Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 (chuẩn)

Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1(Tiết 1)

I. mơc tiªu:

 -Đọc trôi chảy,lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 -Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.

* HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II.® dng d¹y hc:

 -Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

 -Phiếu kẻ sẵn BT2.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1(Tiết 1)
I. mơc tiªu:
 -Đọc trôi chảy,lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 -Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.
* HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
II.®å dïng d¹y häc:
 -Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
 -Phiếu kẻ sẵn BT2.
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Giới thiệu bài
 Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài đọc.
2-Kiểm tra đọc
 -Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc.
 -Y/C HS đọc bài bắt thăm và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 -GV nhận xét và cho điểm từng HS.
3- Hướng dẫn làm bài tập.
 + Gọi HS đọc yc BT
 + GV hỏi câu hỏi gợi ý
 + GV nhận xét
 + YC HS tự làm bài
 + Gọi HS chữa bài trước lớp – GV nhận xét bổ sung.
4- Củng cố dặn dò
-NX tiết học
-Dăn ôn bài ở nhà.
-Lần lượt HS lên bảng bắt thăm và về chỗ chuẩnbị.
-HS đọc và TLCH
-1 HS đọc
-1 HS trả lời
-HS làm bài theo yc của GV
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. mơc tiªu: HS biết:
 - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân
 - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. 
- Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”.
II. ®å dïng d¹y häc:
 Bảng phụ viết nội dung bài tập 4/49. 
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS (3’) 02 HS
- Gọi 2 HS làm bảng sửa các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của các tiết học trước. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Bài 1/48:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS làm nháp. 
- Gọi HS đọc kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét. 
Bài 2/49 :
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV hướng dẫn HS đổi 4 số sau đó chọn kết quả đúng. 
Bài 3/49:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài vàovở nháp . 
Bài 4/49:
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- GV hướng dẫn HS tóm tắt. 
- Bài toán có thể giải theo những cách nào?
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét và ghi điểm tiết học. 
- Yêu cầu về nhà làm các bài tập luyện tập thêm. 
- HS nhắc lại đề. 
-1HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm nháp. 
- HS phát biểu. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm việc nhóm đôi. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm vở nháp.
- 1 HS đọc đề bài. 
- Có 2 cách: “rút về đơn vị” và “tỉ số”
- HS làm bài vào vở. 
Mĩ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ 1)
I. mơc tiªu: 
Tập trung vào kiểm tra:
 -Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số trong STP.
 -So sánh STP. Đổi đơn vị đo diện tích.
 -Giải bài toán bằng cách “Tìm tỉ số” hoặc “Rút về đơn vị”.
II. ®Ị kiĨm tra:
Đề kiểm tra và đáp án theo SGV.
Khoa học
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. mơc tiªu: 
Sau bài học, HS : 
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
II. ®å dïng d¹y häc:
- Hình trang 40, 41 SGK. 
- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông. 
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 03 HS
- Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
- Khi có nguy cơ bại xâm hại em sẽ làm gì?
- Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ, tâm sự?
* GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK/40. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. 
- Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác trả lời. 
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận SGV/83. 
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 41. 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét. 
KL: GV yêu cầu mỗi nhóm nêu ra một biện pháp an toàn giao thông. Ghi các ý kiến lên bảng và tóm tắt, kết luận chung. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Em muốn sang bên kia đường mà đường không có phần dành cho người đi bộ. Em sẽ làm như thế nào? Hãy thực hành theo cách em cho là đúng. 
- Em đang đi trên đường không có vỉa hè, em sẽ đi như thế nào?
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS quan sát hình SGK/40. 
- HS trình bày kết quả thảo luận. 
-HS quan sát hình trong SGK. 
-HS làm việc theo nhóm đôi. 
-HS trình bày kết quả làm việc. 
- HS trả lời. 
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1( TIẾT 2)
I. mơc tiªu: 
 -Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 -Nghe viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
II. ®å dïng d¹y häc:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 1 đến tuần 9.
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
Kiểm tra đọc:
Tiến hành tương tự tiết 1
 3-Viết chính tả:
 a-Tìm hiểu nội dung bài văn:
-Gọi HS dọc nội dung bài văn và phần chú giải.
-HS trả lời các câu hỏi để nêu nội dung.
 GV nhận xét.
 b-Hướng dẫn viết tiếng khó:
- Yc HS tìm các tiếng khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 -Tìm các chữ cần viết hoa trong bài.
 c-Viết chính tả.
 d-Soát lỗi chấm bài.
 4-Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học và dặn học bài. 
-HS bắt thăm bài đọc
-2 HS đọc
-Bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch.
-Những chữ cái đầu câu và tên sông: Đà, Hồng.
