Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường TH Thịnh Lộc

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường TH Thịnh Lộc

Tập đọc

 Ngu Công xã Trịnh Tường

I- Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn

 - Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II- Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK

 - Tranh cây và quả thảo quả.

III- Hoạt động dạy học:

1-Bài cũ: - HS đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện

 - Nêu nội dung bài học.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường TH Thịnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1	 Tập đọc
 Ngu Công xã Trịnh Tường
I- Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn 
 - Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK
 - Tranh cây và quả thảo quả.
III- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: - HS đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện
 - Nêu nội dung bài học.
2-Bài mới:
*HĐ 1: Giới thiệu bài.
*HĐ 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc:
- Một HS đọc toàn bài. HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- GV giải nghĩa từ: tập quán, canh tác
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc toàn bài.
Tìm hiểu bài.
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước vào thôn?
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
- Câu chuyện đã giúp em hiểu điều gì?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS đọc toàn bài.
-Tổ chức HS thi đọc diễn cảm.
IV- Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn.
- GV nhận xét tiết học.
 Tiết 2 Đạo đức
 Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2)
I- Mục tiêu:	
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình và của cộng đồng.
** - Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.
 - Kĩ năng ra quyết định ( biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống)
II - Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm
- Động não
- Dự án
III-Hoạt động dạy học:
1- Bài cũ:
- Vì sao chúng ta cần hợp tác với những người xung quanh?
- Chúng ta cần hợp tác với những người xung quanh như thế nào?
2- Bài mới:
HĐ 1: Liên hệ thực tế.
- HS thảo luận nhóm 2:
+Trong học tập, rèn luyện, vui chơi, các em đã hợp tácvới những người xung quanh công việc gì?
+Những công việc đó đã được hợp tác như thế nào?
- HS trình bày k/q thảo luận trước lớp.
- GVkết luận.
HĐ 2: Xử lí tình huống.
HS thảo luận nhóm 4 giải quyết các tình huống sau:
1. Lớp giao cho các bạn Minh, Nga, Phú trang trí tờ báo tường của lớp. Các bạn đó cần hợp tác với nhau như thế nào?
2.Thứ bảy hàng tuần, mọi người ở thôn Hoàng cùng nhau lao động làm vệ sinh đường làng ngõ xóm. Nếu gia dình ở thôn đó, các em có thể làm gì để hợp tác với gia đình khác?
3.Vào mỗi chủ nhật, cả nhà bạn Xuân luôn dọn dẹp nhà cửa. Bạn Xuân có thể làm gì để cùng mọi người trong gia đình làm tốt công việc?
HĐ 3: Bày tỏ thái độ:
- HS bày tỏ thái độ của mình phù hợp đối với một số ý kiến liên quan, hợp tác với những người xung quanh.
- HS báo cáo kết quả.
III- Hướng dẫn thực hành: Thực hiện với hợp tác với những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày rồi ghi kết quả vào phiếu rèn luyện.
Tiết 3	 Chính tả (Nghe-viết)
 Người mẹ 51 đứa con
I- Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1)
- Làm được BT2
II- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS làm BT 2 trong tiết chính tả trước.
2-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS nghe-viết.
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- Nhắc HS cách viết các chữ số, tên riêng, từ ngữ khó: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35năm
- GV đọc chính tả, HS chép bài.
- GV đọc bài, HS khảo lỗi.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả
III- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhớ mô hình cấu tạo vần.
Tiết 4	Toán
 Luyện tập chung
I- Yêu cầu cần đạt:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm .
- HS làm được các bài tập 1(a), 2(a), 3. HS khá - giỏi làm hết.
II- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- Một HS chữa bài 3.
