Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Tập đọc: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I/. Yêu cầu:

Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật(anh Thành, anh Lê).

Hiểu nội dung: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.

Giáo dục học sinh kính trọng, yêu quý Bác Hồ.

II/. Chuẩn bị:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .

III/. Lên lớp:

A/. Bài cũ:

Trả bài thi học kỳ, nhận xét.

B/. Bài mới: 1/. Mở đầu: Giới thiệu chủ điểm: Người công dân

 *Giới thiệu bài: Vở kịch viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân. Đoạn trích này nói về những năm tháng gười thah niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chuẩn bị ra nước ngoài để tìm đường cứu nước.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày soạn: 15/01/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 18/01/2010
Tập đọc: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I/. Yêu cầu:
Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật(anh Thành, anh Lê). 
Hiểu nội dung: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
Giáo dục học sinh kính trọng, yêu quý Bác Hồ.
II/. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Trả bài thi học kỳ, nhận xét. 
B/. Bài mới: 	1/. Mở đầu: Giới thiệu chủ điểm: Người công dân
 *Giới thiệu bài: Vở kịch viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân. Đoạn trích này nói về những năm tháng gười thah niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chuẩn bị ra nước ngoài để tìm đường cứu nước.
2/. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a) Luyện đọc: 
HS đọc lời giới thiệu nhân vật.
HS đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch.
Có thể chia thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ?
+ Đoạn 2 : Từ Anh Lê này ! đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
HS đọc nối tiếp lần 1: Tìm các tiếng, từ khó đọc: Phắc – tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.
HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
HS đọc nối tiếp, trôi chảy lần 3.
Luyện đọc theo cặp.
GV đọc mẫu vở kịch.
b) Tìm hiểu bài: 
HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra sự việc trong trích đoạn kịch.
? Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Tìm việc làm ở Sài Gòn.
? Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? Các câu nói của anh Thành trong đoạn kịch này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân, cứu nước: Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ, da vàng với nhau... không; Vì...nước Việt; 
? Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
GV Cho HS trao đổi sau đó nhận xét, trả lời: Anh Lê gặp anh Thành báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành. Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê rõ nhất là hai lần đối thoại. Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này để làm gì? Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... nước nào.
3/. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
Mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm đoạn kịch. 
GV h.dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 của đoạn kịch. 
Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ, lời nói trực tiếp của nhân vật.
GV đọc mẫu đoạn kịch - HS đọc lại đoạn kịch.
Từng tốp HS phân vai luyện đọc.
Một vài cặp HS thi đọc diễn cảm.
GV nhận xét.
C/. Củng cố, dặn dò: 
HS nhắc lại ý nghĩa của trích đoạn kịch.(Mục yêu cầu)
Nhận xét tiết học.
Toán:	 DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I/. Yêu cầu: Giúp HS:
- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan. Làm bài tập 1a,2a. Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm bài 3.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ và vận dụng công thức tính toán.
II/. Chuẩn bị:
Bộ đồ dùng học toán.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Gọi HS lên bảng làm bài tập 3, nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới:
1. Hình thành công thức tính diện tích hình thang:
Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
HS xác định trung điểm M của cạnh BC.
Cắt rời hình tam giác ABM sau đó ghép lại để được hình tam giác ADK. 
HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
HS nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố. 
HS thao tác lại trên bộ đồ dùng học toán.
Rút ra công thức tính diện tích hình thang.
G kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.
Gọi HS nhắc lại công thức.
2. Thực hành
Bài 1:	HS đọc đề bài, cả lớp làm vở nháp, gọi HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Diện tích hình thang là: (12 + 8) x 5 : 2 = 50 (cm2)
Bài 2:	HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang.
	Cả lớp làm vào vở. GV thu vở chấm, nhận xét, chữa bài:
Giải:
Diện tích hình thang là:
(4 + 9) x 5 : 2 = 32,5 (cm2)
Đáp số: 32,5cm2
Bài 3: 	HS đọc đề toán, hướng dẫn HS làm: 	Giải:
Chiều cao của hình thang là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10.020, 01 (m2)
ĐS: 10.020,01 m2
C/. Củng cố, dặn dò:
TC tiếp sức: Điền đúng (Đ), sai(S) vào ô trống
Nhận xét tiết học.
Về nhà chuẩn bị tiết sau luyện tập.
Anh văn: Unit seven: MY DAY
( Có giáo viên bộ môn)
