Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 23

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 23

Tiết 111. Bài: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối (tr 116)

I. MỤC TIÊU:

 + HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo.

 + HS nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

 + GD: Tính chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: * GV: Hình lập phương cạnh 1 dm, 1 cm.

 * HS: Hình vẽ SGK/ 116

III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, Luyện tập thực hành, Hoạt động nhóm,

 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định 1 Hát

2. Bài cũ: 4

- Chữa bài 2 (sgk/ 115)

- Nêu căn cứ để xác định thể tích một hình ?

- Nhận xét, cho điểm.

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn: Toán.
Tiết 111. Bài: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối (tr 116) 
I. MỤC TIÊU:
 + HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo.
 + HS nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
 + GD: Tính chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: * GV: Hình lập phương cạnh 1 dm, 1 cm.
 * HS: Hình vẽ SGK/ 116
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, Luyện tập thực hành, Hoạt động nhóm, 
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định 1’ Hát
2. Bài cũ: 4’ 
- Chữa bài 2 (sgk/ 115)
- Nêu căn cứ để xác định thể tích một hình ?
- Nhận xét, cho điểm..........................................................................................................................
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài
Giáo viên.
Học sinh.
Hoạt động 1: Khái niệm
- Giới thiệu hình lập phương cạnh 1dm, 1cm, nêu khái niệm?
- Cho HS đọc, viết kí hiệu.
- Quan sát hình, nêu mối quan hệ giữa dm3 và cm3 ?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 (tr 116):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài cá nhân. 
- GV chữa bài, ghi điểm.
Bài 2 (tr 117):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm theo cặp.
- GV chữa bài, ghi điểm.
- Củng cố mối quan hệ giữa dm3 và cm3.
- Quan sát – Nhận xét
- Khái niệm SGK/ 116
- Viết: cm3 - Đọc: xăng-ti-mét khối.
- Viết: dm3 - Đọc: đề-xi-mét khối.
 1 dm3 = 1000 cm3
Bài 1 (tr 116) - HS đọc - Làm bài: vở , bảng: 
Viết số
Đọc số
519 dm3
Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối
85,08dm3
Tám lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối
 cm3
Bốn phần năm xăng-ti-mét khối
192cm3
Một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối.
2001dm3
Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối
 cm3
Ba phần tám xăng-ti-mét khối
Bài 2 (tr 117) - HS đọc - Làm bài: vở - bảng: 
a) 1dm3 = 1000cm3  ; 375dm3 = 375 000cm3
 5,8dm3 = 5800cm3 ; dm3 = 0,8dm3 = 800cm3 
 b) 2000cm3 = 2dm3 ; 154 000cm3 = 154dm3 
490 000cm3 = 490dm3 ; 5100cm3 = 5,1dm3
- 2 HS
4. Củng cố 2’ 
- Nêu khái niệm, mối quan hệ giữa dm3 và cm3 ?
5.Rút KN-HDVN1’.
- Về nhà học, làm BT.
- Tiết sau: Mét khối.- Nhận xét tiết học
...........................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................
*********************************************************
 Môn: Toán.
Tiết 112. Bài: Mét khối (tr 117) 
I. MỤC TIÊU: 
 + HS có biểu tượng về mét khối; đọc và viết đúng mét khối.
 + HS nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối dựa trên mô hình. Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Biết giải một số bài tập có liên quan đến mét khối, xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
 + GD: Tính chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 * HS: Hình SGK/ 117. 
 * GV: Hình lập phương cạnh 1 m. 
II.CHUẨN BỊ: 
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, Luyện tập thực hành, Hoạt động nhóm, 
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định 1’ Hát
2. Bài cũ: 4’ 
- Chữa bài 2 (sgk/ 117).
- Nêu khái niệm, mối quan hệ giữa dm3 và cm3 ?
- Nhận xét, cho điểm..........................................................................................................................
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài
Giáo viên.
Học sinh.
Hoạt động 1: Khái niệm.
- Giới thiệu hình lập phương cạnh 1m, nêu khái niệm?
- Cho HS đọc, viết kí hiệu.
- Quan sát hình, nêu mối quan hệ giữa m3, dm3 và cm3 ?
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học ?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 (tr 118):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài cá nhân. 
- GV chữa bài, ghi điểm.
Bài 2 (tr 118):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm nhóm đôi.
- Chữa bài, ghi điểm.
- Nêu cách làm ?
Bài 3 (tr 118):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Treo hình vẽ 
- Hướng dẫn nhận xét – Giải.
- Chữa bài, ghi điểm.
- Quan sát – Nhận xét
- Khái niệm SGK/ 117
- Viết: m3 - Đọc: mét khối.
 1 m3 = 1000 dm3 
 1 m3 = 1 000 000 cm3
- SGK/ 117
Bài 1 (tr 118): 
- HS đọc
- Làm bài: vở, bảng: 
a) Miệng: 15m3: mười lăm mét khối
205 m3: hai trăm linh năm mét khối
 m3: hai lăm phần một trăm mét khối
0,911m3: không phẩy chín trăm mười một mét
 khối
b) Viết số : 7200 m3 ; 400 m3 ; m3 ; 0,05 m3
Bài 2 (tr 118): 
- HS trao đổi - Làm bài: vở , bảng: 
a)1 cm3 = 0,001 dm3 ; 13,8 m3 = 13800 dm3 
 5,216 m3 = 5216 dm3 ; 0,22 m3 = 220 dm3 
b) 1 dm3 = 1000 cm3 
 m3 = 0,25m3 = 250 000 cm3 
1,969 dm3 = 1969 cm3 
 19,54 m3 = 19 540 000 cm3 
Bài 3 (tr 118): 
- HS trao đổi - Làm bài: vở , bảng:
 Bài giải
- Nhận xét: sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1 dm3. 
Mỗi lớp có số hình lập phương 1 dm3 là:
 5 3 = 15 (hình)
Số hình lập phương 1 dm3 xếp đầy hộp là:
 15 2 = 30 (hình)
 Đáp số : 30 hình.
4. Củng cố 2’ 
- Nêu khái niệm mét khối ?
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học ?
5.Rút KN-HDVN1’.
- Về nhà học, làm bài tập.
- Tiết sau: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học.
...........................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................
*********************************************************
Chính tả (23) : Nhớ - viết: Cao Bằng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - HS nhớ – viết, trình bày đúng chính tả 4 khổ đầu của bài thơ Cao Bằng.
 - HS viết hoa đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam.
 - GD: Tính cẩn thận, rèn trí nhớ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
* GV: Phiếu BT viết nội dung BT 2.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
Vấn đáp, Luyện tập thực hành, Hoạt động nhóm, 
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định 1’ Hát
2. Bài cũ: 4’ 
- Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ?
- GV đọc cho HS viết 2 tên người, 2 tên địa lí Việt Nam ?
- Nhận xét, cho điểm..........................................................................................................................
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Nhớ - viết chính tả.
- Cho đọc thuộc lòng 4 khổ đầu của bài Cao Bằng.
- Nội dung đoạn viết ?
- Cho HS viết từ khó: bảng, nháp.
- Tìm các danh từ riêng viết hoa ?
- Hình thức trình bày ?
- Yêu cầu HS nhớ – viết chính tả.
- GV chấm một số bài.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 2 (tr 48) 
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài theo cặp.
- Chữa bài, ghi điểm.
- Gọi đọc câu văn đã điền đủ.
- Nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ?
Bài 3 (tr 48) 
- Gọi đọc yêu cầu, nội dung bài.
- GV nói cụ thể về các địa danh trong bài: Tùng Chinh thuộc Quan Hóa, Thanh Hóa. Pù Mo, Pù Xai thuộc Mai Châu, Hòa Bình.
- Cho làm cá nhân.
- Chữa bài.
- Nghe – viết: Hà Nội. Ôn quy tắc viết hoa 
- 2 HS
- Cả lớp viết: Bế Văn Đàn, Lê Thị Pha, Bảo Lộc, Đà Lạt.
- HS đọc.
- Địa thế đặc biệt của Cao Bằng và lòng mến khách của người dân Cao Bằng.
- Đèo Giàng, vượt, mận ngọt.
- Đèo Gió, Đèo Giàng, Cao Bắc, Cao Bằng.
- 4 khổ thơ 5 chữ.
- HS nhớ – viết bài. Tự soát lỗi.
- Cặp HS đổi vở cho nhau để soát lỗi + SGK/ 41.
Bài 2 (tr 48) - Làm bài: vở, phiếu BT:
- Các tên riêng cần điền:
a) Côn Đảo, Võ Thị Sáu.
b) Điện Biên Phủ, Bế Văn Đàn.
c) Công Lý, Nguyễn Văn Trỗi.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
Bài 3 (tr 48) 
- HS đọc : Cửa gió Tùng Chinh.
- Nghe.
- Làm bài: vở , bảng:
Viết sai Sửa lại
Hai ngàn Hai Ngàn
Ngã ba Ngã Ba
Pù mo Pù Mo
pù xai Pù Xai
 4. Củng cố 2’ 
- Nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ?
5.Rút KN-HDVN1’.
- Về nhà viết lại từ viết sai trong bài chính tả, làm lại BT, học thuộc quy tắc.
- Tiết sau: Nghe – viết: Núi non hùng vĩ. Ôn quy tắc viết hoa.
- Nhận xét tiết học.
...........................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................
*********************************************************
 Luyện từ và câu
45Mở rộng vốn từ :Trật tự - An ninh (tr 48)
I. MỤC TIÊU: 
 + Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về: Trật tự – An ninh. 
 + HS nắm được nghĩa của từ trật tự, biết vận dụng làm đúng bài tập. 
 + GDHS: Ý thức kỉ luật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 * GV: - Từ điển Tiếng Việt.
 - Phiếu BT kẻ bảng nội dung BT 2, 3 / 49. 
III. PHƯƠNG PHÁP: 
Vấn đáp, Luyện tập thực hành, Hoạt động nhóm, 
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định 1’ Hát
2. Bài cũ: 4’
 - Gọi HS chữa BT 2,3 (tr 44,45)
- Kiểm tra ghi nhớ ?
- Nhận xét, cho điểm..........................................................................................................................
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài tập 1 (tr 4 ... ...................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................
*********************************************************
Môn: Khoa học.
Tiết 45. Bài: Sử dụng năng lượng điện (tr 92) 
I. MỤC TIÊU:
 + HS kể được một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
 + HS kể được một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Kể được một số loại nguồn điện.
 + GDHS : Dùng điện an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 * GV: Phiếu BT (HĐ 3) 
 * HS: - Hình SGK/ 92, 93 - Tranh ảnh hoặc vật thật về đồ dùng, máy móc sử dụng điện (nhóm) 
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, Luyện tập thực hành, Hoạt động nhóm, 
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định 1’ Hát
2. Bài cũ: 4’ 
- Sử dụng năng lượng của gió, của nước chảy để làm gì ? Liên hệ thực tế ?
- Nhận xét, cho điểm..........................................................................................................................
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Dòng điện mang năng lượng 
- Cho làm việc cả lớp.
- Kể một số đồ dùng sử dụng điện (trong đó loại nào  để thắp sáng, đốt nóng, chạy máy)?
- Điện mà các đồ dùng đó sử dụng lấy từ đâu?
- GV chốt ý: Các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện được gọi chung là nguồn điện
Hoạt động 2: Ứng dụng của dòng điện.
- Cho làm việc nhóm 5: Quan sát tranh ảnh, vật thật đã chuẩn bị:
- Kể tên của chúng và nguồn điện chúng cần sử dụng; nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó ?
- GV chốt ý.
Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- GV hướng dẫn: Chia HS thành 2 đội, GV quy định thời gian, đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn là thắng.
- Cho HS chơi.
- GV chốt ý
Hoạt động 4: Vai trò của dòng điện 
- Quan sát hình 1 (tr 92) – Trả lời:
- Bóng điện, đèn pin, bàn ủi, nồi cơm, máy sấy tóc, ti vi, tủ lạnh, quạt, máy tính,  
- Từ pin, ắc quy, nhà máy điện cung cấp,
- Nghe.
- Thảo luận – Giới thiệu trước lớp:
- Bóng điện, ti vi dùng nguồn điện do nhà máy điện cung cấp hoặc ắc quy, dòng điện làm cho bóng điện sáng lên, ti vi hiện hình ảnh và âm thanh.
- Máy tính bỏ túi dùng nguồn điện do pin cung cấp, dòng điện làm cho máy hoạt động giúp ta có thể tính toán, 
- Nghe , tham gia chơi – Trình bày phiếu BT:
- Tìm dụng cụ, máy móc sử dụng điện phục vụ các lĩnh vực: sinh hoạt hàng ngày, thông tin, giao thông, nông nghiệp, giải trí, 
- Mục Bạn cần biết SGK/ 93
4. Củng cố 2’ 
- Tại sao nói dòng điện mang năng lượng ?
- Khi sử dụng điện cần lưu ý điều gì ?
5.Rút KN-HDVN1’.
- Dặn HS về nhà học, làm BT.
- Tiết sau: Lắp mạch điện đơn giản.
- Nhận xét tiết học.
...........................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................
*********************************************************
 Môn: Lịch sử
Tiết 23. Bài : Nhà máy hiện đại đầu tiên 
 của nước ta (tr 45)
I. MỤC TIÊU: 
 + HS nắm được hoàn cảnh ra đời và vai trò của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 + HS nêu được những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
 + GD : Lòng yêu nước, biết ơn người đã giúp đỡ mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. 
 * HS: - Hình SGK.
 * GV: - Phiếu BT (HĐ 1)
 III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, Luyện tập thực hành, Hoạt động nhóm, 
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định 1’ Hát
2. Bài cũ: 4’ 
- Nêu nguyên nhân nổ ra phong trào Đồng khởi ở Bến Tre ?
- Ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ?
- Bài học ?
- Nhận xét, cho điểm..........................................................................................................................
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài
Giáo viên.
Học sinh.