- Nêu cách tìm một số biết một số phần trăm của số đó.
2-Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ2: Chữa bài:
Bài1, 2: HS đặt tính, tính vào vở nháp rồi ghi vào vở BT.
Bài 3: Một HS đọc y/c bài tập.
- Một HS nêu cách giải và giải.
III- Củng cố, dặn dò:
- Ôn cách tính giá trị của biểu thức.
- Ôn cách thực hiện các phép tính với số thập phận.
Buổi chiều
Tiết 1 	 Luyện tiếng Việt
Luyện đọc: Ngu Công xã Trịnh Tường
 I- Mục tiêu:	
 - Với HS k- g: Đọc diễn cảm toàn bài, trả lời lưu loát các câu hỏi trong SGK và hiểu nội dung của bài.
 - Với HS yếu : y/c HS đọc đúng tốc độ đúng bài, trả lời được câu hỏi 1,2 SGK.
 II- Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động.
 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Y/c 1 HS giỏi đọc lại toàn bài, GV nhận xét cụ thể để cho HS biết để sửa chữa trong quá trình đọc nhóm.
 + Tổ chức cho HS đọc trong nhóm (nhóm 4).
 - GV theo dõi và HD thêm cho các HS trong quá trình học đặc biệt quan tâm đến HS yếu.
 HĐ 2: Tổ chức cho HS thi đọc.
 - Y/c HS cử đại diện thi đọc với các nhóm khác trong lớp .
 - GV y/c phải đọc theo nhóm có cùng trình độ với mình nên các nhóm phải cử đại diện cho hợp lí.
 - Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc bài hay nhất.
 - Cần nhận xét động viên những HS còn yếu.
 - GV nhận xét chung và y/c một số HS trả lời các câu hỏi theo
 III. Củng cố, dặn dò.
Nhắc HS về nhà đọc lại các bài tập đọc đã học.
Tiết 2: Kĩ thuật
 ( GV chuyên trách giảng dạy)
Tiết 3	Luyện toán
 Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
I- Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS kỹ năng chia một số thập phân cho một số tự nhiên và giải các bài toán có liên quan.
II- Hoạt động dạy học:
 1. Kiến thức cần nhớ:
 - Cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 2. HS làm bài tập:
 Bài 1: Đặt tính rồi tính ( HS trung bình):
 a) 133,11 : 17 b) 76,65 : 5 
 c) 857,5 : 35 d) 112,56 : 28 
 Bài 2: Tìm số trung bình cộng của:
12,3 ; 24,9 và 35,7
 35,7 ; 38,1; 41,2; 27,6 và 19,4. 
 Bài 3: Tính:
 a) 8,4 : 4 + 56,75 b) 177,1 : 7 – 16,5 
 Bài 4: Tìm x:
 a) 20,12 : x + 14,38 : x = 5 b) 34 : x – 2,5 : x = 9 
Bài 5: ( HS khá - giỏi):
 Cả hai hộp trà có 13,6 kg trà. Chuyển từ hộp thứ nhất sang hộp thứ hai 1,2kg trà thì khi đó số ki-lô-gam trà đựng trong hai hộp bằng nhau.
 Hỏi mỗi hộp lúc đầu có bao nhiêu ki-lô-gam trà? 
3. HS chữa bài.
 - Gọi HS lên bảng chữa bài. HS chữa và nêu cách làm của mình.
 - Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
 - GV nhận xét và chấm một số bài và nhận xét bài làm của HS
III- Củng cố, dặn dò: 
- Ôn lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
__________________________________________________________________
 Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1	 Toán
 Luyện tập chung.
I- Mục tiêu: 
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS làm được các bài tập 1, 2, 3. HS khá - giỏi làm hết.
II- Hoạt động dạy học:
1- Bài cũ: - Gọi HS chữa bài 2, 3 trong SGK của bài trước.
2- Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài.
Bài 1: Hướng dẫn HS làm theo 2 cách
Cách 1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng.
Cách 2: Thực hiện phép chia tử số của phần phân số cho mẫu số
Bài 2: HS thực hiện theo quy tắc đã học.
Bài 3: HD HS làm theo 2 cách.
Tiết 2	 Lịch sử
Ôn tập cuối học kì i
I- Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1958 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính VN.
- Hình minh họa trong SGK.
- Các bông hoa gài câu hỏi lên cây cảnh.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Lập bảng các sự kiện tiêu biểu từ 1945-1954.
- Gọi HS đã lập bảng thống kê dán lên bảng.
- HS cả lớp cùng đọc lại bảng thống kê của bạn, đối chiếu với bảng thống kê của mình, bổ sung ý kiến.
Thời gian
Sự kiện lịch sử.
ý nghĩa lịch sử.
Cuối 1945- năm 1946
19-12-1946
20-12-1946
20-12-1946 đến tháng 2-1947
Thu- đông 1947
Thu đông 1950
Tháng 2-1951 đến 1-5-1952
30-3-1954 đến 7-5-1954.
HĐ 2: Hái hoa dân chủ.
- GV tổ chức cho HS hái hoa dân chủ để ôn lại kiến thức lịch sử đã học của giai đoạn 1945-1954.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- GV làn lượt nêu các câu hỏi của trò chơi.
- Kết thúc cuộc chơi, đội nào dành được nhiều thẻ đỏ nhất đội đó thắng cuộc.
IV- Củng cố, dặn dò:
Ôn lại các kiến thức đã học.
Tiết 3	Luyện từ và câu
Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I- Mục tiêu:
- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS làm lại BT 1, 3 tiết trước.
2-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1:
- Giúp HS nắm vững y/c bài tập.
- Trong tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?
- HS phát biểu ý kiến, GV treo bảng phụ viết nội dung ghi nhớ.
1.Từ có hai kiểu cấu tạo là từ đơn và từ phức.
+ Từ đơn gồm một tiếng.
+ Từ phức gồm hai hay nhiều tiếng.
2.Từ phức gồm hai loại từ ghép và từ láy.
- HS làm bài tập và báo cáo kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, góp ý.
Bài 2:
a. Đánh trong các từ đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là một từ nhiều nghĩa.
b.Trong veo, trong vắt, trong xanh là những từ đồng nghĩa với nhau.
c. Đậu trong các từ ngữ thi đậu, chim đậu trên cành, xôi đậu là những từ đồng âm với nhau.
Bài 3:
- Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là tinh nghịch, tinh khôn, tinh ranh, ranh mãnh,
ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lõi.
- Các từ đồng nghĩa với dâng là tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa.
- Các từ đồng nghĩa với êm đềm là êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm.
- Các từ dùng đúng nhất là: tinh ranh, dâng, êm đềm.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS ôn lại các kiến thức đã học.
 Tiết 4 Địa lí.
Ôn tập cuối học kì I
I- Mục tiêu:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư , các nghành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản .
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta .
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng .
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính VN.
- Bản đồ tự n ... Đ 1: Con đường lây truyền một số bệnh.
- HS thảo luận nhóm 2, cùng đọc câu hỏi trang 68 SGK và trả lời.
+ Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua đường máu và đường sinh sản?
+ Bệnh sốt xuất huyết lây qua con đường nào?
+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
- HS trả lời, GV bổ sung.
HĐ 2: Một số cách phòng bệnh.
+ HS hoạt động theo nhóm: Quan sát tranh minh họa và cho biết.
- Hình minh họa chỉ dẫn điều gì?
- Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao?
+ HS trình bày ý kiến
- GV tổng kết.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Ôn lại các kiến thức đã học.
_____________________________________________________________
 Thứ năm, ngày 15 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng 
Tiết 1	Tập làm văn.
Ôn tập về viết đơn
I- Mục tiêu:
- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1)
- Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc Tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
** - Ra quyết định / giải quyết vấn đề.
- Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc.
II- Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
 - Rèn luyện theo mẫu.
III- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS đọc biên bản về việc cụ ún trốn viện.
2-Bài mới: 
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1,2: - Giúp HS nắm y/c của đề bài.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm và báo cáo kết quả.
III- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ các mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết.
Tiết 2 Thể dục
 ( GV chuyên trách giảng dạy)
Tiết 3	Toán
 Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm.
I- Mục tiêu:
- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm .
- HS làm được các bài tập 1( dòng 1, 2), 2( dòng 1, 2), 3(a, b). HS khá - giỏi làm hết.
II- Đồ dùng dạy học:
- Máy tính bỏ túi.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40
- Một HS nêu cách tính theo quy tắc
- GV h/d thực hiện tính trên máy tính bỏ túi và so sánh kết quả,
HĐ 2: Tính 34% của 56.
- Một HS nêu cách tính theo quy tắc đã học.
- Cho các nhóm tính trên máy, đọc, GV ghi kết quả lên bảng.