 Ngày soạn: 16/01/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 19/01/2010
Thể dục: ĐI ĐỀU, ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP.
TUNG VÀ BẮT BÓNG.TRÒ CHƠI : “ĐUA NGỰA”
( Có giáo viên bộ môn)
Địa lý: 	CHÂU Á
I/. Yêu cầu: HS biết:
- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: TháI Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á: Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo, 3 phía giáp biển và đại dương. Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của chấu Á: 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới. Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á. Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu á trên bản đồ(lược đồ)
- Rèn kỹ năng chỉ bản đồ, lược đồ.
- Giáo dục HS lòng ham thích tìm hiểu về thiên nhiên.
II/. Chuẩn bị:
Bản đồ tự nhiên Châu Á. Quả địa cầu.
Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên của Châu Á.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: 
Trả bài thi học kỳ, nhận xét.
B/. Bài mới: 
1. Vị trí địa lý và giới hạn:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 3:
HS quan sát hình SGK:
Đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dương.
Nhận biết chung về Châu Á.
Nhận xét giới hạn các phía của Châu Á.
Nhận xét vị trí địa lý của Châu Á.
Đại diện nhóm trình bày: 6 châu lục: châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu á, châu Đại Dương, châu Nam Cực. 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.Châu á gồm phần lục địa và các đảo xung quanh. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp ấn Độ Dương, phía tây và tây nam giáp châu Âu và châu Phi.Vị trí địa lí của châu á: trải dài từ vùng gần cực Bắc đến quá xích đạo, có đủ các đới khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
GV nhận xét, kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc; có ba phía giáp biển và đại dương.
Hoạt động 2: Llàm việc theo cặp.
? HS dựa vào bảng số liệu về diện tích các Châu để nhận biết Châu Á có diện tích như thế nào? (lớn nhất thế giới)
Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày.
GV kết luận: Châu Á có d.tích lớn nhất trong các Châu lục trên thế giới.
2. Đặc điểm tự nhiên:
Hoạt động 3:Làm việc cá nhân.
Bước 1: HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi:
? Quan sát các ảnh trong hình 2 rồi tìm trên hình 3 các chữ a, b, c, d, e, cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của châu Á?
Bước 2: Hoạt động nhóm 2 để kiểm tra lẫn nhau.
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày: Vịnh biển (Nhật Bản) nằm ở Đông á, bán hoang mạc nằm ở khu vực Trung á ;đòng bằng(đảo Ba-li,In-đô-ne-xi-a) nằm ở Đông Nam á rừng Tai-ga nằm ở Bắc á; dãy núi Hi-ma-lai-a nằm ở Nam á.
GV kết luận: Châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân.
HS nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng và ghi lại trên giấy; đọc thầm tên các dãy núi, đồng bằng.
HS lên đọc tên các dãy núi, đồng bằng.
GV nhận xét và bổ sung thêm về tự nhiên Châu Á
GV kết luận: Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
Châu Á có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, quặng sắt, quặng kim loại màu.
Lãnh thổ Châu Á rộng lớn nên có nhiều cảnh quan thiên nhiên khác nhau.
C/. Củng cố, dặn dò:
Gọi HS nhắc lại những kiến thức đã học.
Gọi HS trả lời các câu hỏi cuối SGK. Nhận xét.
Nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị: Xem trước tranh ảnh tiết sau tiếp tục tìm hiểu về châu á.
Toán:	 LUYỆN TẬP
I/. Yêu cầu:
- Biết tính diện tích hình thang. Làm bài tập 1, bài 3a. nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm thêm bài 3b, 2.
-Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang.
- Giáo dục HS chăm học, cẩn thận khí vẽ hình.
II/. Chuẩn bị:
Sách giáo viên, sách giáo khoa.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Nêu công thức tính S hình thang. GV nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới:
Bài 1: HS đọc đề.
HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
Củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân.
Gọi 1 HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
GV làm mẫu:
Diện tích hình thang là:
(14 + 6) x 7 : 2 = 70(cm2)
Đáp số: 70cm2
Cả lớp làm vở nháp, gọi HS lên bảng làm, nhận xét, chữa bài:
S = ( + ) x : 2 = (m2)
S = (2,8 + 1,8) x 0,5 : 2 = 1,15 (m2)
Bài 3: HS đọc đề bài. 
Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ kết hợp với sử dụng công thức tính diện tích hình thang.
Rèn kĩ năng ước lượng để giải bài toán về diện tích.
Cả lớp làm bài vào vở, gv thu vở, chấm, chữa bài:
a)Đúng .Vì: Độ dài đáy đều bằng nhau: 3cm, đáy còn lại là DC chung, chiều cao cùng bằng chiều rộng của hình chữ nhật.
Nếu còn thời gian, Cho HS chơi trò chơi theo nhóm 4. Làm câu b: Sai. Vì: S ABCD = AD x DC
 S AMCD = ( AM + DC) x AD : 2 = ( x DC + DC) x AD : 2 
 = (x DC) x AD : 2 = x (AD x DC) = x SABCD
 Bài 2: HS đọc đề bài.Giáo viên hướng dẫn.
Vận dụng công thức tính diện tích hình thang.
GV yêu cầu HS suy nghĩ để nêu cách tính:
Tìm độ dài đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
Tính diện tích của thửa ruộng.
Tính số ki lô gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng.
Giải:
