Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 14, 15 - Trường tiểu học Hải Vĩnh

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 14, 15 - Trường tiểu học Hải Vĩnh

Tập đọc:

CHUÔI NGỌC LAM

I.Mục đích - yêu cầu:

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác .(Trả lời được câu hỏi 1,2,3 ) .

- Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người kề và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

- GD: HS biết quan tâm, giúp đỡ người khác.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ trong sách.

 

doc 66 trang Người đăng hang30 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 14, 15 - Trường tiểu học Hải Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
*****************************
Tập đọc:
CHUÔI NGỌC LAM
I.Mục đích - yêu cầu:
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác .(Trả lời được câu hỏi 1,2,3 ) .
- Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người kề và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
- GD: HS biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ trong sỏch.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài “Trồng rừng ngập mặn” và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 3 HS đọc và trả lời.
- Nhận xét.
2. Bài mới: 1. Gtb: Chủ điểm của tuần này là “Vì hạnh phúc con người”. Các bài học trong chủ điểm sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, vì sự tiến bộ, hạnh phúc của con người. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy được tình cảm yêu thương giữa con người.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
? Truyện có những nhân vật nào?
? Tìm trong bài những từ ngữ khó đọc.
- Luyện đọc nối tiếp đoạn.
? “Lễ Nô-en” nghĩa là thế nào?
? “Giáo đường” là tên gọi của gì?
- Luyện đọc nối tiếp đoạn.
- Gv đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
+ Đ1: Chiều hôm ấy ... yêu quý.
+ Đ2: Ngày lễ Nô-en ... tràn trề.
- Có 3 nhân vật: chú Pi-e,cô bé Gioan,chị cô bé.
- Pi-e, Nô-en, Gioan, chuỗi ngọc lam, rạng rỡ,...
- 2 HS đọc.
- HS đọc “chú giải”.
- Nhà thờ.
- 2 HS đọc.
- Theo dõi.
b) Tìm hiểu bài:
Ø Đoạn 1: Chiều hôm ấy ... yêu quý.
? Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
? Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
? Chi tiết nào cho biết điều đó?
? Thái độ của chú Pi-e lúc đó thế nào?
- 2 HS đọc to - Cả lớp đọc thầm.
- Tặng chị gái nhân ngày lễ Nô-en.
- Cô bé không đủ tiền để mua.
- Cô bé mở khăn đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.
- Trầm ngâm nhìn cô bé, lúi húi gõ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.
->ý1: Cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và cô bé Gioan.
Ø Đoạn 2: Ngày lễ Nô-en ... tràn trề.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp.
? Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e làm gì?
? Vì sao Pi-e đã nói rằng em bé trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
? Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi- e?
- Thảo luận nhóm đôi (2’):
? Em nghĩ gì về các nhân vật trong câu chuyện này.
- 3 HS đọc.
- Để hỏi xem có đúng cô bé đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Cô bé đã mua với giá bao nhiêu tiền?.
- Vì chuỗi ngọc bé Gioan mua bằng tất cả số tiền mà em có.
- Đây là món quà chú dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô ấy đã mất sau một vụ tai nạn giao thông.
- Họ đều là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc, niềm vui cho nhau.
->ý2: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.
=>Nội dung: Câu chuyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HD đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc phân vai. Lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp từng nhân vật.
- HS đọc theo cặp - Thi đọc.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 4 HS đọc toàn truyện theo vai.
- Nhận xét đọc bài.
- Chuẩn bị bài “Hạt gạo làng ta”.
- Người dẫn chuyện, Bé Gioan, chú Pi-e, Chị bé Gioan.
