Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường tiểu học số 1 Bảo Ninh

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường tiểu học số 1 Bảo Ninh

Tập đọc MÙA THẢO QUẢ

I.Mục tiêu: + Đọc đúng: Lướt thướt, triền núi, sinh sôi, lặng lẽ,.

+Đọc diễn cảm bài văn với giọng lưu loát, nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

-Hiểu được nghĩa các từ: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp.

+Nội dung bài: thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặt biệt, sự sinh sô, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ ở SGK.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường tiểu học số 1 Bảo Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
 Thứ hai, ngày 9 tháng 11 năm 2009
Tập đọc MÙA THẢO QUẢ
I.Mục tiêu: + Đọc đúng: Lướt thướt, triền núi, sinh sôi, lặng lẽ,..
+Đọc diễn cảm bài văn với giọng lưu loát, nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
-Hiểu được nghĩa các từ: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp.
+Nội dung bài: thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặt biệt, sự sinh sô, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ ở SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
(10 phút)
Hoạt động 2
(10 phút)
Hoạt động 3
(10 phút)
Hoạt động 4
(3 phút)
Gọi HS đọc bài: Tiếng vọng và trả lời câu hỏi.
Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng.
 Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-GV giới thiệu cách chia đoạn: Chia thành 3 đoạn: 
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp:
*Đọc lần 1: GV phát hiện thêm lỗi đọc sai sửa cho HS.
*Đọc lần 2: kết hợp giải nghĩa từ trong phần chú giải: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp. 
*Đọc lần 3: HD HS đọc ngắt nghỉ đúng ở câu văn dài. 
+GV đọc mẫu toàn bài.
 Tìm hiểu nội dung bài: 
H. Tác giả giới thiệu mùa thảo quả bắt đầu bằng những dấu hiệu gì?
? Từ “hương, thơm” nhắc lại nhiều lần nói lên điều gì ?
H.Từ khi gieo hạt đến khi chín, thảo quả phát triển rất nhanh, những từ ngữ nào nói lên điều đó?
	H. Hoa thảo quả nảy ở đâu? Những từ ngữ nào tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín?
Luyện đọc diễn cảm: 
*Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- GVHD , điều chỉnh cách đọc sau mỗi đoạn.
* Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. Nhắc HS chú ý nhấn mạnh các từ ngữ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp.
- GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. 
-Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp.
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi).
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Củng cố – Dặn dò: 
-Gọi 1 HS nêu nội dung chính của bài.
-Nhận xét tiết học.
1 HS đọc.
-Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
-Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp, kết hợp nêu cách hiểu từ.
-Theo dõi GV đọc.
-HS đọc thần đoạn 1, kết hợp trả lời câu hỏi.
Ý 1 : Những dấu hiệu khi thảo quả vào mùa.
Ý 2: Sự phát triển nhanh bất ngờ của thảo quả.
Ý 3 : Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi chín.
-HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
CL nhận xét cách đọc.
-HS đọc diễn cảm.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
ND: Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
Đạo đức KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
	-Cần tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
	-Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
	-Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
II. Chuẩn bị: -Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1.
 -Thẻ màu dành cho hoạt động 3
III. Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
(10 phút)
Hoạt động 2
(10 phút)
Hoạt động 3
(5 phút)
Hoạt động 4
(3 phút)
Em hãy kể một vài việc làm của mình thể hiện là người có trách nhiệm với bạn?
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
Tìm hiểu nội dung truyện sau cơn mưa. 
- GV đọc truyện sau cơn mưa trong SGK.
?Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp em nhỏ, cụ già?
? Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
? Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
-Yêu cầu HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại:
-GV kết luận ý đúngï.
Làm bài tập 1, SGK 
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1.
- GV mời một số HS trình bày ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
-GV: Các em đã phân biệt rõ đâu là hành vi của người kính già yêu trẻ. Những hành vi đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống.
Tìm hiểu một số phong tục tập quán ở các địa phương.
-Giáo viên tổ chức cho HS trình bày ý kiến cá nhân về phong tục tập quán của địa phương gia thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của địa phương hoặc của cả dân tộc ta. 
 (ví dụ: Người già được tổ chức mừng thọ, trẻ em có quà bánh ngày Trung thu, ngày 1/6,..)
