Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22

Bài cũ: (5p) -Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Tiếng rao đêm.

H: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?

H: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?

-GV nhận xét, cho điểm.

Bài mới: (1p)

Giới thiệu bài

ĐD: Tranh minh hoạ chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình. -GV cho HS quan sát tranh về chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình.

Mở đầu cho chủ điểm, các sẽ được học bài tập đọc Lập làng giữ biển. Bài văn ca ngợi những người dân chài dũng cảm, dám rời mảnh đất quê hương đến lập làng ở một hòn đảo ngoài biển, xây dựng cuộc sống mới, gìn giữ vùng biển trời của Tổ quốc.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tập đọc: Lập làng giữ biển
Các hoạt động
 Cách tiến hành
Bài cũ: (5p)
-Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Tiếng rao đêm.
H: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
H: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
-GV nhận xét, cho điểm.
Bài mới: (1p)
Giới thiệu bài 
ĐD: Tranh minh hoạ chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình.
 -GV cho HS quan sát tranh về chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình.
Mở đầu cho chủ điểm, các sẽ được học bài tập đọc Lập làng giữ biển. Bài văn ca ngợi những người dân chài dũng cảm, dám rời mảnh đất quê hương đến lập làng ở một hòn đảo ngoài biển, xây dựng cuộc sống mới, gìn giữ vùng biển trời của Tổ quốc.
Hoạt động 1: (11p)
Luyện đọc
MT: Đọc lưu loát diễn cảm bài văn-giọng kể lúc trầm lắng, hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật.Hiểu nghĩa các từ khó ở phần chú giải.
ĐD: Tranh minh hoạ của bài tập đọc.
PP: Đọc cá nhân, nhóm.
-1HS giỏi đọc diễn cảm bài văn.
-GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
H: Tranh vẽ gì? HS nêu
GV: Tranh vẽ ông Nhụ, bố Nhụ và Nhụ. Phía xa là mấy ngôi nhà và những con người.
-GV chia bài thành 4 đoạn.GV hướng dẫn HS giọng đọc của mỗi đoạn.
-HS tiếp nối nhau đọc theo đoạn: 2 lượt.
Trong quá trình HS đọc, GV cho HS nhận xét bạn đọc, phát hiện từ sai để luyện đọc cho HS ( giữ làng, toả ra, võng, phập phồng, Mõm Cá Sấu... ) kết hợp cho HS tìm hiểu một số từ khó trong bài ở phần chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp. 
- 2 HS đọc đoạn văn + lớp nhận xét.
-GV nhận xét + khen những HS đọc tốt.
-GV đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 2: (10p)
Tìm hiểu bài
MT: Hiểu ý nghĩa của ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng trời biển cho Tổ quốc. 
ĐD: SGK, tranh minh hoạ trong SGK.
PP: Hỏi đáp, động não, thuyết trình, giảng giải.
*HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi:
 H: Bài văn có những nhân vật nào?
-GV: Đây là ba thế hệ trong một gia đình.
H: Bố và ông nhụ bàn với nhau việc gì?
H: Bố Nhụ nói: “ Con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người thế nào?
-HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung. 
GV chốt: Bố Nhụ là một người cán bộ làng,xã. Ông quyết định họp làng để bàn chuyện họp làng đưa dân ra đảo lập làng mới.
*HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi: Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
-HS trả lời, GV chốt.
* HS đọc thầm đoạn 3 + 4 và trả lời câu hỏi: Hình ảnh làng mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
-HS trả lời, sau đó lần lượt trả lời câu hỏi 3, 4 trong bài.
GV chốt: Cuối cùng, ông Nhụ cũng đồng ý với ý kiến của con trai của mình rời bỏ mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng mới ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng trời của Tổ quốc.
Hoạt động 3: (7p)
Đọc diễn cảm.
MT: Biết đọc phân vai lời các nhân vật.
ĐD: Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3, 4.
PP: Đọc phân vai.
-4 HS phân vai đọc lại câu chuyện, GV hướng dẫn cách đọc.
-GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 3, 4 lên và hướng dẫn đọc. GV đọc diễn cảm.
-HS phân vai theo nhóm 3 và luyện đọc theo lời nhân vật: người dẫn chuyện, bố Nhụ, Nhụ.
-Cho HS thi đọc: 2-3 nhóm HS lên thi đọc phân vai.
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét + khen nhóm đọc hay.
Củng cố, dặn dò: (3p)
H:Bài văn nói lên điều gì?. 2-3 HS nhắc lại.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
 TUẦN 21
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2008.