Đáy bé là:
120 x 2/3 = 80 (m)
Chiều cao là:
80 – 5 = 75 (m)
Diện tích hình thang là:
(120 + 80) x 75 : 2 = 750 (m2)
Thửa ruộng đó thu hoạch được là:
750 : 100 x 64,5 = 483,75 (kg)
Đáp số: 483,75 kg.
C/. Hướng dẫn về nhà: 
Nhận xét tiết học.
Về nhà chuẩn bị tiết sau luyện tập tiếp.
Chính tả: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I/. Yêu cầu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm được bài tập 2, 3a. bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
- Rèn kỹ năng viết chữ đúng mẫu, đẹp.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết.
II/. Chuẩn bị: SGV
Chép sẵn lên bảng những dòng thơ có chữ cần điền(03 nhóm)
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Không kiểm tra.
B/. Bài mới: 
1. Hướng dẫn HS nghe - viết:
GV đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
? Bài chính tả cho em biết điều gì? NT Trực là nhà yêu nư ... c cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất.
Để làm ra muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh năng mặt trời nước sẽ bay hơi và còn lại muối.
C/. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị đọc trước bài sau: Sự biến đổi hoá học.
Ngày soạn: 21/01/2008
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 24/01/2008
Kể chuyện: 	CHIẾC ĐỒNG HỒ
I/. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói:
+ Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc Đồng Hồ.
+ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện về Chiếc Đồng Hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình
Rèn kĩ năng nghe.
II/. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Không kiểm tra.
B/. Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) GV kể chuyện.
GV kể lần 1. HS nghe.
GV kể lần 2. Vừa kể vừa yêu cầu HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ trong SGK.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện: 
Một HS đọc đề bài. 
HS kể chuyện theo cặp.
HS kể chuyện theo tranh sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện:
Tranh 1: Được tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô, các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
Tranh 3: Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bổng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để đã thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.
Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. Thi kể chuyện trước lớp.
HS kể xong, nói điều có thể rút ra từ câu chuyện
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất.
C/. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán:	 HÌNH TRÒN - ĐƯỜNG TRÒN
I/. Mục tiêu: Giúp HS:
Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình trong như tâm, bán kính, đường kính.
Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
II/. Chuẩn bị:
Chuẩn bị bảng phụ và bộ đồ dùng dạy học toán.
Chuẩn bị thước kẻ, com pa.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Gọi HS nhắc lại các ghi nhớ về hình thang, hình tam giác.
B/. Bài mới:
1. Giới thiệu về hình tròn, đường tròn.
GV đưa ra một tấm bìa hình tròn và nói: Đây là hình tròn.
Dùng com pa vẽ trên bảng một hình tròn rồi nói: Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn. HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn.
GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn. VD: Lấy một điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
HS tìm tòi phát hiện đặc điểm: “Tất cả bán kính của một hình tròn đều bằng nhau”.
GV giới thiệu tiếp về cách tạo dựng một đường kính của hình tròn. HS nhắc lại đặc điểm: “Trong một hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính”.
2. Thực hành.
Bài 1: Rèn kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
Bài 2: Tương tự bài 1
Bài 3: Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nữa đường tròn.
C/. Hướng dẫn về nhà : 
Về nhà dùng com pa để vẽ hình tròn cho quen tay.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Dựng đoạn mở bài)
I/. Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về đoạn mở bài.
Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo kiểu trực tiếp và gián tiếp.
II/. Chuẩn bị:
Bảng phụ hoặc một tờ phiếu viết kiến thức đã học (từ lớp 4) về hai kiểu mở bài.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Không kiểm tra.
B/. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : 
* Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: 
Hai HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng nội dung bài tập 1
HS đọc thầm hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu - chỉ ra sự khác nhau của hai cách mở bài a và mở bài b.
Cả lớp và GV nhận xét
Bài 2:
GV nêu yêu cầu bài tập 2
Viết 2 đoạn mở bài cho đề văn đã chọn. GV nhắc HS: cần viết một mở bài theo kiểu trực tiếp và gián tiếp.
HS nói tên đề bài đã chọn.
HS viết các đoạn mở bài
Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn mở bài của mình theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.
Cả lớp và HS nhận xét, chấm điểm đoạn viết hay.
C/. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn tả người.
Khoa học:	SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC(Tiết 1)
I/. Mục tiêu: HS biết:
Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học