 Củng cố – Dặn dò: 
? Em phải làm gì thể hiện tình cẩm đối với người già và em nhỏ?
-Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
-Dặn HS tìm hiểu các phong tục tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc.
2 học sinh đọc.
-Học sinh thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp bổ sung, nhận xét.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc lại ghi nhớ sách giáo khoa.
-Học sinh thảo luận nhóm đôi trình bày ý kiến của mình.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh cá nhân trình bày.
Khoa học SẮT, GANG, THÉP
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
-Nắm được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. 
-HS tìm hiểu nội dung SGK, kết hợp quan sát hình ảnh và vốn hiểu biết của mình trình bày được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng, kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang, thép.
-HS có ý thức bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình.
II.Chuẩn bị : + Hình minh học SGK/ 48, 49.
 + Sưu tầm tranh ảnh và các đồ dùng làm từ gang, thép.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
(10 phút)
Hoạt động 2
(20 phút)
Hoạt động 3
(3 phút)
Nêu đặc điểm và công dụng của mây, tre?
Kể tên các đồ dùng hàng ngày được làm từ mây, tre?
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. 
 Tìm hiểu về nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. 
- GV gọi HS đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi:
H: Trong thiên nhiên sắt có ở đâu?
H: Gang, thép đều có thành phần chung nào?
H: Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
- Trong thành phần của gang có nhiều các- bon hơn thép. Gang rất cứng, giòn, ko thể uốn hay kéo thành sợi.
- Trong thành phần của thép có ít các – bon hơn gang. Thép cứng, bền, dẻo.
Một số đồ dùng làm từ gang, thép và cách bảo quản 
T: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, thực chất được làm bằng thép.
-Yêu cầu HS quan sát các hình / 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang hoặc thép được sử dụng để làm gì?
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
* Gọi HS đọc mục bạn cần biết ở SGK.
H: Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép khác mà em biết?
H: Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà mình?
 Củng cố – Dặn dò: 
+ Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết SGK.
+ Nhận xét tiết học và dặn HS học bài và chuản bị tiết sau. 
- 1 HS đọc, lớp theo dõi và trả lời câu hỏi, em khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
-HS quan sát và hoạt động nhóm 4, hoàn thành nội dung thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Vài HS nêu lại.
Toán 56. NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,.
I.Mục tiêu: -HS nắm được cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, chữ số, củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
-HS vận dụng cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
III. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới
Hoạt động 1
(5 phút)
Hoạt động 2
(20 phút)
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3: 
Hoạt động 3
(3 phút)
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học
 Tìm hiểu ví dụ – rút ra cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, 
Ví dụ 1: -GV ghi ví dụ 1 lên bảng, yêu cầu lên bảng làm lớp làm vào nháp.
H: Em có nhận xét gì cách viết 27,867 và 278,67 ?
H: Làm thế nào để có được ngay tích 27,867 x10 mà không cần thực hiện phép tính? 
Ví dụ 2: -GV ghi ví dụ lên bảng: 53,286 x 100
-Yêu cầu HS tự làm và nêu cách làm (tương tự ví dụ 1).
-Yêu cầu nêu kết luận chung khi nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
 Thực hành - luyện tập. 
-Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài.
-GV nhận xét chấm điểm, chốt lại cách làm:
 Nhân nhẩm:
a) 1,4 x 10 = 14 b) 9,63 x 10 = 96,3 
2,1 x 100 = 210 25,08 x 100 = 2508 
7,2 x 1000 = 7200 5,32 x 1000 = 
Gọi HS đọc đề và tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn và nêu cách làm.
 Ví dụ:12,6m =..m;vì 1m =100cm nên 12,6m x 100 = 1260cm
 Vậy : 12,6m = 1260cm.
-GV có thể cho HS khá giỏi làm tiếp bài 3 khi đã làm xong bài 1 và 2.
Gọi HS đọc bài xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-Tổ chức cho HS làm bài (HS khá, giỏi giúp cho HS trun ...  và 2 SGK và cho biết: Những hình ảnh đó thể hiện ngành công nghiệp nào?
-GV nhận xét chốt lại: 
* Hình a thuộc ngành công nghiệp cơ khí.
* Hình b thuộc ngành công nghiệp điện.
* Hình c và d thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
H: Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? ( Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống )
Tìm hiểu về ngành thủ công nghiệp.
