Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 2 (buổi sáng)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 2 (buổi sáng)

Tập đọc

 NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Biết đọc một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

 - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn một đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1- Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” và trả lời những câu hỏi sau bài đọc.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 2 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ 2 ngày 8 tháng 9 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập đọc
 nghìn năm văn hiến
I- Mục tiêu bài học:
	- Biết đọc một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
	- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta
II- Phương Tiện dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn một đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy học:
	1- Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” và trả lời những câu hỏi sau bài đọc. 
	2- Dạy bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
	a, Luyện đọc:
- GV đọc mẫu bài văn - giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang như sau:
Triều đại/ Lý/ Số khoa thi/ 6/ Số tiến sĩ/ 11/ Số trạng nguyên/ 0/
Triều đại/ Trần/ Số khoa thi/ 14/ Số tiến sĩ/ 51/ Số trạng nguyên/ 9/
Tổng cộng/ Số khoa thi/ 185/ Số tiến sĩ/ 2896/ Số trạng nguyên/ 46/
- HS quan sát tranh minh hoạ
- Đọc nối tiếp từng đoạn văn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ, cụ thể như sau”
+ Đoạn 2: đến bảng thống kê.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một hoặc hai HS đọc cả bài.
	b, Tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn HS đọc thầm và đọc lướt. Tổ chức cho HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài trong SGK.
	c, Luyện đọc lại:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
- Hướng dẫn cả lớp đọc một đoạn tiêu biểu trong bài (đoạn cuối)
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Khen HS đọc tốt.
___________________________
Tiết 3
Chính tả
	Lương ngọc quyến
I- Mục tiêu bài học:
	- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
	- Nắm được mô hình cấu tạo vần, chép đúng tiếng, vần vào mô hình
II- Phương Tiện dạy học:
Vỡ bài tập (VBT) Tiếng Việt 5, tập 1
III- Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: 
HS nhắc lại quy tắc chính tả với g/ gh, ng/ ngh, k/ c.
	2. Dạy bài mới: 
	HĐ1: Giới thiệu bài 
	HĐ2: Hướng dẫn HS nghe - viết
- Giáo viên đọc bài chính tả một lượt HS theo dõi ở SGK.
- Giáo viên nói về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến
- HS đọc thầm lại bài Chính tả. Chú ý quan sát (QS) những từ dễ viết sai
- Giáo viên đọc từng câu cho HS viết.
- Giáo viên đọc toàn bài Chính tả một lượt HS soát bài
- GV chấm chữa bài và nêu nhận xét chung
	HĐ3- Hướng dẫn làm BT Chính tả 
- Bài tập 1:
+ HS nêu yêu cầu của BT.
+ HS làm bài vào vỡ BT.
Chữa bài
Trạng (vần ang), nguyên (vần uyên), Nguyễn, Hiền, khoa, thi.
Làng, Mộ, Trạch, huyện, Bình, Giang
- Bài tập 2:
+ HS nêu yêu cầu của BT.
+ HS làm bài vào vỡ BT.
Lưu ý: Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính và thanh. Có tiếng chỉ có âm chính và thanh.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
___________________________
Tiết 4
Toán 
 luyện tập
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS củng cố về: 
- Viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
- Chuyển bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
II- Các hoạt động dạy học:
	HĐ1. GV tổ chức cho HS làm bài.
Chẳng hạn:
- Bài 1: HS viết các phân số thập phân tương ứng vào các vạch trên tia số.
- Bài 2: HS chuyển phân số thành phân số thập phân.
Ví dụ: 
- Bài 3: HS chuyển thành phân số thập phân có mẫu số là 100
Ví dụ: 
- Bài 4: Giải toán có lời văn
HS đọc yêu cầu của bài rồi làm bài
	HĐ2. Chấm, chữa bài
- HS chữa bài tập 1, 2, 3 bằng hình thức đọc kết quả, cả lớp theo dõi.
Bài 4: HS viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
	HĐ3: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện tiếng Việt
Luyện tập : Từ đồng nghĩa
I- Mục tiêu bài học:
	Tiếp tục củng cố cho HS về khái niệm từ đồng nghĩa.
