A. Đọc thầm:
Gà rừng và cáo.
Thấy gà rừng đỗ trên cây
Ranh ma mụ cáo đến ngay rình mò:
“Xin chào bạn quý gà gô
Tôi nghe bạn gáy hay ho tuyệt vời
Vội vàng tôi đến thăm chơi.”
Gà rằng: “Tôi cũng có lời cám ơn.”
Cáo nghe giả điếc phân trần:
“Trên cây bạn nói muôn phần khó nghe
Xuống đây, ra bãi cỏ kia
Cùng nhau đi dạo, thoả thuê chuyện trò.”
Gà rằng: “Chị thể tất cho,
Chim muông xuống đất nguy cơ vô vàn.”
Cáo rằng: “Đây rất bình an
Hay bạn sợ kẻ cắn càn là tôi?”
“ Không! Không! Không phải chị rồi
Nhưng còn thú khác trên đời thiếu chi.” Cáo rằng: “Bạn chớ cả nghi
Đã ban bố lệnh thực thi hoà bình.”
Gà rằng: “Hẳn đã bãi binh
Nên chi chị cáo yên bình dường kia.
Dù khi đàn chó đến kìa
Trước đây họ đến, chị thì chạy ngay.”
Cáo nghe gà nói, vểnh tai
Co chân luống cuống tính bài lủi mau.
Gà rằng: “Chị định đi đâu?
Đã có lệnh, chó dám đâu làm càn.”
Cáo rằng: “Nào biết ngay gian
E rằng chó chửa nghe ban lệnh này.
Nói rồi ù té chạy ngay
( Trần Cường )
Tuần 22 Thứ hai ngày tháng 1 năm 2011 Tiếng Việt ( 2 tiết) đọc hiểu - luyện viết Đọc thầm: Gà rừng và cáo. Thấy gà rừng đỗ trên cây Ranh ma mụ cáo đến ngay rình mò: “Xin chào bạn quý gà gô Tôi nghe bạn gáy hay ho tuyệt vời Vội vàng tôi đến thăm chơi.” Gà rằng: “Tôi cũng có lời cám ơn.” Cáo nghe giả điếc phân trần: “Trên cây bạn nói muôn phần khó nghe Xuống đây, ra bãi cỏ kia Cùng nhau đi dạo, thoả thuê chuyện trò.” Gà rằng: “Chị thể tất cho, Chim muông xuống đất nguy cơ vô vàn.” Cáo rằng: “Đây rất bình an Hay bạn sợ kẻ cắn càn là tôi?” “ Không! Không! Không phải chị rồi Nhưng còn thú khác trên đời thiếu chi.” Cáo rằng: “Bạn chớ cả nghi Đã ban bố lệnh thực thi hoà bình.” Gà rằng: “Hẳn đã bãi binh Nên chi chị cáo yên bình dường kia. Dù khi đàn chó đến kìa Trước đây họ đến, chị thì chạy ngay.” Cáo nghe gà nói, vểnh tai Co chân luống cuống tính bài lủi mau. Gà rằng: “Chị định đi đâu? Đã có lệnh, chó dám đâu làm càn.” Cáo rằng: “Nào biết ngay gian E rằng chó chửa nghe ban lệnh này. Nói rồi ù té chạy ngay ( Trần Cường ) B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: Gà rừng đứng ở đâu? a.Trong rừng b.Trên cây c.Trên bãi cỏ 2. Trong bài thơ, gà rừng và cáo được nhân hoá bằng cách nào? Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, để tả gà rừng và cáo. Dùng các đại từ chỉ người để chỉ gà rừng và cáo. Dùng các tính từ chỉ đặc điểm của người để tả gà rừng và cáo. Cả hai ý trên. Do đâu gà rừng nhận ra cáo ranh ma? Do hành động, tính cách và lời nói của cáo. Do khả nghi Do cáo vội vàng đến thăm chơi Em hiểu “ Tôi nghe bạn gáy hay ho tuyệt vời” nghĩa là thế nào? Gà rừng gáy rất hay. Gà rừng vừa gáy vừa ho Gà rừng gáy rất đẹp ý chính của bài thơ là gì? Cuộc trò chuyện giữa gà rừng và cáo Tả gà rừng và cáo Mụ cáo yêu ma Trong câu nào dưới đây, từ “chạy” được dùng với nghĩa gốc? Em bé chạy rất nhanh. Xe đạp chạy bon bon. Mẹ tôi đã chạy đủ số tiền bị phạt. “ Bình an” có nghĩa là gì? Bình yên vô sự Hoà bình không có chiến tranh Sự ổn định Trong câu “ Thấy gà rừng đỗ trên cây”, từ “ đỗ” thuộc từ loại nào? Danh từ Động từ Tính từ 8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? Gà gô, hay ho, vội vàng, phân trần, chuyện trò, vô vàn, cắn càn Gà gô, hay ho, thực thi, vội vàng, cắn càn, bãi binh, luống cuống Hay ho, vội vàng, luống cuống 9. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “hoà bình”? Bình yên Chiến tranh Yên ổn Tiết 2: Chính tả: (20 phút) Nghe viết: Cảnh chiều trên sông Hương Chiều trên sông Hương thanh bình và tĩnh lặng . Dòng sông trong xanh dịu dàng như một dải lụa mềm duyên dáng vắt ngang cả vùng ngút ngát cây xanh. Nước lững lờ trôi cùng những con sóng lăn tăn lấp loáng ánh nắng chiều. Một màn sương mỏng tang, bảng lảng, giăng giăng ngang trời khiến cảnh vật thêm mơ mộng, một vẻ mơ mộng rất riêng biệt của sông Hương xứ Huế. Thuyền ai đang buông chèo, mặc cho sóng nước đẩy đưa cùng những sợi khói nấu cơm chiều lan toả?.. Toán ôn tập I. mục tiêu - Củng cố cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. - HS luyện tập giải toán, có liên quan đến diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. II. Hoạt động dạy học 1. GV củng cố kiến thức đã học: Củng cố cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. HS luyện tập giải toán, có liên quan đến diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật 2. HS làm các bài tập sau: - GV nêu các bài tập. - HS làm lần lượt các bài tập. Bài 1: Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 24dm, chiều rộng 1,2m, chiều cao 1,4m. Bài 2: Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài m, chiều rộng m, chiều cao 2m. Bài 3: Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong phòng là: chiều dài 9m, chiều rộng 6,4m, chiều cao 4 m. Người ta quét vôi trần nhà và các bức tường phía trong phòng. Tính diện tích cần quét vôi, biết rằng diện tích của các cửa bằng 25% diện tích trần nhà. Bài 4(HSK,G) Một thùng làm bằng tôn không có nắp dạng hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh 7,2m2, chiều dài hơn chiều rộng 0,2m. Tính diện tích tôn để làm cái thừng đó, biết chiều dài của thùng là 1,2m(không kể mép hàn) * HS làm bài GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng - GV và HS chữa bài, GV kết hợp củng cố kiến thức của từng bài + Bài tập 1, 2: Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. + Bài tập 3 : Củng cố cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật và toán tỉ số phần trăm. + Bài tập 4: Giúp HS thấy được khi biết diện tích xung quanh, muốn tính chiều cao ta lấy diện tích xung quanh chia cho chu vi đáy. Và ngược lại muốn tính chu vi đáy ta lấy diện tích xunh quanh chia cho chiều cao. 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày tháng 1 năm 2011 Tiếng việt : Luyện từ và câu mở rộng vốn từ : công dân I.Mục tiêu : - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Công dân. - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2.Dạy bài mới : - Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1 : Nối từ công dân ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B A B Người làm việc trong cơ quan nhà nước. Công dân Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. Người lao động chân tay làm công ăn lương. Bài tập 2: Đặt 2 câu, trong mỗi câu đều có từ công dân. Bài làm Bố em là một công dân gương mẫu. Mỗi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. Bài tập 3 : Tìm những từ đồng nghĩa với từ công dân. Bài làm Những từ đồng nghĩa với từ công dân là : người dân, dân chúng, nhân dân, dân, 3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh Toán Ôn tập I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về các thông tin về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Củng cố về cách tính diện tích xung quanh và toàn phần của hình lập phương. II. Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ:- Hình lập phương khác với hình hộp chữ nhật như thế nào ? 2. Bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: A B N P Q D M C Cho hình hộp chữ nhật a) Viết tiếp vào chỗ chấm thích hợp: DQ = AM = ...... = ........ AB = MN = ...... = ........ AD = BC = ...... = ........ b) Biết chiều dài 7cm, chiều rộng 4 cm, chiều cao 5cm. Tính diện tích mặt đáy ABCD và các mặt bên DCPQ, AMQD. - Hướng dẫn HS tìm cạnh bằng nhau. - HS làm bài vào vở - Chữa bài. 4cm Bài 2: Vẽ hình lập phương có cạnh 4 cm. - HS làm bài vào vở - Chữa bài. Bài 3: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,5m. Bài toán này GV củng cố lại cách tính diện tích cho HS yếu. Bài 4: Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 1,5dm. Hỏi diện tích bìa cần dùng để làm hộp bằng bao nhiêu dm2 (không tính mép dán) ? - GV đưa ra bài toán. - Hướng dẫn HS tính diện tích miếng bìa (gồm 5 mặt). - Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. Bài 5(HSK,G) Diện tích toàn phần của hình lập phương thứ nhất là 54 cm2, diện tích toàn phần của hình lập phương thứ hai là 216 cm2. Hỏi cạnh của hình lập phương thứ hai dài gấp mấy lần cạnh của hình lập phương thứ nhất ? - Hướng dẫn HS tìm số lần diện tích 1 mặt của hình lập phương thứ hai so với hình lập phương thứ nhất rồi suy ra kết quả: (216 : 54 = 4 lần; Vậy cạnh thứ hai dài gấp: 4 : 2 = 2 lần cạnh thứ nhất). * HS có thể giải bằng cách khác. 3- Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại cách tính diện tích. Thứ tư ngày tháng 1 năm 2011 Môn Tiếng Việt( 2 tiết) Tập làm văn – luyện từ và câu I. Mục tiêu: - ôn tập về câu, và từ loại, nghĩa của từ - Viết văn tả cảnh II. Các hoạt động dạy học( tiết 1: HĐ1- Tiết 2: HĐ2) HĐ1: ôn luyện từ và câu - GV chép đề lên bảng, HS làm vào vở cá nhân - Chữa bài Bài 1:Viết tiếp từ ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu và chỉ câu của em thuộc loại câu gì? a) Thành phố Hà Nội....... b) ........cụ già kể chuyện....... Bài 2: Xác định từ loại của những từ được gạch chân: a, Mấy hôm nay bạn ấy suy nghĩ dữ lắm. b, Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn. c, Trong trận bóng đá chiều nay, đội lớp 5A đã chiến thắng giòn giã. d, Sự chiến thắng của đội lớp 5A, có công đóng góp của cả trường. Bài 3: (2 điểm)Em hãy giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau: a, Một nắng hai sương. b, ở hiền gặp lành. Bài 4: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết mỗi câu thuộc loại câu gì ? (Câu đơn hay câu ghép) a, Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục. b, Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. HĐ2: Tập làm văn: Mùa xuân, quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất ( bài viết khoảng 20 – 25 dòng ). Toán Ôn: Luyện tập tính diện tích I. Mục tiêu: - Củng cố về cách tính diện tích các hình vẽ. - Rèn kỹ năng cắt ghép hình để quy về các hình vuông, hình chữ nhật. II- Đồ dùng :Bảng phụ bài tập 1 III. Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: Nêu công thức tính diện tích vuông, hình chữ nhật ? 2. Bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Một thửa ruộng có kích thước như hình bên 40m 60,5m 40m 30m Tính diện tích thửa ruộng đó ? - GV đưa ra bảng phụ. - Hướng dẫn HS chia thành 2 hình CN. - Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. 5m 5m 6m 6m 7m 16m Bài 2: Tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ dưới đây: - GV đưa ra bài toán. - Hướng dẫn HS chia thành 3 hình. - Tính diện tích từng hình. - Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. 3- Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại cách tính diện tích. Nhận xét và kí duyệt của Ban giám hiệu: .
Tài liệu đính kèm: