Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Kim Đồng

BÀI: SẮT, GANG, THÉP

I. Mục tiêu:

 Sau bài học, HS có khả năng:

- Nêu được nguồn gốc và một số tính chất của sát, gang, thép. Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.

- Nêu cách bảo quả các đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình.

- Rèn kĩ năng sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng gang, thép.

- HS có ý thức bảo vệ các đồ dùng làm bằng gang, thép.

II. Đồ dùng dạy học:

- Thông tin và hình trang 48, 49 SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ gang thép.

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 13/11/2009
Ngày dạy: Thứ hai ngày 16/11/2009 tuần 12 
Tiết 1 : Khoa học
Bài: Sắt, gang, thép
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được nguồn gốc và một số tính chất của sát, gang, thép. Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
- Nêu cách bảo quả các đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình.
- Rèn kĩ năng sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng gang, thép.
- HS có ý thức bảo vệ các đồ dùng làm bằng gang, thép.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Thông tin và hình trang 48, 49 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ gang thép.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ .
- Y/ C nêu nội dung ôn tập giờ trước.	
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới.
 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, Y/C của bài.
 2.Giảng bài:
 a) HĐ1: Thực hành xử lí thông tin .
* Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
* Cách tiến hành:
- Làm việc cá nhân: HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Trong tự nhiên, sắt có ở đâu ?
+ Gang, thép đều có thành phần nào chung ?
+ Gang và thép khác nhau ở điểm nào ?
 =>Kết luận: + Trong tự nhiên, sắt có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt.
+ Sự giống nhau giữa gang và thép: Chúng đều là hợp kim của sắt và các- bon.
+ Sự khác nhau giữa gang và thép: Trong thành phần của gang có nhiều các bon hơn thép. Gang rất cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi.
Trong thành phần thép có ít các- bon hơn gang, ngoài ra còn có thêm một số chất khác. Thép có tính chất cứng, bền, dẻo,... Có loại thép bị gỉ trong không khí ẩm nhưng cũng có loại thép không bị gỉ.
 b). HĐ2: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS
+ Kể được tên một số dụng cụ, máy móc đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
+ Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng gang thép.
* Cách tiến hành:
- GV giảng và Y/C quan sát hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang hoặc thép được dùng để làm gì.
 =>Kết luận: Các hợp kim của sắt được dùng làm các đồ dùng như nồi, chảo ( được làm bằng gang ), dao, kéo, cày, cuốc và nhiều loại máy móc, cầu, ... ( được làm bằng thép )
- GV nêu cách bảo quản các đồ vật bằng gang, thép. 
c. Củng cố- Dặn dò:
- Cho HS đọc Ghi nhớ SGK. 
- Nhận xét tiết học, khen HS tích cực xây dựng bài.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Vài HS nêu, lớp nhận xét.
- HS chú ý
.
- Học sinh làm việc cá nhân: đọc SGK
- Vài HS trả lời, lớp nhận xét, bổ xung.
- Chú ý lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận, 
- vài HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Chú ý lắng nghe.
- Vài HS đọc.
ꗛ&š–ê
Tiết 2: HĐNG
Bài: 
Bài : thăm hỏi thầy giáo cô giáo 
I. Mục tiêu: 
 - Hs biết ngày 20/11 hằng năm là ngày hiến chương nhà giáo.
 - HS biết được ý nghĩa của việc thăm hỏi thầy giáo cô giáo nhân ngày 20/11
 - Hs có ý thức tự giác, có nếp sống văn minh khi đến thăm thầy cô giáo trong ngày lễ 20/11.
II.Chuẩn bị: 
GV một số tài liệu về ngày nhà giáo Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc hs thăm hỏi thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi sau :
- ? Theo em trong ngày lễ hiến chương nhà giáo hs cần phải làm gì. Việc làm đó thể hiện điều gì
Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách khi đến thăm thầy giáo cô giáo. 
*Mục tiêu : Giúp hs rèn luyện tình mạnh dạn và kĩ năng sống cho hs.
* Cách tiến hành :
? Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam bên cạnh việc học tốt các em còn có những hoạt động nào để thể hiện lòng biết ơn đến các thầy cô giáo.
- GV kết luận : Bên cạnh những công việc mà ta đã tổ chức thì việc chúng ta tìm đến thăm các thầy giáo cô giáo là rất có ý nghĩa.
- ? Khi đến nhà thầy cô chúng ta nên và không nên làm những công việc gì.
GV kết luận: - Nên: Chào hỏi mọi người trong gi đình.
- hỏi thăm sức khỏe
- Không nên: Tự tiện làm bất cứ việc gì.
+ Chúng ta có thể tổ chức các tiết mục hát cá nhân có chủ đề ngày nhà giáo VN. VD
+ Ai nâng cánh ước mơ cho em.
+ Những điều thầy chưa kể.
+ Những bông hoa những niềm vui
Dăn dò : Sưu tầm thêm các bài hát về thầy cô giáo.
- lớp chia làm 4 nhóm.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động theo nhiệm vụ gv đã giao.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung 
Học sinh trả lời theo ý của mình. 
Hs lắng nghe.
- HS tham gia ca múa hát cá nhân và tập thể.
ꗛ&š–ê
Tiết 3: Luyện đọc.
Bài : mùa thảo quả
I. Mục tiờu: Giỳp hs:
 - Cũng cố cách đọc bài mùa thảo quả cho học sinh đặc biệt là những học sinh đọc còn yếu.
 - Qua việc luyện đọc, hs thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
 - GD hs có ý thức rèn luyện kĩ năng miêu tả trong khi viết văn.
II. Chuẩn bị:
GV hệ thống cỏc câu hỏi giúp hs  Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn hs đọc.
III. Cỏc hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ễn kiến thức:
- GV y/c 3 học sinh đọc 3 phần của bài.
? Thảo quả báo hiệu mùa bằng cách nào.
? Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh..
? Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp.
2. Thực hành luyện đọc: 
- Gv hd hs yếu đọc lại các tên riêng và từ khó trong bài :Ngọt lựng,thơm nồng, lướt thướt,, mạnh mẽ
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn hai của bài văn. 
+ Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp.
+ Đọc đúng ngữ điệu của các kiểu câu.
Gv giúp đỡ hs yếu khi đọc.
GV tổ chức cho các nhóm thi đua nhau đọc trước lớp
- Gv nhận xét tuyên dương. 
Dặn dũ : 
- Về nhà luyện đọc lại bài. Đọc trước bài: Hành trình của bầy ong.
- 3 hs đọc theo phần
- Hs khác theo dõi, nhận xét cách đọc của bạn.
- HS trả lời hs khác nhận xét.
- Những hs yếu nối tiếp nhau đọc.
- 2 hs khá đọc mẫu
- Hs phân theo nhóm 2
- Một vài nhóm lên đọc trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét cách đọc của nhóm bạn.
ꗛ&š–ê
Soạn ngày:15/11/2009.
Giảng ngày: Thứ 3 ngày 17/11/2009.
Tiết 1. Luyện viết.
Bài 12 : Sóng
I. Mục tiêu:
 HS cần phải:
 - Biết cách trình bày và viết đẹp hai đoạn thơ trong bài thơ: Sóng
- Có ý thức rèn luyện chữ viết cho bản thân.
II. Đồ dùng dạy và học :
 Mẫu chữ viết hoa.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu học sinh lên bảng viết chữ hoa M, L, R
- GV nhận xét bài viết của hs tuần trước
 - GV nhận xét chung.
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ YC giờ học.
2.Nội dung hoạt động:
 Hoạt động1 : Tìm hiểu cách viết đoạn văn..
- ? Bài thơ được trình bày như thế nào. 
- ? Nêu các từ khó cần luyện viết trong bài.
- GV cho hs quan sát chữ hoa mẫu D, S.
Hoạt động 2: Hs thực hành viết bài vàovở.
-GV nhắc nhở các hs viết chưa đẹp cần cố gắng hơn.
- Chú ý cách viết nét thanh nét đậm, khoảng cách các con chữ, các tiếng trong câu.
- Chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV thu bài hs chấm. Nhận xét bài viết cử các em về cỡ chữ, nét thanh nét đậm
- 2HS viết yếu lên bảng thực hiên
- HS nhận xét.
- Chữ đầu đoạn bắt đầu viết từ ô thứ 3 trong vở.
- HS luyện viết các từ khó
- HS quan sát mẫu luyện viết vào bảng con.
- Hs thực hành luyện viết bài vào vở.
ꗛ&š–ê
Tiết 2: Luyện toán.
Bài: luyện nhân một số tp với một số tự nhiên 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
 - Nắm kĩ hơn về cách nhân một stp với một số tự nhiên, đối với học sinh yếu.Hs khá giỏi biết vận dụng làm các bài toán liên quan.
 - Có kĩ năng giải toán về nhân số thập phân.
 - Có ý thức tự giác trong học tập và tính cẩn thận trong học toán.
II. Chuẩn bị:
GV hệ thống các bài tập.
HS vỡ BTT
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ôn kiến thức:
GV yc hs hoạt động theo nhóm 4 hoàn thành nội dung phiếu học tập:
? Nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
? Hãy thực hiện các phép tình sau.
35,76 x6 = .... ; 5,87 x 9 = ......
- Gv yêu cầu những hs nắm chưa kĩ nêu lại.
2. Thực hành:
GV tổ chức cho hs thực hành các bài tập sau:
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
a,35,58 x 82; b, 81,625 x 35
c, 539,6 x 94 d, 247,06 x 102
Bài 2: Viết dấu (, =) thích hợp vào chổ chấm:
a, 4,7 x6,8 4,8 x6,7;
b, 9,74 x120 .97,4 x6 x 2;
c, 17,2 + 17,2 + 17,2 + 17,2..17,2 x 3,9;
d, 8,6 + 7,24 + 8,6 + 7,24 + 8,6.8,6 x 4 + 7,24
Bài 3 Trò chơi: Ai nhanh ai đúng:
Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm.
 a x b = b x
 (a xb) x c = a x (.x c)
 (a + b) x c = a + b x 
- GV tuyên dương hs có kết quả đúng và nhanh.
3. Dặn dò :
- Về nhà làm các bài tập còn lại ở vbtt.
- Hs hoạt động theo nhóm 4 trả lời câu hỏi ở phiếu học tập- nhóm trưởng điều khiển.
- Hs trình bày – hs khác nhận xét bổ sung.
- Hs yếu nhắc lại.(phải nắm kĩ)
- Hs làm vào bảng con.
- Hs chữa bài
- HS khác nhận xét
- HS yếu chữa bài vào vở.
- Hs làm việc theo nhóm đôi.
- Hs lên bảng chữa bài.
- Dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Hs yếu nhắc lại.
- Hs chọn đáp án đúng ghi vào bảng con.
- Hs nhận xét.
- Hs yếu chữa bài vào vở
- Hs lắng nghe.
ꗛ&š–ê
Soạn ngày:17/11/2009.
Giảng ngày: Thứ 5 ngày 19/11/2009.
Tiết 1. Khoa học. 
đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu:Sau bài học, HS có khả năng:
 - Nhận biết một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
 - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng .
 - Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quả chúng.
 - HS có ý thức bảo vệ các đồ dùng làm bằng đồng.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Thông tin và hình trang 50, 51 SGK.
 - Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng. Vài đoạn dây đồng.
 - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Y/ C nêu nội dung ôn tập giờ trước.	
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, Y/C của bài.
2.Giảng bài .
 a)HĐ1: Thực hành xử lí thông tin .
 * Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một số tính chất của đồng.
 * Cách tiến hành:
- Làm việc theo nhóm: Y/C HS quan sát các đoạn dây đồng và miêu tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng. 
=> Kết luận: Dây đồng có màu đổ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
b). HĐ2: Làm việc với SGK
 * Mục tiêu: HS nêu được tính chất cơ bản của đồng và hợp kim của đồng.
 * Cách tiến hành:
GV phát phiếu học tập cho HS và Y/C HS làm việc theo chỉ dẫn trong trang 50 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập sau:
Phiếu học tập
Hoàn thành bảng sau:
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
...........
................................
=>Kết luận: Đồng là kim loại. Đồng- thiếc, đồng- kẽm đều là hợp kim của đồng.
 c). HĐ3: Quan sát và thảo luận
 * Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
Cách tiến hành: 
- GV Y/C HS.
 + Chỉ và nói tên đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
 + Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình.
=> kết luận: Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển,...
Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình....; nhạc cụ...; chế vũ khí...
c. Củng cố- Dặn dò:
- Cho HS đọc Ghi nhớ SGK. 
- Nhận xét tiết học, khen HS tích cực xây dựng bài.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Vài HS nêu, lớp nhận xét.
- HS chú ý
.
- HS hoạt động nhóm đôi, quan sát, thảo luận và trả lời. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS làm việc cá nhân. Vài HS trình bày bài làm của mình, các HS khác góp ý.
- Chú ý nghe .
- HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận, vài HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Chú ý nghe
- Vài HS đọc.
- Chú ý nghe
ꗛ&š–ê
Tiết 2:. Luyện tự nhiên xã hội. 
 Bài: Địa: công nghiệp
 Sử: vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. Mục tiờu: Giỳp hs:
 - Cũng cố kiến thức về tình hình nước ta sau Cách mạng 45, và nắm được một số ngành công nghiệp ở nước ta.
 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho hs
 - Giáo dục lòng yêu nước cho các em.
II. Chuẩn bị:
GV hệ thống cỏc câu hỏi giúp hs cũng cố kiến thức,phiếu học tập.
III. Cỏc hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ễn kiến thức:
- ? Nêu một số ngành công nghiệp ở nước ta mà em biết.
- ? Hãy nêu tình thề của nước ta sau CM tháng tám năm 1945.
 ? ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế >.
- GV gọi một vài hs trả lời những câu hỏi trên.
- Gv nhận xét và chốt lại kiến thức cho hs.
2. Thực hành: 
- GV hướng dẫn tổ chức cho hs làm các bài tập ở SBT địa lí và lịch sử theo nhóm đôi. 
- GV theo giỏi giúp đỡ nhóm còn yếu.
- GV y/c đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt, nhắc nhủ những nhóm chưa hoàn thành và yc chữa bài.
Bài 1: Đánh dâu x vào ô 1 trước ý đúng:
 ? Biện pháp để đẩy lùi “giặc dốt” là.
1 Mở các lớp Bình dân học vụ, mở thêm trường lớp cho trẻ em.
1 Đưa người ra nươc ngoài học.
1 Mời chuyên gia ra nước ngoài đến giảng dạy.
Bài 2: Quê em có những nghề thủ công nào? 
 Dặn dũ : 
 - GV nhận xét giờ học.
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đáp án:
- Bài 1: Mở các lớp Bình dân học vụ, mở thêm trường lớp cho trẻ em.
- Bài 2: 
- Hs nối tiếp nhau nêu trước lớp.
ꗛ&š–ê
Tiết 3: Luyện toán.
Bài: luyện nhân một số tp với một số tự nhiên 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
 - Nắm kĩ hơn về cách nhân một stp với 10,100,1000 đối với học sinh yếu.Hs khá giỏi biết vận dụng làm các bài toán liên quan.
 - Có kĩ năng giải toán về cách nhân nhẩm với 10,100,1000.
 - Có ý thức tự giác trong học tập và tính cẩn thận trong học toán.
II. Chuẩn bị:
GV hệ thống các bài tập.
HS vỡ BTT
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ôn kiến thức:
GV yc hs hoạt động theo nhóm 4 hoàn thành nội dung phiếu học tập:
? Nêu cách nhân một số thập phân với 10,100,1000
? Hãy thực hiện các phép tình sau.
35,76 x10 = .... ; 5,87 x 1000 = ......
- Gv yêu cầu những hs nắm chưa kĩ nêu lại.
2. Thực hành:
GV tổ chức cho hs thực hành các bài tập sau:
Bài 1. Tính nhẩm.
a,35,58 x 10 = ; b, 81,625 x 1000 = ...
c, 539,6 x 10 = ; d, 247,06 x 100 =.
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét
a, 1,2075km =; b, 0,452hm = . 
c, 12,075 km = ; d, 10,241dm =. 
Bài 3 Trò chơi: Ai nhanh ai đúng:
Một ô tô chở khách trung bình mỗi giờ đi được 35,6 km.Hỏi trong 10 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?
- GV tuyên dương hs có kết quả đúng và nhanh.
3. Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài
- Hs hoạt động theo nhóm 4 trả lời câu hỏi ở phiếu học tập- nhóm trưởng điều khiển.
- Hs trình bày – hs khác nhận xét bổ sung.
- Hs yếu nhắc lại.(phải nắm kĩ)
- Hs làm vào bảng con.
- Hs chữa bài
- HS khác nhận xét
- HS yếu chữa bài vào vở.
- Hs làm việc theo nhóm đôi.
- Hs lên bảng chữa bài.
- Dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Hs yếu nhắc lại.
- Hs chọn đáp án đúng ghi vào bảng con.
- Hs nhận xét.
- Hs yếu chữa bài vào vở
- Hs lắng nghe.
ꗛ&š–ê
Soạn ngày:18/11/2009.
Giảng ngày: Thứ 6 ngày 20/11/2009.
Tiết 1. Luyện từ và câu.
Bài : mrvt: bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu: Giúp hs:
 - Củng cố kiến thức về vốn từ bảo vệ môi trường.Hs giỏi biết vận dụng vốn từ này vào việc viết văn của mình.
 - GD học sinh yêu thích tiếng mẹ đẻ.
II. Chuẩn bị:
 - Nội dung bài tập
 - HS :vở bài tập.
III. Cỏc hoạt động dạy học.
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ễn kiến thức:
- GV yc hs hoạt động theo nhóm 4 hoàn thành nội dung bài tập sau.
- ? Hãy phân biệt nghĩa của các cụm từ sau:
 Khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
- ? Hãy đăt một câu trong đó có sử dụng một trong các cụm từ trên.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Thực hành: 
- GV yêu cầu hs làm lần lượt các bài tập sau.
Bài 1.(Dành cho hs yếu).(trang 81 sách bt tv tập 1)
- Gv nhận xét kết luận: 
Bài 2 : Trang 82 sbttv.
- Gv yêu cầu hs làm bài vào giấy nháp sau đó chữa bài.
- GV nhận xét bài của hs, chốt lời giải đúng :
- VD bảo đảm, bảo hiểm, bảo quản,. 
Bài 3. Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về tình hình môi trường ở nơi em ở.
- GV tổ chức cho hs viết bài vào giấy nháp
- GV theo giỏi giúp đỡ hs yếu.
- GV nhận xét chung tuyên dương những đoạn văn hay, y/c hs yếu chữa bài vào vở.
Dặn dũ : - GV nhận xét giờ học.
- HS hoạt động theo nhóm 4 dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diên các nhóm nối tiếp nêu kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs yếu nhắc lại
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
HS thi tìm viết vào giấy nháp.
HS nêu trước lớp.(Ai tìm nhanh thì thắng cuộc.)
HS viết vào giấy nháp.
Xung phong đọc trước lớp.
HS khác nhận xét.
- HS viết bài vào vở.
ꗛ&š–ê
Tiết 2: Luyện toán.
Bài: luyện nhân một số tp với một số một số tp 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
 - Nắm kĩ hơn về cách nhân một stp với một số thập phân, đối với học sinh yếu.Hs khá giỏi biết vận dụng làm các bài toán liên quan.
 - Có kĩ năng giải toán về nhân số thập phân.
 - Có ý thức tự giác trong học tập và tính cẩn thận trong học toán.
II. Chuẩn bị:
GV hệ thống các bài tập.
HS vỡ BTT
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ôn kiến thức:
GV yc hs hoạt động theo nhóm 4 hoàn thành nội dung phiếu học tập:
? Nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
? Hãy thực hiện các phép tình sau.
35,76 x 3,4 = .... ; 5,87 x 5,6 = ......
- Gv yêu cầu những hs nắm chưa kĩ nêu lại.
2. Thực hành:
GV tổ chức cho hs thực hành các bài tập sau:
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
a,35,58 x 8,2; b, 81,625 x0,35
c, 539,6 x 9,4 d, 247,06 x 10,2
Bài 2: Viết tiếp vào chổ chấm cho thích hợp. 
a
b
a x b
b x a
2,5
4,6
2,5 x 4,6=
.
3,05
2,8
.
.
5,14
0,32
..
..
? Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính trên.
Bài 3 (SBTT- trang 73)
- GV yêu cầu hs nêu đề và tìm cách làm.
- Gv giúp đỡ hs yếu.
- GV nhận xét kết luận
3. Dặn dò :
 - Về nhà xem lại bài.
- Hs hoạt động theo nhóm 4 trả lời câu hỏi ở phiếu học tập- nhóm trưởng điều khiển.
- Hs trình bày – hs khác nhận xét bổ sung.
- Hs yếu nhắc lại.(phải nắm kĩ)
- Hs làm vào bảng con.
- Hs chữa bài
- HS khác nhận xét
- HS yếu chữa bài vào vở.
- Hs làm việc theo nhóm đôi.
- Hs lên bảng chữa bài.
- Dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Hs yếu nhắc lại.
- HS nêu đề tìm cách giải.
- HS giải vào vở.
- Hs chữa bài trên bảng lớp.
- HS nhận xét bài bạn.
ĐA: Diện tích vườn hoa là:
18,5 x 92,5 = 1711,25 (m2)
ꗛ&š–ê
Tiết 3: Mĩ thuật.
Bài: Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai vật mẫu
I. Mục tiêu
- Hs hiểu biết so sánh tỉ lệ hình và đậm nhạt ở hai vật mẫu
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
- Hs thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
II. Chuẩn bị.
- GV : chuẩn bị một vài mẫu có hai mẫu vẽ
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung 
Hs quan sát
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
GV : giới thiệu mẫu có hai mẫu vật đã chuẩn bị
+ GV yêu cầu hs chọn bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí,hình dáng tỉ lệ đậm nhạt của mẫu
+ Gợi ý hs cách bày mẫu sao cho đẹp 
Hs quan sát
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV giới thiệu hình hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
HS lắng nghe và thực hiện
Hs thực hiện vẽ theo hướng dẫn
+Tìm tỉ lệ từng bộ phận và phác hình bằng nét thẳng 
+ Nhìn mẫu , vẽ nét chi tiết cho đúng
Hoạt động 3: Thực hành
GV bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ
 Hs thực hiện
Vẽ theo nhóm 
Hs thực hiện theo nhóm
GV yêu cầu hs quan sát mẫu trược khi vẽ và vẽ đúng vị trí , hướng nhìn của các em
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích 
Hs lắng nghe
ꗛ&š–ê

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12_1.doc