Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2

TUẦN 13

Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011

TẬP ĐỌC

NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với các diễn biến của sự việc

 - Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

 KNS: Linh hoạt, thông minh trong các tình huống bất ngờ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng phụ; tranh minh hoạ bài đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 HS1: Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu của bài thơ Hành trình của bầy ong và trả lời câu hỏi: Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?

 HS2: Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi: Qua 2 câu thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói gì về công việc của loài ong?

 - GV nhận xét.

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
Người gác rừng tí hon
I. yêu cầu cần đạt:
 	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với các diễn biến của sự việc
 	- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
	 KNS: Linh hoạt, thông minh trong các tình huống bất ngờ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	 Bảng phụ; tranh minh hoạ bài đọc.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 	HS1: Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu của bài thơ Hành trình của bầy ong và trả lời câu hỏi: Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
 	HS2: Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi: Qua 2 câu thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói gì về công việc của loài ong?
 	 - GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK.
Hoạt động 2: Luyện đọc
 	- 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm.
 	- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài văn.
Đoạn 1: Từ đầu đến dặn lão; Đoạn 2: từ Qua khe lá đến thu lại gỗ; Đoạn 3: Còn lại.
 	- HS luyện đọc từ khó đọc: lửa đốt, bành bạch, cuộn,
 	- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ trong phần Chú giải.
 	- 1HS đọc cả bài thơ.
 	- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
 	- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1 + Cả lớp đọc thầm.
 	+ Theo lối ba vẫn đi rừng, bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì?
 	- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2 + Cả lớp đọc thầm.
 	+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh?
 	+ Kể những việc làm cho thấy bạn là người dũng cảm?
 	- HS đọc thầm phần còn lại.
 	+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
 	+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- 1HS đọc lại toàn bài, cả lớp chú ý theo dõi cho biết nội dung chính của bài là gì?
(HS trình bày, bổ sung, GV nhận xét, kết luận, ghi bảng - HS nhắc lại).
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
 	- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3.
 	- HS luyện đọc diễn cảm.
 	- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV tổ chức cho HS đóng vai theo tình huống của bài tập đọc.
Chính tả
Nhớ - viết: Hành trình của bầy ong 
I. yêu cầu cần đạt :
 	- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. 
 	- Làm được bài tập 2a,b. 
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bốc thăm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 	- GV đọc - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp: sổ sách, xứ sở, xu nịnh.
 	- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 	GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Viết chính tả
a. Hướng dẫn chính tả
 	- 3 HS đọc thuộc lòng 10 dòng đầu của bài Hành trình của bầy ong.
 	+ Bài chính tả gồm mấy khổ thơ? Viết theo thể thơ nào?
 	+ Cách trình bày bài chính tả như thế nào?
 	- HS trình bày - HS nhận xét.
 	- GV nhận xét.
b. HS viết chính tả - GV đọc, HS viết bài.
 	- GV đọc cho HS soát lỗi.
c. GV chấm và chữa lỗi chính tả.
Hoạt động 3: Luyện tập
 	- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 1: Viết các từ ngữ chứa tiếng theo yêu cầu trong phiếu:
- HS lần lượt bốc thăm, mở phiếu và đọc cho cả lớp nghe cặp vần ghi trên phiếu.
- HS viết nhanh lên bảng từ ngữ theo yêu cầu, cả lớp cùng làm vào giấy nháp, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
 	- GV tổ chức cho HS chữa bài.
Bài 2: Điền vào chỗ trống s hoặc x; t hoặc c:
- HS tự làm bài sau đó trình bày bài làm cả mình.
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
 	 GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập chung
I. yêu cầu cần đạt:
 	- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân.
 	- Biết nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
2. Luyện tập: (30 phút)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- HS tự làm bài, nêu kết quả.
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. Nhắc lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân 
Bài 2: Tính nhẩm: 
- HS nhẩm rồi nêu kết quả.
VD: 78,29 x 10 = 782,9 265,307 x 100 = 26530,7 
 78,29 x 0,1 = 7,829 265,307 x 0,01 = 2,65307
- Nhận xét, chữa bài. Nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000...và nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001...
Bài 3: HS K – G: HS chữa bài. GV và cả lớp nhận xét.
Bài 4a: Tính rồi so sánh giá trị của ( a + b ) x c và a x c + b x c
GV h/d để HS nêu được: (2,4 +3,8)1,2 = 2,4 1,2 + 3,81,2
Từ đó nêu nhận xét:
(a +b)c = a c + b c hoặc a c + b c = (a + b) c.
Bài 4b: HS K – G nêu cách làm, tự làm rồi nêu kết quả: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 VD: 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7 + 3,3) = 9,3 x 10 = 930
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
 	 GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà luyện tập thêm và xem trước bài mới.
Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I. yêu cầu cần đạt:
 	- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân số thập phân.
 	- áp dụng các tính chất của các phép tính đã học để tính giá trị của các biểu thức theo cách thuận tiện nhất.
 	- Giải bài toán có liên quan đến “rút về đơn vị”.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (5 phút) 
 	GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Luyện tập: (30 phút) 
Bài 1: Tính
 - HS tự làm bài gọi 2HS lên bảng làm bài. Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính bằng hai cách:
 - HS nêu cách làm. HS tự làm bài. 2 HS lên bảng thi làm nhanh. Cả lớp và GV nhận xét, chữa
a. C1- (6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 = 42 
 C2 - (6,75 + 3,25) x 4,2 = 6,25,x 4,2 + 3,25 x 4,2 = 
Bài 3a: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- 1HSKG nêu cách làm. HSKG tự làm bài - Nhận xét, chữa bài.
Bài 3b:Tính nhẩm kết quả tìm x: HS nờu cỏch tỡm cỏc thành phần chưa biết trong phộp tớnh.
- HS nhẩm rồi nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
5,4 – x = 5,4 vì 5,4 – 0 = 5,4 nên x = 0
Bài 4: Giải toán: 
- HS đọc đề bài rồi tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài. GV tổ chức cho HS chữa bài.
Giải:
B1: Mua 1m vải phải trả số tiền là: 60 000 : 4 = 15 000(đồng)
B2: 6,8m nhiều hơn 4m là: 6,8 – 4 = 2,8 (m)
B3: Mua 6,8m vải phải trả nhiều hơn 4m vải số tiền là: 15 000 x 2,8 = 42 000(đồng)
3. Củng cố, dặn dò : (5 phút) 
 	 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 Lịch sử
“Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
I. yêu cầu cần đạt: 
 - Biết được thực dân pháp trở lại xâm lược . toàn dân đứng lên kháng chiến chống pháp.
 - Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
 - Rạng sáng Ngày 19-12 1946, ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
 - Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.
II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 	HS1: Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế 
“nghìn cân treo sợi tóc”.
 	HS2: Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”?
 	HS3: Nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ trong những ngày toàn dân diệt “giặc đói” và “giặc dốt”? GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta
 	- Gv tổ chức cho HS làm việc cá nhân:
 	- HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 	+ Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?
 	+ Những việc làm của chúng thể hiện chúng thể hiện dã tâm gì?
 	+ Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?
 	- HS trình bày kết quả - HS nhận xét. GV nhận xét và chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh
 	- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 .
 	- HS đọc SGK từ “Đêm 18 rạng 19-12-1946...nhất định không chịu làm nô lệ” thảo luận các câu hỏi sau:
 	+ Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào? 
 + Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xẩy ra?
 	+ Lời kêu gọi toàn quốc kchiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
 	+ Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ điều đó nhất?
 	- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
Hoạt động 4: “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
 	- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
 	- HS thảo luận các vấn đề sau:
 	+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
 	+ ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào?
 	+ Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?
 	+ Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào?
 	+ ở các địa phương, nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?
 	+ Em biết gì về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến?
 	- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét và bổ sung. GV lết luận.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) 
 - Nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
I. yêu cầu cần đạt:
 	 Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3. 
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 	- Gọi 2 HS lần lượt đặt 2 câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu.
 	- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