***************************
TOÁN: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN 
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: 
1-KT: Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng vào giải toán có lời văn. Bài tập cần làm: Bài 1 (a ); bài 2 . Còn lại HDHS khá, giỏi.
2- KN: Rèn kĩ năng thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và giải toán có lời văn
3- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, ôn lại kiến thức cũ 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 .Ổn định
2 .KTBC
- GV gọi HS lên làm bài
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
"Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân"
- GV ghi tên bài lên bảng
b.Hướng dẫn HS thực hiện
VD1:GV nêu bài toàn VD trong SGK
- GV hướng dẫn hs thực hiện chia
VD1:GV nêu vd ở SGK
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia
? Để biết cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét chúng ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính: 27 : 4
? Ta có thể chia tiếp không ? Làm thế nào để có thể chia tiếp số dư 3 cho 4.
Nhận xét, nêu: Để chia tiếp ta viết dấu phẩy ở bên phải thương, rồi viết thêm số 0 vào bên phải số dư(3) thành 30 rồi chia tiếp, có thể làm như thế mói. 
VD2:GV nêu: 43 : 53 = ?
Phép chia 43 : 52 thực hiện như phép chia 27 : 4được không? Vì sao?
GV hướng dẫn chia 43 = 43,0 mà giá trị không đổi?
Chúng ta có thể thực hiện phép chia 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi
- Yêu cầu HS đặt tính và tính: 
 43,0 : 52.
GV gọi HS nêu :Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân ta làm như thế nào?
* Thực hành
Bài 1 : Câu b HDHS khá,giỏi .
 - GV gọi HS đọc đề.
- GV gọi HS lên bảng làm bài
- GV gọi HS nhận xét bài của bạn làm.
Bài 2:
- GV ghi đề lên bảng
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề.
- GV gọi HS lên bảng tóm tắt và 1 HS lên bảng giải
- GV chấm 7 - 10 bài và nhận xét.
Bài 3 : HDHS khá,giỏi .
- GV yêu cầu HS làm vở nháp.
- GV nhận xét bảng 
4 . Củng cố - Dặn dò 
- Tổ chức cho HS thi đua làm toán
- Nhận xét tuyên dương.
- Chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhận xét tiết học
Hát 
- 2HSlàm bài
(5,75 + 4,25) 35,28
(9,45 - 6,45) 25,3
-HS mhắc lại
-HS nêu phép tính giải bài toán.
- Lấy chu vi HV chia cho 4
 27 : 4
- HS nêu: 27 : 4 = 6 (d­ 3)
- HS thực hiện
- HS thực hiện chia 
-Vài HS nêu lại cách thực hiện chia như SGK
- Không thực hiện được, vì phép chia 
34 : 52 có số bị chia nhỏ nơn số chia
 (43 < 52) 
 43,0 52
 430 0,82
 140
 36
43 : 53 = 0,82 ( dư 0,36)
-HS nêu cách thực hiện
- HS nêu và rút ra quy tắc
1- 2 HS đọc quy tắc
- HS đọc đề bài
- 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm một cột, cả lớp làm vào vở. 
- HS nhận xét.
a, 12 : 5 = 2,4 ; 23 : 4 = 5,75 ; 882 : 36 = 24,5
- HS đọc đề.
- 1 HS lên bảng tóm tắt.
Tóm tắt: 25 bộ : 70 m vải
 6 bộ : ......?m vải
 Giải
 1 bộ quần áo cần số m vải là
 70 : 25 = 2,8 ( m vải)
 6 bộ quần áo cần số m vải là
 2,8 6 = 16,8 (n vải)
 Đáp số : 16,8 m vải
- HS nộp vở chấm điểm
- HS làm 
 ; 
- 2 HS thi đua làm bài.
 21 32
- Cả lớp bình chọn
 *****************************
Khoa học 
 GỐM XÂY DỰNG : GẠCH , NGÓI
I.Mục tiêu: 
1-KT: Nhận biết một số tớnh chất của gạch , ngói.
2-KN: Kể tờn một số loại gạch, ngói và cụng dụng của chúng.
- Quan sát , nhận biết một số vật liệu xõy dựng: gạch, ngói .
3- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV- Hình 56, 57/ SGK. - Một vài viên gạch, ngói khô chậm nước. - Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng nói riêng.
2- HS: Vở, SGK, ụn lại kiến thức cũ 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Thảo luận
 + Các loại đồ gốm được làm bằng gỡ?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát
 Sgk trang : 56, 57.
-Nêu tờn các vật liệu và cụng dụng của nú trong các hình .
H. Mỏi nhà ở hình 5 được lợp bằng ngói ở hình nào ? 
H. Mỏi nhà ở hình 6 được lợp bằng ngới ở hình nào ? 
Kết luận: có nhiều gạch và ngói gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà.
* Hoạt động 3: Thực hành làm thí nghiệm - Quan sát trả lời:
- Nhóm trưởng điều khiển.
H .Quan sát 1 viên gạch hoặc ngói em thấy gỡ ? 
+ Thả một viên gạch hoặc ngói khô vào nước có hiện tượng gì xảy ra giải thích hiện tượng đó. 
H: Điều gì sẽ xảy ra khi thả viên gạch hoặc viên ngói xuống đất?
H: Nêu tính chất của gạch, ngói. 
Kết luận: Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vở, vỡ vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- Bằng đất sét
Hình 1( gạch ) : Dựng để xây tường.
2.a ( gạch ) : Dùng để lát sàn hoặc vỉa hè.
2.b( gạch ) : Dùng để lát sàn nhà.
2.c ( gạch ) : Dùng để ốp tường.
4( ngói ) : Dùng để lợp mái nhà.
- Hình 4C.
- Hình 4A.
- HS : Lắng nghe .
- Thấy cú rất nhiều lổ nhỏ li ti
 - Thấy vô số bọt nhỏ từ viên gạch hoặc viên ngói thoát ra, nổi lên mặt nước.
Giải thích: Nước tràn vào các lỗ nhó li ti của viên gạch hoặc viên ngói, đẩy không khí ra tạo thành các bọt khí
- Dễ vở .
- HS nêu .
- HS : Lắng nghe .
***********************************
Chiều Chính tả (Nghe-viết)	
CHUỖI NGỌC LAM
I.Mục tiêu: 
1- KT: Nghe-viết bài chớnh tả Chuỗi ngọc lam
2- KN: Nghe-viết đúng bài chính tả Chuỗi ngọc lam,trìnhbày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
* Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần ao / au dễ lẫn (BT2b); Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu tin theo yêu cầu của BT3.
3- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT 3..SGK, Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, bảng con, ụn lại kiến thức cũ 
III/ Các hoạt động dạy học: 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
HS viết các từ ngữ theo yêu cầu BT 2b ở tiết trước.
3. Dạy bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC tiết học
 b) HD nghe – viết chớnh tả: 
- Đọc đoạn văn cần viết chính tả.
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng cho ai? Em có đủ tiền để mua ngọc không?
- Đọc cho HS viết.
- Chấm một số vở, nhận xét.
 c) HD làm bài tập: 
 Bài tập 2b: Tìm từ ngữ chứa tiếng đó cho trong bảng 
- Nhận xét, ghi nhanh lờn bảng:
Mẫu : cho HS làm : Thi tiếp sức các nhóm .
+ báo: con báo, tờ báo, báo cỏo, báo tin, báo hại...
+ báu: báu vật, kho báu, quý báu, chõu báu,
Bài tập 3: Tìm tiếng thích hợp 
- HD cách nhẩm để tìm.
- Nhận xét, kết luận: (hòn) đảo, (tự) hào, (một) dạo, (trầm) trọng, tàu, (tấp) vào, trước (tình hình đó), (môi) trường, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại).
4. Củng cố- Dặn dò: 
 GV Nhận xét tiết học, dăn do tiết sau
-3 HS
- Lắng nghe. 
- 2 em đọc bài chính tả.
+ Mua cho chị nhưng không đủ tiền, cô bé chỉ có một nắm xu.
- Tự ghi tiếng khú ra nhỏp.
- Viết bài vào vở.
- Tự kiểm tra v ... hải tích tìm được.
- HS nghe theo dõi. 
 Bài giải:
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước Bàiển là:
 2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5 %
 Đáp số: 3,5%.
- HS làm vở nháp, bảng lớp.
 0,3 = 30 % ; 0,234 = 23,4 %
 1,35 = 135 %
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
b. 45 và 61 
= 45 : 61 = 0,7377 = 73,77 %
c. 1,2 và 26
= 1,2 : 26 = 0,0461 = 4,61 %
- 1 HS đọc đề. 
- HS làm vào vở, 1 em làm vào phiếu đính bảng. 
 Bài giải
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là:
 13 : 25 = 0,52 
 0,52 = 52 %
 Đáp số: 52 %.
************************************
- Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (Tả hoạt động)
I. Mục đích yêu cầu
- HS Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2). 
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh của em bé.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra bài cũ 
HS đọc đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu quý.
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gv giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự lập dàn ý.
- Nhận sét- bổ xung.
Bài 2:
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét- cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu quý.