 Toán: Luyện tập 
Các hoạt động
 Cách tiến hành
Bài cũ: (5p)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-GV chấm điểm VBT.
-Vài HS nhắc lại cáh tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chủ nhật.
-GV nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Hoạt động 1: (14p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 1
MT: Giúp HS củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hhcn
ĐD: SGK, bảng nhóm
PP: Động não, thực hành.
-Một HS đọc đề bài toán, GV ghi các số đo của các kích thước lên bảng: 
a) Chiều dài 25dm, chiều rộng 1,5m và chiều cao 18dm
b) Chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
-GV cho HS nhận xét đơn vị đo của các kích thước (câu a) để giúp HS biết đổi về cùng một đơn vị đo(1,5m =15dm)
 -HS tự áp dụng công thức để làm bài, 2 HS làm bài trên bảng nhóm mỗi em làm một câu.
-HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 2: (12p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
MT: Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hhcn trong một số tình huống đơn giản
ĐD: SGK, bảng nhóm
PP: Động não, thực hành.
-Một HS đọc đề bài toán. GV yêu cầu HS thảo luận với bạn cùng bàn để tìm cách giải.
-Đại diện vài HS nêu cách giải, lớp nhận xét, thống nhất cách giải.
-HS làm bài, một HS trình bày bài trên bảng nhóm.
-HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng nhóm.
-GV đánh giá bài làm của HS và nêu cách giải đúng:
 Bài giải
 Đổi 8dm = 0,8m
 Diện tích xung quanh của cái thùng là:
 (1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36(m2 )
 Diện tích mặt đáy của cái thùng là:
 1,5 x 0,6 = 0,9(m2 )
 Diện tích quét sơn của cái thùng là:
 3,36 + 0,9 = 4,26 (m2 )
Hoạt động 3: (7p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 3
MT: Giúp HS nhận biết nhanh kết quả đúng.
ĐD: 2 hhcn có cùng kích thước.
-GV cho HS quan sát 2 hhcn có cùng kích thước nhưng đặt ở tư thế khác nhau, GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận nhanh để đưa ra kết quả đúng trong các trường hợp đã cho (a, b, c, d)
-Các nhóm báo cáo kết quả, GV đánh giá bài làm HS
Củng cố, dặn dò: (2p)
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị cho bài sau.
 Chính tả: (Nghe - viết) Hà Nội
Các hoạt động
 Cách hoạt động
Bài cũ: (3p)
-GV đọc các từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/gi/d
-3 HS lên bảng ghi các từ cô đọc, cả lớp viết vào nháp
-GV nhận xét + cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
 Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta.Trong bài chính tả hôm nay, ta lại được tác giả giới thiệu về vẻ đẹp riêng của đất trời, quang cảnh Hà Nội qua đoạn trích Hà Nội.
Hoạt động 1: (22p)
Hướng dẫn HS viết chính tả
MT: Nghe viết đúng chính tả một đoạn trích của bài thơ Hà Nội.
ĐD: SGK
PP: Nghe - viết
a) Hướng dẫn chính tả
-GV đọc bài chính tả 1 lượt. HS theo dõi trong SGK.
H:Bài thơ nói về điều gì? HS trả lời.
-HS đọc lại bài thơ ở SGK, luyện viết những từ ngữ dễ viết sai, những từ ngữ cần viết hoa: Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chù Một Cột, Tây Hồ.
b) GV đọc – HS viết bài
-GV đọc từng câu (mỗi câu 2 lần), HS viết bài
c) Chấm , chữa bài
-GV đọc toàn bài chính tả một lượt, HS đổi chéo vở nhau tự soát lỗi.
-GV chấm 8 – 10 bài, GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: (10p)
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
MT: Biết đúng và viết danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam.
ĐD:-Bảng phụ
 - VBT Tiếng Việt
 -Bút dạ + 3 phiếu khổ to; 4 - 5 tờ phiếu phô tô bài tập 2
PP: Động não, thảo luận, thực hành.
a) Bài 1:
-Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
-GV giao việc: Đọc lại đoạn văn và tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí, sâu đó nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
-HS làm bài vào VBT.
-Một số HS trình bày kết quả làm bài.Lớp nhận xét.
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng( GV đưa bảng phụ đã viết kết quả đúng lên). Một số HS đọc lại quy tắc viết hoa tên riêng của Việt Nam.
b) Bài 2
-Một HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
-GV nhắc lại yêu cầu.
-Cho HS làm bài vào VBT, GV phát phiếu cho 3 HS làm bài.
-3 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét và khẳng định các em đã viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam theo yêu cầu. (Những tên nào các em viết sai GV sửa lỗi ngay cho HS).
