Giáo án các môn học khối 4 - Tuần dạy 3

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần dạy 3

TOÁN.

TIẾT 12: LUYỆN TẬP.

I- Mục tiêu:

- Củng cố cách đọc, viết số đến lớp triệu.

- Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số có đến lớp triệu.

II- Các HĐ dạy – học:

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần dạy 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: Thứ ba, ngày 28 tháng 8 năm 2012.
Toán.
Tiết 12: Luyện tập.
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc, viết số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số có đến lớp triệu.
II- Các HĐ dạy – học :
1/ KT bài cũ: ? Kể tên các hàng đã học từ nhỏ-> lớn
? Kể tên các lớp đã học từ nhỏ-> lớn?
? Lớp đơn vị, nghìn, chục gồm? Hàng là hàng nào?
? Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số? 
? Nêu ví dụ số có đến lớp triệu có 7 CS? 
? " " 8 CS? 
? " " 9 CS? 
2.thực hành : 
Bài tập 1: -Gọi 2 em nêu yêu cầu của bài. 
-Làm bài trên bảng. 
?Nêu cách viết số? 
-có 7,8,9 chữ số
ví dụ: 7 250 183.
+21 318 072
+512 870 639
-Đọc bài tập, nhận xết sửa sai .
-Làm vào vở. 
Tổ 1-cột 1, tổ 2cột 2, tổ 3cột 3
Đọc số
Viết số.
Lớp triệu.
Lớp nghìn.
Lớp đơn vị.
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục
nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng
chục
Hà Hàng
đơn vị
Ba trăm mười lăm triệu bảy trăm nghìn tám trăm linh sáu.
315700806
3
1
5
7
0
0
8
0
6
Tám trăm năm mươi triệu ba trăm linh bốn nghìn chín trăm.
850304900
40321715
Bài 2(T16): Nêu yêu cầu? Cho các em làm bài miệng trước lớp. 
-Đọc bài trước lớp.
-32 640 507: 
Ba mơi hai triệu sáu trăm bốn mơi nghìn năm trăm linh bẩy.
-85 00 120:
Tám mơi lăm triệu không nghìn một trăm hai mơi.
-8 500 658
Tám triệu năm trăm nghìn sáu trăm năm mơi tám.
178 320 005: 
Một trăm bẩy mơi tám triệu ba trăm hai mơi nghìn không trăm linh năm.
-830 402 960
Tám trăm ba mơi triệu bốn trăm linh hai nghìn chín trăm sáu mơi.
1 000 001: 
Một triệu không nghìn không trăm linh một.
Bài 3(T16): Nêu yêu cầu? Gv đọc cho các em viết bài trên bảng con. 
a. 613 000 000 
d. 86 004 702 
b. 131 405 000 
c. 512 326 103 
- Viết các số sau. 
a. 613 000 000 
d. 86 004 702 
b. 131 405 000 
c. 512 326 103 
Bài 4(T16): Nêu y/c? -Nêu giá trị của chữ số 5 trong 
.a, 715 638 giá trị cúa chữ số 5 là 500 .
b. 571 638 giá trị của chữ số5 là 5trăm triệu 
c. 836 571 ... ...............5 là 5trăm.
-Chấm một số bài, nhận xết trả bài.
-2HS lên bảng, lớp làm vào vở.
-Nhận xết sửa sai 
3.Tổng kết -dặn dò:
-Nhận xết giờ học, về ôn lại các kiến thức về hàng, lớp vừa học, thực hành dộc các ví dụ trong bài học.
Luyện từ và câu:
Tiết 5: Từ đơn và từ phức.
I- Mục tiêu :
 1.Hiểu được sự sự khác nhau giữa tiếng và từ :Tiếng dùng để tạo nên từu, còn từ dùng để tạo nên câu, tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từu bao giờ cũng có nghĩa 
 2.Phân biệt được từ đơn, từ phức.
 3.Bước đầu làm quen với từu điển (có thể qua một vài trang phô tô), biết dùng từu điển để tìm hiểu về từ.
II- Đồ dùng:
 -Bảng phụ viết sẵn Nd cần ghi nhớ và nội dung bài tập 1.
 -3tờ phiếu khổ rộng viết sẵn câu hỏi ở phần nhận xết và luyện tập .
 -Từ điển TV.
III- Các HĐ dạy -học :
1. Ktbài cũ : ? Nêu tác dụng của dấu hai chấm?
 -1HS làm lại BT1 ý a, 1HS làm lại BT2. 
2.Dạy bài mới:
(1).GT bài: 
(2).Phần nhận xét:
-GV chia nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm làm việc.
?Tiếng dùng để làm gì ? 
? Từ dùng để làm gì?
? Thế nào là từ đơn, từ phức?
(3) Phần ghi nhớ:	
- Nối tiếp nhau tìm từ đơn, từ phức.
3. Luyện tập;
Bài 1 (T28): Nêu y/c?
- Gv ghi bảng
? Những từ nào là từ đơn?
? Những từ nào là từ phức?
- Gv dùng phấn màu gạch chân từ đơn , từ phức.
Bài 2( T28): ? Nêu y/c ?
- Y/C học sinh dùng từ điển
GV giải thích : Từ điển TV là sách tập hợp các từ TV và giải thích nghĩa của từng từ .
Từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức
- NX , tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ
Bài 3( T28)
? Y/ c học sinh đặt câu
-1HS đọc ND các t/c trong phần NX. 
-Thảo luận nhóm 4, 3tổ cử 3HS lên bảng làm BT 
- Nx ,sửa sai 
+)Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn ) : Nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là 
+)Từ gồm nhiều tiếng (từ phức ) : giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
-Tiếng dùng để cấu tạo từ.
Có thể dung 1 tiếng để tạo nên từ, cũng có thể phải dùng hai tiếng trở lên để tạo nên 1 từ. Đó là từ phức.
* Từ đựơc dùng để:
- Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm...( tức là biểu thị ý nghĩa)
- Cấu tạo câu.
- 3 HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm.
+ Từ đơn: ăn ngủ
+ Từ phức: ăn uống, đấu tranh.
1- HS làm bài vào SGK, 1 HS lên bảng
- NX bổ xung.
- Từ đơn: Rất, vừa, lại.
- Từ phức: Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
2-
- HS làm việc N4
- 1 HS đọc từ
- HS viết từ
- Các nhóm dán phiếu lên bảng.
3- 1HS đọc y/c và mẫu.
- HS nối tiếp nhau nói từ mình chọn và đặt câu.
VD: Em rất vui vì được điểm tốt.
Bọn nhện thật độc ác.
4. Củng cố - dăn dò: 
? Thế nào là từ đơn? cho VD?
?Thế nào là từ phức? Cho VD?
- NX giờ học. Làm lại BT 2,3. CB bài T33- SGK.
Chính tả:(Nghe- viết.)
Tiết 3: Cháu nghe câu chuyện của bà.
I- Mục tiêu:
1/ Nghe- viết lại đúng chính tả bài thơ: "Cháu nghe......bà". Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
2/ Luyện viết đúng các âm đầu hoặc thanh dễ lẫn lộn (ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã).
II- Đồ dùng:
- 3 tờ phiếu to viết nội dung bài tập 2a.
III- Các HĐ dạy- học:
1-KT bài cũ:
-GV đọc: Trước sau, phải chăng, xin lỗi, xem xét, không sao.
2- Bài mới;
a/ GT bài: Tóm tắt nội dung bài học, ghi đầu bài.
b/ HDHS nghe - viết:
- GV đọc bài viết.
? Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác ngày thường?
? Bài này nói lên điều gì?
? Nêu từ khó viết, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó.
- Nhận xét, sửa sai.
? Nêu cách trình bày bài thơ lục bát?
- GV đọc bài cho HS viết.
- Gv đọc bài cho HS soát.
- GV chấm 10 bài: Nhận xét trả baì.