- 2 HS đọc Y/c và gợi ý của bài tập.
 - 1 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở.
* Mở bài: 
- Giới thiệu em bé định tả: Em bé là trai hay gái? Tên em bé là gì? Bé con nhà ai?
* Thân bài: 
- Tả bao quát về hình dáng em bé:
+ Thân hình như thế nào?
+ Mái tóc.
+ Khuôn mặt.
+ Tay chân.
- Tả hoạt động em bé: Nhận xét chung về em bé. Em thích nhất lúc em bé làm gì? Em hãy tả hoạt động của em bé: khóc, cười, tập đi, tập nói,.
* Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về em bé.
- 2 HS đọc y/c bài tập.
- 1 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn
Địa lí
Thương mại và du lịch
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch:
+ Xuất khẩu: Khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu,...
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển. 
- Nhớ tên một số điểm du lịch: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,...
- HS khá, giỏi:
+ Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,...; các dịch vụ du lịch được cải thiện.
II. Đồ dùng
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Nước ta có những loại hình giao thông nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Các hoạt động
a. Hoạt động 1: Hoạt động thương mại.
- Y/c HS thảo luận và trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của các hoạt động thương mại?
+ Kể tên một số hàng xuất khẩu ở nước ta?
+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu?
b. Hoạt động 2: Ngành du lịch ở nước ta.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau.
+ Em hãy nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta?
+ Cho Biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi.
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên các phố.
+ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất nước ta.
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, các mặt hàng thủ công , nông sản, thuỷ sản
+ Việt Nam thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu để sản xuất, xây dựng.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.
+ Lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên vì: 
- Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Nhiều lễ hội truyền thống.
- Các loại dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện.
- Có nhiều di sản văn hoá được công nhận.
- Nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao.
- Nước ta có hệ thống an ninh nghiêm ngặt tạo cảm giác an toàn cho khách du lịch.
- Người Việt Nam có tấm lòng hào hiệp và mến khách.
+ Bãi Bàiển Vũng Tàu, Bãi Cháy, Đền Hùng, Sa Pa
CHIỀU:
TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN
Mở rộng vốn: từ Hạnh phúc - tổng kết vốn từ
I.MỤC TIÊU
Củng cố cho HS
-Biết trao đổi , tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc .
- Học sinh Biết sử dụng vốn từ vào quá trình nói và viết
-Hs liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dan tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng cua người ; các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò bè bạn .
-HS vận dụng viết đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu Bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới a) Giới thiệu bài: trực tiếp
b) Nội dung
-Ơn mở rộng vốn từ Hạnh phc
Bài 1: Ghép các tiếng sau Vào trước hoặc sau tiếng phúc để tạo lên các từ ghép:
lợi, đức, vô, hạnh, hậu, lộc. làm, chúc, hồng
HS làm cá nhân
Hạnh phúc, chúc phúc, hồng phúc, phúc lợi, phúc đức, vô phúc, phúc hậu, phúc lộc, làm phúc.
Bài 2: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với cột A
 HS lm phiếu 
A
 B
1) Phúc hậu
a) Quyền lợi vật chất mà Nhà nước hoặc đoàn thể mang lại cho người dân( ăm, ở, chữa bệnh)
2) Phúc lợi
B0 Có lòng thương người, hay làm điều tốt cho người khác.
3)phúc lộc
c) Điều tốt lành để lại cho con cháu.
4) Phúc đức
d) Gia đình yn ấm, tiền của dồi do.
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ sau:
hạnh phúc, phúc hậu
- Ai cũng mong sống trong một gia đình hạnh phc.
- Bà ngoại em là người rất phúc hậu.
