Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 (chuẩn kiến thức)

Toán ( Tiết 85 )

 Hình tam giác

A. Mục tiêu: Giúp hs biết :

 - Đặc điểm của hình tam giác : có ba cạnh, ba góc,ba đỉnh.

 - Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc)

 - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác

B. Đồ dùng dạy học:

 - Các dạng hình tam giác như sgk ; Ê – ke

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng Tuần 17
( Từ ngày 12/12 - 16/12/11 )
Thứ/ ngày
Tiết
Môn
Buổi sáng
Buổi chiều
Môn
HAI
12/12
1
2
3
4
CC
TĐ
T
Đ Đ
Đầu tuần 17
Ngu Công xã Trịnh Tường
Luyện tập chung
Hợp tác với những xq(t2)
x
x 
Ôn tập về từ và cấu tạo từ
Ngu Công xã Trịnh Tường
x
x
LT-C
L.TV
BA
13/12
1
2
3
4
T
x
TLV
x
 Luyện tập chung
	x
Ôn tập về viết đơn
x 
TƯ
14/12
1
2
3
4
TĐ
T
CT
L.TV
Ca dao về lao động sản xuất
Giới thiệu máy tính bỏ túi
Người mẹ của 51 đứa con
Ca dao về lao động sản xuất
NĂM
15/12
1
2
3
4
T
LT-C
KC
ATGT-
NGLL
Sử dụng máy tính bỏ 
Ôn tập về câu
KC đã nghe, đã đọc
Ôn tập chung 
CĐ: Bảo vệ môi trường 
SÁU
16/12
1
2
3
4
T
TLV
L.T
SHL
 Hình tam giác 
Trả bài văn tả người
Luyện tập 
Tuần 17
 Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011 
Toán ( Tiết 85 )
 Hình tam giác
A. Mục tiêu: Giúp hs biết : 
 - Đặc điểm của hình tam giác : có ba cạnh, ba góc,ba đỉnh.
 - Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc)
 - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác
B. Đồ dùng dạy học: 
 - Các dạng hình tam giác như sgk ; Ê – ke 
C. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
 2. Bài mới (13 phút)
 a/ Giới thiệu bài : Cho HS tìm hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán.
 b/ Giới thiệu đặc điểm hình tam giác:
 - Giới thiệu hình tam giác ABC
 - Hình tam giác có mấy cạnh? Nêu tên cạnh?
- Hình tam giác có những đỉnh nào?
 - Hãy chỉ và nêu tên các góc của hình t. giác
 *Chốt ý: Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc , 3 
 đỉnh
 b) Các dạng hình tam giác (theo góc):
 - Hướng dẫn các em quan sát, nhận dạng góc 
 của các HTG
- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác, cho HS nhận dạng theo góc.
 c) Giới thiệu đáy và đường cao: 
 - Hình vẽ tam giác ABC có: BC là cạnh đáy
 kẻ: AH là đường cao
 - Thế nào gọi là đường cao?
 + Giới thiệu 3 hình tam giác (sgk) vẽ đường 
 cao, cho hs dùng ê-ke kiểm tra
 d) Luyện tập: (15 phút)
 *Bài 1: Viết và đọc theo từng hình
 *Bài 2: Thực hành
 *Bài 3: ( Dành cho HS khá- giỏi làm thêm)
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
 - Tự vẽ hình tam giác và kẻ đường cao
 - Chuẩn bị: Diện tích hình tam giác
- 3 HS thực hiện bảng (dùng máy tính)
 - Nhận xét
 - Nhóm 4: tìm hình tam giác trong bộ đồ 
 dùng học toán; chỉ cạnh, đỉnh, góc của 
 hình tam giác 
 - HS chỉ ra được 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh của mỗi hình tam giác và viết được tên các cạnh, góc của mỗi hình đó.
- Quan sát trả lời:
 + Hình 1: hình tam giác có 3 góc nhọn
 + Hình 2: hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn
 + Hình 3: Hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn
 - Quan sát trả lời. Nhận xét
 + Đoạn thẳng đi từ đỉnh, vuông góc với đáy tương ứng là đường cao
 - Dùng e-ke kiểm tra
 1/ Lên bảng viết và đọc tên
 2/ Dùng e- ke thực hành, trả lời
 3*/ Thực hành nhóm đôi đếm số ô vuông. a) AED = EDH; b) EBC = EHC; 
 c) ABCD = 2 EDC
 Luyện từ và câu ( Tiết 33 )
Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I. Mục đích yêu cầu:
 - Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng ngĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Bài cũ 
- Làm bài 1a/159 
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. 
b/ Luyện tập (25 phút)
*Bài 1: Đọc, nêu yêu cầu đề.
- Trong T. Việt có những kiểu cấu tạo từ nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- Tổ chức nhận xét chữa bài .
- Cho HS tìm thêm mỗi loại 2 từ 
*Bài 2: Cho HS đọc đề.
- Yêu cầu HS gạch chân các từ cần giải nghĩa.
- Thế nào là từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm?
- Làm bài vào phiếu, vở BT
- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của các từ đánh, đậu trong từng câu.
*Bài 3: Cho HS đọc đề .
- Cho HS thảo luận nhóm .
- Vì sao không thể thay tinh ranh bằng tinh nghịch ?
- Vì sao dùng từ dâng là đúng nhất?
- Vì sao dùng từ êm đềm trong câu này?
*Bài 4: Cho HS đọc đề .
- Tổ chức trò chơi tìm từ trái nghĩa.
- GV chốt lại kết quả đúng 
 3.Củng cố, dặn dò 
- Đọc ghi nhớ cấu tạo từ, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, đồng âm
- Chuẩn bị: Ôn cuối học kì 1
- Làm miệng. Nhận xét 
1) HS nắm các kiểu cấu tạo từ.
- Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng , cha, dài...
- Từ phức: cha con, mặt trời , chắc nịch (từ ghép), rực rỡ, lênh khênh (từ láy)
- Nêu thêm từ theo yêu cầu
2) HS nắm được khái niệm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm.
- Trao đổi đôi bạn , trình bày
 a) Từ nhiều nghĩa
 b) Từ đồng nghĩa
 c) Từ đồng âm
- HS giải thích. Nhận xét
3) Đọc đề bài. Đọc bài Cây rơm
Thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi bên
- Dùng tinh ranh mà không dùng những từ đồng nghĩa khác vì các từ đồng nghĩa chỉ thể hiện một khía cạnh của vấn đề, không thể hiện rõ sự khôn ranh
4) Hai đội thi điền từ. Nhận xét kết quả
- mới /cũ; - tốt / xấu; - mạnh/ yếu.
- Nhận xét, bình chọn.
 Luyện từ và câu ( Tiết 34 )
Ôn tập về câu
I. Mục đích, yêu cầu:
 1/ Tìm được một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.
 2/ Phân loại được các kiểu câu kể ( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì ? ), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, băng giấy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ 
- Em hãy kể các kiểu câu đã học?
- Đặt một câu với mẫu: Ai làm gì?
2. Bài mới 
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng.
b/ Luyện tập 
*Bài 1: Cho HS đọc, nêu yêu cầu đề.
- Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng những dấu hiệu nào?
(Ôn tương tự với câu kể, câu cảm, câu khiến)
- Cho HS tìm câu kể, câu cảm , câu hỏi câu khiến trong mẩu chuyện vui.
- Nhận xét, sửa bài.
*Bài 2: Đọc, nêu yêu cầu đề
- Các em đã học những kiểu câu nào?
- GV đính bảng phụ.
- Đọc thầm mẩu chuyện và tìm ra kiểu câu.
 3. Củng cố, dặn dò 
- Trò chơi : Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì? 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập thi HKI
- Trả lời miệng. Nhận xét 
1) 
- Câu hỏi dung để hỏi điều chưa biết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
- Câu kể
- Câu cảm
- Câu cầu khiến
- Đọc mẫu chuyện: Nghĩa của từ "cũng". 
+ Câu hỏi: Nhưng vì sao biết cháu chép bài của bạn ạ?...
+ Câu kể: Cô giáo phàn nàn với mẹ
+ Câu cảm: Thế thì đáng buồn quá!
+ Câu khiến: Em hãy cho biết đại từ là gì!
2) 
- Ai làm gì?
- Ai là gì?
- Ai thế nào?
- HS đọc lại Ghi nhớ.
- HS làm BT2 vào vở BT
- Đọc chuyện Quyết định độc đáo và tìm ra kiểu câu.
+ Gạch chân, nêu trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ: Ví dụ: Kiểu câu: Ai làm gì ?
Cách đây không lâu, lãnh đạo hội đồng .... 
 TN CN
nước Anh đã quyết định.... đúng chuẩn.
 VN 
- Chia 2 đội thi đặt câu.
Tìm CN, VN, TN của mỗi câu.
Kể chuyện ( tiết 17 )
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích yêu cầu:
 Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
*GD BVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, chống lại những hành vi phá hoại môi trường để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui cho người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ 
- HS kể về một buổi sum họp gia đình.
2. Bài mới 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
a/ Tìm hiểu đề:
- GV gạch chân các từ ngữ cần chú ý: Kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về con người biết sống đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- Gọi 1 HS đọc gợi ý
- Yêu cầu 1 số HS nêu tên câu chuyện sẽ kể.
b/ Thực hành kể chuyện 
- Tổ chức cho HS kể chuyện nhóm đôi.
- Thảo luận: Người biết đem lại niềm vui cho người khác sẽ được đón nhận những gì từ mọi người xung quanh ?
- GV theo dõi giúp đỡ và gợi ý thêm cho các nhóm.
c/Tổ chức thi kể chuyện 
- Cho HS nhận xét
3. Củng cố, dặn dò (3 phút)
- Biết sống đẹp sẽ đem lại điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập HKI
- HS kể chuyện.
- Đọc đề, tìm hiểu đề bài.
- Đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm.
- Nêu tên câu chuyện sẽ kể
- Kể chuyện theo nhóm đôi.
Thảo luận, trình bày: được mọi người tôn trọng, được mọi người tin yêu, cảm hoá được người xấu, người sai trái.
- Kể trước lớp 
- Nhận xét, bổ sung và bầu chọn cá nhân kể chuyện hay nhất.
Chính tả ( tiết 17 )
Người mẹ của 51 đứa con
I. Mục đích yêu cầu:
 1/ Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 2/ Làm được bài tập 2.
 *GD BVMT: Giáo dục HS biết sống đẹp, biết yêu thương con người.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ: 
- Viết bảng con: ra vào, da dẻ, gia đình 
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng.
b/ Hướng dẫn viết chính tả:
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn
- Nội dung đoạn văn nói gì?
- Luyện viết từ khó: Lý Sơn, Quảng Ngãi, bươn chải, 35 năm.
- GV đọc cho HS viết.
- Tổ chức chấm chữa bài.
c/ Luyện tập:
*Bài 2: Cho HS đọc bài tập.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS lần lượt điền mô hình cấu tạo vần của tiếng vào bảng.
- Tiếng nào có đủ 3 phần của bộ phận vần?
- Tiếng nào có nguyên âm chính là nguyên âm đôi?
- Tiếng nào không có âm cuối?
- Vậy trong bộ phận vần , bộ phận nào có thể vắng mặt?
3. Củng cố, dặn dò 
- Trò chơi: Thi làm thơ lục bát.
- GV ra 1 câu 6 tiếng có âm cuối có vần gì thì em nào nghĩ ra 1 câu thơ 8 chữ có tiếng thứ 6 cùng vần là ghi được 1 điểm cho đội mình.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Ôn tập HKI
- Cả lớp ghi bảng con
- Đọc đoạn văn, lớp đọc thầm
- Sự hy sinh của 1 người phụ nữ biết sống đẹp, nuôi 51 đứa con của người khác bỏ rơi.
- Viết bảng con các từ khó.
- Viết chính tả vào vở, một hs viết bảng.
- Đọc bài tập
- Làm bài vào vở bài tập, bảng.
- HS dựa vào bảng trả lời
 Nhận xét, bổ sung
- HS tham gia trò chơi cá nhân 
*Ví dụ:
 Dòng sông mới điệu làm sao
 Sáng ra mặc áo lụa đào thướt tha.
Tập làm văn ( Tiết 33 )
Trả bài văn tả người
 I. Mục đích, yêu cầu:
 1. Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người ( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày ).
 2. Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi sẵn các lỗi sai cần sửa.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ 
- Chấm vở kiểm tra bảng thống kê của tiết trước.
 2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. 
b/ Nhận xét chung và sửa 1 số lỗi điển hình:
- Nêu nhận  ... mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người.
 - Thuộc lòng 2 – 3 bài ca dao.
II. Đồ dung dạy học: 
 - Bảng phụ ghi đọan luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ: 
- Đọc bài Ngu Công xã Trịnh Tường
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng
b/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc: Tổ chức cho HS luyện đọc
- Luyện đọc từ: thánh thót, bát cơm, ruộng hoang, công lênh..
- HD đọc ngắt hơi trong từng dòng thơ
- GV đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài:
- CH1/Sgk 
Giảng: Thánh thót, trông.
- CH2/Sgk
- Người nông dân khuyên nhau điều gì?
-Rút nội dung bài
*Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn thể hiện đúng giọng đọc bài.
- Tổ chức luyện đọc diễn cảm câu 2,3. 
- Tổ chức thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cảm nghĩ của em về công việc của người nông dân. 
- Em cần làm gì để thể hiện lòng yêu quý họ? - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập học kì I
- Đọc bài, trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc mẫu.
- Đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc từ khó.
- Đọc chú giải.
- Luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Nỗi vất vả: cày đồng buổi trưa, mồ hôi
- Sự lo lắng: đi cấy còn trông nhiều bề
- Công lênh.ngày sau cơm vàng
a) Ai ơitấc vàng bấy nhiêu
b) Trông choyên tấm long
c) Ai ơiđắng cay muôn phần
(Khuyên chăm chỉ cấy cày, quyết tâm lao động sản xuất, nhắc nhớ ơn người lao động)
- HS nêu nội dung bài như mục I.2. 
- Luyện đọc trong nhóm.
- Thi đọc, nhận xét.
- HS tự trả lời. 
- yêu quý hạt gạo, không lãng phí cơm ăn hàng ngày.
Tập làm văn ( Tiết 33 )
Ôn luyện về viết đơn
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn.
 - Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ ( hoặc Tin học ) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn mẫu đơn.
III. Các kĩ năng sống cơ bản: Ra quyết định, giải quyết vấn đề; hợp tác làm việc nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ:
- Chấm vở, kiểm tra biên bản đã lập ở tiết trước.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng.
b/ Luyện tập:
*Bài 1: Đọc đề và nêu yêu cầu của đề.
- Tổ chức cho HS làm việc trong nhóm
- Trình bày đơn.
*Bài 2: 
- Đọc đề và nêu yêu cầu của đề.
- Viết đơn .
- Chọn 1 vài em trình bày đơn đã viết trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khi viết đơn lời lẽ trong đơn phải như thế nào?
- Biểu dương những HS đạt điểm cao
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị: Học thuộc các bài tập đọc và học thuộc lòng để kiểm tra cuối kì 1.
- Đọc biên bản
- Đọc đề và nêu yêu cầu: Hoàn thành đơn theo mẫu.