- GV cho HS quan sát và chỉ trên bản đồ những địa phương có các sản phẩm thủ công nổi tiếng
- Yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi:
H: Nghề thủ công nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
 Củng cố – Dặn dò: 
+ Gọi HS đọc mục bài học.
+ GV nhận xét tiết học và dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau. 
HS làm việc theo nhóm đôi.
-Thảo luận nhóm 2 em trả lời.
-Từng nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
-HS lần lượt nêu lại, HS khác bổ sung thêm.
-HS quan sát hình và trả lời.
-HS trả lời, Hs khác bổ sung.
-HS quan sát bản đồ, tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
Lớp lắng nghe và nhắc lại.
-2 HS đọc.
- HS lắng nghe và thực hiện. 
Thư sáu, ngày 13 tháng 11 năm 2009
Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
( Quan sát và chọn lọc chi tiết.)
I. Mục đích, yêu cầu: -Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu ( Bà tôi, Người thợ rèn)
-Hiểu: khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. Từ đó, biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
II. Chuẩn bị: -Bảng phụ ghi chi tiết tiêu biểu về đặc điểm ngoại hình của người bà, những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
III. Hoạt động dạy và học: 
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
(15 phút)
Hoạt động 2
(15phút)
Hoạt động 3
(3 phút)
-Nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người?
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. 
 Làm bài tập 1. 
-Gọi HS đọc bài Bà tôi, trao đổi cùng bạn bên cạnh, ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, ).
-Gọi HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
-GV ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà.
* GV giảng: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc đồng thời bộ lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ với bà qua từng lời tả.
 Làm bài tập 2. 
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm bàn với nội dung:
Ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc trong bài. 
-Gọi đại diện nhóm trả lời.
-GV nhận xét chốt lại và treo bảng phụ ghi vắn tắt chi tiết tả người thợ rèn.
* Những chi tiết tả gười thợ rèn đang làm việc:
-Gọi 2 HS đọc lại bảng nội dung tóm tắt trên.
* GV: Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. Thỏi thép hồng được ví như một con cá sống bướng bỉnh, hung dữ; anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ, quyết liệt. Bài văn hấp dẫn, sinh động, mới lạ cả với người đã biết nghề rèn.
 Củng cố – Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS làm việc theo cặp.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-2 HS đọc lại.
Lớp chú ý nghe. 
-1 em đọc nội dung, yêu cầu.
-Hoạt động theo bàn hoàn thành nội dung.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Quan sát bảng phụ, lắng nghe GV giảng.
Toán 60. LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.	
	- Nhận biết và áp dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị của biểu thức.
II. Chuẩn bị: Phiéu bài tập bài 1a.
III. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
(10phút)
Hoạt động 2
(10phút)
Hoạt động 3
(10phút)
Hoạt động 4
(3phút)
-Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu tiết học. 
 Làm bài tập 1. 
-GV phát phiếu bài tập 1a.
-Yêu cầu HS theo nhóm 2 em làm bài, và từ đó rút ra tính chất kết hợp của phép nhân hai số thập phân.
a) Tính rồi so sánh giá trị của (a x b) x c và a x (b x c):
a
b
c
(a x b) x c
a x (b x c)
2,5
3,1
0,6
(2,5 x3,1)x0,6= 4,65
2,5 x (3,1 x 0,6) = 4,65
1,6
4
2,5
(1,6 x 4) x 1,3 = 16
1,6 x (4 x 1,3) = 16
4,8
2,5
1,3
(4,8 x2,5)x1,3= 15,6
4,8 x(2,5 x 1,3) = 15,6
Nhận xét: phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
(a x b) x c = a x (b x c)
-Yêu cầu HS vận dụng nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân làm bài 1b.
-GV theo dõi nhắc nhở HS còn chậm.
-GV nhận xét và chốt lại:
b) Tính bằng cách thuận tiêïn nhất:
 7,38 x1,25 x 80 0,25 x 40 x 9,84 
 = 7,38 x (1,25 x 80) (0,25 x 40) x 9,84 
 = 7,38 x 100 = 10 x 9,84 
 = 738 = 98,4 
 Làm bài tập 2. 
-Gọi HS đọc đề và tự làm bài.
-Nếu HS khá giỏi làm xong trước cho các em tiến hành làm bài 3.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, GV chốt lại:
Làm bài tập 3. 