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1(TIẾT 3)
I. mơc tiªu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học.(BT2)
* HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2).
II. ®å dïng d¹y häc:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
2-Kiểm tra đọc:
Tiến hành tương tự Tiết 1
3-Hướng dẫn làm bài tập:
-Bài 2: Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả.
 +Gọi HS nêu yc bài tập.
 +Yc HS làm bài.
 +Gọi HS đọc bài trước lớp. GV sửa lỗi diễn đạt dùng từ.
-NX cho điểm.
3-Củng cố dặn dò:
NX tiết học.
Dặn ôn bài.
-HS bắt thăm bài đọc.
-2 HS nêu
-HS thực hiện
-7 HS đọc
ChiỊu
Đạo đức
 TÌNH BẠN (tiết 2 )
I. mơc tiªu:
 -Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn (Biết được ý nghĩa của tình bạn).
 - Cư sử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
II. ®å dïng d¹y häc:
 - Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời : Mộng Lân. 
 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK. 
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 02 HS 
 * HS làm bài tập 2. 
 * GV nhận xét và cho điểm. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV ghi đề
b. Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 1, SGK. )
 - GV chia nhóm 4, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập. 
- Sau khi đóng vai xong, GV cho HS thảo luận: 
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?
+ Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận , có trách bạn không?
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
KL: GV kết luận. 
- HS nhắc lại đề. 
- Các nhóm thảo luận và lên đóng vai. 
- HS thảo luận cả lớp. 
c. Hoạt động 2: Tự liên hệ (bài tập 4, SGK)
 - GV yêu cầu HS tự liên hệ. 
- GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. 
- GV rút ra kết luận. 
- HS làm việc cá nhân. 
- HS trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. 
- HS trình bày
d. Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (bài tập 3, SGK)
 - GV để HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em ở nhà. GV giới thiệu thêm cho HS một số câu chuyện ,bài thơ, bài hát,. . . về chủ đề trên. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- 4 tổ, mỗi tổ cử 2 HS lên trình bày. 
- 2HS. 
Lịch sử
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. mơc tiªu: 
	Học xong bài này, HS biết:
- Nªu mét sè nÐt vỊ cuộc mít tinh ngày 2- 9- 1945 tại Quảng trường Ba Đình (HN),Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập:
 +Ngày 2- 9 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều buổi lễ kết thúc.
- Ghi nhớ: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 
II. ®å dïng d¹y häc:
- Hình trong SGK. 
- Aûnh tư liệu khác (nếu có). 
- Phiếu học tập của học sinh. 
III. c¸c  ... làm vở.
-HS đọc câu đã đặt.
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1. (TIẾT 7)-KIỂM TRA.
I. mơc tiªu: 
 - Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI (nêu ở tiết ôn tập tiết 1)
Ii. ®Ị kiĨm tra: 
1-Đọc thầm bài “ Mầm non” SGK – TV5 trang 98.
2-Dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng:
 a-Mầm non nếp mình nằm im trong mùa nào?
 b-Trong bài thơ mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
 c-Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về.
 d-Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào?
 e-Câu nào dưới đây, từ “mầm non” được dùng theo nghĩa gốc:
 +Bé đang học ở trường mầm non.
 +Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
 +Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
III-Biểu điểm:
HS trả lời đúng mỗi câu cho 2 điểm.
IV-Củng cố dặn dò:
-GV thu bài chấm.
-NX tiết học.
Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2012
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1.(TIẾT 8)- KIỂM TRA.
I. mơc tiªu: 
 - Kiểm tra( viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:
 + Nghe – viết đúng chính tả( tốc độ khoảng95 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ(văn xuôi).
 + Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
Ii. ®Ị kiĨm tra: 
 Thực hiện KT theo HD của nhà trường.
Toán
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. mơc tiªu: 
	 HS biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân. 
- Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. 
- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 BT 1 (a, b), 2, 3 (a, c).
II. ®å dïng d¹y häc:
	Bảng phụ viết nội dung bài tập 2/52. 
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi HS làm bài trên bảng:
 Tìm số trung bình cộng của 254,55 và 185,45
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân. 
- GV nêu ví dụ như SGK/51. 
- GV hướng dẫn HS đặt tính, sau đó yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét. 
- Ở ví dụ 2, GV tiến hành tương tự ví dụ 1. 
Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài 1/51:(a, b)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài trên vở nháp. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
Bài 2/52:
- GV đưa bảng phụ có nội dung bài tập 2. 
- GV yêu cầu HS từng hàng, từng cột, yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
Bài 3/52:(a, c)
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- GV hướng dẫn, yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- GV chấm một số vở, nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Muốn cộng nhiều số thập phân ta có thể thực hiện như thế nào?
- HS nhắc lại đề. 
- HS theo dõi. 
- HS làm việc vào nháp. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài trên vở nháp. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở. 
- 1 HS trả lời. 
Khoa học
 ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ.