HĐ 3: Tìm một số biết 65% của số đó bằng 78.
- Một HS nêu cách tính theo quy tắc.
- HS thực hành tính trên máy và nêu kết quả.
HĐ 4: Thực hành.
- HS thực hành lần lượt từng bài theo nhóm 2
- GV tổ chức cho HS tính nhanh bằng máy tính bỏ túi.
Tiết 4	Luyện từ và câu
Ôn tập về câu
I- Mục tiêu:
- Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu cầu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1)
- Phân loại các loại câu kể ( Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2)
II- Đồ dùng dạy hoc:
- Bảng phụ
III- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS làm lại bài 1 tiết trước.
2-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- HS đọc nội dung bài tập 1.
- GV hỏi, HS trả lời, GV ghi nhanh vào bảng sau.
 Các kiểu câu
Chức năng
Các từ đặc biệt
Dấu câu
Câu hỏi
Câu kể
Câu khiến
Câu cảm
- Một HS đọc lại kiến thức cần ghi nhớ.
- HS đọc thầm mẫu chuyện vui Nghĩa của từ “cũng”, viết vào VBT các kiểu câu theo y/c.
- HS báo cáo kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- HS đọc nội dung bài 2.
- Các em đã biết những kiểu câu kể nào?
- GV ghi nhanh lên bảng các kiểu câu kể.
Các kiểu câu kể:
Kiểu câu kể
Vị ngữ
Chủ ngữ
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
- Một số HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ
- HS đọc thầm mẫu chuyện Quyết định độc đáo, làm vào VBT.
- HS trình bày kết quả, cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS nắm vững các kiểu câu kể, các thành phần câu.
 Buổi chiều
Tiết 1 Tin học
 ( GV chuyên trách giảng dạy)
Tiết 2	Luyện tiếng việt
 Ôn tập về từ trái nghĩa
I- Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học về từ trái nghĩa.
- Hiểu được tác dụng của từ trái nghĩa trong câu thơ.
II- Hoạt động dạy và học
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu bài học
HĐ 2: Củng cố:
- Thế nào là từ trái nghĩa? 
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 ( HS trung bình): Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau:
 Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới ra nửa vời
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
 ( Nguyễn Du)
 Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
 Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.
 ( Dương Hương Ly)
Bài 2. ( HS khá - giỏi): Tìm từ trái nghĩa trong các câu thơ dưới đây. Thử phân tích tác dụng của một cặp từ trái nghĩa tìm được:
 Chị buồn nhớ những ngày qua
 Em vui nghĩ những ngày xa đang gần.
 ( Trần Đăng Khoa)
Gĩa từ năm cũ bâng khuâng.
 Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường.
 ( Tố Hữu)
Bài 3 a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: buồn bã, ngọt bùi, đoàn kết, hiền lành, nông cạn, dối trá.
 b) Chọn một cặp từ trái nghĩa nêu trên để đặt câu.( Hai từ trái nghĩa cùng xuất hiện trong một câu).
HĐ 4: Chữa bài
- GV nhận xét dặn dò 
 Tiết 3 Luyện Toán
 Ôn tập cuối học kì 1
 I- Mục tiêu. 
 - HS nắm các kiến thức về: số thập phân, đổi các số đo diện tích dưới dạng số thập phân và giải các bài toán có liên quan về số thập phân. 
II- Hoạt động dạy và học
 HĐ 1 : GV nêu yêu cầu bài học
 HĐ 2: Hướng dẫn HS làm các bài tập:
 Bài 1. (HS yếu):
 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 Số thập phân gồm một trăm, một đơn vị và hai phần nghìn được viết là:
 A. 11,2 B. 11,02
 C. 101,02 D. 101,002
 Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 
 Đổi: 50 = .......ha
 A. 0,5 ha B. 0,05 ha
 C. 0,005 ha D. 0,0005 ha
 Bài 3. Tìm x:
 a) x + x 1,5 = 4,2 b) 2,7 – 5,6 + x = 1,6
 c) 3,45 x = 72,45 d) x + 6,8 = 7,5 : 0,3
 Bài 4 Đúng ghi Đ, sai ghi S:
135 ; 0,01 = 135 : 100
78 : 0,5 < 78 x 2
23 : 0,25 = 23 x 4
43 x 0,2 > 43 x 5
 Bài 5 ( HS khá - giỏi):
 Một cái can rỗng cân nặng 1,4kg. Người ta đổ 4,5l dầu vào can đó thì can dầu cân nặng 5kg. Hỏi cũng cái can đó chứa bao nhiêu lít dầu , biết rằng can dầu đó cân nặng 7,4kg?
 HĐ 3: Chữa bài: 
 - Gọi 3 HS lên bảng chữa bài
 - Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
 - GV theo dõi và nhận xét chung bài làm của HS.
III. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS học ở nhà. 
Tiết 4 Luyện viết
 Thầy cúng đi bệnh viện
I. Mục tiêu: 
- HS viết đúng: Nét chữ, tốc độ viết (HS yếu), viết đúng, đẹp trình bày rõ ràng đúng cỡ chữ, có thể viết theo cỡ chữ sáng tạo(HS khá, giỏi.)
II. Đồ dùng học tập:
 - GV chuẩn bị một bài viết mẫu.
III. Hoạt động dạy và học:
 - GV HD HS viết bài.
 + Gọi một HS đọc bài, cả lớp theo dõi trong bài và tìm những hiện tượng chính tả đáng lưu ý.
 + Gọi một số HS lên bảng viết những từ ngữ khó: cúng bái, đau quặn, khẩn khoản....
 + Cho HS quan sát bài mẫu của GV và nhận xét : Cỡ chữ, độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ, cách đặt dấu thanh.....
 - HS viết bài.
 + GV nhắc nhở HS trước khi viết bài.
 + HS viết, GV theo dõi và HD thêm cho những HS còn yếu.
 - Chấm chữa bài.
 + GV chấm một số bài viết và nhận xét bài làm của HS.
 + Lấy một số bài mẫu của lớp để cả lớp theo dõi và học tập.
IV. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét giờ học và HD HS về luyện viết ở nhà.
________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1	 Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I- Mục tiêu:
- Bết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người ( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết 4 đề bài 
III- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: - GV kiểm tra vở, chấm điểm đơn xin được học môn tự chọn của 1- 2 HS.
2-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: GV nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp
- Nhận xét về kết quả làm bài.
- Thông báo điểm số cụ thể.
HĐ 3: Hướng dẫn HS chữa bài.
a. Hướng dẫn chữa lỗi chung
- Một số HS lên bảng chữa từng lỗi
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng
b. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài.
c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS nào chưa đạt y/c về nhà viết lại bài văn.
Tiết 2 Toán
 Hình tam giác
I- Mục tiêu:
 Biết:
- Đặc điểm của hình tam giác có :3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc .
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc )
- Nhận biết đáy và dường cao (tương ứng) của hình tam giác .
II- Đồ dùng dạy học:
- Các dạng hình tam giác.
- E ke.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- HS chỉ ra 3 cạch, 3 góc, 3 đỉnh của mỗi hình tam giác.
- HS viết tên 3 góc, 3 cạnh của mỗi hình tam giác.
HĐ 2: Giới thiệu ba dạng hình tam giác theo góc
- GV giới thiệu đặc điểm Hình tam giác có 3 góc nhọn; có một góc tù và 2 góc nhọn; có 1 góc vuông và 2 góc nhọn.
- HS nhận dạng,tìm ranhững hình tam giác theo từng dạng.
HĐ 3: Giới thiệu đáy và đường cao( tương ứng)
- Giới thiệu hình tam giác ABC, tên đáy BC và đường cao AH tương ứng.
- HS nhận biết đường cao của hình tam giác (dùng ê ke) trong các trường hợp GV nêu.
HĐ 4: Thực hành
- HS làm vào vở bài tập
- HS chữa bài, GV và cả lớp theo dõi, sữa chữa.
III- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 3 Khoa học
 Ôn tập học kì I (tiết 2)
I- Mục tiêu: 
- HS nắm được dặc điểm, công dụng của một số vật liệu đã học.
II- Hoạt dộng dạy học:
HĐ 3: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu.
- HS thảo luận theo nhóm 2, làm phần thực hành trang 69 SGK
- Gọi một nhóm HS trình bày kết quả, các nhóm bổ sung.
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng.
- GVnêu một số câu hỏi:
+ Tại sao khi làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa lại phải sử dụng thép?
+ Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch?
+ Tại sao lại dùng tơ, sợi để may quần áo, chăn màn?
HĐ 4: Trò chơi: Ô chữ kì diệu.
- GV treo bảng có ghi sẵn các ô chữ có đánh dấu theo thứ tự từ 1- 10 trang 70, 71 SGK
- Chọn một HS nói tốt, dí dỏm để dẫn chương trình.
- Mỗi tổ cử một HS tham gia chơi.
 Người chơi được quyền chọn ô chữ. Trả lời đúng được 10 điểm, sai mất lượt chơi.
ô chữ nào người chơi không trả lời được, quyền giải thuộc về HS dưới lớp.
- Nhận xét tổng kết số điểm.
III- Hoạt động kết thúc:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm ta.
Tiết 4 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
Buổi chiều
( GV chuyên trách giảng dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17..doc