Củng cố, dặn dò: (2p)
-GV nhận xét tiết học.
-Nhắc HS nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Khoa học: Sử dụng năng lượng chất đốt.
Các hoạt động
 Cách tiến hành
Bài cũ: (4p)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-GV yêu cầu HS kể một số phương tiện, máy móc, hoạt động,... của con người sử dụng năng lượng Mặt trời.
-Nêu vai trò của năng lượng Mặt trời.
 -GV nhận xét + ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
Hoạt động 1: (8p)
Ôn lại kiến thức của hoạt động 1.
MT: HS nêu được tên một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí.
ĐD: Giấy A4 
PP: Thảo luận.
GV nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-HS thảo luận rồi ghi ra giấy tên một số chất đốt thường dùng.Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí.
Bước 2: Trình bày kết qủ thảo luận
-GV cho một số nhóm trình bày và cả lớp bổ sung. 
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2: (18p)
Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
MT: HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
ĐD: Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 ở SGK.
 -Giấy cỡ lớn + bút dạ
PP: Quan sát, động não, thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Các nhóm thảo luận (HS dựa vào SGK; các tranh ảnh,... đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở địa phương, gia đình HS ) theo các câu hỏi gợi ý:
 -Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
 -Than đá dầu mỏ khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
 -Nêu ví dụ về sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần phải tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
 -Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
 -Gia đình bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu?
 -Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
 -Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
 -Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-GV phân công 3 nhóm chuẩn bị nội dung “sử dụnh an toàn”, 3 nhóm chuẩn bị nội dung “ sử dụng tiết kiệm”.
-GV cho HS trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Củng cố, dặn dò: ( 2p )
-GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà phải biết sử dụng các loại chất đốt an toàn và tiết kiệm.
 Thứ ba ngày 12 tháng 2 năm 2008
 Toán: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
Các hoạt động
 Cách tiến hành
Bài cũ: (5p) 
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-GV chấm điểm ở VBT.
GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì chữa.
-Vài HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hhcn.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
Hoạt động 1: (15p)
Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hlp.
MT: Giúp H ... a)Bài tập 1:
-Cho 1 HS đọc bài tập; lớp đọc thầm.
-GV giao việc: Đọc lại 2 câu văn và tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu
-GV cho HS làm bài,(GV dán băng giấy đã ghi sẵn 2 câu văn lên bảng) 2 HS làm bài trên bảng lớp. 
-Lớp nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng lớp.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
b)Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
-GV nhắc lại yêu cầu. HS làm bài. GV phát giấy cho 2 HS để HS làm bài. 2 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng.
Lớp nhận xét kết quả của bạn.GV chốt lại kết quả đúng.
c)Bài tập 3: GV hướng dẫn tương tự BT1
HS làm bài + trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
H Câu chuyện gây cười ở chỗ nào? (Ở chỗ bạn Hùng hiểu lầm câu hỏi của cô giáo.
Củng cố, dặn dò: (2p)
-GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS về nhà đọc thuộc phần ghi nhớ
Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2008
 Tập làm văn: Kiểm tra viết (văn kể chuyện)
Các hoạt động
 Cách tiến hành
Giới thiệu bài: (1p)
 Các em đã được ôn tập về văn Kể chuyện ở tiết Tập làm văn trước.Cô cũng đã dặn mỗi em về nhà đọc trước ba đề trong SGK để chọn cho mình một đề.Trong tiết Tập làm văn hôm nay các em sẽ làm một bài văn hoàn chỉnh cho một trong 3 đề các em đã chọn.
Hoạt động 1: (7p)
Hướng dẫn HS làm bài
MT: Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề bài để làm bài văn tốt hơn.
ĐD: Bảng lớp ghi 3 đề bài
PP: Giảng giải.
-GV ghi 3 đề bài trong SGK lên bảng lớp.
-GV lưu ý HS: Các em đọc lại 3 đề và chọn một trong 3 đè đó.Nếu em chọn đề 3 thì em nhớ kể theo lời nhân vật.
-Cho HS tiếp nối nhau nói tên bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể.
-GV ghi lên bảng lớp tên một vài câu chuyện cổ tích hoặc một vài câu chuyện các em đã được học, được đọc.
Hoạt động 2: (28p)
HS làm bài
MT: Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. 
ĐD: Giấy kiểm tra
PP: Động não, thực hành.
-HS làm bài.
-GV nhắc các em trình bày bài, tư thế ngồi...
Củng cố, dặn dò: (3p)
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn Học sinh về nhà đọc trước đề bài chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 23
 Toán: Thể tích của một hình.
Các hoạt động
 Cách tiến hành
Bài cũ: (5p)
GV chấm điểm ở VBT
H: Nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hhcn và hlp.
GV nhận xét + ghi điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1p)
GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
Bài mới:
Hoạt động 1: (15p)
Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình
MT: HS có biểu tượng về thể tích của một hình. Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản.
ĐD: Bộ đồ dùng dạy Toán 5
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải
-HS lấy hhcn đặt lên bàn. GV củng lấy hhcn đặt lên bàn.
-Lấy hlp đặt vào hhcn, GV cũng làm.
H: Vị trí của hlp như thế nào so với hhcn? HS trả lời.
GV: Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hhcn.
*Mỗi em lấy 1 số hình lập phương tuỳ ý đặt lên bàn xếp thành một khối. GV cũng làm.
GV: Cũng lấy bằng ấy số hình lập phương xếp thành một khối tuỳ ý. GV cũng làm.
H: Các em hãy so sánh thể tích của 2 hình các em vừa xếp được. HS nêu.
GV kết luận: Ta nói thể tích của 2 hình bằng nhau.
*Lấy 1 số hình lập phương tuỳ ý và xếp thành một khối. GV cũng làm tương tự.
 -Từ khối hình lập phương các em đã xếp, xếp thành 2 khối hình tuỳ ý. GV làm, đặt tên.
 GV cho HS so sánh thể tích của các hình.
HS nêu, GV kết luận và ghi bảng: Thể tích của hình A bằng tổng thể tích của hình B và hình C
Hoạt động 2: (16p)
Thực hành
MT: HS biết so sánh, nhận xét thể tích của một hình. Từ một số hình lập phương biết sắp xếp thành các hình khác nhau.
ĐD: Một số hình lập phương nhỏ có cạnh 1cm
PP: Động não, quan sát, thực hành
-HS quan sát, nhận xét các hình trong SGK Bài 1,2. GV gọi một số HS trả lời, yêu cầu các HS khác nhận xét và GV đánh giá bài làm của HS và kết luận.
Bài 3: GV tổ chức trò chơi thi xếp nhanh và được nhiều hình hộp chữ nhật bằng cách chuẩn bị đủ số hình lập phương nhỏ cạnh 1cm. Chia số HS trong lớp ra thành một số nhóm nhỏ .
-GV nêu yêu cầu của cuộc thi để HS tự làm.
-Các nhóm lên báo cáo kết quả của mình.
-GV đánh giá bài làm của HS.
-GV thống nhất kết quả.Chẳng hạn: Có 5 cách xếp 6 hình lập phương cạnh 1cm thành hình hộp chữ nhật như sau: (GV) làm mẫu.
Củng cố, dặn dò: (3p)
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà sắp xếp các hình lập phương nhỏ thành các hình khác nhau.
-Về nhà làm bài vào VBT.
 Hoạt động tập thể: Sinh hoạt Đội
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: (7p)
Đánh giá kết quả hoạt động
MT: Các đội viên nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần.
ĐD: Bảng theo giỏi, đánh giá.
-Chi đội trưởng lên đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Nêu được những việc Chi đội đã làm được theo kế hoạch và những việc gì mà Chi đội đã chưa làm được theo kế hoạch đã đề ra.
Hoạt động 2: (8p)
Thảo luận, rút kinh nghiệm
Mục tiêu: Rèn ý thức phê và tự phê của HS
PP: Hoạt động cả lớp
-HS thảo luận, phát phát biểu ý kiến cho bản đánh giá của Chi đội trưởng.
-HS bình chọn Đội viên xuất sắc nhất.
-GV nhận xét, đánh giá: Chúng ta đã bước sang Tuần thứ 2 của Học kì 2. Trong đợt thi Học kì 1 vừa rồi, chất lượng chưa được cao, vẫn còn có một số em dưới điểm.
Các em cần phải cố gắng nhiều trong thời gian tới.
-GV sơ kết lớp: Đọc số HS giỏi, HS khá, HS trung bình, HS yếu.
Hoạt động 3: (7p)
Phương hướng
MT: Đề ra phương hướng tuần tới.
PP: Đàm thoại, thảo luận.
-GV đề ra kế hoạch tuần tới: Tiếp tục thi đua học tập để chào mừng xuân mới. Mỗi Đội viên cần có ý thức học tốt hơn trong Học kì 2.
-HS thảo luận, phát biểu ý kiến để đóng góp cho phương hướng tuần tới hoàn thiện hơn.
Tổng kết: (10p)
Vài HS nhắc lại phương hướng tuần tới
HS sinh hoạt văn nghệ
GV nhận xét chung
 Đạo đức: Uỷ ban nhân dân xã (phường) em.
Các hoạt động
 Cách tiến hành
Bài cũ: (5p)
H: -UBND phường (xã) làm những công việc gì?
 -UBND xã (phường) có vai trò rấtquan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND?HS trả lời.
GV nhận xét, khen ngợi những HS đã nêu được những câu trả lời đúng.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo lời dặn của GV ở tiết trước.
Hoạt động 1: (10p)
Xử lí tình huống (Bài tập 2, SGK)
MT: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức.
ĐD: SGK để xem các tình huống..
PP: Thảo luận, thuyết trình.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS.
-Các nhóm HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác thảo luận, bổ sung ý kiến.
-GV kết luận: 
 +Tình huống (a): Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
 +Tình huống (b): Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
 +Tình huống (c): Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,...ủng hộ trẻ em vùng lũ lụt.
Hoạt động 2: (16p)
Bày tỏ ý kiến (bài tập 4, SGK)
MT: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
ĐD: SGK, giấy A4 
PP: Thảo luận, đóng vai.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã (phường) về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như: xây dựng sân chơi cho trẻ em như; tổ chức ngày 1 tháng 6, ngày rằm Trung thu cho trẻ em ở địa phương,....Mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một vấn đề.
-Các nhóm chuẩn bị.
-Đại diện các nhóm lên trình bày . Cả lớpthảo luận và bổ sung ý kiến.
-GV kết luận: 
UBND xã (phường) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (phường) và tham gia đóng góp ý kiến là một vấn đề tốt.
Củng cố, dặn dò:(4p)
GV nhận xét tiết học, dặn các em biết tham gia các hoạt động của xã ( phường).
-Dặn HS về nhà chuẩn bị tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
 Địa lí: Châu Âu.
Các hoạt động
Cách tiến hành
Bài cũ: (4)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-GV yêu cầu HS nêu các láng giềng của Việt Nam, nêu được vị trí và tên thủ đô của các nước này.
Bài mới:
Hoạt động 1: (10p)
Vị trí, địa lí giới hạn
MT: Dựa vào lược đồ, bản đồđể nhận biết mô tả được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Âu, đọc tên các dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu.
ĐD: Bản đồ thế giới
PP: Quan sát, động não, thảo luận.
Bước 1:-GV yêu cầu HS quan sát hình và bảng số liệu về diện tích của các châu lục ở bài 17; trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn, diện tích của châu Âu
-Cho HS so sánh diện tích của châu Âu với châu Á
Bước 2: HS báo cáo kết quả làm việc.
Bước 3: GV bổ sung: Châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành địa lục Á - Âu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc..
 Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương.
-GV treo bản đồ và cho HS lên bảng chỉ vị trí của châu Âu.
Hoạt động 2: (10p)
Đặc điểm tự nhiên
MT: Nắm được đặc điểm địa hình và đặc điểm thiên nhiên châu Âu.
ĐD: Bản đồ tự nhiên châu Âu
 Bản đồ các nước châu Âu
PP: Quan sát, động não, thảo luận
Bước 1: Các nhóm quan sát hình 1 trong SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi, đồng bằng. HS tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1. GV yêu cầu HS dựa vào ảnh để mô tả cho nhau nghe về quang cảnh của mỗi địa điểm.
Bước 2: GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc với kênh hình. Sau đó các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Bước3: GV bổ sung về mùa đôngtuyết phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thaomùa đông trên các dãy núi của châu Âu.
-GV treo bản đồ tự nhiên châu Âu, gọi vài HS lên xác định các dãy núi và đồng bằng của châu Âu.
-GV khái quát lại các ý chính.
Kết luận: Châu Âu có địa hình chủ yếu là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
Hoạt động 3: (10p)
Dân cư và hoạt động kinh tế của châu Âu
MT: Biết được đặc điểmdân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu.
ĐD: Bản đồ các nước châu Âu, tranh ảnh về dân cư châu Âu.
Bước 1: GV cho HS nhận xét bảng số liệuở bài 17 về dân ssố các nước châu Âu, qsát hình 3 để nhận xét sự khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á.
Bước 2: GV yêu cầu HS nêu kết quả làm việc.
Bước 3: GV cho HS quan sát hình 4 và gọi 1 số emyêu cầu kể tên những hoạt động sản xuất được phản ánh một phầnqua các ảnh trong SGK
Bước 4: GV bổ sung về cách thức tổ chức sx công nghiệp của các nước châu Âu
 Kết luận: Đa số người dân châu Âu là da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
Củng cố, dặn dò: (2p)
-GV nhận xét tiết học.Về nhà ôn lại bài, sưu tầm 1 số tranh ảnh về nước Nga, Pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 5 Tuan 22.doc