3- HDHS làm BT:
Bài 2(T27): ? Nêu yêu cầu?
1- GV dán phiếu lên bảng.
? Nêu yêu cầu của phần b?
- Lớp viết nháp, 1HS lên bảng.
- Nghe, ĐT bài thơ.
- Bà vừa đi, vừa chống gậy.
......Tình thương của 2 bà cháu dành cho 1 cụ già bị lẫn đến mức không biết cả 
đường về nhà mình.
- Trước, sau, làm, lối.
- HS viết nháp, 1HS lên bảng.
Câu 6 viết lùi vào 1 ô.
Câu 8 viết sát lề.
- Hết mỗi khổ thơ để trống 1 dòng rồi mới viết tiếp.
- HS viết bài.
- Soát bài (đổi vở).
1- Làm BT vào SGK.
- 3 HS lên bảng làm BT.
- Nhận xết, sửa sai.
- Làm BT.
 đọc BT( mỗi em đọc 1 câu)
- Nhận xết, sửa sai.
a/ Tre- không chịu- trúc dẫu cháy, tre- tre, đồng chí- chiến đấu, tre.
b/ Triển lãm, bảo - thử - vẽ cảnh - cảnh hoàng hôn - vẽ cảnh hoàng hôn - khẳng định - bởi vì - họa sĩ - vẽ tranh - ở cạnh - chẳng bao giờ.
4/ Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học.
*BTVN: viết vào vở 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng ch/ tr.
 - 5 từ chỉ dồ vật trong nhà mang thanh hỏi hoặc thanh ngã.
Thứ tư, ngày 29 tháng 8 năm 2012.
Toán:
Tiết 13: Luyện tập.
I- Mục tiêu: 
 *Củng cố KT về: - Cách đọc số, viết số đến lớp triệu.
 - Thứ tự các số.
 - Cách nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
II- Các HĐ dạy- học:
1- KT bài cũ: Đọc bài các số sau; 107945800 ; 123098746 ; 110023401 ; 101010101.
2- Bài mới:
+ GT bài: ghi đầu bài.
3- Bài tập ở lớp;
Bài 1(T17): ? Nêu yêu cầu?
- HS làm vào vở, đọc BT miệng trước lớp.
 Số
 Đọc số
GT chữ số 3
GT chữ số 5
35 627 449
Ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm bốn mươi chín.
30 000 000 
5 000 000
123 456 789
Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bẩy trăm tám mươi chín.
3 000 000 
50 000
82 175 263
Tám mươi hai triệu một trăm bẩy mươi lăm nghìn hai trăm sáu mươi ba.
3
5 000
850 003 200
Tám trăm năm mươi triệu không trăm linh ba nghìn hai trăm.
 3 000
50 000 000
Bài 2(T17)? Nêu yêu cầu? Gv đọc cho các em viết bảng con.
-chữa bài trên bảng, đánh giá.
Bài 3(T17): ? Nêu yêu cầu?
? Nước nào có số dân nhiều nhất?
? " " ít nhất?
?Viết tên các nước có số dân ít nhất theo thứ tự từ ít-> nhiều?
-Nhận sét, sửa sai.
Bài 4(T17):? Nêu yêu cầu?
1 nghìn triệu=?
- NX, chữa BT.
3/ Tổng kết- dặn dò:
- NX. BTVN: bài 5 (T18).
-Chuẩn bị bài sau Tiết 14.
2- HS làm vào bảng con, 2HS lên bảng.
a/ 5 763 342 b/ 5 706 342
c/ 50 076 342 d/ 57 634 002
3- Đọc số liệu, TL câu hỏi.
- ấn Độ.
- Lào.
- Viết nháp, báo cáo.
Lào, Cam- pu- chia, Việt Nam, Liên bang Nga, Hoa Kì, ấn Độ.
4-1 nghìn triệu gọi là 1 tỉ.
- Làm vào vở. 1 HS lên bảng.
Tập đọc:
Tiết 6: Người ăn xin.
