Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 (chi tiết)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 (chi tiết)

TẬP ĐỌC

 Tiết 21: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN

I. Mục tiêu

 - Đọc đúng các tiếng từ khó: rủ rỉ, leo trèo, ngọ nguậy, săm soi, ; đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; đọc diễn cảm bài văn phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài văn.

 - Hiểu: +) từ ngữ: săm soi, cầu viện.

 +) nội dung bài : Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ – HS: SGK

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Sáng Tập đọc
 Tiết 21: 	 chuyện một khu vườn
I. Mục tiêu 
 - Đọc đúng các tiếng từ khó: rủ rỉ, leo trèo, ngọ nguậy, săm soi,; đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; đọc diễn cảm bài văn phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài văn.
 - Hiểu: +) từ ngữ: săm soi, cầu viện.
 +) nội dung bài : Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ – HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
HĐ2: Luyện đọc 
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt). GV kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu từ ngữ khó.
 - HS đọc theo cặp.
 - GV đọc mẫu.
HĐ3: Tìm hiểu bài: 
 - HS đọc thầm bài trao đổi và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và bổ sung.
 Câu1: Bé Thu thích ra ban công làm gì ?
 +) Thu thích ra ban công để ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện.
 Câu 2: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ?
 +) Cây quỳnh lá dày: giữ được nước; hoa ti gôn: thò những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; cây hoa giấy: bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; cây đa Ân Độ: bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to, 
 Câu 3: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
 +) Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. 
 Câu 4: Em hiểu : “ Đất lành chim đậu” là thế nào ?
 +) Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn  
 - HS rút ra nội dung bài. GV bổ sung ghi bảng.
 * Nội dung :Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài . Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
HĐ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 - GV chọn đoạn 3 để đọc diễn cảm theo cách phân vai.
 - HS đọc diễn cảm theo nhóm đôi
 - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm, cả lớp và GV nhận xét cho điểm, bình chọn bạn đọc hay nhất.
HĐ5: Củng cố dặn dò 
- Một số HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS học theo bé Thu có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh và về nhà chuẩn bị bài Tiếng vọng.
Toán
 Tiết 51: Luyện tập
I. Mục tiêu Giúp HS:
	- Củng cố về kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.. 
	- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng học nhóm – HS: SGK
III. Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
 - HS chữa bài tập số 3. 
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Tính
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng. HS trình bày bài, nhận xét. Củng cố kĩ năng đặt tính.
 a) 15,32 b) 27,05
 + 41,69 + 9,38
 8,44 11,23
 65,45 47,66
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng nhóm. HS trình bày bài, nhận xét. Củng cố tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
 4,68 + 6,03 + 3,97
 = 4,68 + (6,03 + 3,97)
 = 4,68 + 10 = 14,68
 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,2 = 18,2
Bài 3: Điền dấu ; = vào chỗ chấm 
 - HS làm vào vở - Đổi vở nhận xét chữa bài.
3,6 + 5,8 > 8,9
 7,56 < 4,2 + 3,4
5,7 + 8,8 = 14,5
 0,5 > 0,08 + 0,4
Bài 4: HS đọc làm bài cá nhân. GV chấm một số bài. Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn với các số thập phân.
Bài giải
Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ hai là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ ba là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số mét vải người đó dệt trong cả ba ngày là:
28,4 + 30,6 + 32,2 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1 m
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học. 
- Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau. 
Đạo đức
 Tiết 11 : thực hành giữa học kì i
I .Mục tiêu
Giúp HS:
 - Củng cố kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5.
 - Rèn cho HS một số kĩ năng xử lí và đóng vai một sốtình huống liên quan đến nội dung bài học.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Tài liệu và phương tiện
 GV: Đồ dùng để đóng vai, các tình huống.
 HS: SGK
III Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HS nhắc lại nội dung bài học của tiết trước.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hệ thống kiến thức
 * Mục tiêu: 
 - HS nhắc lại các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5.
 * Cách tiến hành
 - GV nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho các tổ.
 - HS trao đổi làn việc.
 - HS phát biểu ý kiến, HS nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận và hệ thống lại nội dung.
HĐ3: Thực hành
 * Mục tiêu:
 - HS kể chuyện, hát, đọc thơ, đóng vai theo các tình huống phù hợp với nội dung của từng bài..
 * Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
 +) Múa, hát, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề trường em.
 +) Kể chuyện về những tấm gương HS “Có chí thì nên” ở trường, lớp, hoặc trên sách, báo
 +) Thi hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ, về chủ đề Biết ơn tổ tiên; Tình bạn.
- HS làm việc theo nhóm.
- GV mời các nhóm lên thi. Các HS khác nhận xét, bổ xung.
- GV kết luận và tuyên dương nhóm thể hiện thành công nhất.
HĐ4: HĐnối tiếp
 - GV hệ thống nội dung bài. 
 - Nhận xét giờ học và hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài Kính già yêu trẻ.
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
Sáng: Toán
Tiết 52: Trừ hai số thập phân
I- Mục tiêu
 Giúp HS:
-Biết cách thực hiện phép trừ 2 số thập phân.
-Bước đầu có kĩ năng trừ 2 số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải toán có nội dung thực tế.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng học nhóm – HS: SGK, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 1 HS lên bảng làm, các HS khác làm nháp. GV nhận xét chữa bài.
 	 7,2 + 2,25 + 0,8 = 10,25
 0,75 + 1,25 + 3,8 + 0,2 = 6
 * Giới thiệu bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện trừ 2 số thập phân.
a) Cho HS tự nêu ví dụ1 (trong SGK) tự nêu phép tính để tìm độ dài đoạn thẳng BC là :
 4,29 – 1,84 = ? (m)
- GV gợi ý, HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi thực hiện với phép trừ số tự nhiên.
- HS so sánh tìm ra độ dài của đoạn thẳng BC.
b) GV giới thiệu VD2. Yêu cầu HS đặt tính rồi tính (như SGK). HS trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng. 
- Cho HS nhắc lại cách trừ 2 số thập phân.
HĐ3: Thực hành
Bài 1: Tính
- 3HS làm bảng, lớp làm nháp. Trình bày bài, nhận xét. Củng cố cách thực hiện phép trừ.
*Kết quả: a) 42,7 b) 37,46 c) 31,554.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 - GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Củng cố kĩ năng đặt tính đúng ,đặt dấu phẩy đúng chỗ.
* Kết quả: a) 41,7 b) 4,44 c) 61,15.
Bài 3:
- HS đọc làm bài vào vở, 1HS làm bảng. Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
Bài giải
Khối lượng đường còn lại trong thùng là:
28,75 – 10,5 – 8 = 10,25 (kg)
Đáp số: 10,25kg.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: HS nhắc lại cách trừ hai số thập phân.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
Khoa học
 Tiết 21: Ôn tập con người và sức khoẻ (T)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết vẽ tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện hoặc xâm hại trẻ em, hoặch HIV/AIDS, hoặc tai nạn giao thông.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: Giấy khổ to và bút dạ - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em của từng giai đoạn ?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hành vẽ tranh vận động
* Mục tiêu: - HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện ( hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/AIDS, hoặc tai nạn giao thông).
* Cách tiến hành
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV gợi ý:
 - Quan sát các hình 2, 3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung của từng hình.
 - Đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ.
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
 +) Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm với cả lớp.
+) GV nhận xét đánh giá chung.
HĐ3: Củng cố kiến thức
* Mục tiêu: HS nêu được cách phòng tránh các bệnh đã học: bệnh sốt rét, bệnh viêm gan A, bênh viêm não, bệnh sốt xuấ huyết, phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.
* Cách tiến hành
 - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 +) GV hướng dẫn HS khái quát kiến thức trong SGK. GV giao việc cho các nhóm.
 - Bước 2: HS làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
 - Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả làm việc.
 +) Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 +) GV nhận xét và chốt lại các cách phòng tránh một số bệnh đã học như SGK.
HĐ4: Củng cố dặn dò 
 - GV hệ thống bài. Liên hệ thực tế.
 - Nhận xét giờ học nhắc, HS chuẩn bị bài sau.
luyện từ và câu
Tiết 21: đại từ xưng hô
I.Mục tiêu 
Giúp HS:
 - Hiểu được thế nào là đại từ xưng hô.
 - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn.
 - Sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong đoạn văn hay trong lời nói hằng ngày.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học 
 - GV: bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 2.
 - HS: SGK, vở bài tập TV
III.Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - GV nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa kì của HS.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1, 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung. GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ.
 - Những từ: chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng. Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc, gạo, cơm.
 - Những từ chỉ người nghe: chị, các ngươi.
 GVKL: những từ chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp. Do vậy khi nói chuyện chúng ta cần thận trọng trong dùng từ.
 - GV nhận xét và sửa lỗi phát âm sai cho HS.
Bài3: - HS thảo luận nhóm đôi và tiếp nối nhau phát biểu.
 - GVKL: Đẻ lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với tuổi tác, với thứ bậc, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe, người được nhắc tới.
HĐ3: Ghi nhớ
 - HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ4: Luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu và trao đổi nhóm đôi. HS tiếp nối nhau phát biểu.
GVKL: +) Các đại từ xưng hô: ta, chú em, tôi, anh.
 +) Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em; thái độ của thỏ: kiêu căng, coi thường rùa.
 +) Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh; thái độ của rùa: tự trọng, lịch sự với thỏ.
Bài 2: HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn.
 - HS tự làm bài vào vở, dùng bút chì điền từ thích hợp vào ô trống.
 - HS đọc đoạn văn đã điền đầy đủ. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GVKL: thứ tự các từ cần điền là: tôi, tôi, nó, tôi, nó, chúng ta.
HĐ5: Củng cố, dặn ... rong đoạn văn : Ta, mày, anh, tôi.
Thái độ của Thỏ đối với Rùa trong đoạn văn : Kiêu ngạo, coi thường Rùa.
Bài 2: Hãy tìm những đại từ và đại từ xưng hô để điền vào chỗ trống trong doạn văn sau sao cho đúng.
 - HS làm bài vào vở. GV chấm chữa bài.
a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy, tôi biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm, nó nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy.”
b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy tôi đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó tôi rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo tôi hỏi dùm tại sao người ta lại không thả mối dây xích cổ ra để nó được tự do đi chơi như tôi.” 
HĐ3: Củng cố dặn dò 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.
giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Tiết 11: Làm báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
I.Mục tiêu
 - Học sinh nắm được ý nghĩa của việc làm báo tường.
 - Nắm được cách làm báo tường cho các ngày lễ của nhà ttrường.
 - Giáo dục học sinh ý thức tham gia làm báo tường.
II.Chuẩn bị 
GV: Giấy tờ rô ki, bút màu – HS: bài báo (mỗi HS một bài báo)
III. Tiến trình hoạt động
HĐ1: Kiểm tra 
 - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Nhận xét, tuyên dương những em chuẩn bị tốt.
HĐ2: Hướng dẫn làm báo
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh cách làm báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
 +) Vẽ và trang trí đầu báo.
 - Đầu báo phải chọn những đầu báo phù hợp với nội dung của ngày lễ là gì ?
 +) Ngày lễ lớn là ngày 20 / 11 thì phải chọn về chủ đề nhà giáo. 
 Ví dụ : Uống nước nhớ nguồn, Kính dâng, Nhớ nguồn,
 - GV hướng dẫn: 
 +) Chọn được đầu báo, vẽ đầu báo và trang trí trên tờ giấy rô ki, tô màu sao cho đẹp mắt.
+) Phần làm báo các em phải chọn những bài phù hợp với chủ đề, tờ báo phải có đủ thể loại, bài xã luận cho lên trang đầu, sau đó đến các thể loại thơ, văn xuôi, câu đố, bài hát, tranh phê bình, vè,
+) Chuẩn bị xong thì dán giấy đã chuẩn bị đầu báo theo sự sắp xếp của một tờ báo. 
+) Khi dán báo xong phải trang trí thêm cho tờ báo thêm đẹp.
HĐ3: Thực hành
 - HS thực hành làm. GV quan sát và hướng dẫn học sinh cùng làm.
HĐ4: Kết thúc hoạt động 
- Nhận xét ý thức tham gia của học sinh. 
- Dặn HS hoàn thành tờ báo đúng thời gian quy định.
Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2010
Sáng: Toán
Tiết 54: luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Kĩ năng cộng trừ 2 số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số ,tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính .
- Vận dụng tính chất của phép cộng , phép trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng học nhóm – HS: SGK, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS chữa bài tập 4(b); Nêu cách cộng, trừ STP ?
* Giới thiệu bài.
HĐ2: Thực hành 
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Củng cố cộng, trừ STP
*Kết quả: a) 822,56 b) 416,08 c) 11,34 
Bài 2: Tìm x
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Củng cố tìm thành phần chưa biết
 a) x - 5,2 = 1,9 +3,8 b) x + 2,7 = 8,7 + 4,9
 x - 5,2 = 5,7 x + 2,7 = 13,6
 x = 5,7 + 5,2 x = 13,6 – 2,7
 x = 10,9. x = 10,9
Bài 3:Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS làm cá nhân, 2HS làm bảng. Củng cố kĩ năng vận dụng tính chất làm bài.
a) 12,45 + 6,98 + 7,55 = (12,45 + 7,55) + 6,98 
 = 20 + 6,98 = 26,98
b) 42,37 – 28,73 – 11,27 = 42,37 – (28,73 + 11,27)
 = 42,37 – 40 = 2,37
Bài 4: Cho HS đọc đề bài , tóm tắt bằng sơ đồ rồi giải và chữa bài. Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
Bài giải
Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ hai là: 13,25 – 1,5 = 11,75 (km)
Quãng đường người đi xe đạp đi trong 2 giờ đầu là: 13,25 + 11,75 = 25 (km)
Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ 3 là : 36 – 25 = 11 (km)
Đáp số: 11km.
Bài 5: Trao đổi cả lớp, hoàn thiện nội dung bài.
Bài giải
Số thứ ba là: 8 – 4,7 = 3,3
Số thứ hai là: 5,5 – 3,3 = 2,2
Số thứ nhất là: 4,7 – 2,2 = 2,5.
Đáp số: 2,5 ; 2,2 ; 3,3.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
Chính tả (Nghe - viết)
 Tiết 11: luật bảo vệ môi trường
I.Mục tiêu
 - Nghe - viết chính xác, đẹp một đoạn trong Luật bảo vệ môi trường.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu l/n hoặc âm cuối n/ng. 
 - Rèn kĩ năng viết và kết hợp rèn tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: thẻ ghi các tiếng có âm l/n; n/ng – HS: Vở bài tập TV 5 tập 1. 
III.Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - GV nêu nhận xét về chữ viết của HS trong bài kiểm tra giữa kì.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả
 * Trao đổi nội dung bài viết
 - Gọi một HS đọc đoạn luật, cả lớp đọc thầm.
 - GV nêu câu hỏi: Điều 3, khoản 3 trong Luật bảo vệ môi trường có nội dung gì? 
 - HS nêu: Điều 3, khoản 3 trong Luật bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ mội trường..
 * Hướng dẫn viết từ khó
 - HS đọc thầm bài và tìm các từ khó dễ viết sai.
 - HS nêu: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên,...
 - HS luyện đọc và viết các từ trên.
 * HS viết chính tả
 - GV nhắc HS chỉ xuống dòng ở tên điều khoản và khái niệm ”Hoạt động môi trường” đặt trong dấu ngoặc kép.
- HS viết theo GV đọc.
 * Thu bài chấm, nhận xét bài viết của HS.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 :a) HS nêu yêu cầu của bài tập
 - HS trao đổi và làm bài vào vở BTTV,
 - HS chữa bài – Cả nhận xét bổ sung. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
lắm – nắm
lấm – nấm
lương – nươmg
lửa – nửa
thích lắm – cơm nắm
lắm tay – quá nắm 
lắm – nắm cơm
lắm điều – nắm tóc
lấm tấm- cái nấm
lấm lem – nám rơm
lấm mực – nấm đầu
lương tâm – vạt nương; lương thiện – cô nương
lương thực – nương tay
đốt lửa – một nửa
llửa đạn – nửa đời
lửa trại – nửa đường
Bài 3: a) HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp .
HS chữa bài. - GV chốt lại ý kiến.
Một số từ láy âm đầu n: nài nỉ, năn nỉ, nao nao, náo nức, nõa nuột, nắn nót, nao núng, nết na, nõn nà, nâng niu, nể nang, ...
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. 
 - Hướng dẫn về nhà học bài.
Địa lí
Tiết 11: lâm nghiệp và thủy sản
I.Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh
- Dựa vào sơ đồ, biểu đồ trình bày những nét chính về ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản:
+) Các hoạt động chính; sự phát triển
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng. Không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thủy sản.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: bản đồ ĐLTN Việt Nam, các bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh...
- HS: sgk
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - Kể một số loại cây trồng của nước ta?
 - Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển vững chắc ? 
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Ngành lâm nghiệp
*Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình 1 và bảng số liệu trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi:
	+) Ngành lâm nghiệp có những hoạt động nào?
	+) Quan sát bảng số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích rừng ?
	+) Kể một số dân tộc ít người ở nước ta.
*Bước 2: Yêu cầu HS trình bày kết quả. Lớp cùng GV nhận xét chốt ý đúng:
	- Lâm nghiệp có hai hoạt động trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác.
 - Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng bị giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy.
 - Từ năm 1995 đến năm 2004, diện tích rừng tăng do nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng.
HĐ3: Ngành thủy sản
*Bước 1: Dựa vào SGK và quan sát biểu đồ trao đổi và trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
*Bước 2: HS trình bày kết quả làm việc.
GV kết luận:
 +) Ngành thủy sản gồm: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
 +) Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng.
 +) Sản lượng thủy sản ngày càng tăng, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt.
 +) Các loại thủy sản đang được nuôi nhiều: các loại cá nước ngọt (cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè, ...); cá nước nợ và nước mặn (cá song, cá tai tượng, cá trình, ...); các loại tôm (tôm sú, tôm hùm); trai, ốc, ...
 +) Ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông hồ.
HĐ4: Củng cố dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài. HS đọc bài học trong SGK.
 - GV nhận xét tiết học dặn dò HS chuản bị bài sau.
Chiều 
Khoa học
 Tiết 22: tre, mây, song
I. Mục tiêu
 Giúp HS: 
 - Lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
- Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
- Nêu được cách bảo quản những đồ dùng bằng tre, mây, song trong gia đình.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- GV:Phiếu học tập. Một số tranh và đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS ?
* Giới thiệu bài
HĐ 2: Làm việc với SGK 
* Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre; mây, song.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: GV phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK và kết hợp kinh nghiệm cá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
- Bước 2: HS làm việc theo nhóm. Điền vào phiếu học tập.
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- Cây mọc đứng, cao khoảng 10 đến 15m, thân rỗng, có nhiều đốt.
- Cứng, có tính đàn hồi.
- Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh, hình trụ.
- Có loài thân dài đến hàng trăm mét.
Công dụng
- Làm nhà, đồ dùng trong gia đình...
- Đan lát, làm đồ mĩ nghệ, làm dây buộc bè, làm bàn ghế...
 - Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 HĐ3: Quan sát thảo luận 
* Mục tiêu: - HS nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
 - Nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
* Cách tiến hành: 
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
 - HS quan sát các hình trong SGK và làm việc theo phiếu học tập dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* GV kết luận:
Tre và mây, song là những vật liệu phổ biến và thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng được bằng tre, mây, song thường được sơn dầu để bảo quản và tránh ẩm mốc.
HĐ4: Củng cố dặn dò
- GV hệ thống bài, HS đọc phần bài học trong SGK.
 - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau Sắt, gang, thép.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 11(1).doc