- Thảo luận nhóm đôi cách viết 
- Viết đơn theo mẫu ở vở BT.
- Trình bày đơn đã viết trước lớp.
 Nhận xét, bổ sung
- Đọc đề và nêu cầu của đề: Hãy viết đơn gửi BGH xin được môn tự chọn.
- Làm bài vở BT, bảng lớp
- Cá nhân trình bày đơn đã viết trước lớp.
 Nhận xét bổ sung
Cá nhân trả lời
 Toán ( Tiết 81 )
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán lien quan đến tỉ số phần trăm.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ:
- Cho HS nhắc lại các quy tắc chia đã học và làm BT áp dụng.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng.
b/ Luyện tập:
*BT1/79. Tổ chức hoạt động cá nhân
*BT2/79. Tổ chức làm việc theo nhóm 4
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương.
*BT3/79. cho HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn các bước
- Cho HS tự làm bài vào vở BT
- Nhận xét, sửa bài.
*BT4/79. ( Dành cho HS khá, giỏi ) 
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện.
1) HS làm bài bảng con, bảng lớp.
- Nêu cách làm
a) 216,72 : 42 = 5,16
b*) 1 : 12,5 = 0,08 
c*) 109,98 : 42,3 = 2,6
2) HS nêu cách tính giá trị biểu thức số
- Thảo luận, trình bày:
a) ( 131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68 
b*) Tương tự.
3) HS nắm các bước làm bài và trình bày vào vở. Sửa sai.
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 tăng số người là: 15875 – 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016 = 1,6 %
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 tăng số người là: 15875 : 100 x 1,6 = 254 (người)
Cuối năm 2002, số dân của phường đó là:
 15875 + 254 = 16129 (người) 
 Đáp số: a) 1,6% b) 16129 người
4*) HS nắm cách tính và khoanh vào đáp án C
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011 
Toán ( Tiết 82 )
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán lien quan đến tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ:
a) 266,22 : 3,4 x 6,4
b) (135,4 – 84,8) : 2,3 – 19,84
c) 8,16 : (1,24 + 3,56) – 0,234
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng.
b/ Luyện tập:
*BT1/80. Cho HS làm bài cá nhân
- Nêu cách làm.
*BT2/80. Cho HS làm vở tập
- Nhắc lại quy tắc tính.
*BT3/80. Tổ chức theo đôi bạn học tập, tự tìm hiểu đề và giải.
*BT4/80. ( dành cho HS khá, giỏi )
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò bài sau.
- 3 HS lên bảng.
1) HS chuyển được hỗn số thành các số thập phân bằng các cách khác nhau:
- Cách 1: Chuyển phân số của hỗn số thành phân số thập phân → STP.
- Chia tử số của phần phân số cho mẫu số.
2) HS thực hiện theo quy tắc đã học.
a) X x 100 = 1,643 + 7,357
 X x 100 = 9
 X = 9 : 100
 X = 0,09
b), c) Tương tự.
3) HS tự giải vở tập
4) HS tham gia trò chơi.
 Đáp án : D
 Toán ( Tiết 83 )
Giới thiệu máy tính bỏ túi
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một phân số thành số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học: 
- 1 máy tính / 1 nhóm 4
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ: 
- KT bài tiết trước.
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng.
b/ Làm quen với máy tính bỏ túi:
- Tổ chức hoạt động nhóm 4
- Trên mặt máy tính có những gì?
- Ghi trên các phím những gì?
- Cho HS ấn phím ON/C và off và nêu kết quả.
c/ Thực hành các phép tính:
- GV ghi VD lên bảng.
- HD HS lần lượt ấn các phím
d/ Thực hành:
- Các nhóm HS tự làm BT1.
-* HS khá , giỏi làm thêm BT2, 3.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện.
- Quan sát máy tính, trả lời câu hỏi.
- Màn hình, các phím.
- HS kể.
- HS tiến hành như hướng dẫn và nêu kết quả.
- HS thực hiện.
- Nêu kết quả.
- HS trong nhóm thay phiên nhau bấm máy tính.
 * HS khá, giỏi làm thêm BT2,3
Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011 
Toán ( Tiết 84 )
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về
Tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu: 
 - Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
II. Đ D DH: 
 - 1 máy tính/ nhóm 4 HS.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ: 
- KT bài tiết trước.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng.
b/ Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40
- Nêu cách tính
- Hướng dẫn HS thực hiện và nêu kết quả
- Nhận xét.
c/ Tính 34 % của 56
- Nêu quy tắc
- Hướng dẫn HS tính trên máy tính
d/ Tìm một số biết 75% của nó bằng 78
- Nêu cách tính
- HD ấn phím trên máy tính
- Nêu kết quả, nhận xét.
e/ Luyện tập:
*BT1,2/ Sgk: Tổ chức thảo luận nhóm
- Cho HS trình bày, nhận xét, sửa
- Tuyên dương, ghi điểm.
*BT3/ Sgk. HS khá, giỏi làm thêm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.
- HS thực hiện yêu cầu
- HS nắm được cách tính theo quy tắc:
+ Tìm thương của 7 và 40
+ Nhân thương với 100 và viết kí hiệu %
 7 : 40 = 0,175 = 17,5 %
- HS nắm quy tắc và tính kết quả
 56 x 34 % = 19,04
- HS nắm cách tính:
78 : 65 % = 120
*HS nắm được cách tính và cách ấn phím:
1) a/ 612 : 311 = 
 b/ 578 : 294 = 
2) a/ 150 kg thóc = 103,5 kg gạo
 b/ 125 kg thóc = 86,25 kg gạo
3*) 
 a) 30 000 : 0,6 x 100 = 5 000 000 đồng
 b) 60 000 : 0,6 x 100 = 10 000 000 đồng
 Đạo đức ( tiết 17 )
Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
 - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quarcoong việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong mọi hoạt động.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàn hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
II. Tài liệu và phương tiện :
 - Phiếu hoạt động cá nhân cho hoạt động 3, tiết 2.
III. Các kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng hợp tác; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng ra quyết định.
IV. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ :
- Hãy kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu thích ?
2. Bài mới 
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng.
b/ Luyện tập:
*Bài tập 3/Sgk
- GV yêu cầu từng cặp thảo luận làm bài tập 3.
- Trình bày kết quả trước lớp
*Xử lí tình huống (bài tập 4/Sgk)
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo luận để làm bài 4
- Trình bày kết quả 
*Bài tập 5/Sgk
- Yêu cầu HS trao đổi bài tập 
- Trình bày dự kiến 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ghi nhớ
- Giáo dục biết hợp tác với người xung quanh
- Chuẩn bị: Em yêu quê huơng
- 2 em kể. Nhận xét
3) Thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung
+ Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống (b) là chưa đúng.
4) Sinh hoạt đôi bạn
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc; cả lớp nhận xét, bổ sung.
a) Trong khi thực hiện việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
b) Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyển đi.
5) Trao đổi với bạn.
- Một số em trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc; các bạn khác có thể góp ý cho bạn.
SINH HOẠT LỚP
Tuần 17
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 17, phương hướng sinh hoạt tuần 18
II/ Bài mới: Nội dung sinh hoạt
1/ Các phân đội trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 
Chi đội phó VTM nhận xét 
Chi đội phó phụ trách lao động nhận xét 
Lớp trưởng nhận xét tất cả các mặt hoạt động 
GV nhận xét tuyên dương những HS tích cực – Nhắc nhở những em còn chậm về học tập cùng các hoạt động khác 
2/ Phương hướng tuần 18:
 - Chào mừng Kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) 
Học và ôn tập cuối kì I (theo lịch)
Tiếp tục tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo
Truy bài đầu giờ 
Sinh hoạt đầu giờ
Trò chơi: Tổ chức các trò chơi tập thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Tuan 17Son.doc