I. mơc tiªu: 
Ôân tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/ AIDS. 
II. ®å dïng d¹y häc:
- Các sơ đồ trang 42, 43 SGK. 
- Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng cho các nhóm. 
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 03 HS
- Em muốn sang bên kia đường mà đường không có phần dành cho người đi bộ. Em sẽ làm như thế nào? Hãy thực hành theo cách em cho là đúng. 
- Em đang đi trên đường không có vỉa hè, em sẽ đi như thế nào?
- Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
* GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Làm việc với SGK. 
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1, 2, 3 SGK/ 42. 
- GV gọi một số HS lên trả lời. 
- GV và HS nhận xét. 
KL: GV chốt lại kết quả đúng. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. 
- GV hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43/SGK. 
- Sau đó, GV yêu cầu các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ. 
- GV yêu cầu các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét. 
KL: GV chốt lại các ý đúng của HS. 
Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động. 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2,3 SGK trang 44, thảo luận về nội dung của từng hình, từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ. 
- Các nhóm trình bày sản phẩm của mình. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học. 
- GV yêu cầu HS về nhàhoàn thành tranh vẽ. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS làm bài tập SGK. 
- 1 số HS trình bày.
- HS xem SGK. 
- Từng nhóm HS vẽ sơ đồ. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
- HS quan sát các hình SGK. 
- Các nhóm vẽ hình của mình theo chủ đề mà mình thích. 
- Trình bày sản phẩm. 
H¸t nh¹c
Giáo viên bộ môn dạy
ChiỊu
Kĩ thuật
BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. mơc tiªu: 
HS cần phải :
- Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình. 
- Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
II. ®å dïng d¹y häc:
- Tranh, ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình thành phố và nông thôn. 
- Phiếu đánh giá kết quả học tâïp của HS. 
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 02 HS
- Em hãy trình bày cách luộc rau ở gia đình em. 
- Muốn luộc rau đạt yêu cầu, cần chú ý những điểm gì?
* GV nhận xét , ghi điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV ghi đề
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. 
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1a, quan sát hình 1 và yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. 
- GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích. 
- GV hỏi:
 + Nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em. 
 + Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn. 
- GV tóm tắt nội dung chính của Hoạt động 1 như SGV. 
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn. 
- GV yêu cầu HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình. 
- Cho HS liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong SGK . 
- GV nhận xét và tóm tắt các ý HS vừa trình bày. 
- Hướng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn như nội dung SGK. 
d. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. 
- GV sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 
3. Củng cố- Dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS đọc, quan sát và trả lời câu hỏi . 
- 2 HS trả lời 
- 2 HS trả lời. 
- 2 HS. 
- HS liên hệ rồi so sánh. 
- HS lắng nghe. 
- 2 HS. 
- 2 HS đọc ghi nhớ. 
Thứ b¶y ngày 3 tháng 11 năm 2012
Địa lí
NÔNG NGHIỆP
I. mơc tiªu: 
	Học xong bài này, HS: 
-Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta:
 +Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
 +Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở niềm núi và cao ngyên.
 +Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên. 
-Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo trồng nhiều nhất. 
-Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta( lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn).
-Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận biÕt về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
* HS khá, giỏi:
 + Giải thích vì sao số lượng gia xúc, gia cầm ngày càng tăng: Do đảm bảo nguồn thức ăn.
 + Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì khí hậu nóng ẩm. 
II. ®å dïng d¹y häc:
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam. 
- Tranh, ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta. 
III. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS 
HS1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? 
* GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Ngành trồng trọt. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi/87. 
- Gọi HS trả lời câu hỏi. 
KL: GV nhận xét, chốt lại kết luận đúng SGV/100. 
Hoạt động 2: Ngành chăn nuôi. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và TLCH SGK/87. 
- Gọi HS trình bày câu hỏi. 
KL: GV nhận xét, kết luận như SGV/101. 
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình, kết hợp vốn hiểu biết để trả lời câu hoỉ trong SGK. 
- Gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV và HS nhận xét. 
KL: GV rút ra ghi nhớ SGK/88. 
- Gọi 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Hãy kể một số loại cây trồng ở nước ta. Loại cây nào được trồng nhiều nhất?
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS làm việc cá nhân. 
- HS nêu ý kiến. 
-2HS nhắclại phần ghi nhớ. 
Ngày tháng năm 2012
XÁC NHẬN CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 10 buoi 1.doc