-Gọi HS đọc bài xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-Tổ chức cho HS làm bài (HS khá, giỏi giúp cho HS trung bình).
-GV nhận xét chốt lại cách làm chấm điểm.
 Củng cố - Dặn dò: 
-Gv nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS theo nhóm 2 em làm bài, một nhóm lên bnảg làm.
-Nhận xét bài bạn trên bảng, sửa sai.
-HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
-HS làm bài 1b vào vở, 4 em thứ tự lên bảng làm.
a) 9,65 x 0,4 x 2,5 
= 9,65 x ( 0,4 x 2,5) 
= 9,65 x 1 
= 9,65 
b) 34,3 x 5 x 0,4
= 34,3 x (5 x 0,4)
= 34,3 x 2
= 68,6
-HS đọc đề và tự làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
a) (28,7 + 34,5) x 2,4 
= 63,2 x 2,4 
= 151,68 
b) 28,7 + 34,5 x 2,4
= 28,7 + 82,8
= 111,5
Bài giải:
Người đó đi được quãng đường là:
12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số : 31,25km
Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần 12, đề ra kế hoạch tuần 13, sinh hoạt tập thể.
-HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1.Nhận xét tình hình lớp tuần 12:
+ Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt .
-Các tổ trưởng báo cáo tổng kết tổ( có kèm sổ)
-Ý kiến phát biểu của các thành viên.
-Lớp trưởng thống điểm các tổ và xếp thứ từng tổ.
+GV nhận xét chung :
a)Hạnh kiểm : Đi học đúng giờ; xếp hàng thể dục khi ra về nhanh chóng, không ăn quà, đồng phục đầy đủ. Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học. Đa số các em ngoan, thực hiện khá tốt nội quy trường lớp như đi học đúng giờ, đồng phục, bảng tên, khăn quàng, 
b)Học tập: Duy trì nề nếp học ở lớp tốt. thảo luận nhóm đã đi vào nề nếp, có hiệu qủa. Phong trào thi đua giành hoa điểm 10 sôi nổi, học bài làm bài ở nhà khá tốt. 
 Tồn tại: Rải rác vẫn còn hiện tượng chưa học bài cũ hay học mà chưa kỹ:Cường, Văn Tiến.
c)Công tác khác : Tham gia trực cờ đỏ nghiêm túc, tổ sinh hoạt sao duy trì đều đặn nhưng trong qúa trình sinh hoạt chưa có hiệu qủa. Trực nhật vệ sinh trường vào ngày thứ 5 trong tuần tốt. Tham gia thi đá bóng cấp trường.
2. Phương hướng tuần 13: 
+ Ổn định, duy trì tốt mọi nề nếp.
+ Phát động hoa điểm 10. 
+ Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở.
+ Xây dựng đôi bạn giúp nhau trong học tập.
+Tham gia thi đấu bóng đá nam.
3. HS hoạt động tập thể ở sân trường ôn lại các kĩ năng đội viên
+Chi đội trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
Kỹ thuật: KHÂU, CẮT, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN 
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS khả năng:
 -Làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn. 
II. Chuẩn bị: 
 - Một số sản phẩm khâu, thêu đã học
Tranh ảnh các bài đã học 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
(30phút)
Hoạt động 2
(3phút)
Giới thiệu bài mới.
Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1
-Hỏi:Nêu những nội dung chính đã học trong chương 1
-Nêu lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân, những nội dung nấu ăn.
HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành 
-Nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn
+Củng cố kiến thức về kỹ năng khâu, thêu, nấu ăn đã học.
+Nếu chọn sản phẩm về nấu ăn thì nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm tự chế biến một món ăn. Nếu chọn sản phẩm về khâu, thêu thì mỗi em sẽ hoàn thành một sản phẩmđính khuy hoặc thêu trang trí.
-Cho HS chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị.
-Các nhóm trình bày những dự định công việc sẽ tiến hành.
Củng cố , dặn dò.
-Ghi tên sản phẩm các nhóm lựa chọn
-Nhắc nhở HS chuẩn bị cho giờ học sau.
HS thảo luận nhóm4
Đại diệïn nhóm trình bày .
CL nhận xét và bổ sung.
Hs chọn sản phẩm và các nhóm phân công nhiệm vụ chuẩn bị.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12(3).doc