Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 (chuẩn kiến thức)

Tập đọc

ÔN TẬP KIỂM TRA ( TIẾT 1 )

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc- hiểu.

- Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy lưu loát các bài tập đọc đã học ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện nội dung văn bản nghệ thuật)

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt Nam- Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ1. Giới thiệu bài

GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

HĐ2. Giáo viên kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

+ Từng HS lên bốc thăm chọn bài.

+ HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng.

+ GV đặt một câu hỏi về đoạn , bài mà HS vừa đọc, HS trả lời.

Cách cho điểm:

Điểm 9- 10 cho HS đọc to rõ ràng, lưu loát diễn cảm, thể hiện nội dung bài. Hiểu nội dung bài đọc.

Điểm 7- 8 cho HS đọc to rõ ràng, lưu loát nhưng đôi chỗ chưa thể hiện được nội dung bài.

Điểm 5- 6 cho HS đọc to rõ ràng, nhưng chưa lưu loát ,chưa thể hiện được nội dung bài.

Điểm dưới 5 cho HS đọc nhỏ, chưa lưu loát, chưa thể hiện được nội dung bài , tốc độ đọc chậm.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 101010
Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2007
Tập đọc
ôn tập kiểm tra ( tiết 1 )
I- Mục tiêu bài học:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc- hiểu.
- Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy lưu loát các bài tập đọc đã học ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện nội dung văn bản nghệ thuật)
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt Nam- Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
II- Phương Tiện dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. 
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
HĐ2. Giáo viên kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
+ Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
+ HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng.
+ GV đặt một câu hỏi về đoạn , bài mà HS vừa đọc, HS trả lời.
Cách cho điểm: 
Điểm 9- 10 cho HS đọc to rõ ràng, lưu loát diễn cảm, thể hiện nội dung bài. Hiểu nội dung bài đọc.
Điểm 7- 8 cho HS đọc to rõ ràng, lưu loát nhưng đôi chỗ chưa thể hiện được nội dung bài. 
Điểm 5- 6 cho HS đọc to rõ ràng, nhưng chưa lưu loát ,chưa thể hiện được nội dung bài.
Điểm dưới 5 cho HS đọc nhỏ, chưa lưu loát, chưa thể hiện được nội dung bài , tốc độ đọc chậm.
HĐ3: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1 đến 9
HS làm vào vở bài tập Tiếng Việt 5
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Khen HS đọc tốt.
___________________________
Chính tả
Ôn tập Kiểm tra ( tiết 2 )
I- Mục tiêu bài học:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL
- Nghe-viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
 - Hiểu nội dung bài văn: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
II- Phương Tiện dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
HĐ2: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.( Thực hiện như tiết 1 ) 
HĐ3: Nghe- viết Chính tả 
GV dạy HS theo qui trình đã hướng dẫn
- Hiểu nghĩa các từ : cầm trịch, canh cánh, cơ man.
- Hiểu nội dung đoạn văn: thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và việc giữ gìn nguồn nước.
- Tập viết các tên riêng ( Đà, Hồng), các từ ngữ dễ viết sai: nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ,
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Toán
luyện tập chung
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS củng cố :
Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc thập phân.
So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
Giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “Tỉ số”.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu và nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2: Luyện tập 
+ Bài tập 1: Chuyển phân số thập phân thành số thập phân 
Mẫu: = 12,5 
38kg 90gam
38 090gam
+ Bài tập 2: Nối với số đo bằng 38,09kg 
38,90kg
38,090kg
+ Bài tập 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm : VD : 3m 52cm = 3,52m
+ Bài tập 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
9,32
Số lớn nhất trong các số: 9,32; 8,92; 9,23; 9,28.
+ Bài tập 5: HS đọc kỹ đề rồi giải: có thể giải bằng 2 cách (rút về đơn vị hoặc dùng tỷ số).
HĐ3: Chấm và chữa bài
- Bài 1, 2, 3, 4 HS đọc kết quả
- Bài 5 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
III- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
___________________________
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
Luyện từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
I- Mục tiêu bài học:
	- Phân biệt được từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.
	- Hiểu nghĩa của các từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc, nghĩa chuyển ) và mối quan hệ giữa chúng.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu y/c nội dung tiết ôn luyện.
2. HD ôn luyện.
HĐ1: Củng cố kiến thức
? Thế nào là từ đồng âm? lấy ví dụ.
? Thế nào là từ nhiều nghĩa? lấy ví dụ.
HĐ2: Luyện tập.
BT1: Xác định nghĩa của từ in nghiêng trong các kết hợp từ dưới đây, rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
a) Đầu người, đầu van, đầu cầu, đầu làng, đầu sông, đầu lưỡi, đầu đàn, cứng đầu, đứng đầu, dẫn đầu.
b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, đánh vào sườn địch.
BT2: Với mỗi nghĩa dưới đây của một từ, em hãy đặt một câu:
	+ Cân: 
	- Dụng cụ đo khối lượng ( cân là danh từ )
	- Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân ( cân là động từ )
	- Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch ( cân là tính từ )
HS làm bài - Gv theo dõi - chấm, chữa bài.
___________________________
Khoa học 
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS có khả năng:
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông. 
II- Phương Tiện dạy học:
Hình trang 40, 41 SGK
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông trong hình. Nêu được hậu quả có thể xẩy ra của những sai phạm đó.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo cặp
Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 40 SGK. Phát hiện và chỉ ra những vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình.
- Bước 2: Làm việc cả lớp: đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn khác trả lời
- Kết luận : Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
HĐ2: Quan sát và thảo luận 
- Bước 1: Làm việc theo cặp 
+ Quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK. Phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông trong từng hình.
Ví dụ:	hình 5: thể hiện việc HS được học về luật giao thông đường bộ,
hình 6: một HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
hình 7: những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định.
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
+ Một số HS trình bày kết quả thảo luận theo cặp
+ GV yêu cầu mỗi em nêu ra một biện pháp an toàn giao thông.
+ GV tóm tắt và kết luận chung.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những em học tốt.
___________________________
Hướng dẫn tự học
luyện viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
I- Mục tiêu bài học:
	- HS thuộc bảng đơn vị đo diện tích, biết dùng số thập phân để đo diện tích.
	- Giải bài toán liên quan đến diện tích.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu y/c nội dung tiết học.
2. HD luyện tập
HĐ1: Củng cố kiến thức.
Gọi HD đọc bảng đơn vị đo diện tích.
? Hai đơn vị liền kề nhau của bảng đơn vị đo diện tích hơn kém nhau mấy lần ?
? Khi chuyển đổi đơn vị ta chuyển dời mấy chữ số ?
HĐ2: Luyện tập.
	Cho HS làm bài tập 2,3 ( SGK)
Bài luyện tập thêm:
BT1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 7m245dm2 = ............m2; 93km25ha = ...........km2; 37m24cm2=......dm2.
b) 15,44m2 = .............dm2; 49,5m2 = .......dm2; 9,7km2 = ........ha.
BT2: Một khu rừng hình chữ nhật có chu vi 3,5km và chiều dài gấp rưỡi chiều rộng. Hỏi khu rừng đó có diện tích bằng bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu héc- ta?
	Lưu ý : gấp rưỡi là gấp 1,5 lần. Khi vẽ sơ đồ chiều rộng 2 phần thì chiều dài là 3 phần.
HS làm bài - Gv theo dõi - chấm, chữa bài.
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2007
Toán
ôn tập giữa kỳ i
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS ôn : 
- Viết số thập phân, số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- So sánh số thập phân 
- Giải bài toán bằng cách tìm tỷ số hoặc rút về đơn vị. 
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài nêu yêu cầu giờ học
HĐ2: HS làm bài tập: Bài tập trang 59, 60 vở bài tập.
Phần 1: làm bài tập trắc nghiệm (4 bài).
Phần 2: làm bài tập tự luận (3 bài).
Bài 1:Viết số thập phân thích hợp vào chổ trống. 
 VD: 4kg 75g = 4, 075kg.
Bài 2: HS đọc kỹ đề rồi giải bài toán (có thể giải bằng 2 cách rút về đơn vị hoặc dùng tỷ số).
	Cách 1: 1 phút máy bay đi được 240 : 15 = ?
	một giờ máy bay đi được ? x 60 = ?
 	Cách 2: 1 giờ gấp 15 phút số lần 60 : 15 = ?
	một giờ máy bay đi được 240 x ? = ?
Bài 3: Tìm x biết x là số tự nhiên và 27,64 < x < 28,46 vậy x = 28
HĐ4: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 2 bằng cách gọi một HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
III- Củng cố - Tổng kết:
GV nhận xét giờ học.
___________________________
Luyện từ và câu
Ôn tập (tiết 4)
I- Mục tiêu bài học:
- Hệ thống hoá vốn từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học từ tuần 1 đến tuần 9. 
- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm. 
II- Phương Tiện dạy học:
Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 1: HS làm việc theo nhóm
Việt Nam Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước
Hoà bình, trái đất
Biển cả, bầu trời
Động từ
Tính từ
Bảo vệ, giữ gìn
Giàu đẹp, cần cù 
Hợp tác, bình yên
Sum họp, đoàn kết..
Bao la, vời vợi
Thành ngữ, Tục ngữ
Quê cha đất tổ, 
Yêu nước thương nòi
Bốn biển một nhà
Kề vai sát cánh
Lên thác xuống ghềnh
Góp gió thành bão
- Bài tập 2: HS làm việc theo nhóm
Thực hiện tương tự bài tập 1. Nội dung như sau:
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
mênh mông
Từ đồng nghĩa
Giữ gìn
Bình an
Kết đoàn..
Bạn hữu...
Bao la
Từ trái nghĩa
Phá hoại
Bất ổn
Chia rẽ
Kẻ thù
chật chội
IV- Củng cố - Tổng kết:
Giáo viên nhận xét tiết học.
___________________________
Lịch sử: 
Bác hồ đọc tuyên ngôn độc lập
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh biết:
- Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Bà Đình (Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. 
- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Ngày 2-9 thành ngày Quốc khánh của nước ta. 
II- Phương Tiện dạy học:
- Hình trong SGK
- ảnh tư liệu khác.
- Phiếu học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Làm việc cả lớp
- GV có thể dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trong đại của dân tộc. 
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS: 
+ Biết tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập. 
+ Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn Độc lập được trích trong SGK.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của 2-9-1945.
HĐ2. Làm việc theo nhóm:
- GV tổ chức cho HS tường thuật lại diễn biến của buổi lễ: 
+ GV cho HS đọc SGK ,  ...  hay nữ: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc cá nhân:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 1,2,3 trang 42 SGK
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của mình, các HS khác bổ sung.
+ GV kết luận: 
Câu 1: Tuổi vị thành niên: 10 đến 19 tuổi; Tuổi dậy thì ở nữ: 10 đến 15 tuổi
Tuổi dậy thì ở nam: 13 đến 17 tuổi; 
Câu 2: d, là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Câu 3: c, Mang thai và cho con bú.
HĐ2: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng"
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:
GV phân công HS :
+ Nhóm 1: Viết ( hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét.
+ Nhóm 2:Viết ( hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
+ Nhóm 3: Viết ( hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm não.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm:
+ Các nhóm làm việc dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Các nhóm cử người lên trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét góp ý
HĐ3: Thực hành vẽ tranh vận động.
- Bước 1: HS quan sát các hình 2,3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung từng hình, sau đó phân công nhau vẽ tranh.
- Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương những em học tốt.
___________________________________________________________________
Thứ năm ngày 08 tháng 11 năm 2007
Thể dục
 trò chơi “chạy nhanh theo số”
I- Mục tiêu bài học:
- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số" Yêu cầu nắm được cách chơi.
- Ôn bốn động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
II- Phương Tiện dạy học:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi , bóng, kẻ sân chơi trò chơi.
III- Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
HĐ2: Phần cơ bản 
a. Ôn ba động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
- HS ôn từng động tác 1-2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
- HS ôn lại cả bốn động tác 1-2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
Trong quá trình HS tập GV sửa sai cho HS và tổ chức thi đua giữa các tổ, các cá nhân. 
b.Chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số" 
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- Cho HS chơi chính thức.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
___________________________
Tập làm văn
Ôn tập (tiết 7)
I- Mục tiêu bài học:
- Tiếp tục ôn tập cho HS các kiến thức về Tiếng Việt đã học trong 9 tuần đầu.
- HS làm các bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt 5 trang 70, 71. 
II- Phương Tiện dạy học:
VBT Tiếng Việt 5
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
HĐ2: HS làm bài tập
- HS đọc thầm thật kỹ bài “Mầm non” 
- HS dựa vào nội dung bài đọc để chọn câu trả lời đúng.
câu 1: ý (d)	Câu 6: ý (c)
Câu 2: ý (a)	Câu 7: ý (a)
Câu 3: ý (a)	Câu 8: ý (b)
Câu 4: ý (b)	Câu 9: ý (c)
Câu 5: ý (c)	Câu 10: ý (a)
HĐ3: Chấm và chữa bài
IV- Củng cố - Tổng kết:
GV nhận xét tiết học.
___________________________
Toán
luyện tập
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Củng cố kỷ năng cộng các số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. 
- Củng cố về giải toán có nội dung hình học, tìm số trung bình cộng.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4.
- Bài 1: Viết tiếp vào chổ chấm cho thích hợp: HS tự làm bài sau đó GV giúp HS rút ra nhận xét phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán.
- Bài 2: Tính rồi thử lại bằng tính chất giao hoán.
- Bài 3: HS đọc kỹ đề bài rồi giải bài toán: chiều dài mảnh vườn là: 
30,63 + 14,74 = ?
Chu vi mảnh vườn là: (30,63 + ?) x 2 = ?
- Bài 4: Trung bình cộng của 254,55 và 185,45 là: (254,55 + 185,45) : 2 = ?
HĐ2: Chấm và chữa bài 
Bài tập 1, 2 đọc kết quả; bài tập 3, 4 HS viết lên bảng và chữa kỹ.
III- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương những em học tốt.
_________________________
Luyện từ và câu
Ôn tập (tiết 6)
I- Mục tiêu bài học:
- Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải ra các bài tập nhằm trau dồi kỹ năng dùng từ đặt câu và mở rộng vốn từ. 
II- Phương Tiện dạy học:
Bảng phụ, kẻ bảng phân loại (bài tập 4)
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập 
- Bài tập 1: HS làm việc độc lập rồi trình bày trước lớp.
Lời giải: + Câu (1) thay từ bê bằng từ bưng; thay từ bảo bằng từ mời 
+ Câu (2) thay từ vò bằng từ xoa.
+ Câu (3) thay từ thực hành bằng từ làm. 
- Bài tập 2: HS điền đúng các từ trái nghĩa. 
HS thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa. 
Lời giải: no, chết, bại, đậu, đẹp 
- Bài tập 3: 
+ HS đọc yêu cầu bài tập 3.
+ HS làm việc độc lập.
Lời giải đúng:
+ Quyển truyện này giá bao nhiêu tiền?
+ Trên giá sách của bạn Lan có nhiều truyện rất hay.
+ Chị Hồng hỏi giá tiền chiếc áo treo trên giá. 
- Bài tập 4: 
+ HS đọc yêu cầu bài tập 4.
+ HS làm việc độc lập.
+ GV nhắc HS đặt câu đúng với những nghĩa đã cho của từ đánh
IV- Củng cố - Tổng kết:
GV nhận xét tiết học; khen những HS làm bài tốt.
___________________________
Đạo đức
tình bạn (tiết 2)
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè. 
- Thể hiện đối xử tốt với bạn bè.
- Thân ái đoàn kết với bạn bè. 
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Đóng vai (bài tập 1-SGK) 
* Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai. 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
Bước 2: HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
Bước 3: Các nhóm lên đóng vai.
Bước 3: Thảo luận cả lớp: 
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? 
+ Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái?
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao? 
+ GV kết luận: cần khuyên ngăn góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. như thể mới là người bạn tốt.
HĐ2. Tự liên hệ 
* Mục tiêu: Giúp HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự liên hệ 
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ.
- GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
- GV khen HS và kết luận về tình bạn đẹp...
HĐ3. Học sinh hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao về chủ đề tình bạn (làm bài tập 3 SGK) 
- HS làm việc cá nhân.
- GV mời một số HS trình bày. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
III- Củng cố - Tổng kết:
- Nhận xét giờ học.
- HS tiếp tục sưu tầm truyện ca dao, tục ngữ  về chủ đề tình bạn.
___________________________
Buổi chiều:
Kể chuyện
 ôn tập (tiết 5) 
I- Mục tiêu bài học:
- Ôn tập đọc và học thuộc lòng cho HS. 
- Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”; phân vai diễn lại sinh động một đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân vật. 
II- Phương Tiện dạy học:
Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Ôn tập đọc và học thuộc lòng (thực hiện như tiết 1)
HĐ3. HS làm bài tập.
- HS nêu tính cách một số nhân vật.
- Phân vai để diễn một đoạn. 
- HS đọc thầm vỡ kịch “Lòng dân”.
- HS thảo luận nhóm để diễn đoạn mình chọn.
- Mỗi nhóm diễn một đoạn kịch.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Khen HS đọc tốt.
___________________________
Toán
tổng nhiều số thập phân
I- Mục tiêu bài học:
- Giúp HS biết cách tính tổng của nhiều số thập phân.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân
Hướng dẫn HS tự đặt tính rồi tự tính, sau đó cho HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
HĐ2: Luyện tập: HS làm bài tập1,2,3 ở vở bài tập Toán
- Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- Bài 2: Viết tiếp vào chổ chấm cho thích hợp:
a
b
c
(a+b)+c
a+(b+c)
7,9
3,8
2,2
(7,9+3,8)+=
7,9+(3,8+)=
5,41
2,56
0,44
+ HS rút ra nhận xét: (a+b)+c = a+(+)
+ HS phát biểu bằng lời tính chất kết hợp
Bài 3: Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:
	Ví dụ: 6,9 + 8,75 + 3,1 = (6,9 + 3,1) + 8,75 = 10 + 8,75 = 18,75
HĐ3: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 2, 3 bằng cách gọi hai HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
III- Củng cố - Tổng kết:
GV nhận xét giờ học.
___________________________
Tập làm văn
ôn tập (tiết 8)
I- Mục tiêu bài học:
ôn tập cho HS cách viết văn tả cảnh. 
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
- GV chép đề bài lên bảng.
- HS đọc yêu cầu của đề: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
- HS làm bài vào vở của mình.
- GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- GV gọi một số em có bài viết tốt đọc bài của mình cho cả lớp nghe.
III- Củng cố - Tổng kết:
- Nhắc HS ghi nhớ cách làm bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét tiết học.
- Khen những HS học tốt.
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết hoàn chỉnh bài văn đó.
___________________________
Hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp tuần 10
I. nhận xét kết quả tuần 10 của lớp
- Thực hiện nghiêm túc những quy định của nhà trường, của Đội đề ra.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Không ăn quà vặt, không nói tục chửi bậy.
- Ôn tập thi khảo sát chất lượng giữa kì đạt kết quả cao.
- Làm báo tường kịp thời và có chất lượng .
- Những em xuất sắc trong tuần ( Quỳnh Liên, Khánh Huyền, Hà Phương, Duyên, Hữu Hoàng ).
II. Kế hoạch tuần 11:
- Tiếp tục làm tốt công tác nề nếp , xây dựng phong trào tự quản trong các giờ học và đặc biệt trong các giờ sinh hoạt.
- Thi đua học thật tốt, giành nhiều điểm cao, tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Xây dựng nề nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10(1).doc