 	- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài tập 1: Đọc đoạn văn và cho biết “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì?
- HS đọc bài, cả lớp theo dõi, trao đổi với bạn bên canh để trả lời câu hỏi.
- HS trình bày kết quả, nhận xét, GV bổ sung, kết luận: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
Bài tập 2: Viết các từ ngữ chỉ hành động cho dưới đây vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại:
- HS làm bài theo nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, HS và GV nhận xét chữa bài.
Hành động bảo vệ môi trường
Hành động phá hoại môi trường
Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc
Phá rừng, xả rác bữa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng ... sánh nguồn gốc và tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm.
 	- HS thảo luận nhóm 4, quan sát vật thật hoàn thành bảng sau:
 + Trong tự nhiên, nhôm có ở đâu? Nhôm có những tính chất gì?
 	+ Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm?
Nhôm
Hợp kim của nhôm
Nguồn gốc
Có trong vỏ trái đất và quặng nhôm
Nhôm và một số kim loại khác như đồng, kẽm.
Tính chất
- Có màu trắng bạc.
- Nhẹ hơn sắt và đồng.
- Có thể kéo thành sợi,dát mỏng
- Không bị ghỉ nhưng có thể bị một số a xít ăn mòn.
- Dẫn nhiệt,dẫn điện tốt
Bền vững, rắn chắc hơn nhôm.
 	- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
 	- GV nhận xét, Kết luận.
 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) 
 - Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình em?
 - Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? Vì sao?
 - GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau 
Thứ 4 ngày 23 tháng 11năm 2011
Toán
Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
 I. yêu cầu cần đạt:
 	- Biết cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 	- Giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
II. Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5phút) 
 HS giải bài 4. GV nhận xét, ghi điểm.
B-Bài mới: (30phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập. 	
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên
a.Ví dụ 1:
*Hình thành phép tính:
 	 - GV nêu bài toán ví dụ: Theo SGK.
 	? Để biết được mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét chúng ta phải làm như thế nào?
 	- HS trình bày - HS nhận xét.
 	- GV nhận xét.
*Đi tìm kết quả
 	- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
 	- HS thảo luận để tìm thương của phép chia 8,4 : 4.
 	- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
 	- GV nhận xét.
* Giới thiệu kĩ thuật tính
 	- GV hướng dẫn HS kĩ thuật tính.
 	- HS theo dõi và thao tác lại.
b . Ví dụ 2:
 	- GV nêu: Hãy đặt tính và thực hiện 72,58 : 19.
 	- HS làm bài và trình bày kết quả.
 	- HS nhận xét - GV nhận xét.
c. Quy tắc:
 	- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 	- HS thảo luận và nêu cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 	- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét và bổ sung.
 	- GV chuẩn kiến thức. HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
 	- GV tổ chức cho HS chữa bài.
Bài 2: Tìm x:
- HS nêu các thành phần chưa biết trong bài. HS tự làm bài sau đó chữa bài.
a. 	b. 
 x=8,4:3 x =0,25:5
 x=2,8 x =0,05
Bài 3: Giải toán:
Bài 3 : HS K– G: HS nêu cách làm, làm vào vở.
 - GV chấm vở rồi chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò : (5phút)
 	 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài mới.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. yêu cầu cần đạt: 
 Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh. 
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5phút)	
- 2 HS lần lượt kể lại một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường. GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
- 2 HS đọc đề bài - Cả lớp theo dõi.
 - GV nhắc lại yêu cầu. kể một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.
- 1 HS đọc gợi ý - Cả lớp đọc thầm.
- HS trình bày đề tài đã chọn để kể.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tự xây dựng cốt truyện, dàn ý câu chuyện
- HS làm bài.
- 1HS khá giỏi trình bày dàn ý câu chuyện của mình.
- GV nhận xét nhanh.
Hoạt động 4: Thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- HS kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, cùng HS chọn câu chuyện hay nhất và người kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: (5phút)
 GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Trồng rừng ngập mặn
I. yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học. 
- Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bức ảnh về khu rừng ngập mặn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5phút)
HS1: Đọc đoạn 1 bài Người gác rừng tí hon và trả lời câu hỏi: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
HS1: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
- 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
Đoạn 1: Từ đầu đến sóng lớn.
Đoạn 2: Tiếp theo đến Nam Định.
Đoạn 3: Còn lại.
- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: ngập mặn, xói lở, vững chắc, 
- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ: rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- 1HS đọc đoạn 1 - Cả lớp đọc thầm.
+ nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn.
- 1HS đọc đoạn 3 - Cả lớp đọc thầm.
+ Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
- 1HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm, thảo luận cho biết nội dung chính của bài.
(HS trình bày, nhận xét, GV bổ sung, ghi bảng- HS nhắc lại).
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
- Gv và cả lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: (5phút)
 HS nêu nội dung bài tập đọc.
 GV nhận xét tiết học.Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ 5 ngày 24 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn
 Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
I. yêu cầu cần đạt :
 	- Nêu được những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn.
 	- Biết lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	 Bảng phụ GV và bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cả lớp.
2. Dạy bài mới: (30phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện tập.
- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài tập 1: Chọn làm một trong hai bài tập a hoặc b:
- 2HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT1.
- Yêu cầu một nửa lớp làm một BT1a, một nửa làm BT1b.
- HS trao đổi theo cặp, GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV tổ chức cho HS trình bày miệng ý kiến của mình trước lớp.
 - Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. 
 GV kết luận : Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu. Những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật. Bằng cách tả như vậy,nội tâm nhân vật.
Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thấy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm).
 - GV nêu y/c bài tập 2.
 - HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp.
 - HS đọc kết quả ghi chép.Cả lớp nhận xét.
 - GV mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, HS đọc .
 - HS lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình nhân vật dựa trên kết quả quan sát.
 - HS trình bày dàn ý đã lập.GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5phút)
 GV nhận xét tiết học.Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I. yêu cầu cần đạt:
 	- Nhận biết các cặp quan hệ từ theo yc của BT1. 	
- Biết sử dụng các cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3).
HS khá giỏi nêu được tác dụng của quan hệ từ BT3
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
- 1HS lên bảng làm bài tập.
? Em hãy tìm quan hệ từ và nói rõ tác dụng của quan hệ từ đó trong câu tục ngữ sau: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Bài tập
- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài tập 1: Gạch dưới các cặp quan hệ từ trong những câu sau:
- HS làm bài cá nhân,GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
 a. Nhờmà
 b. Không những.mà còn.
Bài tập 2: Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ vì nên hoặc chẳng những.mà còn.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo cặp .
 - Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. HS nêu được mối quan hệ về nghĩa giữa các câu trong từng cặp câu để giải thích lí do chọn cặp quan hệ từ.
 - GV và cả lớp nhận xét.
 - Lời giải đúng : 
 + Cặp câu a : Mấy năm qua, vì chúng tanên ở ven biển.ngập mặn
 + Cặp câu b : Chẳng những ở ven biểnmà rững ngập mặn.biển.
Bài tập 3: HSKG - Gạch chân những chỗ khác nhau giữa hai đoạn văn sau:
- HS làm bài cá nhân, trình bày ý kiến.
 - Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài, kết luận lời giải đúng.
 - GV bổ sung : Đoạn a hay hơn đoạn b vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào ở các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm nặng nề.
ã Giỏo viờn chốt lại: Cần dựng quan hệ từ đỳng lỳc, đỳng chỗ, ý văn rừ ràng.
3. Củng cố, dặn dò: (5phút)
- GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I. yêu cầu cần đạt :
 	- Biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 	HSKG Xác định số dư trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 II. Hoạt động dạy học:
 A-Bài cũ: (5phút) 
Gọi 2HS chữa bài. Đặt tính rồi tính:
a. 45,5 : 12 b. 112,56 :21
HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên
GV nhận xét, ghi điểm.
B-Bài mới: (30phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm rồi tự làm bài, GV hướng dẫn thêm cho HS yếu.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
- HS làm bài vào vở (2HS lên bảng làm bài).
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: HSKG- HS tìm và đọc kết quả, GV ghi lên bảng.
- Nhận xét, kết luận kết quả đúng.
Bài 4: HSKG - Giải toán:
- HS đọc đề bài, tóm tắt . 8 bao cân nặng : 243,2 kg
 12 bao cân nặng : kg ? 
- HS làm bài rồi nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò : (5phút)
- GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 buoi chieu sach thuc hanh.doc