Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 - Võ Thị Bé

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 - Võ Thị Bé

Tập đọc

 NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

-Biết đọc diễn cảm bài văn.

-Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám làm thay đổi tập quámn canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

- GD HS có ý thức học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 - Võ Thị Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
 NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
-Biết đọc diễn cảm bài văn.
-Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám làm thay đổi tập quámn canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
- GD HS có ý thức học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Hướng dẫn HS chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu.vỡ thêm đất hoang để trồng lúa.
+ Đoạn 2: tiếp theo . đến phá rừng làm nương như trước nữa.
+ Đoạn 3: còn lại.
- GV sửa phát âm, giúp HS đọc đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
+ Thảo quả là cây gì?
+ Đến Bát Xát tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
* Gọi Hs nêu ý 1
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
* Y/C HS nêu ý 2
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
* Gọi HS nêu ý 3.
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
* GD BVMT: Ông Lìn đã làm những gì để BVMT?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
c. Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài. Cho HS liên hệ BVMT.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2- 3 lượt).
- HS đọc bài theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc bài.
+ Thảo quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, quả mọc thành chùm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngèo vắt ngang những đồi cao.
+ Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
Ý 1: Ông Lìn tìm cách đưa nước về thôn
+ Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
* Ý 2: Nhờ có nước, đời sống người dân được thay đổi.
+ HS trả lời.
* Ý 3: Ông tìm cách trồng lúa nước, thay đổi cây trồng
+ Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó.
+ Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con người phải dám nghĩ, giám làm.
- HS trả lời.
+ Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám làm thay đổi tập quámn canh tác cua cả một vùng, làm thay đổi cuộc sóng của cả thôn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài và nêu cách đọc hay.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
********************************
Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập 1a, 2a, 3; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Tìm một số biết 30% của nó là 72?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tính.
- Hướng dẫn HS thực hiện tính.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính.
- Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức với các số thập phân.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm.
- Hướng dẫn HS xác định câu trả lời đúng.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS làmvở nháp, bảng lớp: 
 72 100 : 30 = 240
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS dưới lớp đặt tính vào vở nháp, ghi kết quả phép tính vào vở:
216,72 : 42 = 5,16 
109,98 : 42,3 = 2,6
1 : 12,5 = 0,08
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
a, (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 2 
 = 50,6 : 2,3 + 43,68 
 = 22 + 43,68
 = 65,68
b, 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2 
 = 8,16 : 4,8 – 0,1725 
 = 1,7 – 0,1725 
 = 1,5275
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS xác định yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS dưới lớp làm vào vở. 
a. Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 – 15625 = 250 ( người )
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016
 0,016 = 1,6 %
b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là.
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a, 1,6 %; b, 16129 người. 
- HS xác định câu trả lời đúng: C.
 Địa lí
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
 - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
 - Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các bản đồ: Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam.
 - Bản đồ trống Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
- Hãy kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?
2. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
3. Phát triển bài 
* Hoạt động 1: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân:
- GV treo bản đồ lên bảng.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành nội dung các bài tập sgk.
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
* Hoạt động 2: Hoàn thiện kiến thức:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
- Xác định câu đúng, câu sai trong các câu bài tập 2.
- Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta. Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
- Xác định trên bản đồ VN đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1A.
* Hoạt động 3: Kết luận 
- Hệ thống lại kiến thức bài.
- Nhận xét ý thức học tập của HS.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS quan sát bản đồ.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành các bài tập sgk.
- HS nối tiếp trình bày kết quả làm việc.
- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
- Câu đúng: b, c, d; câu sai: a, e.
- Các trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: Thành phố HCM, Hà Nội. Những thành phố có cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM.
- HS nối tiếp xác định trên bản đồ.
CHIỀU:
Chính tả (Nghe - viết): 