	Rèn luyện cách lựa chọn, sử dụng các từ đồng nghĩa trong các ngữ cảnh cụ thể.
II- Các hoạt động dạy học:
	1. Củng cố lý thuyết:
	Cho HS nhắc lại khái niệm đã học về từ đồng nghĩa.
	2. Luyện tập:
	HD HS làm bài tập.
Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa với màu:
	a. Chỉ màu xanh;	
	b. Chỉ màu hồng;
	c. Chỉ màu tím;
	d. Chỉ màu đỏ.
Bài 2: Tìm các từ đồng nghĩa với:
	a. Cho, biếu .............................
	b. ăn, xơi,...................................
Bài 3: Thay các tìn in nghiêng bằng các từ phù hợp với từng ngữ cảnh:
	a. Mẹ bảo cháu sang cho bà nải chuối.
	b. Mẹ mời các con xơi cơm.
	c. Trong cơn bão số 5, ở huyện đảo Phú Quốc có 5 người từ trần.
	HS làm bài - chữ bài.
IV- Củng cố - Tổng kết:
	Nhận xét - dặn dò.
___________________________
Tiết 3
Khoa học
 nam hay nữ (Tiết 2)
I- Mục tiêu bài học: HS biết: 
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- Có ý thức tôn trong các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II- Phương Tiện dạy học:
- Hình trang 6, 7 SGK 
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK
III- Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	Nêu sự khác nhau giữa nam và nữ ?
	2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ
- Mục tiêu: HS nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ, sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này; có ý thức tôn trong các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, nữ.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm: 
1. Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc không đồng ý? 
a, Công việc nội trợ là của phụ nữ.
b, Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
c, Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kỷ thuật.
2. Trong gia đình những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không? Khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lý không?
3. Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt, đối xử giữa nam và nữ không? Như vậy có hợp lý không?
4. Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
Bước 2 : Làm việc cả lớp: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
Bước 3 : Kết luận quan niệm xã hội về nam và nữ có thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình. 
IV- Củng cố - Tổng kết:
Giáo viên nhận xét tiết học.
___________________________
Luyện thể dục:
I- Mục tiêu bài học:
- Ôn để củng cố và nâng cao kỷ thuật động tác đội hình đội ngũ (đã học ở bài 1, 2), yêu cầu động tác thành thạo, động tác đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh.
- Trò chơi “chạy tiếp sức” yêu cầu biết chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
II- Phương Tiện dạy học:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 2 - 4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi, trò chơi.
III- Các hoạt động dạy học:
	HĐ1. Phần mở đầu
- Tập hợp lớp và phổ biến nhiệm vụ của giờ học
- Đứng vỗ tay và hát.
	HĐ2. Phần cơ bản
	a, Đội hình đội ngũ
Ôn chào, báo cáo, xin phép ra vào lớp, tập hợp hàng dọc, gióng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay trái, phải, sau. 
	b, Trò chơi vận động
- Chơi trò chơi “chạy tiếp sức”
- Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi giải thích cách chơi
- Tổ chức cho HS chơi
IV- Củng cố - Tổng kết:
Giáo viên nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________
Thứ 3 ngày 9 tháng 9 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Toán
 ôn tập phép cộng và phép trừ 2 phân số
I- Mục tiêu bài học:
	- Giúp HS củng cố về: 
	- Các kỷ năng thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số.
ii. các hoạt động dạy học chủ yếu
	HĐ1. Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số.
GV hướng dẫn HS nhớ lại để nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ 2 phân số có cùng mẫu số và 2 phân số khác mẫu số
	HĐ2. Thực hành
- HS làm các bài tập 1, 2, 3 ở vở bài tập. 
Bài 1, 2: HS làm tính gốc về cộng trừ các phân số.
Bài 3: HS giải toán có lời văn:
HS đọc kỹ đề, xác định dữ kiện của bài toán đã cho và yêu cầu của bài toán, giải bài toán đó: SGK và truyện thiếu nhi chiếm số phần trăm số sách trong thư viện là: (số sách trong thư viện).
Sách giáo viên chiếm phần trăm số sách trong thư viện là:
 (số sách trong thư viện).
