Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 21 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 21 (chuẩn kiến thức)

Tập đọc

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I- MỤC TIÊU :

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 21 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
@&?
Thứ Hai, ngày.tháng..năm 2011
Tập đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I- MỤC TIÊU : 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra 2 HS (đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng + trả lời câu hỏi)
- HS 1 đọc đoạn 1 + đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2/SGK
- HS 2 đọc các đoạn còn lại + trả lời câu hỏi 3/SGK
- HS phát biểu tự do. 
- GV nhận xét + cho điểm. 
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài 
Trong lịch sử nước ta có rất nhiều danh nhân. Một trong những danh nhân đó là thám hoa Giang Văn Minh. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết về ông. 
- HS lắng nghe. 
2- Luyện đọc 
2 HS đọc 
- GV đưa tranh vẽ lên vừa chỉ tranh vừa giới thiệu : Tranh vẻ ông Giang Văn Minh.
- 2 HS đọc nối tiếp bài văn. 
- HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu của GV.
Cho HS đọc đoạn nối tiếp 
- GV chia đoạn : 4 đoạn 
- Hs dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai : thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn. 
- Đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ và đọc chú giải.
Cho HS đọc trong nhóm 
- HS chia nhóm 4
- Cho Hs đọc cả bài.
- 1 -> 2 HS đọc lại cả bài trước lớp. 
GV đọc diễn cảm bài văn. 
3- Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 + 2 
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. 
H : Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng ?“
- Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời ...
* Đoạn 3 + 4 
- Yêu cầu HS đọc thầm, trả lời câu hỏi 
- Lớp đọc thầm. 
H : Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh 
H : Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
- 2 HS nhắc lại cuộc đối đáp. 
- Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông vì ông ... 
H : Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ? 
- Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. 
H : Nêu ý nghĩa của bài ? 
Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước.
4- Đọc diễn cảm 
- Cho 1 nhóm đọc phân vai.
- 5 HS đọc phân vai 
- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện lên và hướng dẫn HS đọc. 
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- Cho HS thi đọc. 
- HS thi đọc phân vai. 
- GV nhận xét + khen nhóm đọc đúng, hay.
- Lớp nhận xét. 
5- Củng cố, dặn dò 
H : Em hãy nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện 
- Gv nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể câu chuyện này cho người thân nghe. 
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I- MỤC TIÊU : 
Giúp HS : 
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- Giáo dục thái độ tích cực trong học tập.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Bảng phụ. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Ôn lại cách tính diện tích một số hình 
- Yêu cầu HS viết công thức tính diện tích một số hình đã học : diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật. 
- 2 Hs trả lời.
- Gọi HS nhận xét; GV xác nhận. 
2.Hướng dẫn HS thực hành tính diện tích của một hình trên thực tế 
- Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh họa trong ví dụ ở SGK (trang 103)
- HS quan sát. 
- GV đọc yêu cầu : Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ trên bảng.
- HS lắng nghe, quan sát hình đã treo của GV.
- Có thể áp dụng ngay công thức để tính diện tích của mảnh đất đã cho chưa ?
- Chưa có công thức nào để tính được diện tích của mảnh đất đó. 
Hỏi : Muốn tính diện tích mảnh đất này ta làm thế nào ? 
- Ta phải chia hình đó thành các phần nhỏ là các hình đã có công thức tính diện tích.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm ra cách giải bài toán.
- HS thực hiện yêu cầu - trả lời nhóm 
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Các nhóm trình bày kết quả. 
- Yêu cầu từng HS nói lại cách làm của mình.
Cách 1 : Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và 2 hình vuông FGHK và hình vuông 
Cách 2 : Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật
Hỏi : Các cách giải trên thực hiện mấy bước ?
- Quy trình gồm 3 bước :
+ Chia hình đã cho thành các hình có thể tính được diện tích.
+ Xác định số đo các hình theo hình vẽ đã cho.
+ Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ hình (mảnh đất) 
- GV xác nhận.
- HS nêu lại 3 bước. 
3.Thực hành tính diện tích
* Bài 1 : 
- Gọi 1 HS đọc đề bài. Xem hình vẽ. 
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ. 
- Chữa bài 
+ Gọi HS trình bày bài làm, HS khác nhận xét, chữa bài.
+ GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 1 
- HS đọc và làm bài vào vở
Bài giải
Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCI và FGDE.
Chiều dài của hình chữ nhật ABCI là :
3,5 + 3,5 + 4,2 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCI là :
3, 5 x 11,2 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật FGED là : 
4,2 x 6,5 = 27,3 (m2)
Diện tích khu đất đó là : 
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) 
Đáp số : 66,5 (m2)
Hỏi : Ngoài cách giải trên, ai còn có cách giải khác (gọi HS khá nêu) ?
- HS chữa bài.
- HS chỉ cần vẽ hình và nêu hướng giải. 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn. 
- Nhận xét chung, yêu cầu HS về nhà làm các cách giải khác vào trong vở. 
* Bài 2 
- Dành cho HS khá, giỏi tự làm. 
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau
Chính tả 
Nghe - viết
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I- MỤC TIÊU : 
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm được bài tập (2) a/b (phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi, có thanh hỏi hoặc thanh ngã). 
- Học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có) 
- Bút dạ và 3, 4 tờ phiếu khổ to. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết những từ ngữ có âm chính o, ô. 
- 2 HS lên viết trên bảng lớp. 
VD : trông mong, mong muốn, lông lốc, giỗ Tổ. 
- GV nhận xét + cho điểm. 
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài 
Hôm nay, chúng ta sẽ nghe viết một đoạn trí dũng song toàn. 
2- Viết chính tả 
* HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả 
- Gọi HS đọc bài chính tả.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
H : Đoạn chính tả kể về điều gì ? 
Hướng dẫn viết từ khó : linh cửu, nhục mệnh vua
- Kể về việc ông Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. 
* HĐ2 : HS viết chính tả 
- Gv đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu để HS viết (đọc 2 lần)
- HS viết chính tả. 
* HĐ 3 : Chấm, chữa bài 
- GV đọc bài chính tả một lượt 
- HS tự soát lỗi. 
- GV chấm 5 - 7 bài.
- HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi. 
- GV nhận xét chung. 
3- Làm BT 
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm BT 2 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. 
- GV nhấn mạnh lại yêu cầu đề 
- Cho HS làm bài. GV dán ba tờ phiếu đã chuẩn bị trước BT. 
- 3 HS lên làm bài vào phiếu, lớp làm vở nháp 
- Cho HS trình bày kết quả bài làm. 
- Một số HS nối tiếp nhau đọc các từ tìm được. 
- GV nhận xét + chốt lại những từ tìm đúng.
- Lớp nhận xét. 
a/ Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi : để dành, dành dụm, rành, rành rẽ, cái giành. 
4- Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà đọc lại bài thơ Dáng hình ngọn gió 
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
(Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU : 
Giúp HS: 
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- Giáo dục thái độ tích cực, tính chính xác trong học toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Bảng phụ ghi số liệu như SGK (trang 104 - 105)
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi : Hãy nêu các bước tính diện tích mảnh đất đã học ở bài trước.
- Để tính diện tích mảnh đất ta thực hiện 3 bước.
2. Bài mới
- Gắn bảng phụ có vẽ sẵn hình sau lên bảng 
- HS quan sát. 
B
C
A
D
E
N
M
- Giới thiệu : Giả sử đây là mảnh đất ta phải tính diện tích trong thực tế, khác ở tiết trước, mảnh đất không được ghi sẵn số đo.
- HS lắng nghe. 
Hỏi : Bước 1 chúng ta cần làm gì ?
- Chia mảnh đất thành các hình cơ bản, đó là hình thang và hình tam giác.
- Gọi 1 HS nêu và thực hiện cách chia. 
Hỏi : Mảnh đất được chia thành những hình nào ?
- Nối điểm A với điểm D, ta có : Hình thang ABCD và hình tam giác ADE.
- GV vẽ nối vào hình đã cho theo câu trả lời của HS. 
Hỏi : Muốn tính được diện tích của các hình đó, bước tiếp theo ta phải làm gì ?
- Phải tiến hành đo đạc.
Hỏi : Ta cần đo đạc những khoảng cách nào ? 
- HS trả lời. 
- GV giới thiệu 
Trên hình vẽ ta xác định như sau :
- Hạ đường cao BM của hình thang ABCD và đường cao EN của tam giác ADE.
- HS quan sát.
- Giả sử sau khi tiến hành đo đạ, ta có bảng số liệu các kết quả đo như sau : 
GV gắn bảng số liệu lên bảng (1).
Hỏi : Vậy bước 3 ta phải làm gì ?
- Tính diện tích hình thang ABCD và hình tam giác ADE, từ đó tính diện tích mảnh đất. 
- Yêu cầu HS thực hiện tính, trình bày vào bảng phụ (cột S)
- HS làm bài.
- HS dưới lớp làm nháp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. 
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại các bước khi tiến hành tính diện tích ruộng đất trong thực tế.
- Vậy diện tích mảnh đất là 1677,5m2
3. Thực hành tính diện tích các hình 
* Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
? Mảnh đất gồm những hình nào ?
* Bài 1 
- HS đọc.
- Tam giác BGC và hình thang ABGD.
? Muốn tính diện tích mảnh đất ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS nêu các bước giải toán.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ 
- Tính diện tích tam giác BGC và diện tích hình thang ABGD. Rồi cộng chúng với nhau. 
- Tính BG --> S tam giác BGC và S hình thang ABGD --> S mảnh đất. 
- GV chữa bài
- HS chữa bài. 
* Bài 2 
- Yêu cầu HS khá, giỏi tự làm.
* Bài 2 
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn học sinh về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau
Địa lí
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I- MỤC TIÊU : 
Sau bài học HS có thể : 
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lý của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này. 
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào. 
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Bản đồ các nước châu Á. 
- Bản đồ tự nhiên châu Á. 
- Các hình minh họa SGK ... êu đặc điểm về hình lập phương ?
- Hình lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh, các mặt đều là hình vuông bằng nhau.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghi ra giấy điểm giống và khác nhau của 2 hình : hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- HS thực hiện yêu cầu. 
3. Thực hành 
* Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài toán. 
- Yêu cầu tự làm vào vở (không cần kẻ bảng) ; 1 HS làm bảng phụ.
* Bài 1 
- Hs đọc.
- HS làm bài
- HS đọc kết quả ghi bài 1 
- Chữa bài
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn
+ Gv nhận xét và đánh giá 
? Từ bài tập này, em rút ra kết luận gì ? 
- Hình hộp chữ nhật và hình lập phương đều có 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh. Số mặt, số cạnh và số đỉnh giống nhau. 
* Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- Yêu cầu HS giải thích kết quả (nêu đặc điểm của mỗi hình đã xác định) 
* Bài 3 
- HS đọc 
- Hình A là hình hộp chữ nhật 
- Hình B là hình lập phương 
- HS giải thích 
? Tại sao hình B không phải là hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- Vì hình B có nhiều hơn 6 mặt; 8 đỉnh; 12 cạnh 
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài, xem trước bài sau.
Luyện từ và câu: 	
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết được một số từ hoặc cặp hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân - kết quả (ND Ghi nhớ).
- Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1, mục 1); thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra một câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp(BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả (chọn 2 trong số 3 câu ở BT4). (Riêng HS khá, giỏi giải thích được vì sao chọn QHT ở BT3, làm hoàn chỉnh BT4).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, Bút dạ, 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: hs làm lại BT3 và đọc đoạn văn ngắn các em viết về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc 
- Nhận xét, ghi điểm.
2 hs thực hiện yêu cầu
B. Bài mới: Giới thiệu bài
- Lắng nghe
1. Nhận xét
Bài 1: Yêu cầu một hs đọc yêu cầu
- Huớng dẫn hs cách làm bài
+ Đánh dấu phân cách các vế trong mỗi câu ghép.
+ Phát hiện cách nối các vế câu giữa hai câu ghép có gì khác nhau.
+ Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép có gì khác nhau
- 1 hs đọc, lớp lắng nghe
+ Thảo luận nhóm hai(2 p)
+ đại diện một số nhóm trình bày.
+ Lớp nhận xét, bổ sung
Bài 2: Yêu cầu hs suy nghĩ, viết nhanh ra nháp những QHT, cặp QHT chỉ quan hệ nguyên nhân, kết quả.
- Gv: nhận xét, chốt lại: Các QHT: vì, bởi vì, cho nên, do vậy
Cặp QHT: vì. . . nên; bởi vì. .. . cho nên; tại vì. . . cho nên. . 
Hs trả lời (có thể nêu ví dụ minh họa)
2. Ghi nhớ: 
- 1hs đọc to, rõ nội dung ghi nhớ, lớp theo dõi, 34 em đọc lại
3. Luyện tập; 
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu
Gv chốt lại và nhấn mạnh: Vế câu gắn với quan hệ từ vì là vế chỉ nguyên nhân, vế còn lại là vế chỉ kết quả. Trong câu ,vế chỉ nguyên nhân có thể đứng trước hoặc đứng sau.
- 2 hs đọc
- Thảo luận nhóm 2(3p)
- 2 nhóm làm bảng phụ, lớp làm nháp
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Lớp nhận xét,bổ sung
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu: từ câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu.
- Một hs khá làm mẫu, cả lớp phát biểu miệng.
+ Tôi phải băm bèo, thái khoai vì gia đình tôi nghèo.
+ Chú phải bỏ học vì nhà nghèo quá.
+ Vì vàng rất đắt và hiếm nên vàng rất quý.
Bài 3: Chọn qht thích hợp điền vào chỗ trống
- Nhận xét, sửa bài
Bài 4: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả.
- Chấm, chữa bài
- Nhận xét, tuyên dương.
- Hs làm bài vào vở:
- 2 hs làm bảng phụ
. . . . thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.
. . . thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu.
- Nhận xét, sửa bài
+ Làm vở. 3 hs làm bảng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, tổng kết tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I- MỤC TIÊU : 
- HS kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử - văn hóa ; ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. 
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- Giáodục ý thức bảo vệ của công.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Bảng lớp viết đề bài. 
- Một số tranh ảnh phục vụ cho đề bài. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra 2 HS
Yêu cầu HS kể câu chuyện theo nội dung đã học của tiết trước
- 2 HS lần lượt kể 
- GV nhận xét, cho điểm. 
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài 
Hôm nay, các em sẽ kể cho cô và các bạn cùng nghe một câu chuyện mà các em đã chứng kiến hoặc tham gia.
- HS lắng nghe. 
2- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. 
- Cho HS đọc đề bài 
- 1 HS đọc cả 3 đề bài, các HS khác lắng nghe. 
- GV viết cả 3 đề bài trên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong từng đề bài. 
- Cho HS đọc gợi ý. 
- 3 HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK.
GV : Em nào chọn đề nào thì nhớ đọc kỹ phần gợi ý cho đề đó. 
- Cho HS giới thiệu trước lớp câu chuyện mình sẽ kể. 
- Một số HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. 
3- HS kể chuyện
* HĐ1 : HS kể trong nhóm + trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe + trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. 
HĐ 2 : Cho HS thi kể trước lớp 
- Đại diện các nhóm lên thi kể và nêu ý nghĩa của câu chuyện mình kể. 
- GV nhận xét + khen những câu chuyện có ý nghĩa hay + kể hay ... 
- Lớp nhận xét. 
4- Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe. 
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- Dặn HS chuển bị tiết tới ở tuần 22.
Toán
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
 A. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Biết cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, chính xác trong tính toán.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Một số hình hộp chữ nhật có thể triển khai được.
- Bảng phụ có vẽ các hình triển khai. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ: 
+ Hình hộp chữ nhật gồm có mấy mặt? là những mặt nào? Các mặt đó có đặc điểm gì?
+ Hình hộp chữ nhật có những kích thước nào?
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. – ghi bảng
2.Giảng bài: 
a) Hình thành công thức tính DTXQ & 
DTTP của hình hộp chữ nhật
a) Diện tích xung quanh
- GV cho HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật. Yêu cầu HS chỉ ra các mặt xung quanh. 
+ Lớp nhận xét
* GV: Tổng diện tích 4 mặt của hình hộp chữ nhật được gọi là DTXQ của hình hộp chữ nhật. 
* GV: Nêu bài toán và gắn hình minh hoạ lên bảng (ví dụ SGK trang 109).
+ Cho HS quan sát mô hình và gọi 1 HS lên tháo hình hộp chữ nhật ra và gắn lên bảng.
* GV: tô màu phần DTXQ của hình hộp chữ nhật 
+ Yêu cầu thảo luận nhóm tìm cách tính DTXQ của hình hộp chữ nhật. 
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
* GV nhấn mạnh: 5 + 8 + 5 + 8 = (5 + 8) x 2, đây là chu vi mặt đáy, 4 là chiều cao.
+ Yêu cầu HS đọc quy tắc SGK.
*** Lưu ý: Các kích thước cùng đơn vị đo
b) Diện tích toàn phần
* GV: Diện tích của tất cả các mặt gọi là DTTP
+ Em hiểu thế nào là DTTP của hình hộp chữ nhật?
+ Muốn tính DTTP của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
+ 1 HS lên bảng tìm DTTP của hình hộp chữ nhật vừa cho. Lớp làm nháp.
+ HS nhận xét.
* GV: Muốn tính DTTP của hình hộp chữ nhật, ta lấy tổng của DTXQ và diện tích 2 đáy.
+ Gọi HS nhắc lại công thức. 
*** Lưu ý: Các kích thước cùng đơn vị đo
 3. Luyện tập:
 Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở; 1 HS làm bảng lớp.
+ Nhận xét, chữa bài
+ Gọi HS đọc quy tắc tính DTXQ & DTTP của Hình hộp chữ nhật. (cả phần lưu ý) 
III. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà học thuộc các quy tắc vừa học, tiết sau luyện tập.
- HS trả lời
- 1 HS lên chỉ
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS thao tác
- HS tìm cách tính
- HS làm bài và chữa bài
- 2 HS đọc
- Tổng diện tích 6 mặt
- Lấy DTXQ + DT 2 đáy
- HS làm bài
- HS chữa bài.
- 2, 3 HS nhắc lại
- HS đọc
- HS làm bài
- HS chữa bài
- 2 HS nêu quy tắc
Tập làm văn 
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và chọn lọc chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết tự sửa lỗi, biết viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết (tuần 20); một số lỗi điển hình HS mắc phải.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ 4'
- Kiểm tra 3 HS 
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3HS lần lượt đọc lại chương trình HĐ đã học. 
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài 
- HS lắng nghe.
2.2. Nhận xét kết quả 
10'
HĐ1 : Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp 
-GV đưa bảng phụ lên.
- GV nêu những ưu điểm chính trong bài làm của HS.
+ Về nội dung: Nắm được bố cục của bài văn tả người, cách tả người.
- Bài viết có lồng cảm xúc tốt, chân thành thể hiện được tình cảm đối với người định tả.
+ Về hình thức trình bày: Bài viết có bố cục rõ ràng
- GV nêu những thiếu sót, hạn chế của HS.
+ Về nội dung : Nhiều Bài viết chưa đi vào miêutả hoạt động của người đinh tả.
+ Về hình thức trình bày: Nhiều em trình bày còn cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, diẽn đạt vụng về, ý nghèo nàn. . . 
HĐ2: GV thông báo điểm số cụ thể cho HS 
- 1HS đọc lại 5 đề bài
2.3.Chữa bài 20"
HĐ1: Hưỡng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV trả bài cho HS
- Cho HS chữa lỗi
- GV nhận xét và chữa lại cho đúng những chỗ HS chữa vẫn còn sai.
HĐ2: Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
- GV kiểm tra HS làm việc
HĐ 3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn bài văn hay.
- GV đọc những đoạn, bài văn hay của HS.
- HS nhận bài, xem lại các lỗi mình đã mắc phải.
- Một số HS lên bảng chữa lỗi. HS còn lại chữ lỗi trên nháp.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc bài làm của mình, đọc lời nhận xét của thầy (cô) và sữa lỗi.
- Từng cặp đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe, trao đổi thảo luận tìm ra cái hay cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn (về nội dung, về cách dùng từ đặt câu...)
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 21 cktkn dep.doc