Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH Trần Quốc Toản

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH Trần Quốc Toản

 I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy,lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 100 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn. Thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ , hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn.

* Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ TĐ từ tuần 1-9 theo mẫu trong SGK.

II.Đồ dùng dạy học:

* Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (mỗi bài ghi vào 1 tờ giấy nhỏ).

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10
Thứ
Môn
Tên bài dạy
Chào cờ
Chaò cờ
Tập đọc
Ôn tập
Hai
Toán
Luyện tập chung
Khoa học
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
Đạo đức
Tình bạn (tt)
Thể dục
Bài 19
Chính tả
Ôn tập
Ba
Toán
KT định kỳ giữa kì I
LTVC
Ôn tập
Lịch sử
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập
Kể chuyện
Ôn tập
Tập đọc
Ôn tập
Tö
Toán
Cộng hai số thập phân
Địa lí
Nông nghiệp
Kỹ thuật
Bày dọ bữa ăn trong gia đình
Thể dục
Bài 20
Tập làm văn
Ôn tập
Naêm
Toán
Luyện tập 
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khỏe
Mỹ thuật
GV chuyên dạy
Toán
Tổng nhiều số thập phân
LTVC
KT đọc, viết
Saùu
Âm nhạc
 GV chuyên dạy
Tập làm văn
Ôn tập
HĐTT
Sinh hoạt tập thể
 aaaaaaaa““ bbbbbbbb
 Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tập đọc: Ôn tập giữa kỳ I
 I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy,lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 100 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn. Thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ , hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn.
* Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ TĐ từ tuần 1-9 theo mẫu trong SGK.
II.Đồ dùng dạy học:
* Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (mỗi bài ghi vào 1 tờ giấy nhỏ).
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA TẬP ĐỌC
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- 5 HS lần lượt gắp thăm bài về chỗ chuẩn bị ; Cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc. 
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- GV hỏi:
+ Em đã được học những chủ điểm nào?
+ Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy.
- Mở mục lục SGK đọc và trả lời.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS có thể mở vở ra để ghi nội dung chính của từng bài.
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo kết quả làm bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng về 5 bài tập đọc.
- Theo dõi và tự chữa bài (nếu sai).
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Dặn HS về nhà ôn lại nội dung chính của từng bài tập đọc.
 ___________________________
Toán: Luyện tập chung
I.Mục tiêu: 
- Biết chuyển các phân số thập phân thành số thập phân .
- So sánh số đo độ dài viết dưới một dạng khác nhau.
- Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
II.Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ:
Viết số thích hợp vào chỗ trống:
3km 5m = ............. km
6m 7dm = ............. m
7kg 4g = ............. kg
- HS lên bảng làm bài.
5 tạ 9kg = ............. tạ
1ha 430m2 = ............. ha
5ha 8791m2 = ............. ha
 2/ Bài mới:
* Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 1 HS báo cáo kết quả trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
- HS giải thích:
a) 11,20km > 11,02km
b) 11,02km = 11,020km 
c) 11km 20m = km = 11,02km
d) 11 020m = 11 000m + 20m
= 11km 20m = km = 11,02km
Vậy các số đo ở b, c, d bằng 11,02km.
Bài 3: GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước rồi nhận xét và cho điểm HS.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và tự kiểm tra lại bài của mình.
a) 4m 85cm = 4,85m
b) 72ha = 0,72km2
Bài 4:GV gọi đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Có thể dùng 2 cách để giải bài toán:
* Cách 1: Rút về đơn vị.
* Cách 2: Tìm tỉ số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 2 HS nhận xét.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học về số thập phân, giải bài toán có liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số” để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì I.
 _____________________ 
Khoa học: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ .
II Đồ dùng dạy học:
- HS và GV sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
- Hình minh hoạ trang 40, 41 SGK.Giấy khổ to, bút dạ.
III Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài18. 
+ Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
+Khi có nguy cơ bị xâm hại em làm gì?
 2/ Bài mới:
Hoạt động 1
NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG
- Kiểm tra: sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của HS.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó? 
- 5 đến 7 HS kể về tai nạn giao thông đường bộ mà mình biết trước lớp.
- GV ghi nhanh những nguyên nhân gây tai nạn mà HS nêu lên bảng:
+ Phóng nhanh, vượt ẩu.
+ Lái xe khi say rượu.
+ Bán hàng không đúng nơi quy định.
+ Không quan sát đường.
- Hỏi: Ngoài những nguyên nhân bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông?
- HS nêu bổ sung. Ví dụ:
+ Do đường xấu+ Thời tiết xấu
+ Phương tiện giao thông quá cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn.
- Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: Người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, các điều kiện giao thông không an toàn.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2
NHỮNG VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG 
CỦA NGƯỜI THAM GIA VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm như sau:
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV, mỗi nhóm có 4-6 HS.
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 40 SGK, trao đổi và thảo luận để:
* Hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông.
* Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó?
* Hậu quả của vi phạm đó là gì?
- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. 
- Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
- GV hỏi: Qua những vi phạm về giao thông đó em có nhận xét gì?
- HS nêu được: Tai nạn giao thông hầu hết xảy ra là do sai phạm của những người tham gia giao thông.
- Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Có những tai nạn giao thông không phải là do mình vi phạm nên chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, thực hiện an toàn giao thông?
- Lắng nghe.
Hoạt động 3
NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm như sau:
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV:
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trang 41 SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đó tìm hiểu thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông.
+ Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, yêu cầu đọc phiếu và các nhóm khác bổ sung. 
- Báo cáo trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất:
Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS luôn chấp hành luật giao thông đường bộ, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và đọc lại các kiến thức đã học để chuẩn bị bài sau ôn tập. 
 _______________________
Đạo đức: Tình bạn (tt)
I. Mục tiêu:	Như tiết 1
 II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tình huống .Bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài cũ
- Em học tập được những gì ở truyện Đôi bạn?
- HS trả lời.
Bài mới
TRÒ CHƠI “SẮM VAI LÀM BÀI TẬP 1”
+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai.
+ HS thực hiện.
+ Nội dung thảo luận: Dựa vào bài tập 1 SGK, các em hãy đóng vai xử lí các tình huống trên.
- Các nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- HS lên diễn.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3
ĐÀM THOẠI LIÊN HỆ THỰC TẾ 
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Hỏi: Lớp ta đã đoàn kết chưa?
+ Lớp chúng ta rất đoàn kết.
+ Em hãy kể những việc đã làm và sẽ làm để có một tình bạn tốt đẹp.
+ Tuỳ theo từng HS.
+ Hãy kể cho các bạn cùng lớp nghe một tình bạn đẹp mà em thấy?
- HS kể.
- Kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi con người chúng ta phải cố gắng vun đắp,giữ gìn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
 CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng ghi nhớ trong SGK.
- Nhận xét tiết học. Xem trước bài “ Thực hành giữa học kì I”.
 ________________________ 
 Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt: Ôn tập (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
* Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc nhưở tiết 1 .
* Nghe - viết đúng bài CT, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (đã chuẩn bị từ tiết 1)
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài: 
- HS lắng nghe.
KIỂM TRA ĐỌC
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
VIẾT CHÍNH TẢ
a. Tìm hiểu nội dung bài văn
- Gọi HS đọc bài văn và phần Chú giải
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Hỏi:
+ Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
+ Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?
- Trả lời.
+ Bài văn cho em biết điều gì?
+ Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS từ các từ khó dễ lẫn viết chính tả và luyện viết.
- HS nêu và viết các từ khó.
- Hỏi: Trong bài văn có những chữ nào phải viết hoa?
+ Những chữ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng phải viết hoa.
c. Viết chính tả.
d. Soát lỗi, chấm bài.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng để kiểm tra lấy điểm.
 _____________________________
TOÁN 
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
 _________________________________
Luyện từ và câu: Ôn tập giữa kì I (tiết 3) 
I.Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc nhưở tiết 1 .
- Tìm và ghi lại các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học.
II.Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (đã chuẩn bị ở tiết 1)
III.Các hoạt động dạy học 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài: 
 ...  Các từ: bê, bảo, vò, thực hành.
+ Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống.
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh các từ HS đưa ra để thay thế.
- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu, HS bổ sung và thống nhất.
* Câu: Hoàng bê chén nước bảo ông uống.
Từ dùng chưa chính xác: bê, bảo.
* Câu: Ông vò đầu Hoàng.
Từ dùng không chính xác: vò.
* Câu: Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!
Từ dùng không chính xác: thực hành.
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.
- 1 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
 Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và nói: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!”.
Bài 2(chọn 3 trong 5 mục ) HS K,G làm hết
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dùng bút chì viết từ cần điền vào vở bài tập.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Theo dõi GV chữa bài và tự chữa lại bài (nếu sai). 
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng các câu tục ngữ trên.
- Nhẩm, đọc thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS:
+ Đặt câu để phân biệt từ đồng âm giá (giá tiền) giá (giá để đồ vật) bằng một câu hoặc hai câu.
- 2 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
+ Đặt câu với từ giá với nghĩa đã cho.
- Nhận xét.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình.
- Gọi HS dưới lớp tiếp nối đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS. 
Bài 4: GV tổ chức cho HS làm bài tập 4 tương tự như cách làm bài 3.
- HS tiếp nối nhau đọc câu của mình.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà soạn tiết 7, 8 và chuẩn bị bài kiểm tra.
 _________________________________ 
Toán: Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cộng các số thập phân.
- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Giải bài toán có nội dung hình học
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
Đặt tính rồi tính:
34,76 + 57,19	19,4 + 120,41
0,345 + 9,23	104 + 27, 67
- HS lên bảng làm bài.
 2/ Bài mới:
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu yêu cầu: Bài cho các cặp số a, b, yêu cầu chúng ta tính giá trị của hai biểu thức a + b và b + a sau đó so sánh giá trị của hai biểu thức này.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
+ Em có nhận xét gì về giá trị, về vị trí các số hạng của hai tổng a + b và b + a khi a = 5,7 và b = 6,24? 
+ Hai tổng này có giá trị bằng nhau.
+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng 5,7 + 6,21 thì ta được 6,24 + 5,7.
- GV hỏi tổng quát: Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức a + b và b + a?
- HS nêu: a + b = b + a
+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì được tổng nào? Tổng này có giá trị như thế nào so với tổng a + b?
- HS nhắc lại kết luận về tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
Bài 2: (a,c) GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) +
+
 9,46 3,8
 3,8 thử lại 9,46
 13,26 13,26
c)
+
+
 0,07 0,07
 0,09 thử lại 0,09
 0,16 0,16
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS nhận xét bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi của hình chữ nhật là:
(16,34 + 24,66) x 2 = 82 (m)
 Đáp số: 82 m
Bài 4:Hướng dẫn HS khá, giỏi làm bài GV gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Tổng số mét vải bán được trong cả hai tuần lễ là:
314,78 + 525,22 = 840 (m)
Tổng số ngày bán hàng hai tuần lễ là:
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:
840 : 14 = 60 (m)
 Đáp số: 60m
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 ______________________________
Khoa học: Con người với sức khỏe
I.Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cá nhân. Giấy khổ to, bút dạ, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu trả lời về nội dung bài trước.
+ Nêu nguyên nhân gây tai nạn giao thông?
+ Chúng ta cần làm gì để thực hiện ATGT?
2/GV giới thiệu bài: Bài học này giúp các em ôn lại những kiến thức ở chủ đề: Con người và sức khỏe.
- Lắng nghe.
Nội dung 1
ÔN TẬP VỀ CON NGƯỜI 
- Yêu cầu HS tự hoàn thành phiếu.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào phiếu cá nhân.
- GV có thể gợi ý cho HS vẽ sơ đồ tuổi dậy thì ở con trai và con gái riêng. Ghi rõ độ tuổi, các giai đoạn: mới sinh, tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên, trưởng thành. 
- Yêu cầu 1 HS nhận xét bài làm của bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- HS dưới lớp đổi phiếu cho nhau để chữa bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài.
- Sau khi chữa xong phiếu, GV tổ chức cho HS thảo luận để ôn lại các kiến thức cũ bằng các câu hỏi:
1. Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới?
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- HS dựa vào kiến thức đã học trả lời.
2.Nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới?
3. Hãy nêu sự hình thành một cơ thể người?
4. Em có thể nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
- Nhận xét, khen ngợi HS ghi nhớ tốt các kiến thức đã học.
Nội dung 2
CÁCH PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hình thức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” như sau:
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho HS.
+ Cho nhóm trưởng bốc thăm lựa chọn một trong các bệnh đã học để vẽ sơ đồ về cách phòng chống bệnh đó.
+ GV đi hướng dẫn, gợi ý những nhóm gặp khó khăn.
Gợi ý cách làm việc cho HS:
Trao đổi, thảo luận, viết ra giấy các cách phòng tránh bệnh.
Viết lại dưới dạng sơ đồ như ví dụ trong SGK.
- Nghe hướng dẫn của GV sau đó hoạt động trong nhóm.
+ Gọi từng nhóm HS lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Mỗi nhóm cử 2 HS lên trình bày. 1 HS cầm sơ đồ, 1 HS trình bày các cách phòng bệnh theo sơ đồ.
+ Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm vẽ sơ đồ đẹp, đủ nội dung, trình bày lưu loát.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập chuẩn bị bài tiết học sau. 
 ____________________________
 Thứ 6 ngày 30 tháng 10 năm 2009 
 Toán: Tổng nhiều số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương .
- Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bài tập 2.
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm:
12,34 + 12,66 ....... 12,66 + 12,34
56,07 + 0,09 ....... 52,39 + 4,09
15,82 + 34,57 ....... 21,78 + 23,98
- HS lên bảng làm bài.
2/ Bài mới: 
HƯỚNG DẪN TÍNH TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
a. Ví dụ: GV nêu bài toán ví dụ.
- HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán ví dụ.
- HS : tính tổng 27,5 + 36,75 + 14,5
- HS trao đổi với nhau và cùng tính:
 27,5
 + 36,75
 14,5
 78,75 
- Gọi 1 HS thực hiện cộng đúng lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
* Cộng như cộng với các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
b. Bài toán
- GV nêu bài toán.
- HS nghe và tự phân tích bài toán.
- HS: Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
	Bài giải
Chu vi của hình tam giác là:
 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm)
 Đáp số: 24,95dm
3. Luyện tập - thực hành
Bài 1 a,b: GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS: Dấu phẩy ở kết quả phải thẳng hàng với các dấu phẩy ở các số hạng. 
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
2,5
6,8
1,2
(2,5 + 6,8) + 1,2 = 10,5
2,5 + (6,8 + 1,2) = 10,5
1,34
0,52
4
(1,34 + 0,52) + 4 = 5,86
1,34 + (0,52 + 4) = 5,86
- Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi và nhận xét: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.
- GV yêu cầu HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- HS nêu như trong SGK.
Bài 3a,c: GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng giải thích cách làm bài của mình. 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS nêu như giải thích ở trên.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 ____________________________________
Tiếng Việt: Ôn tập tiết 7 
* Kiểm tra đọc - hiểu, luyện từ và câu.
* GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.
 ___________________________ 
 Tiếng Việt: Ôn tập tiết 8
* Kiểm tra tập làm văn.
* GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.
 aaaaaabbbbbbbb

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 tuan 10 CKTKN.doc