	HĐ3: Chấm và chữa bài
Bài 1, 2 HS đọc kết quả
Bài 3 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
III- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
___________________________
Tiết 3
Luyện từ và câu
 mở rộng vốn từ: tổ quốc
I- Mục tiêu bài học:
	- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc 
	- Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc quê hương.
II- Phương Tiện dạy học:
	- Vỡ bài tập Tiếng Việt
	- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	GV kiểm tra HS làm bài tập của tiết học trước.
	2. Dạy bài mới: 
	HĐ1. Giới thiệu bài:
	Nêu yêu cầu của tiết học
	HĐ2. Luyện tập
- Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1
+ HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn để gạch dưới các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài văn, thơ có trong vỡ bài tập.
+ Trình bày kết quả
+ GV chốt lại lời giải đúng:
Bài “Thư gửi các học sinh”: nước nhà, non sông; bài “Việt Nam thân yêu”: đất nước, quê hương. 
- Bài tập 2:
+ HS đọc yêu cầu của BT, trao đổi nhóm, HS làm bài.
+ HS trình bày bài làm của mình theo từng nhóm.
+ Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
+ Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
- Bài tập 3:
+ Cả lớp đọc yêu cầu của bài, trao đổi nhóm để làm bài tập 3.
+ HS làm bài tập vào vở: viết khoảng 5 đến 7 từ chứa tiếng “quốc”.
+ HS phát biểu ý kiến.
- Bài tập 4:
+ Một HS đọc yêu cầu của bài tập 4
+ GV giải thích các từ ngữ : quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
+ HS làm bài vào vở bài tập.
+ HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ GV nhận xét nhanh và khen những HS đặt câu tốt.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học
- Biểu dương những học sinh học tốt.
___________________________
Tiết 4
Lịch sử
 nguyễn trường tộ 
mong muốn canh tân đất nước
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh biết:
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào? 
II- Phương Tiện dạy  ...  từ đúng.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học
- Biểu dương những học sinh học tốt.
___________________________
Toán
 	Hỗn số (tiết 1)
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS: 
- Nhận biết về hỗn số.
- Biết đọc và viết hỗn số.
II- Phương Tiện dạy- học:
Các tấm bìa cắt và vẽ như SGK
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1. Giới thiệu bước đầu về hỗn số.
- GV sử dụng 2 tấm bìa hình tròn và hình tròn rồi ghi các số, phân số như trong SGK. Hỏi HS: có bao nhiêu hình tròn? HS trả lời - GV ghi và giới thiệu: gọi là hỗn số .
- Hướng dẫn HS cách viết hỗn số: viết phần nguyên rồi viết phần phân số.
- Hướng dẫn HS cách đọc hỗn số.
HĐ2. Thực hành
- HS làm các bài tập 1, 2, 3 ở vở bài tập. 
+ Bài 1: HS viết hỗn số vào các hình tương ứng và viết bằng chữ (đọc).
+ Bài 2: HS viết các hỗn số tương ứng vào chổ chấm dưới mỗi vạch của tia số.
+ Bài 3: Hướng dẫn HS bước đầu biết cách chuyển một hỗn số thành một phân số: 
HĐ3: Chấm và chữa bài
- Bài 1, 2 HS đọc kết quả
- Bài 3 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện tiếng Việt
Luyện đọc : Các bài tập đọc đã học ở tuần 1,2.
I- Mục tiêu bài học:
	Củng cố cho HS về nội dung và ý nghĩa của các bài tập đọc đã học: Thư gửi các học sinh, Quang cảnh làng mạc......
	Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho HS.
II- Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu:
	2. Học cả lớp:
	Cho HS nhắc lại các bài tập đọc đã học trong 2 tuần qua.
	Y/c HS nêu lại nội dung chính của mỗi bài.
	3. Học theo nhóm:
	Các nhóm ôn lại các bài tập đã học, chú ý đọc đúng giọng, thể hiện đúng sắc thái, tình cảm của mỗi bài.
	Nhóm 1,2,4: Thư gửi các học sinh - Sắc màu em yêu.
	Nhóm 3,5,6: Nghìn năm văn hiến - Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
	4. Thi đọc:
	Mỗi nhóm cử một đại diện tham gia thi đọc.
	HS lên thi đọc và trả lời câu hỏi mà các bạn nêu ra có liên quan đến nội dung bài đọc.
III- Củng cố - Tổng kết:
___________________________
Tiết 2:
Kỹ thuật
Đính khuy hai lỗ - Tiết 2
I- Mục tiêu bài học: ( Tiết 1 )
II- Phương Tiện dạy học: ( Tiết 1 )
III- Các hoạt động dạy học:
	HĐ3: HS thực hành
- HS nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ.
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy 2 lỗ.
- Gv kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1.
- GV yêu cầu và thời gian thực hành : Mỗi HS đính 2 khuy trong thời gian 30 phút, HD HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm để thực hiện cho đúng.
- HS thực hành đính khu 2 lỗ.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS thực hiện chưa đúng.
IV- Củng cố - Tổng kết:
Giáo viên nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn tự học
Tuần 2 : Phân số hỗn hợp
I- Mục tiêu bài học:
	- Tiếp tục ôn luyện cho HS về kỹ năng thực hiện các phép tính với phân số.
	- Rèn kỹ năng chuyển một hổn số thành 1 phân số.
II- Các hoạt động dạy học:
	1. Học cả lớp:
	Gv Y/c HS nhớ lại và phát biểu ý kiến về cách cộng, trừ, nhân, chia phân số; cách chuyển hổn số thành phân số.
	2. Học cá nhân:
	Gv HD HS làm các bài tập :
Bài 1: Tính:
	2 - ;	 + 9;	 x ;
	 + ;	 - ;	 : .
Bài 2: Tính:
a. 	2 + 4;	b.	9 + 5 ;	c. 10 x 4 ;
	HD HS chuyển các hổn số thành phân số rồi tiến hành cộng 2 phân số.
Bài 3 : Tính nhanh:
	2006 x 2005 - 1
	2004 x 2006 + 2005.
HĐ3: Đại diện nhóm chữa bài.
	Nhận xét - Bổ sung.
III- Củng cố - Tổng kết: 
___________________________
Tiết 4:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
( Sinh hoạt đội)
___________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 12 tháng 9 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập làm văn
 luyện tập làm báo cáo thống kê
I- Mục tiêu bài học:
- Dựa theo bài “Nghìn năm văn hiến” HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê.
- Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ HS trong lớp. Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
II- Phương Tiện dạy học:
Vở bài tập Tiếng Việt
III- Các hoạt động dạy học:
	1. Bài cũ
Một số HS đọc lại đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh.
	2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài - nêu yêu cầu của tiết học
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1 
HS làm việc cá nhân hoặc nhóm đôi - nhìn bảng thống kê ở bài “Nghìn năm văn hiến” lần lượt trả lời từng câu hỏi a, b, c.
- Bài tập 2:
+ GV nêu yêu cầu BT2
+ GV phát phiếu cho từng nhóm làm việc. 
+ HS dán kết quả của mình lên bảng và trình bày kết quả.
+ HS cả lớp và GV nhận xét, biểu dương nhóm làm bài đúng nhất.
+ Một số HS trình bày tác dụng của bảng thống kê: giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh.
+ HS viết vào vở bài tập bảng thống kê đúng.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học
- Biểu dương những học sinh học tốt
- HS về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả quan sát.
___________________________
Tiết 2
Toán
: 	Hỗn số (tiết 2)
i. mục tiêu
Giúp HS: biết cách chuyển một hỗn số thành một phân số.
ii. Đồ dùng dạy học
Các tấm bìa cắt và vẽ như SGK
iii. các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1. Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành một phân số.
- GV hướng dẫn HS dựa vào hình ảnh trực quan để nhận ra có và nêu vấn đề: 
- Giáo viên hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề:
Giúp HS tự nêu cách chuyển một hỗn số thành một phân số như ở SGK.
HĐ2. Thực hành
- HS làm các bài tập 1, 2, 3 ở vở bài tập. 
+ Bài 1: HS chuyển hỗn số thành phân số theo mẫu: 
+ Bài 2: HS chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính theo mẫu:
+ Bài 3: HS chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
HĐ3: Chấm và chữa bài
- Bài 1 HS đọc kết quả
- Bài 2, 3 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
HĐ4: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
___________________________
Tiết 3
Khoa học
 Cơ thể chúng ta 
được hình thành như thế nào ?
I. mục tiêu
Sau bài học HS có khả năng: 
- Nhận biết: cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. 
- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II. Đồ dùng
Hình trang 10, 11 SGK 
III. Hoạt động dạy học
HĐ1: Giảng giải
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV đặt câu hỏi cho cả lớp nhớ lại bài trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Ví dụ: 
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
a. Cơ quan tiêu hoá.
b. Cơ quan hô hấp.
c. Cơ quan tuần hoàn.
d. Cơ quan sinh dục.
- Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
a. Tạo ra trứng.
b. Tạo ra tinh trùng.
- Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì? 
a. Tạo ra trứng.
b. Tạo ra tinh trùng.
Bước 2 : GV giảng:
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp tinh trùng được gọi là thụ tinh.
- Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
HĐ2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1a, 1b, 1c và đọc kỹ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Sau khi dành thời gian cho HS làm việc, GV gọi một số HS trình bày.
Bước 2:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
 - Sau khi dành thời gian cho HS làm việc, GV gọi một số HS trình bày.
HĐ3: Củng cố dặn dò
Giáo viên nhận xét tiết học.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Toán
 	Hỗn số (tiết 1)
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS: 
- Nhận biết về hỗn số.
- Biết đọc và viết hỗn số.
II- Phương Tiện dạy- học:
Các tấm bìa cắt và vẽ như SGK
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1. Giới thiệu bước đầu về hỗn số.
- GV sử dụng 2 tấm bìa hình tròn và hình tròn rồi ghi các số, phân số như trong SGK. Hỏi HS: có bao nhiêu hình tròn? HS trả lời - GV ghi và giới thiệu: gọi là hỗn số .
- Hướng dẫn HS cách viết hỗn số: viết phần nguyên rồi viết phần phân số.
- Hướng dẫn HS cách đọc hỗn số.
HĐ2. Thực hành
- HS làm các bài tập 1, 2, 3 ở vở bài tập. 
+ Bài 1: HS viết hỗn số vào các hình tương ứng và viết bằng chữ (đọc).
+ Bài 2: HS viết các hỗn số tương ứng vào chổ chấm dưới mỗi vạch của tia số.
+ Bài 3: Hướng dẫn HS bước đầu biết cách chuyển một hỗn số thành một phân số: 
HĐ3: Chấm và chữa bài
- Bài 1, 2 HS đọc kết quả
- Bài 3 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
___________________________
Tiết 2
Đạo đức 
 Em là học sinh lớp 5 (tiết 2)
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS: 
- Biết vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
- Bước đầu có kỷ năng tự nhận thức, kỷ năng đặt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5 có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Thảo luận về kế hoạch phấn đấu:
* Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kỷ năng đạt mục tiêu.
Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.
* Cách tiến hành: HS trình bày kế hoạch của mình trong nhóm nhỏ
- Nhóm trao đổi góp ý kiến.
- HS trình bày trước lớp.
- Lớp và GV nhận xét kết luận.
HĐ2. Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu..
- HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu 
- HS thảo luận cả lớp
- GV có thể giới thiệu thêm một vài tấm gương khác
- Giáo viên kết luận: chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
HĐ3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề trường em.
HĐ nối tiếp:
Suy tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5.
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn tự học
Luyện viết bài 2
I- Mục tiêu bài học:
	HS viết đúng bài 2 ở vở thực hành luyện viết " Cây và hoa bên lăng Bác ", viết đúng các tiếng khó trong bài.
	- Rèn cách trình bày một đoạn văn.
II- Phương Tiện dạy học:
	Vở luyện viết
III- Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Giảng bài:
	Gv cho HS đọc bài " Cây và hoa bên lăng Bác " và nêu câu hỏi, HS trả lời.
? Cây và hoa bên lăng Bác như thế nào ?
	3. HS viết bài.
	Lưu ý HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
	Chấm - chữa bài.
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2(1).doc