I- Mục tiêu:
 -Đọc lưu loát toán bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.
 -Hiểu các từ ngữ khó trong bài 
 - Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
II- Đồ dùng dạy học :-Tranh minh hoạ SGK (T31)
III- Các HĐ dạy - học:
1.KT bài cũ:-2HS đọc bài: Thư thăm bạn .Trả lời câu hỏi 1,2,3, SGK 
?Nêu tác dụng của câu mở đầu và câu kết thúc bức thư ?
2. dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh minh hoạ 
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc :-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Đọc đoạn.
+Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm.
+Lượt 2: GV kết giải nghĩa từ khó.
+Lượt 3: GV kết hướng dẫn đọc câu khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Tìm hiểu bài:
-HS đọc thâm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
?Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
?Điều gì đã khiến ông lão trông thảm thương đến vậy? 
?Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-GV tiểu kết, chuyển ý .
-Cho 1 em đọc đoạn 2.
?Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ t/c của cậu với ông lão ăn xin?
?Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ t/c của cậu bé đối với ông lão như thế nào?
?Em hiểu thế nào là: Tài sản, lẩy bẩy?
?Đoạn 2 nói lên điều gì? 
-Cho 1 em đọc đoạn 3.
?Cậu bé không có gì cho ông lão ,nhưng ông lại nói với cậu ntn?
?Em hiểu cậu bé cậu bé đã cho ông lão cái gì?
Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
?Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấynhận được chut gì đó từ ông .theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? 
?Đoạn 3cho em biết điều gì?
?Nêu nội dung chính của bài?
*.Đọc diễn cảm:
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
-GV đọc mẫu đoạn "Tôi chẳng biết làm cách nào ......chút gì của ông lão"
-Gọi 2HS đọc bài phân vai 
-NX cho điểm 
-Đọc và chia đoạn, bài chia làm 3 đoạn.
-Đọc đoạn nhiều lượt.
-Đọc từ khó.
-Đọc toàn bài.
-Đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi 
-....đang đi trên phố.Ông đứng ngay trước mặt cậu 
-Ông già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc ....dáng hình xấu xí, bàn tay xưng húp, bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin 
-Nghèo đói đã khiến ông thảm thương 
+)ý 1: Ông lão ăn xin thật đáng thương
-1HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm 
-...hành động lục tìm hết túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông.N ... u.
- 1HS làm mẫu.
- 1 tổ chơi thử.
- Cả lớp thi đua chơi.
- Quan sát nhận xét biểu dơng, những cặp chơi đúng luật, nhiệt tình.
- Cả lớp chạy đều.
 * * *
 * * * *
 * * * *
 * * *
- Làm động tác thả lỏng.
- GV hệ thống bài.
- NX giờ học.
BTVN: ôn bài.
Tiết 1: Toán:
 $15: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
I/ Mục tiêu: Giúp HS hệ thống hoá 1 số hiểu biết ban đầu về.
- Đặc điểm của hệ thập phân.
- Sử dụng 10 kí hiệu( chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong1 số cụ thể.
II/ Các HĐ dạy - học:
1/ KT bài cũ:? Thế nào là dãy số TN?
 ? Số TN nhỏ nhất là số nào? Số TN lớn nhất là số nào?
2/ Bài mới:
a/ HDHS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
? ở mỗi hàng chỉ có thể viết được mấy chữ số?
? Cứ 10 đv ở 1 hàng hợp thành mấy đv ở hàng trên liền nó?
VD: 10 đv= 1 chục.
10 chục= 1 trăm.
10 trăm= 1 nghìn...........
? Với 10 CS: 0, 1, 2, ........9 ta có thể viết được số TN như thế nào? GV ghi bảng.
* KL: với 10 CS: 0, 1, 2,...9 ta có thể viết được mọi số TN.
b/ Giá trị của mỗi CS phụ thuộc vào vị trí của nó trong 1 số cụ thể.
GV: viết số TN với các đặc điểm trên được gọi là viết số TN trong hệ thập phân.
3/ Thực hành: 
Bài 1(T10):? Nêu yêu cầu?
? Số....gồm? chục nghìn? nghìn? trăm? chục? đv?
Bài 2(T20): ? Nêu yêu cầu?
Bài 3(T20):?Nêu yêu cầu?
ghi GT của CS 5 trong mỗi số sau.
- 1 CS.
- .....1 đv ở hàng trên liền nó.
- HS nêu số.
? Nêu VD giá trị của mỗi số phụ thuộ vào vị trí của nó trong 1 số cụ thể?
315 000, 3 468 503.....
- Làm vào SGK.
- Viết số.
- Hs làm voà vở.
873= 800 + 70 + 3.
4 738= 4000 + 700 + 30 + 8.
10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7.
- làm vào SGK.
- Đọc BT.
 Số
 45
 57
 561
 5824
 5 842 769
Giá trị của chữ số 5
 5
 50
 500
 5000
5 000 000
3/ Tổng kết - dặn dò:
- NX giờ học.BTVN: Làm BT trong VBT.
Tiết2: Tập làm văn. 
 $6: Viết thư.
I/ Mục tiêu:
- HS nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, ND cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết vận dụng KT để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
II/ Đồ dùng: 
-Bảng phụ viết đề văn (phần luyện tập).
III/ Các HĐ dạy- học:
1/ GT bài:
2/ Phần nhận xét:
- Gọi1 HS đọc bài: Thư thăm bạn.
? Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
? Người ta viết thư để làm gì?
?Để thực hiện mục đích trên một bức thư cần có những Nd gì?
Gợi ý: Trong bức thư, ngoài lời chào hỏi, bạn Lương có nêu mục đích viết thư không?
Bạn thăm hỏi tình hình GĐ và địa phương của Hồng như thế nào? Bạn thông báo sự quan tâm của mọi người với ND vùng bị lũ lụt như thế nào?
? Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
3/ Phần ghi nhớ:
4/ Phần luyện tập
a/ Tìm hiểu đề:
- GV gạch chân TN quan trọng.
? Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
? Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
? Thư viết cho bạn cùng tuổi xưng hô như thế nào?
? Cần thăm hỏi bạn những gì?
? Cần kể cho bạn những gì về ình hình ở lớp, ở trường hiện nay?
? Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì?
b/ HS thực hành viết thư:
Gv chấm chữa 2-3 bài.
- 1 HS đọc bài.
- Lớp trả lời câu hỏi SGK.
- Thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau.
+ Nêu lí do, mục đích viết thư.
+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
+ Thông báo tình hình của người viết thư.
+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
- Có'.....
- Mọi người quyên góp ủng hộ.
- Đầu thư: ghi địa điểm, thời gian viết thư. Lời thưa gửi.
- Cuối thư: ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư. Chữ kí và tên hoặc họ tên của người viết thư.
- 3 HS đọc ghi nhớ SGK lớp ĐT.
- 1 HS đọc đề, lớp ĐT tự xác định yêu cầu của đề.
- Một bạn trường khác.
- Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
- Xưng hô gần gũi, thân mật: Bạn, cậu, tớ, mình.
- Sức khoẻ, việc học hành ở trường mới, tình hình GĐ, sở thích của bạn: đá bóng, chơi cầu....
- Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, thầy cô giáo bạn bè, kế hoạch sắp tới của lớp, trường.
- Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại....
- Viết ra nháp những ý cần viết trong thư.
- Dựa vào dàn ý trình bày bài (2HS).
- Viết thư vào vở.
- 2 HS đọc bài.
5/ Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Bài tập về nhà: HS viết hoàn thành bức thư nếu chưa xong.
Tiết3: Âm nhạc:
 $3: Ôn bài hát: Em yêu hoà bình.
 Bài tập độ cao và tiết tấu
I/ Mục tiêu:
- HS thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp ĐT phụ họa.
- Đọc được BT độ cao và thể hiện tốt BT tiết tấu.
II/ Chuẩn bị:
- Gv: ĐT múa phụ hoạ cho bài hát. Bảng phụ chép sẵn BT.
- HS: thanh phách.
III/ Các HĐ dạy- học:
1/ Phần mở đầu:
- GV bắt nhịp, sửa sai.
2/ Phần HĐ:
a/ ND1:
*HĐ1: chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm gõ phách.
*HĐ2: HD hát kết hợp các ĐT phụ hoạ.
- GV hướng dẫn L: từ câu 1-> câu 4 hát kết hợp kiễng 2 bàn chân lên rồi hạ 2 bàn chân xuống. Từ câu 5 đến hết: Nghiêng người sang trái rồi sang phải theo nhịp.
- Gv làm mẫu.
- Cả lớp bài hát: Em yêu...4 lần.
- 1 nhóm hát
 1 nhóm gõ phách.
- Quan sát
- Lớp hát kết hợp với ĐT múa phụ hoạ.
- Biểu diễn theo nhóm.
b/ ND2:
*HĐ1: Giới thiệu cho HS nhận biết nốt Đô, mi, son, la trên khuông và đọc đúng cao độ.
- Gv chép BT trên bảng phụ treo bảng phụ.
? Nêu vị trí của nốt Đô, mi, son, la, trên khuông nhạc?
- Gv đọc mẫu.
- HD gõ thanh phách theo BT tiết tấu trong SGK.
- Bắt chước tiếng trống.
GV làm mẫu.
* HĐ2: Làm quen các BT âm nhạc.
- GV treo bảng phụ.
? Đọc tên nốt nhạc trên khuông?
- Gv đọc mẫu.
- Gv sửa sai.
- Quan sát.
- Nốt đô nằm trên dòng kẻ phụ.
- " mi '' thứ 1.
- " son " " 2.
- '' la " khe 2.
- Đô, mi, son, la.
- HS đọc độ cao các nốt.
- Thực hành.
- Đọc tên: Son, La, Son, Son mì, Son, Son, La, Son, Mì, Son.
- Mì, Son, Lá, Lá, Son, Mì, Mì, Son, Lá, Son, Đồ.
- HS đọc theo ngón tay gõ theo phách tương ứng với nốt đen và lặng đen.
3/ Phần kết thúc;
- Hát 1 lần bài:"Em yêu hoà bình" kết hợp múa phụ hoạ.
- NX giờ học.BTVN: ôn bài.
CB bài: "Bạn ơi lắng nghe.
Tiết 4: Kĩ thuật:
 $3: Cắt vải theo đường kẻ dấu.
I) Mục tiêu:
- HS biết vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu tên vải và cắt được vải theo đường kẻ dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật. 
- Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II) Đồ dùng:
- Mẫu vải đã vạch dấu đường thẳng đường cong.
- 1 mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kéo cắt vải, phấn may, thước .
III) Các hoạt động dạy và học: - Giới thiệu bài 
*) HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và NX:
- Giới thiệu mẫu 
? Em có nhận xét gì về hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu?
? Nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải?
? Nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu?
- Quan sát 
- Đường vạch dấu, đường cắt theo đường thẳng, đường cong.
- Để cắt vải được chính xác không bị xiên lệch 
- 2 bước. Vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu 
*)HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
1. Vạch dấu trên vải:
*) Lưu ý: - Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳn vải.
- Vạch dấu phải thẳng dùng thước có cạnh thẳng, đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm có độ dài cần cắt. Kẻ nối 2 điểm đã đánh dấu.
- Vạch đường dấu cong (tương tự )
- GV đính vải lên bảng 
? Nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong lên vải?
2. Cắt vải theo đường vạch dấu:
a. Cắt vải theo đường vạch dấu:
? Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu đường thẳng?
b. Cắt vải theo đường cong:
? Nêu cách thực hiện?
- Quan sát hình 1a, 1b.
 Nghe 
 - 1HS lên bảng đánh dấu 2 điểm cách nhau 15 cm, nối 2 điểm 
 - HS vạch dấu đường cong lên mảnh vải 
- Quan sát h2a, 2b.
- Tay trái giữ vải, tay phải điều khiển kéo cắt vải.
- Mở rộng 2 lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ xuống mặt dưới để mặt vải không bị cộm lên. Tay trái cầm 
vải nâng nhẹ .
- Cắt theo đường dấu từng nhát dứt khoát để đường cắt thẳng.
- Tương tự cắt theo đường thẳng. Cắt nhát ngắn, dứt khoát theo đường dấu, xoay nhẹ vải kết hợp với lượn kéo theo đường cong.
*) HĐ3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Mỗi HS vạch 2 dường dấu thẳng mỗi 
đường dài 15 cm 
- 2 đường cong tương đương với 2 đường 
thẳng - Thực hành 
- Cắt vải theo đường kẻ 
- GV quan sát uốn nắn
*) HĐ4: Đánh giá kết quả HT của HS.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá - Trưng bày SP, đánh giá 
- NX đánh giá 
IV) Nhận xét - dặn dò :
- NX giờ học .CB bài 3. 
Tiết 5: Giáo dục ngoài giờ lên lớp
 $2: Bảo vệ môi trường (tiếp theo).
I-Mục tiêu:
- Tiếp tục cung cấp cho các em những kiến thức sơ giản về môi trường sống nói chung và vì sao phải bảo vệ môi trường. 
- Những việc cần làm để tham gia bảo vệ môi trường sống của các em.
- Rèn luyện cho các em bước đầu có kĩ năng tham gia một số việc làm bảo vệ môi trường đơn giản.
II- chuẩn bị:
- Thầy: Một số truyện kể về bảo vệ môi trường gần gũi các em
- Trò: Su tầm tư liệu vê bảo vệ môi trường.
III- Các hoạt động dạy học
 1, Giới thiệu bài: Dùng tranh ảnh giới thiệu rồi đặt vấn đề vào bài học
 2, Bài mới:
 *Hoạt động1: Hoạt động nhóm.Thi kể những việc cần làm 
 để bảo về môi trường
+Muc tiêu: Giúp các em rèn luyện kĩ năng nhận biết một số việc làm có lợi để bảo vệ 
môi trường.
+Cách tiến hành:
Bước 1: Lớp thi kể tiếp sức những việc cần - Thi kể tiếp sức những việc cần làm để bảo vệ 
làm để bảo vệ môt trường môi trường
Bước 2: Chia lớp làm 2 nhóm (mỗi nhóm
4 em) cho các em thi kể những việc cần - Hai nhóm tiến hành thi
làm để bảo vệ môt trường và viết ra trong
5 phút
(lớp theo dõi bổ sung và động viên các bạn)
Bước 3: Đánh giá kết luận. Tuyên bố nhóm - Lớp đánh giá bổ sung
 thắng cuộc 
 *Hoạt động 2:Thi kể chuyện về những việc làm bảo vệ môi trường
+Mục tiêu: Giúp các em hình thành nhu cầu, thói quen tham gia bảo vệ môi trường sống, môi trường học tập
+Cách tiến hành:
Bước 1: Tảo luận nhóm. Các em thảo luận - Thảo luận về các câu chuyện đã chuẩn bị
và kể trước tổ về những việc làm tốt bảo vệ
môi trường hoặc những gương người tốt đã
có những việc làm bảo vệ môi trường
Bước 2: Thi kể chuyện trước tổ. – Thi kể trước lớp
GV gọi một số em lên kể chuyện trước tổ
Bước 3: Kêt luận: GV đánh giá cụ thể từng 
câu chuyện (tuyên dương khen chê)
3, Củng cố; - Hệ thống nội dung bài học, nêu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường sống của bản thân nói riêng.
- Nêu rõ những việc cần làm để bảo về môi trường là rất đơn giản, dễ làm như:.. 
4, Dăn dò: Chuẩn bị bài sau. Tham gia làm vệ sinh môi trường (Cuẩn bị chổi quét rác).

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3 lop 4.doc