính. -HD HS tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia đều tính theo ba bước: chia, nhân, trừ nhẩm. -Gọi 1 HS lên bảng chia, HS dưới lớp làm vào giấy nháp. Nhận xét kết quả. *Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư 230 859 : 5 = ? -HD HD đặt tính. -HD HS tính từ trái sang phải: Tiến hành tương tự trường hợp chia hết. -HD HS cách ghi kết quả: 230 859 : 5 = 46 171 ( dư 4 ) -Lưu ý HS: Trong phép chia có dư, số dư bé hơn số chia. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1( Tr 78 -VBT T4 ) : Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập -HS hoạt động cá nhân, 3 HS (G, K, TB ) lên bảng làm bài trên bảng lớp -HS nhận xét kết quả trên bảng, GV chốt kết quả đúng. Bài 2 ( Tr 78 -VBT T4 ) -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán -Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu HS làm gì ? -HS suy nghĩ tìm cách giải bài toán. HS K, G nêu cách giải, HS TB nhắc lại cách làm. -HS tự giải bài toán, 1 HS K hoặc G lên ... trình bày lần lượt từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. GV giúp HS chuẩn xác kiến thức. -GV giải thích thêm về ảnh hưởng của gió muad đông bắc đối với thời tiết và khí hậucủa đồng bằng Bắc Bộ. VI-Tổng kết, dặn dò Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà làm hoàn thành bài tập trong VBT ------------------------------------------------------ Luyện từ và câu Câu hỏi vào mục đích khác I-Mục đích – yêu cầu - Nắm được một số tác dụng của câu hỏi. - Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể. II-Chuẩn bị - GV: Giấy khổ to chép sẳn BT 1 phần nhận xét, Tr 97 - VBT TV, BT1, BT 2, BT 3 ( 98,99 VBT TV 4 ) - HS:VBT TV4 III-Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2 HS làm lại BT 1, BT 5 -SGK,tiết LT&C trước. - GV nhận xét, cho điểm HS B-Bài mới 1-Giới thiệu bài Nêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học 2-Phần nhận xét - GV treo bảng phụ kẻ các cột của bài tập phần nhận xét. * Bài tập 1: - GV treo bảng phụ, 1HS đọc yêu cầu bài tập 1, 1 HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất. - Cả lớp đọc thầm lại, tìm câu hỏi trong đoạn văn, phát biểu, HS cả lớp nhẫn xét, bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng. - GV treo bảng phụ chép sẳn ND câu hỏi 1 và 2 + HS thảo luận theo nhóm 2 và trả lời vào VBT câu hỏi trên, 2 HS lên bảng làm BT ( mối HS trả lời một câu hỏi ) đại diện các nhóm phát biểu ý kiến của nhóm nình và nhận xét kết quả trên bảng.. GV chốt câu trả lời đúng. *Bài 2: - HS đọc to yêu cầu của BT, suy nghĩ trả lời câu hỏi. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 3-Phần ghi nhớ HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 4-Luyện tập a-Bài 1( tr 98 - VBT TV 4 ) - GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1 - HS đọc yêu cầu bài tập, 4 HS nối tiếp đọc các câu a-b-c-d, 1 HS đọc bài mẫu. - HS hoạt động cá nhân làm bài trên VBT ( 4HS nối tiếp lên bảng làm bài tập ) - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. b-Bài 2 ( tr 98, 99 - VBT TV4 ) - HS đọc yêu cầu bài tập, 4 HS đọc nối tiếp yêu cầu của BT các câu a-b-c-d. - HS hoạt động theo cặp, trao đổi về yêu cầu của bài tâp và làm bai vào VBT, 4 HS tiếp nối lên bảng làm bài tập trên bảng phụ. - GV nhận xét, đánh giá. c -Bài 3 ( tr 99, VBT TV 4 T 1 ) -HS đọc thầm yêu cầu bài tập và làm việc cá nhân, một số HS đọc tình huống của mình, cả lớp nghe nhận xét. GV chốt kết quả đúng. 3-Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà hoàn tập nội dung trong VBT TV4 và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------ Chính tả Nghe - viết: chiếc áo búp bê I-Mục đích – yêu cầu -Giúp HS : -Nghe-viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê. -Làm các bài tập phân biệt các âm đầu ls/x, hoặc ất/ấc. II-Đồ dùng dạy học -GV: Bút dạ +2 tờ phiếu