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
 - HS nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
 - HS làm được bài tập 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho HS làm bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS nghe-viết
a. Trao đổi về nội dung đoạn văn:
+ Đoạn văn nói về ai?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Hướng dẫn HS luyện viết từ ngữ khó
- Lưu ý HS cách viết các chữ số. tên riêng.
c.Viết chính tả:
- GV đọc cho HS nghe-viết.
d. Soát lỗi và chấm bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm, chữa bài, nhận xét.
2.3. Hướng dẫn luyện tập
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét chốt lại lời giải đúng:
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng con từ có r/d/gi.
- 1 HS đọc bài viết.
+ Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- Bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải, nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành.
- HS luyện viết các từ ngữ khó: bươn chải,...
- HS chú ý viết các chữ số, tên riêng: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm.
- HS chú ý nghe viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3-4 HS làm bài vào phiếu.
- HS trình bày kết quả làm việc.
a, Mô hình cấu tạo vần
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Con
ra
tiền
tuyến
xa
xôi
Yêu...
u
o
a
iê
yê
a
ô
yê
n
n
n
i
u
b, Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
 TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN
MỞ RỘNG VỐ TỪ: HẠNH PHÚC.
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
 - Củng cố cho học sinh những kiến thức về các vốn từ mà các em đã được học.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 - Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : Đặt câu với mỗi từ sau đây : a) Nhân hậu.
b) Trung thực.
c) Dũng cảm.
d) Cần cù.
Bài tập 2 : Tìm những từ trái nghĩa với từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. 
a) Nhân hậu.
b) Trung thực.
c) Dũng cảm.
d) Cần cù. 
Bài tập 3: Ghép các tiếng sau hoặc trước tiếng phúc để tạo thành từ ghép:
 Lợi, đức, vô, hạnh, hậu, lộc, làm, chúc, hống
Bài 4: Nâng cao: Bài 2 trang 73 Nối cột A với cột B
4.Củng cố dặn dò :
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh viết đoạn văn hay.
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Lời giải : Ví dụ :
a) Mẹ em là người phụ nữ nhân hậu.
 b) Trung thực là một đức tính đáng quý.
 c) Bộ đội ta chiến đấu rất dũng cảm.
 d) Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.
Lời giải : Ví dụ :
a)Những từ trái nghĩa với từ nhân hậu là: bất nhân, bất nghĩa, độc ác, tàn ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo
b)Những từ trái nghĩa với từ trung thực là: dối trá, gian dối, gian giảo, lừa dối, lừa gạt
 c)Những từ trái nghĩa với từ dũng cảm : hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược
 d)Những từ trái nghĩa với từ cần cù : lười biếng, biếng nhác, lười nhác,
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm bài. Chữa từng bài 
 - Hs làm bài theo cặp sau đó chữa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
************************************
TOÁN: ÔN LUYỆN 
LUYỆN TẬP VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I.Mục tiêu.
- Học sinh giải thành thạo 2 dạng toán về tỉ số  ... t tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác.
2.3. Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc)
- GV giới thiệu đặc điểm:
+ Hình tam giác có ba góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. (gọi là tam giác vuông)
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, xác định từng loại hình tam giác theo đặc điểm GV vừa giới thiệu.
2.4. Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng)
- GV giới thiệu hình tam giác ABC: đáy BC, đường cao AH tương ứng.
+ Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của tam giác.
- Tổ chức cho HS tập nhận biết đường cao của hình tam giác.
2.5. Thực hành
Bài 1: Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác.
- Nhận xét.
Bài 2: Chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình.
- Nhận xét.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS dùng máy tính bỏ túi để thực hiện.
- HS quan sát hình trên bảng.
- HS chỉ ra ba cạnh, ba đỉnh, ba góc của mỗi hình tam giác.
- HS viết tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác.
- HS chú ý nghe.
- HS nhắc lại đặc điểm của tam giác.
- HS quan sát hình vẽ, xác định từng loại hình tam giác.
- HS quan sát hình vẽ ABC, xác định đáy BC, đường cao AH.
- HS quan sát hình, nhận biết đường cao của từng hình tam giác.
- HS làm việc với sgk.
- Hs làm việc cá nhân, 1 em lên bảng.
VD: Tam giác ABC:
+ 3 góc: góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C.
+ 3 cạnh: AB, BC, CA
...
- HS quan sát hình, làm việc theo cặp, chỉ đáy và đường cao của từng hình.
Trong hình ABC: Đáy AB . 
 Đường cao: CH
Trong hình DEG: Đáy EG.
 Đường cao: DK
Trong hình PMQ: Đáy PQ
 Đường cao MN
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
+ Diện tích tam giác AED bằng diện tích tam giác EDH
+ Diện tích tam giác EBC bằng diện tích tam giác EHC.
+ Diện tích tam giác EDC bằng diện tích hình chữ nhật ABCD.
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
 - HS biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
 - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Nhận xét về kết quả làm bài của HS
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
+ Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số em diễn đạt tốt:
+ Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp: 
- Những thiếu sót, hạn chế: Dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế, còn nhiều em viết quá cẩu thả, nội dung sơ sài, phần tả hoạt động không đúng trọng tâm 
 + Lỗi chính tả : 
2.3. Hướng dẫn HS chữa lỗi
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng
- Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố, dặn dò
- GV đọc bài văn hay 
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc đề bài. 
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
Kĩ thuật
THỨC ĂN NUÔI GÀ
I. MỤC TIÊU:
 + Liệt kê được tên một số loại thức ăn thông thường dùng để nuôi gà .
 + Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà .
 + Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một số mẫu thức ăn nuôi gà và tranh ảnh minh hoạ một số thức ăn ,
 - Phiếu học tập và phiếu đánh giá học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
2.Giới thiệu bài 
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà.
-GV h/d HS đọc mục 1 trong SGK và hỏi:
+ Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại? sinh trưởng và phát triển?
+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy ở đâu ?
* GV giải thích tác dụng của thức ăn theo nội dung SGK.
* GV kết luận hoạt động 1. 
+ Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng, duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp. 
* Hoạt động 2: . Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà .
- GV yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà mà em biết?
- HS trả lời GV ghi tên các loại thức của gà do HS nêu.
- Cho HS nhắc lại tên các nhóm thức ăn đó.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.
- GV cho HS đọc nội dung mục 2 trong SGK .
+ Thức ăn của Gà được chia làm mấy loại?
+ Em hãy kể tên các loại thức ăn ?
- GV chỉ định một số HS trả lời .
- GV nhận xét và tóm tắt.
* GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc với phiếu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Động vật cần những yếu tố như Nước, không khí, ánh sáng, và các chất dinh dưỡng.
+ Từ nhiều loại thức ăn khác nhau .
- HS nghe GV giải thích.
- HS quan sát hình trong SGk và trả lời câu hỏi.
+ thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau sanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, bột đỗ tương, vừng, bột khoáng.
- HS đọc bài trong SGK và trả lời câu hỏi .
* Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm :
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đường bột 
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm.
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng.
+ Nhóm thức ăn cung cấp vi – ta min 
 + Nhóm thức ăn tổng hợp.
* Trong các nhóm thức ăn nêu trên thì nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường là cần và phải cho ăn thường xuyên, ăn nhiều.
 Phiếu học tập .
 Hãy điền những thông tin thích hợp về thức ăn nuôi gà vào bảng sau.
Nhóm thức ăn
Tác dụng
Sử dụng
Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm
Nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường
Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng.
Nhóm thức ăn cung cấp vi ta min.
Nhóm thức ăn tổng hợp.
- GV cho HS thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV cho HS khác nhận xét và bổ sung.
* GV tóm tắt giải thích minh hoạ tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường.
- GV nhận xét giờ học và thu kết quả thảo luận của các nhóm để trình bày trong tiết 2.
* Hoạt động 4: Kết luận (5’).
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận.
- HS trình bày và nhận xét.
- HS nghe và nộp bài.
TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:
a) Có mới nới cũ.
b) Lên thác xuống gềnh.
c) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay.
d) Miền Nam đi trước về sau.
e) Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- GV cho HS giải thích ý nghĩa một số câu.
Bài tập 2: Tìm từ gần nghĩa với các từ: rét, nóng và đặt câu với 1 từ tìm được.
a) Rét.
b) Nóng.
Bài tập 3:Gach chân những từ viết sai lỗi chính tả và viết lại cho đúng:
Ai thổi xáo gọi trâu đâu đó
Chiều in ngiêng chên mảng núi xa
Con trâu trắng giẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe tiếng sáo chở về
Bài 4: Nâng cao: Bài 3 trang 76: Y/c HS làm theo nhóm: Phân biệt sắc thái ý nghĩa của các thành ngữ: mắt lá răm; mặt búng ra sữa; mặt sắt đen sì
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) Có mới nới cũ.
b) Lên thác xuống gềnh.
c) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay.
d) Miền Nam đi trước về sau.
e) Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Lời giải:
a) Buốt, lạnh, cóng, lạnh giá, lạnh buốt, giá, giá buốt , lạnh cóng
Đặt câu: Trời trở rét làm hai bàn tay em lạnh cóng.
b) Bức, nóng bức, oi ả, hầm hập
Đặt câu: Buổi trưa , trời nóng hầm hập thật là khó chịu.
Lời giải:
Ai thổi xáo gọi trâu đâu đó
Chiều in ngiêng chên mảng núi xa
Con trâu trắng giẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe tiếng sáo chở về
- xáo: sáo - ngiêng: nghiêng - chên: trên - giẫn: dẫn - chở: trở .
- HS làm theo nhóm.
- Chữa bài
- HS lắng nghe và thực hiện.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1:*. GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
2 *Gv nhận xét chung:Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy đinhcủa trường, lớp.
 - Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp,vệ sinh lớp học khá sạch sẽ.
- Ôn tập một số môn.
- Duy trì việc học bồi dưỡng.
- Khăn quàng ,mũ ca lô khá đầy đủ.
- Đảm bảo ATGT
3/ Phương hướng tuần tới:
 - Khăn quàng ,mũ ca lô đầy đủ
- Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn.
- Các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho các em chưa giỏi.
 - Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch sẽ.
- Ôn tập thật tôt để kiểm tra đạt chất lượng cao.
-Ý kiến các em
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động vừa qua
- HS lắng nghe
- Cả lớp cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17_5.doc