Phân biệt sự biến đỏi hoá học và sự biến đổi lý học
Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhệit trong biến đổi hoá học
II/. Chuẩn bị:
Hình SGK trang 78; 79; 80; 81
Chuẩn bị: Đường, giấy nháp, phiếu học tập
Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Không kiểm tra.
B/. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Thí nghiệm
Mục tiêu: Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác
Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV cho HS làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình 
Ghi kết quả vào phiếu học tập
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc
Các nhóm nhận xét, so sánh
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy
Tờ giấy bị chát thành than
Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu
Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa
Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than
Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên
Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác
? Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
? Sự biến đổi hoá học là gì?
GV Kết luận:
Hiện tượng này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học. Nói cách khác, sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Hoạt động 2: Thảo luận
Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lý học
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình 
Quan sát các hình trong SGK trang 79 và thảo luận
Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học ? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Trường hợp nào có sự biến đổi lý học ? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
GV nhắc HS không được đến gần các hố vôi đang tôi vì nó toả nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị đọc trước bài sau: Sự biến đổi hoá học (TT) 
Mỹ thuật:	(CÓ GIÁO VIÊN BỘ MÔN)
Đạo Đức: EM YÊU QUÊ HƯƠNG(tiết 1)
I/. Mục tiêu: HS biết:
Các em cần phải yêu quê hương. Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
Giáo dục học sinh biết yêu quê hương.
II/. Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ chuyện cây đa làng em.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ:
Khi hợp tác với người xung quanh cần chú ý điều gì. Nhận xét.
B/. Bài mới : HS thực hành.
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
Cách tiến hành:
Gọi 1 HS đọc truyện Cây đa làng em.
HS thảo luận nhóm 3 trả lời câu hỏi.
? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
? Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? Vì sao Hà làm như vậy?
Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung.
GV kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà. 
Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.
Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 :
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.
HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau:
? Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
? Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
HS trao đổi và trình bày trước lớp.
HS nêu câu hỏi về những vấn đề mình quan tâm.
GV kết luận: GV tuyên dương một số em biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
HS sưu tầm tranh, ảnh về quê hương. Chuẩn bị bài hát nói về tình yêu quê hương.
Luyện từ và câu: 	CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I/. Mục tiêu:
 Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối).
Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép), biết đặt câu ghép.
Giáo dục HS có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
II/. Chuẩn bị: SGV
III/. Lên lớp:
 A/. Bài cũ:
HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết LTVC trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
	* Giới thiệu bài
* Phần nhận xét.
2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT1, 2
Cả lớp theo dõi SGK
HS đọc lại các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép; gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
GV dán giấy đã viết sẵn 4 câu ghép
Mỗi em phân tích 1 câu
Cả lớp nhận xét, bổ sung chốt lại lời giải đúng.
* Phần ghi nhớ.
HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
* Phần luyện tập
Bài 1: 
HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tạp
Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, tự làm bài
HS phát biểu ý kiến, Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Các câu ghép và vế câu
Cách nối các vế câu
Đoạn a có 1 câu ghép với 4 vế câu
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị câm lăng (2 trạng ngữ) thì tinh thần ấy lại sôi nổi, / nó kết thành ... to lớn,/nó lướt qua ... khó khăn,/ nó nhấn chìm ... lũ cướp nước.
4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩu (từ Thì nối trạng ngữ với các vế câu)
Bài 2:
HS đọc yêu cầu bài 2
GV nhắc HS chú ý: Đoạn văn tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất 1 câu ghép. Các em hãy viết đoạn văn một cách tự nhiên; sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn chưa có câu ghép thì sửa lại.
GV mời 1, 2 em lên làm mẫu
HS viết đoạn văn
Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
C/. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 19(2).doc