phô tô phóng to nội dung bài tập 1b, 2 trong VBT TV4 Tr93 -HS: VBT, vở viết chính tả. III-Các hoạt động dạy học B-Dạy bài mới 1-Giới thiệu bài (1 phút) GV giới thiệu trực tiếp bằng lời 2-HD HS nghe -viết chính tả -GV đọc bài chính tả Chiếc áo búp bê. HS theo dõi SGK. GV hỏi HS về nội dung đoạn văn ( Tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với biết bao tình cảm yêu thương. ) -HS đọc thầm lại bài chính tả, nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số -HS gấp SGK, GV đọc từng câu - HS nghe viết -GV đọc, HS soát bài -GV chấm, chữa bài, nêu nhận xét. 3-HD HS làm bài tập -HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào VBT -GV dán 2 tờ phiếu đã chuẩn bị lên bảng, gọi 2 HS lên điền kết quả nhanh -HS cả lớp theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương. 4-Củng cố dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập trong VBT TV4. ------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày14 tháng 12 năm 2007 Toán chia một tích cho một số I-Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết cách chia một tích cho một số. - Biết vận dụng vào tính toán hợp lí. II-Chuẩn bị - GV: VBT T4 - HS: VBT T4 III-Các hoạt động dạy học *Hoạt động 1: Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học * Hoạt động 2: Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức ( Trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia ): ( 9 x 15 ) : 3; 9 x ( 15 : 3 ) ( 9 : 3 ) x 15. - GV ghi 3 biểu thức đó lên bảng. - HS tính giá trị của từng biểu thức vào vở nháp, 3 HS lên thực hiện sau đó so sánh giá trị của 3 biểu thức với nhau. *Hoạt động 3: Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức ( 7 x 15 ) : 3 và 7 x ( 15 : 3 ) -Yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của từng biểu vào vở nháp, 2 HS lên bảng tính. HS phát biểu và so sánh, kết luận. - GV nhận xét chung như SGK. * Từ hai ví trên, yêu cầu HS nêu kết luận như SGK. GV cần lưu ý HS điều kiện chia hết của từng thừa số cho số chia. *Hoạt động 4: Thực hành Bài 1(tr 81 -VBT T4) - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS hoạt động cá nhân, 3 HS TB lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Bai 2 (tr 81 -VBT T4) - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS K hoặc G nêu 3 cách tính, HS TB nhắc lại 3 cách tính đó. - HS tự làm vào VBT, sau đó gọi 3 HS lên bảng chữa bài. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 3 (tr 81 -VBT T4) - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập. - Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu làm gì ? - HS K-G nêu cách giải, GV nhận xét, HS TB nhắc lại cách giải. - HS hoạt động cá nhân làm bài vào VBT GV quan sát giúp đỡ những HS trung bình chưa hiểu cách làm, sau đó gọi 1 HS khá lên bảng làm bài. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. 4-Tổng kết, dặn dò Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật I-Mục đích – yêu cầu -Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đò vật, các kiểu mở ài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. -Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài kết bài ch một bài văn miêu tả đồ vật. II-Chuẩn bị -GV: Tranh minh hoạ cái cối xay trong SGK, một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài1d-phần nhận xét, 1 tờ giấy khổ to viết sẳn đoạn thân bài tả cái trống ( TV 4, Tr 145 ) 3-4 tờ giấy viết sẳn nội dung BT phần luyện tập. -HS : VBT TV4 III-Các HDDH chủ yếu 1-Giới thiệu bài (1 phút) GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Phần nhận xét a)Bài tập 1: -Một HS đọc yêu cầu của bài tập, 1 HS đọc đoạn văn Cái cối tân, 1 HS đọc những từ chú thích và những câu hỏi sau bài. GV giải nghĩa thêm: áo cối. -HS quan sát tranh minh hoạ cái cối. -HS đọc thầm lại bài văn và các yêu cầu , suy nghĩ trao đổi, trả lời lần lượt các câu hỏi a-b-c-d vào VBT, 2 HS làm bài 1d trên phiếu GV đã chuẩn bị. -HS trình bày kết quả, HS cả lớp nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 2 -HS đọc yêu cầu của bài tập 2. -GV yêu cầu HS dựa vào kết quả bài tập 1 để suy nghĩ trả lời câu hỏi. -GV nhận xét,chốt câu trả lời đúng. 3-Phần ghi nhớ -GV gọi 2, 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK. -GV giải thích thêm về ý 3 của nội dung ghi nhớ. 4-Luyện tập -Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập và nội dung bài tập: HS1 đọc đoạn thân bài tả cái trống trường, HS2 đọc phần câu hỏi. -Cả lớp đọc thầm đoạn thân bài tả cái trống, suy nghĩ. -GV dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống, HS phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi a-b-c. GV gạch dưới câu văn tả bao quát cái trống/tên các bộ phận của cái trống. -Đối với yêu cầu viết phần mở bài, thân bài cho đoạn thân bài tả cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh, HS tự làm vào VBT, sau đó HS đọc bài viết của mình, cả lớp nghe nhận xét. GV nhận xét ghi điểm. 4-Củng cố, dặn dò -Nhận xét giờ học -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau Khoa học Bảo vệ nguồn nước I-Mục tiêu Sau bài học, HS biết: -Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước -Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước. -Biết vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước bẵng cách đóng vai. II-Chuẩn bị 1-GV: -Hình vẽ trang 58, 59 SGK III-Các hoạt động dạy học *Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước. Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp -Yêu cầu HS quan sát từ các hình và trả lời câu hỏi trang 58 - SGK -Hai HS chỉ vào hình vẽ nêu những việc nên và không nên làm. Bước 2: Làm việc cả lớp -GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. -HS cả lớp nhận xét và bổ sung. GV nhận xét. Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần: -Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ, ao, đường ống dẫn nước. -Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước -Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. -Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả và hệ thống thoát nước chung. *Hoạt động 2: Đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước. Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động mọi nười trong gia đình bảo vệ nguồn nước sạch. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn -GV chia nhóm và hướng dẫn các thực hiện, Bước 2: Các nhóm đóng vai - Các nhóm thực hiện yêu cầu Bước 3: Trình diễn -Các nhóm trình bày kết quả. -Các nhóm nhận xét. *Hoạt động nối tiếp: -Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau. Âm nhạc ôn tập 3 bài hát trên ngựa ta phi nhanh, khăn quàng thắm mãi vai em, cò lả nghe nhạc: I-Mục tiêu: -HS hát đúng cao độ, trường độ 3 bài hát đã học. Học thuộc lời ca, tập hát diễn cảm. -HS hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát và mạnhdạn lên biểu diễn trước lớp. II-Chuẩn bị: 1-GV: -Nhạc cụ quen dùng, băng, đĩa nghe nhạc. 2-HS:-SGK Âm nhạc 4, một số nhạc cụ gõ. III-Các PP dạy học: Làm mẫu, quan sát, đàm thoại, luyện tập. IV-Hình tổ chức dạy học -Nhóm, cả lớp, cá nhân. V-Các hoạt động dạy học *Hoạt động 1: Phần mở đầu -GV giới thiệu nội dung bài học *Hoạt động 2: Phần hoạt động a-Nội dung 1: Ôn tập và biểu diễn bài Trên ngựa ta phi nhanh b-Nội dung 2: Ôn tập và biểu diễn bài: Khăn quàng thắm mãi vai em. c-Nội dung 2: ôn tập bài Cò lả Từng nhóm lên biểu diễn 2 bài hát chọn trong 3 bài đã ôn, khi hát kết hợp các động tác phụ hoạ. d-Nội dung 4: Nghe nhạc GV cho HS nghe bài Ru em * Hoạt động 3:Phần kết thúc -GV nhận xét và dặn HS về nhà thực hiện. Sinh hoạt lớp -Nhận xét nền nếp của HS -Nhận xét về đạo đức và kết quả học tập trong tuần.
Tài liệu đính kèm: