Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH kim Đồng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH kim Đồng

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Sau bài học, HS có khả năng;

 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tham gia giao thông an toàn và cách phòng tránh tai nạn.

 3. Thái độ:HS có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Hình trang 40, 41 SGK.

 - Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 29/10/2009
Ngày dạy: Thứ hai ngày 2/11/2009 tuần 10 
Tiết 1 : Khoa học 
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Sau bài học, HS có khả năng;
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tham gia giao thông an toàn và cách phòng tránh tai nạn.
 3. Thái độ:HS có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - hình trang 40, 41 SGK.
 - Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Kiểm tra bài cũ :
- Y/ C nêu nội dung bài học bài trước.	
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, Y/C của bài.
 2. Giảng bài .
 a) HĐ1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: - HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông trong hình.
 - HS nêu được hậu quả có thể xẩy ra của những sai phạm đó.
* Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo cặp.
- Cho HS quan sát H1, 2, 3, 4 trang 40 SGK.
- Thảo luận các câu hỏi trang 38 SGK:
+ Đối với H1: Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong hình. 
Tại sao có những việc làm vi phạm đó ?
Điều gì có thể xẩy ra đối với những người đi bộ dưới lòng đường ?
+ H2: Điêù gì có thể xảy ra nếu cố ý vượt đèn đỏ ?
+ H3: Điều gì xảy ra đối với những người đi xe đạp hàng 3 ?
+ H4: Điều gì xẩy ra đối với những người chở hàng cồng kềnh ?
=> Kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham ra giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
- GV đưa ra ví dụ chứng minh.
 b). HĐ2: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp an toàn giao thông.
* Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc cặp đôi: 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK và phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông.
 +)H5:Thể hiện HS được học về luật GTĐB.
 +) Một ban HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
 +) Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định.
- GV Y/C mỗi HS nêu một biên pháp an toàn giao thông. GV gi bảng, tóm tắt và kết luận chung.
C/. Củng cố- Dặn dò:
- Cho HS đọc Ghi nhớ SGK. 
- Nhận xét tiết học, khen HS tích cực xây dựng bài.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Vài HS nêu, lớp nhận xét.
- HS chú ý
.
- HS HĐ nhóm đôi.
- HS quan sát, thảo luận, đại diện các nhóm nêu câu hỏi và trả lời, các bạn cặp khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời, nhận xét, bổ xung
- Chú ý nghe .
- HS hoạt động nhóm cặp đôi.
- Một số HS trình bày kết quả thảo luân theo cặp.
- Chú ý nghe .
 - Vài HS đọc.
 - Chú ý nghe .
ꗛ&š–ê
 Tiết 2: HĐNG
Bài : Hoạt động vh vn chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20 / 11
I. Mục tiêu: 
 - Hs biết ngày 20/11 hằng năm là ngày hiến chương nhà giáo.
 - Hs có ý thức thi đua học tập tốt và tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
II.Chuẩn bị: 
GV một số tài liệu về ngày nhà giáo Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1:Ôn lại truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam.
- Gv đọc bài truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam cho học sinh nghe
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi sau :
- ? Em cố nhận xét gì vắonhngx nhà giáo Việt Nam.
Hoạt động 2 :Tổ chức các hoạt động VH - VN chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. 
*Mục tiêu : Giúp hs rèn luyện tình mạnh dạn trong giao tiếp.
* Cách tiến hành :
? Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam bên cạnh việc học tốt các em còn có những hoạt động nào để thể hiện lòng biết ơn đến các thầy cô giáo.
- GV kết luận : Có nhiều hoạt động để chào mừng, nhưng chúng ta là học sinh thì việc làm có ý nghĩa nhất là cùng thi đua học tập tốt giữa các cá nhân, giữa các tổ và các nhóm. Và đồng thời cần có những hoạt động VH- VN nữa đẻ tỏ lòng biết ơn đến các thầy các cô.
GV tổ chức cho các em thi đua các tiết mục vn và ca múa hát tập thể về các bài hát nói về giáo viên.
+ Ai nâng cánh ước mơ cho em.
+ Những điều thầy chưa kể.
+ Những bông hoa những niềm vui
- Gv yêu cầu chon hai tiết mục tốt nhất tham gia thi cấp trường.
Dăn dò : Sưu tầm thêm các bài hát vvề thầy cô giáo.
- lớp chia làm 4 nhóm.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động theo nhiệm vụ gv đã giao.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung 
Học sinh trả lời theo ý của mình. 
Hs lắng nghe.
- HS tham gia ca múa hát cá nhân và tập thể.
ꗛ&š–ê
Soạn ngày: 30/10/2009.
Giảng ngày: Thứ 3 ngày 3/11/2009.
Tiết 1. Kĩ thuật.
Bài: Bày dọn bữa ăn trong gia đình
I. Mục tiêu:
 HS cần phải:
 - Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. Đồ dùng dạy và học :
 Tranh SGK, phấn màu .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu các bước luộc rau ?
-So sánh cách luộc rau ở gia đình em với cách luộc rau em học?
GV nhận xét.
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ YC giờ học.
2.Nội dung hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- ? Nêu yc của việc bày dọn trước bữa ăn. 
- ? Nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- ? Em hãy mô tả cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình.
*GV kết luận: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí.....
 - GV giới thiệu tranh ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh hoạ( nếu có).
*Hoạt động 2:
Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn .
- Em hãy so sánh cách dọn bữa ăn ở gia đình em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong bài học ?
*Lưu ý hs: Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
-GV nêu đáp án của bài tập. 
C. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- Xem trước bài sau
- 2HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét,bổ sung.
- HS quan sát hình 1, đọc nội dung SGK nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
- HS đọc nội dung SGK, nêu cách dọn bữa ăn và so sánh.
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá. 
- HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
ꗛ&š–ê
Tiết2 Luyện viết :
Bài 10: Tự chọn.
I. Mục tiêu:
 HS cần phải:
 - Biết cách trình bày và viết đẹp đoạn ba trong bài: Cái gì quý nhất
- Có ý thức rèn luyện chữ viết cho bản thân.
II. Đồ dùng dạy và học :
 Mẫu chữ viết hoa.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu học sinh lên bảng viết chữ hoa Ô, L.
- GV nhận xét bài viết của hs tuần trước
 - GV nhận xét chung.
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ YC giờ học.
2.Nội dung hoạt động:
 Hoạt động1 : Tìm hiểu cách viết đoạn văn..
- ? Đoạn văn được trình bày như thế nào. 
- ? Nêu các từ khó cần luyện viết trong bài.
- GV cho hs quan sát chữ hoa mẫu.
Hoạt động 2: Hs thực hành viết bài vàovở.
-GV nhắc nhở các hs viết chưa đẹp cần cố gắng hơn.
- Chú ý cách viết nét thanh nét đậm, khoảng cách các con chữ, các tiếng trong câu.
- Chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV thu bài hs chấm. Nhận xét bài viết cử các em về cỡ chữ, nét thanh nét đậm
- 2HS viết yếu lên bảng thực hiên
- HS nhận xét.
- Chữ đầu đoạn bắt đầu viết từ ô thứ 3 trong vở.
- HS luyện viết các từ khó
- HS quan sát mẫu luyện viết vào bảng con.
- Hs thực hành luyện viết bài vào vở.
ꗛ&š–ê
Tiết 3: Luyện toán.
Bài: Luyện viết các số đo độ dài dưới dạng số tpập phân 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
 - Nắm kĩ hơn về cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân đối với học sinh yếu.Hs khá giỏi biết vận dụng làm các bài toán liên quan.
 - Có kĩ năng giải toán về chuyển đổi đơn vị do độ dài.
 - Có ý thức tự giác trong học tập và tính cẩn thận trong học toán.
II. Chuẩn bị:
GV hệ thống các bài tập.
HS vỡ BTT
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ôn kiến thức:
GV yc hs hoạt động theo nhóm 4 hoàn thành nội dung phiếu học tập:
- ? Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
- ? Hãy cho biết: 6m 4dm= ....m; 3m5cm = .....m
- Gv yêu cầu những hs nắm chưa kĩ nêu lại.
2. Thực hành:
GV tổ chức cho hs thực hành các bài tập sau:
Bài 1. Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm:
a,4m25cm = 4,25cm b, 9dm8cm5mm = 9,85dm
c 248dm = 24,8m d, 3561m = 3,561km.
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
 8,62m; 82,6dm; 8,597m; 860cm; 8m6cm.
ĐA: 8m6cm; 82,6dm; 8,597m; 860cm; 8,62m
Bài 3: Viết số thích hợp vào chổ chấm:
a, 2,539m = m.. dmcmmm
 =mcmmm.
 = mmm
 = .mm
- Gv ngận xét tuyên dương những hs có kết quả đúng và nhanh.
3. Dặn dò :
- Về nhà học thuộc bảng đơn vị đo độ dài.Làm các bài tập còn lại ở vbtt.
- Hs hoạt động theo nhóm 4 trả lời câu hỏi ở phiếu học tập- nhóm trưởng điều khiển.
- Hs trình bày – hs khác nhận xét bổ sung.
- Hs yếu nhắc lại cách chuyễn.
- Hs làm vào bảng con.
- Hs chữa bài
- HS khác nhận xét
- HS yếu chữa bài vào vở.
Hs làm việc theo nhóm đôi.
Hs lên bảng chữa bài.
Dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
Nhận xét bài trên bảng.
Hs yếu nhắc lại.
- Hs chọn đáp án đúng ghi vào bảng con.
 - Hs nhận xét.
 - Hs yếu chữa bài vào vở
- Hs lắng nghe.
ꗛ&š–ê
Soạn ngày: 3/11/2009.
Giảng ngày: Thứ 5 ngày 5/11/2009.
Tiết 1. Khoa học.
Bài: ôn tập: con người và sức khoẻ(t1)
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Xác định giai đoạn tuổi dạy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
- Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS.
- Có kĩ năng nhận biết các giai đoạn của tuổi dạy thì.
- Kĩ năng vẽ sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS.
 - HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ và phòng tránh các bệnh lây truyền.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Hình trang 42, 43 SGK.
 - Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ :
-Y/ C nêu nội dung bài học bài trước.	
- GV nhận xét, cho điểm.
b. Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, Y/C của bài.
2. Hướng dẫn HS ôn tập.
 a) HĐ1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Ôn lại cho HS một số kiến thức trong các bài: Nam hay nữ: Từ lúc mới sinh đến tuổi dạy thì.
* Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc cả lớp.
- GV Y/C HS làm việc cá nhân theo Y/C như bài tập 1, 2, 3 trang 42 SGK.
Đáp án: Câu 1:
+ Tuổi vị thành niên: từ 10 tuổi đến 19 tuổi.
+ Tuổi dậy thì ở nữ: từ 10 tuổi đến 15 tuổi.
+ Tuổi dạy thì ở nam: từ 13 tuổi đến 17 tuổi.
 Câu 2:Câu trả lời đúng nhất là ý (d) : là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, trinh thần, tình cảm, và mối quan hệ xã hội.
 Câu 3: Câu trả lời đúng là ý (c): Mang thai và cho con bú.
b). HĐ2: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
* Mục tiêu: HS Vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học.
* Cách tiến hành:
- GV HD HS tham khảo sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm gan A (trang 43 SGK)
- GV phân công các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó.
 +) Nhóm 1: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét.
 +) Nhóm 2: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
 +) Nhóm 3: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm não.
 +) Nhóm 4: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV. 
c/. Củng cố- Dặn dò:
- Cho HS nhắc lại kiến thức vừa ôn tập.
- Nhận xét tiết học, khen HS tích cực xây dựng bài.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Vài HS nêu, lớp nhận xét.
- HS chú ý
.
- HS cả lớp làm việc cá nhân.
- Vài HS làm vào bảng phụ lên báo cáo kết quả, lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS hoạt động nhóm 4. Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Các nhóm treo sản phẩm của mình và cử người lên trình bày. Nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Vài HS nhắc lại
- Chú ý nghe 
ꗛ&š–ê
Tiết 2: Luyện kỹ thuật.
Bài: Bày dọn bữa ăn trong gia đình
I. Mục tiêu:
 HS thực hành: Cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. Đồ dùng dạy và học :
 Tranh SGK, phấn màu .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ÔN kiến thức
-? Em hãy nêu cách bày dọn bưa ăn trong gia đình ?
 - ? Sau khi ăn em cần phải làm gì?
GV nhận xét.
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ YC giờ học.
2.Hướng dẫn thực hành:
* Hoạt động 1: Học sinh thực hành bày dọn bữa ăn.
- GV yêu cầu hs hoạt động theo nhóm sáu.
- Gv theo dõi giúp đỡ các nhóm còn gặp khó khăn trong khi thực hành.
*Hoạt động 2:
Nhận xét đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
- GV nêu yêu cầu đánh giá:
+ Bữa ăn bày dọn đẹp mắt, đảm bảo vệ sinh, khoa học.
+ Các thành viên trong nhóm nghiêm túc làm việc....
- Gv kết luận chung.
* Hoạt động 3: Thu dọn vệ sinh lớp học.
- GV yêu cầu các nhóm thu gọn và vệ sinh lớp học sạch sẽ chẩn bị cho tiết học sau.
C. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- Xem trước bài sau
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét,bổ sung.
- Các nhóm thi đua nhau xem nhóm nào bày dọn bữa ăn đẹp và khoa học
Hs bầu ban giám khảo nhận xét bài của các nhóm.
Bình chon nhóm chiến thắng.
- HS các nhóm thu dọn và làm vệ sinh lớp học.
ꗛ&š–ê
Tiết 3: Luyện toán.
Bài: Luyện viết các số đo khối lượng dưới dạng số tpập phân 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
 - Nắm kĩ hơn về cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân đối với học sinh yếu.Hs khá giỏi biết vận dụng làm các bài toán liên quan.
 - Có kĩ năng giải toán về chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
 - Có ý thức tự giác trong học tập và tính cẩn thận trong học toán.
II. Chuẩn bị:
GV hệ thống các bài tập.
HS vỡ BTT
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ôn kiến thức:
GV yc hs hoạt động theo nhóm 4 hoàn thành nội dung phiếu học tập:
- ? Háy viết bảng đơn vị đo khối lượng.
- ? Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
- ? Hãy cho biết: 6kg 4g= ....g; 
 35tấn = .....kg;
- Gv yêu cầu những hs nắm chưa kĩ nêu lại.
2. Thực hành:GV tổ chức hs thực hành .
Bài 1.Viết số thập phân thích hợp vào chổ 
a, 1kg 725g = .kg b, 6528g = .kg
c 7tấn125kg = tấn d, 4yến = ..tạ.
Bài 2: Viết dấu (,=)thích hợp vào chổ chấm.
 a, 4kg 20g.4,2g b, 500g.0,5kg
c, 1,8tấn..1tấn 8kg d,0,165tấn...16,5tạ.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước âu trả lời đúng :Biết bốn con : gà,vịt, ngỗng, thỏ có cân nặng lần lượt là : 1,85kg; 2,1kg; 3,6kg; 3000g.
Trong bốn con vật trên con vậtcân nặng nhất là :
 A, Con gà. B ,Con vịt.
 C, Con ngỗng. D, Con thỏ
- Gv ngận xét tuyên dương những hs có kết quả đúng và nhanh.
3. Dặn dò :
- Về nhà học thuộc bảng đơn vị đo khối lượng .Làm các bài tập còn lại ở vbtt.
- Hs hoạt động theo nhóm 4 trả lời câu hỏi ở phiếu học tập- nhóm trưởng điều khiển.
- Hs trình bày – hs khác nhận xét bổ sung.
- Hs yếu nhắc lại cách chuyễn.
- Hs làm vào bảng con.
- Hs chữa bài
- HS khác nhận xét
- HS yếu chữa bài vào vở.
Hs làm vào vở theo nhóm đôi.
Hs lên bảng chữa bài.
Dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
Nhận xét bài trên bảng.
Hs yếu nhắc lại.
- Hs chọn đáp án đúng ghi vào bảng con.
 - Hs nhận xét.
 - Hs yếu chữa bài vào vở
- Hs lắng nghe.
ꗛ&š–ê
Soạn ngày: 4/11/2009.
Giảng ngày: Thứ 6 ngày 6/11/2009.
Tiết 1. Luyện luyện từ và câu.
Bài: Đại từ.
I. Mục tiêu: Giúp hs:
 - Cũng cố kiến thức về đại cách sử dụng đại từ đặc biệt là nhứng học sinh yếu. Hs giỏi biết vận dụng các đại từ vào việc viết văn của mình.
 - GD học sinh yêu thích tiếng mẹ đẻ.
II. Chuẩn bị:
 - Nội dung bài tập
 - HS :vở bài tập.
III. Cỏc hoạt động dạy học.
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ễn kiến thức:
- GV yc hs hoạt động theo nhóm 4 hoàn thành nội dung bài tập sau.
- ? Em hiểu thế nào là đại từ. Nêu VD.(Là những từ thay thế cho danh từ ,tính từ, động từ..
- ? Hãy đăt một câu trong đó có sử dụng đại từ.(Nam, cậu cho tớ mượn quyển sách với.)
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Thực hành: 
- GV yêu cầu hs làm lần lượt các bài tập sau.
Bài 1.(Dành cho hs yếu).(trang 60 sách bt tv tập 1)
- Gv nhận xét kết luận: 
Bài 2 : Trang 61 sbttv.
- Gv yêu cầu hs làm bài vào giấy nháp sau đó chữa bài.
- GV nhận xét bài của hs, chốt lời giải đúng :
- VD tôi,mày, nó, 
Bài 3. Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một con vật mà em yêu thích trong đó có sử dụng các đại từ.
- GV tổ chức cho hs viết bài vào giấy nháp
- GV theo giỏi giúp đỡ hs yếu.
- GV nhận xét chung tuyên dương những đoạn văn hay, y/c hs yếu chữa bài vào vở.
Dặn dũ : - GV nhận xét giờ học.
- HS hoạt động theo nhóm 4 dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diên các nhóm nối tiếp nêu kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs yếu nhắc lại
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
HS thi tìm viết vào giấy nháp.
HS nêu trước lớp.(Ai tìm nhanh thì thắng cuộc.)
HS viết vào giấy nháp.
Xung phong đọc trước lớp.
HS khác nhận xét.
- HS viết bài vào vở.
ꗛ&š–ê
Tiết 2: Luyện toán.
Bài: Luyện viết các số đo diện tích dưới dạng số tpập phân 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
 - Nắm kĩ hơn về cách viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân đối với học sinh yếu.Hs khá giỏi biết vận dụng làm các bài toán liên quan.
 - Có kĩ năng giải toán về chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
 - Có ý thức tự giác trong học tập và tính cẩn thận trong học toán.
II. Chuẩn bị:
GV hệ thống các bài tập.
HS vỡ BTT
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ôn kiến thức:
GV yc hs hoạt động theo nhóm 4 hoàn thành nội dung phiếu học tập:
- ? Háy viết bảng đơn vị đo diện tích.
- ? Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
- ? Hãy cho biết: 6dm2 4cm2= ....cm2; 
 35m2 = .....cm2
- Gv yêu cầu những hs nắm chưa kĩ nêu lại.
2. Thực hành:GV tổ chức hs thực hành .
Bài 1.Viết số thập phân thích hợp vào chổ 
a, 15735m2 = .ha b, 892m2 = .ha
c 428ha = km2 d, 14ha = ..khm2.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chổ chấm.
 a, 8,56dm2.cm2 b, 0,42m2.dm2
c, 1,8ha..m2 d,0,001ha...m2
Bài 3: ? Trong các số đo dưới diên tích đây, những số đo nào bằng 2,06ha.
2,60ha; 2ha600m2; 0,0206km2; 20600m2; 2060m2
- GV kết luận. 2ha600m2; 0,0206km2; 20600m2
- Gv ngận xét tuyên dương những hs có kết quả đúng và nhanh.
3. Dặn dò :
- Về nhà học thuộc bảng đơn vị đo diện tích .Làm các bài tập còn lại ở vbtt.
- Hs hoạt động theo nhóm 4 trả lời câu hỏi ở phiếu học tập- nhóm trưởng điều khiển.
- Hs trình bày – hs khác nhận xét bổ sung.
- Hs yếu nhắc lại cách chuyễn.
- Hs làm vào bảng con.
- Hs chữa bài
- HS khác nhận xét
- HS yếu chữa bài vào vở.
Hs làm vào vở theo nhóm đôi.
Hs lên bảng chữa bài.
Dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
Nhận xét bài trên bảng.
Hs yếu nhắc lại.
- Hs chọn đáp án đúng ghi vào bảng con.
 - Hs nhận xét.
 - Hs yếu chữa bài vào vở
- Hs lắng nghe.
ꗛ&š–ê
Tiết 3: Mĩ thuật.
Bài: Vẽ trang trí
Vẽ trang trí đối xứng qua trục
I. Mục tiêu
- Hs nhận biết được cách trang trí đối xứng qua trục. 
- HS biết cách vẽ trang trí đối xứng qua trục.
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV,1 số bài vẽ trang trí đối xứng, một số bài của Hs lớp trước.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu 1 vài bài trang trí( hình vuông , hình tròn , đường diềm) 
Hs quan sát
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
GV : cho Hs quan sát hình vẽ trang trí đối xứng qua trục để các em thấy được:
+ Gv kết luận: Các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng, hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm hoạ tiết trang trí. 
Hs quan sát đua ra nhận xét:
+ Các phần của hoạ tiết ở hai bên trục giống nhau, bằng nhau và được vẽ cùng màu.
+ Có thể trang trí đối xứng qua một, hai hoặc nhiều trục
Hoạt động 2: Cách trang trí đối xứng
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho HS quan sát hình tham khảo ở SGK để HS nhận rõ các bước trang trí đối xứng
HS quan sát 
Gợi ý cho HS nắm vững các bước trước khi thực hành
- Cho HS quan sát lại các hình vẽ trong SGK
Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
 Hs thực hiện. Chú ý: 
+ Kẻ các đường trục
+ Tìm các hình mảng và hoạ tiết.
GV : Đến từng bàn quan sát hs vẽ
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
GV nhận xét chung tiết học
- Sưu tầm tranh ảnh về nhà giáo Việt Nam
- Hs nhân xét bài bạn
ꗛ&š–ê

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10_1.doc