Ôn: Tổng kết vốn từ
Bài 1: Nêu một từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp các dân tộc
Bài 2: Nâng cao: Trang 73: Giải nghĩa các thành ngữ tục ngữ sau: đặt câu với một trong những thành ngữ tục ngữ này
- HS làm miệng
a) bố, mẹ, anh, chị, cơ, ch,..
b) giáo viên, thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng..
c) nơng dn, cơng nhn, thợ lặn,..
b) Thái, Mường, Kinh, Taydf, Khơ – mua
Mu chảy ruột mềm: Tình thương yêu giữa những người ruột thịt, cùng nịi giống.
- Đặt câu: Tôi với chú ấy là chỗ “ mu chảy ruột mềm” làm sao bỏ nhau được.
Máu chảy ruột ,mềm
Môi hở răng lạnh
Ăn vóc học hay
Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
-Môi hở răng lạnh: Tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
- Ăn vóc học hay: ăn khỏe học hành giỏi giang.
- Tình yêu thương đồng loại
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về nội dung câu tục ngữ “ Chị ngã em nâng”
- HS làm cá nhân
Nói về sự đoàn kết giữa những thành viên trong gia đình , khuyên người ta nên Biết quý trọng tình chị- em ( anh- em) để khi có gặp khó khăn, hoạn nạn thì phải Biết giúp đỡ lẫn nhau.
- HS làm xong trình bày trước lớp
- Gv nhận xet ghi điểm một số bài.
3 Củng cố dặn dò
- Gv hệ thống bài - liên hệ
- Chuẩn bị tiết sau: Tổng kết vốn từ (tiếp theo) 
- Nhận xét tiết học
 Kĩ thuật
Lợi ích của việc nuôi gà
I. Mục tiêu
- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
- Biết liên hệ với việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà.
- Phiếu học tập. Phiếu học tập
Các SP nuôi gà
thịt, trứng, lông, phân
Lợi ích 
của việc nuôi gà
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
Hãy đánh dấu x vào ở câu trả lời đúng
 Lợi ích của việc nuôi gà là:
+ Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm.
+ Cung cấp chất bột đường.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế Bàiến thực phẩm.
+ đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
+ Làm thức ăn cho vật nuôi.
+ Làm cho môi trường xanh, sạch , đẹp.
+ Cung cấp phân bón cho cây trồng.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Các hoạt động
HĐ 1: Thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu các nhóm nêu được ích lợi chủ yếu của việc nuôi gà theo mẫu bảng.
- Nhận xét- bổ sung- kết luận.
HĐ 2: Làm việc nhóm đôi
- Gv phát phiếu đánh giá kết quả học tập.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu ứng dụng của các mũi khâu, thêu đã học.
1, Lợi ích của việc nuôi gà
- HS nêu được ích lợi chủ yếu của việc nuôi gà theo mẫu bảng.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
 Lợi ích của việc nuôi gà là:
+ Gà nhanh lớn, có khả năng đẻ nhiều trứng trên năm.
+ Cung cấp thịt, trứng dùng để làm thức ăn hàng ngày.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế Bàiến thực phẩm.
+ Đem lại nguồn thu nhập KT chủ yếu của nhiều g/đ ở nông thôn 
+ Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiên.
2, Đánh giá kết quả học tập
- HS thảo luận và làm điền vào phiếu.
- HS liên hệ việc chăm sóc gia cầm, vật nuôi trong gia đình.
******************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1:*.- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
2 *Gv nhận xét chung:Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy đinhcủa trường, lớp.
 - Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp,vệ sinh lớp học khá sạch sẽ.
- Ôn tập một số môn.
- Duy trì việc học bồi dưỡng.
- Khăn quàng ,mũ ca lô khá đầy đủ.
- Đảm bảo ATGT
3/ Phương hướng tuần tới:
 - Khăn quàng ,mũ ca lô đầy đủ
- Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn.
- Các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho các em chưa giỏi.
 - Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch sẽ.
- Ôn tập thật tôt để kiểm tra đạt chất lượng cao- Tiếp tục giải Toán qua Iternet
-Ý kiến các em
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động vừa qua
- HS lắng nghe
- Cả lớp cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14-15.doc