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời.
- Gọi đọc đoạn sgk/ 45.
- Cho làm việc nhóm 5.
- Tình hình nước ta sau khi hòa bình lập lại ?
- Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Tóm tắt quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội ? (thời gian khởi công, khánh thành, địa điểm xây dựng, quy mô, ai giúp đỡ xây dựng)
- GV chốt ý.
Hoạt động 2: Vai trò của Nhà máy
- Gọi đọc phần còn lại sgk/ 46
- Cho làm việc nhóm 2.
- Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ?
- Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho Nhà máy phần thưởng cao quý nào ?
- GV chốt ý.
Hoạt động 3: Ý nghĩa 
- Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa gì ?
- 1 HS.
- 1 HS.
- HS đọc: Từ đầu ... thực dân xâm lược.
- Trao đổi – Trình bày : Phiếu BT: 
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
- Để góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ có năng suất lao động thấp và làm nòng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta.
 -12/ 1955, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà máy được khởi công xây dựng ở phía tây nam Thủ đô Hà Nội (hơn 10 vạn mét vuông), vào loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Sau gần 1000 ngày đêm lao động, 4/ 1958 Nhà máy khánh thành. 
- HS đọc
- Thảo luận – Trình bày: 
- Sản xuất máy phay, máy tiện, máy khoan, tên lửa A12, ...
- 9 lần đón Bác về thăm. Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất, nhiều cán bộ, công nhân được nhiều phần thưởng cao quý khác.
- Bài học SGK/ 46
 4. Củng cố 2’ 
- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sgk/ 46
5.Rút KN-HDVN1’.
- Dặn HS về học, làm BT.
- Tiết sau: Đường Trường Sơn
- Nhận xét tiết học.
...........................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................
*********************************************************
 Môn: Kĩ thuật	
Tiết 23. Bài: Nuôi dưỡng gà (tr 62) 
I. MỤC TIÊU: + HS nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
 + HS biết cách cho gà ăn uống.
 + GD : Ý thức chăm sóc gà, áp dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: * HS : - Hình vẽ SGK/ 63.
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, Luyện tập thực hành, Hoạt động nhóm, 
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định 1’ Hát
2. Bài cũ: 4’ 
- Nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà ?
- Nêu tác dụng, tên thức ăn của nhóm thức ăn cung cấp khoáng, vi-ta-min ?
- Gia đình em cho gà ăn thức ăn nào ?
- Nhận xét, cho điểm..........................................................................................................................
3. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài
Giáo viên.
Học sinh.
Hoạtđộng 1: Mục đích, ý nghĩa.
- Cho đọc mục 1 sgk/ 62.
- Thế nào là nuôi dưỡng gà ?
- Nuôi dưỡng gà nhằm mục đích gì ?
- Nuôi dưỡng gà hợp lí có ý nghĩa gì ?
Hoạt động 2: Cách cho gà ăn.
- Cho đọc mục 2a sgk/ 62.
- Cho làm việc nhóm 5:
- Nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng ? Giải thích ?
- Liên hệ việc cho gà ăn ở gia đình, địa phương em ?
- GV chốt ý.
Hoạt động 3: Cách cho gà uống
- Nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật ?
- Cho đọc mục 2b sgk/ 63.
- Cho làm việc nhóm đôi.
- Vì sao cần cho gà uống nhiều nước?
- Nêu cách cho gà uống nước ? Liên hệ gia đình, địa phương em ?
Hoạt động 4: Ghi nhớ
- 1 HS.
- HS đọc – Họat động lớp - Trả lời:
- Công việc cho gà ăn, uống.
- Cung cấp nước, chất dinh dưỡng cần thiết cho gà.
- Giúp gà khỏe mạnh, ít bệnh, lớn nhanh, sinh sản tốt.
- HS đọc – Quan sát hình 1 sgk/ 62
- Trao đổi – Trình bày phiếu BT:
- HS trả lời sgk/ 62
- Giải thích: Vì bột đường, đạm cung cấp năng lượng hoạt động và tạo thịt, mỡ phù hợp với sự phát triển của gà giò. Vì đạm, khoáng, vi-ta-min là các chất tham gia tạo thành trứng gà. 
- HS tự liên hệ.
- Là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan từ thức ăn, thải các chất thừa, độc hại trong cơ thể.
- HS đọc – Quan sát hình 2/ 63
- Trao đổi – Trả lời:
- Vì gà ăn chủ yếu là thức ăn khô.
- HS trả lời sgk/ 63. HS tự liên hệ thực tế.
- HS đọc Ghi nhớ SGK/ 64
4. Củng cố 2’ 
- Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà ?
5.Rút KN-HDVN1’.
- Dặn HS về nhà học, làm BT. - Tiết sau: Chăm sóc gà.- Nhận xét tiết học.
...........................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................
*********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docca tuan 23.doc