TẬP ĐỌC
Luật tục xưa của người Ê-đê
I. Mục đích - Yêu cầu :
1.Đọc thành tiếng :
-Đọc đúng : xử phạt, khoanh, lấy củi, của cải, quạ mổ
-Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trân trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
2.Đọc hiểu :
-Từ ngữ : luật tục, song, tang chứng, nhân chứng, trả lại đủ giá
-Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê- đê học sinh hiểu : Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người sống phải sống, làm việc theo pháp luật.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta.
Tuần : 24 Ngày soạn : 22/2/2009 Ngày dạy : 23/2/2009 Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2009 TẬP ĐỌC Luật tục xưa của người Ê-đê I. Mục đích - Yêu cầu : 1.Đọc thành tiếng : -Đọc đúng : xử phạt, khoanh, lấy củi, của cải, quạ mổ -Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trân trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. 2.Đọc hiểu : -Từ ngữ : luật tục, song, tang chứng, nhân chứng, trả lại đủ giá -Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê- đê học sinh hiểu : Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người sống phải sống, làm việc theo pháp luật. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. -Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Giáo viên Học sinh 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ : -GV gọi một số HS lên bảng đọc bài “Chú đi tuần” và trả lời câu hỏi. -Nhận xét đánh giá cho điểm HS. 3. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài HĐ 1 : Luyện đọc. MT : Đọc đúng : xử phạt, khoanh, lấy củi, của cải, quạ mổ. Đọc lưu loát bài văn. -Cho HS đọc bài. -GV chia 3 đoạn. Đ1: Về cách xử phạt. Đ2: Về tang chứng và nhân chứng. Đ3: Về các tội. -Cho HS đọc đoạn. -Luyện đọc các từ ngữ: xử phạt, khoanh, lấy củi, của cải, quạ mổ -Cho HS đọc theo nhóm 2. -Cho HS đọc cả bài. -GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu : Cần đọc nói giọng rõ ràng, dứt khoát giữa các câu, đoạn thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục. HĐ 2 : Tìm hiểu bài. MT : HS hiểu được nội dung bài. +Đ1+2. H: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? +Đ3. H: kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội. GV chốt lại: các loại tội trạng được người Ê- đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục. H: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng. -GV người Ê-đê đã dùng luật tục ấy để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình. H: Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết. -GV nhận xét và đưa bảng phụ ghi 5 luật của nước ta. Bảng phụ -Luật giáo dục. -Luật phổ cập tiểu học -Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. -Luật bảo vệ môi trường. -Luật giao thông đường bộ. -Ghi chú: GV cũng có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. H.Nêu đại ý của bài ? HĐ 3 : Luyện đọc diễn cảm. MT : Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trân trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. -Cho HS đọc bài. -GV đưa bảng phụ chép đoạn từ tội không hỏi mẹ cha đến cũng là có tội và hướng dẫn cho HS luyện đọc. -Cho HS thi đọc. -GV nhận xét và khen những HS đọc tốt. 4. Củng cố - Dặn dò : -Dặn HS về nhà đọc trước bài Tập đọc cho tiết Tập đọc sau. -HS kiểm tra, báo cáo. -HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. -Nghe. -HS lắng nghe. -1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. -HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK. -HS lần lượt đọc đoạn, đoạn 3 dài có thể cho 2 HS đọc. -Từng cặp HS đọc nối tiếp. -HS đọc cả bài. -1 HS đọc chú giải. -HS theo dõi. -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. -Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. -2 HS đọc nối tiếp. Lớp đọc thầm. -Những việc có tội là : +Tội không hỏi mẹ cha. +Tội ăn cắp. +Tội giúp kẻ có tội.. -Chuyện nhỏ thì xử nhẹ. Chuyện lớn xử nặng. -Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử như vậy. -HS lần lượt phát biểu. -Lớp nhận xét. -Bài văn cho biết người Ê-đê từ xưa đã có luật định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của dân làng. -3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài. -HS luyện đọc đoạn. -Một vài HS thi đọc. -Lớp nhận xét. -Nghe KHOA HỌC Lắp mạch điện đơn giản (Tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn. - Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: Giáo viên: - Chuẩn bị cho nhóm (mỗi nhóm): một cục pin, dây đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ, - Chuẩn bị chung: bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây). -Phiếu học tập nhóm. Học sinh : - SGK. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ: Lắp mạch điện đơn giản. -Nêu vai trò của điện ? -Nêu điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn ? -Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài HĐ3: Vật dẫn điện, vật cách điện. MT : Biết được vật dẫn điện, vật cách điện. Chia HS thành các nhóm (4HS) -0Phát phiếu cho các nhóm -Hướng dẫn. B1 : lắp mạch điện đúng để sáng đèn. B2 : tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn. B3 : chèn một số vật bằng kim loại, sứ, ... vào chỗ hở của mạch điện. B4 : Quan sát hiện tượng và ghi vào phiếu. -Cho các nhóm làm việc. -GV quan sát, giúp đỡ HS (nếu cần). -Cho các nhóm báo cáo kết quả. H. Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? H. Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? KL : chúng ta phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện, không được chạm tay vào lõi dây điện và các bộ phận dẫn điện. HĐ2: Vai trò của cái ngắt điện, thực hành làm cái ngắt điện đơn giản. MT : Hiểu được vai trò, tác dụng của cái ngắt điện, biết làm cái ngắt điện đơn giản. H. Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì ? H. Nò ở vị trí nào trong mạch điện ? H. Nó có thể chuyển động như thế nào ? H. Dự đoán tác độnbg của nó đến mạch điện khi nó chuyển động ? GV yêu cầu HS làm một cái ngắt điện đơn giản để hiểu thêm tác dụng của nó. H. Em biết những cái ngắt điện nào trong cuộc sống ? KL : Cái ngắt điện dùng để ngắt dòng điện khi cần, ... 3. Củng cố - Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -Chuẩn bị: An toàn và tránh lãng phí khi dùng điện. -HS lên bảng trả lời. -HS đọc hướng dẫn thực hành trang 96. -HS theo dõi. -Các nhóm thực hành. -Các nhóm báo cáo kết quả thực hành. -Vật dẫn điện. -Vật cách điện. -HS quan sát cái ngắt điện. - vật dẫn điện. -nằm trên đường dẫn điện. -Sự chuyển động của nó có thể làm cho mạch điện kín hoặc hở. -HS nêu. -HS làm theo nhóm : dùng cái ghim giấy làm cái ngắt điện cho mạch điện đơn giản. -công tắc đèn, công tắc điện, cầu dao, cầu chì, ... -HS theo dõi. Đạo đức Bài 11 : Em yêu tổ quốc Việt Nam (Tiết 2) I. Mục tiêu : Giúp HS. -Tổ quốc em là Việt Nam. -Cần hiểu biết về lịch sử dân tộc Việt Nam. -Em cần phải học tập tốt để sau này góp sức xây dựng tổ quốc Việt Nam. -Em cần gìn giữ truyền thống, nét văn hoá của đất nước mình, trân trọng yêu quý mọi người, sản vật quê hương Việt Nam. -Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. -Có thái độ học tập, có ý thức xây dựng Tổ Quốc. II. Chuẩn bị. -Làm bài tập theo nhóm. -Trò chơi: Ô chữ. -Sưu tầm và trưng bày ca dao, tục ngữ, bài hát, bài thơ, tranh ảnh. -Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam. -Bảng phụ (HĐ3- tiết 2). -Bảng kẻ ô chữ (HĐ1-tiết 2). III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ : -Nêu một số mốc lịch sử quan trọng của nước ta? -Nêu phần ghi nhớ ? -GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài HĐ1: Giải ô chữ MT:HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch. -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ. +Phổ biến luật chơi: Mỗi ô chữ hàng ngang là một địa danh hoặc công trình nổi tiếng của VN. Nếu giải được ô chữ hàng ngang thì được 10 điểm, ghép được cá con chữ đặc biệt ở mỗi hàng thành từ khoá đúng đáp án thì được 40 điểm. +GV đưa ra thông tin các ô hàng ngang từ 1 đến 7 để HS cả lớp ghi kết quả ra nháp. 1.GV đưa hình ảnh Vịnh Hạ Long cho cả lớp xem.(Vịnh Hạ Long) 2.Hồ nước này là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.(Hồ Hoàn Kiếm) 3.Đây là công trình thuỷ điện nước ta có tầm cỡ lớn nhất Đông Nam Á.(Thuỷ điện Sơn La) 4.Nơi đây có rừng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.(Cát Bà) 5.Biển ở nơi đây được xếp là một trong 15 bờ biển đẹp nhất thế giới.Đà Nẵng) 6.Một quần thể hang động đẹp ở Quảng Bình được công nhận là di sản văn hoá thế giới.(Phong Nha Kẻ Bàng) 7.Nơi đây có rất nhiều tháp chàm đẹp được công nhận là di sản văn hoá thế giới.(Thánh địa Mĩ Sơn) +Sau đó GV chia lớp thành 2 đội xanh đỏ, mỗi đội cử 4 bạn đại diện đội lên chơi. GV đọc lại từng hàng, các đội chơi nghe thì bàn nhau và viết vào ô chữ của đội mình. -GV giải thích, nhận xét những ý HS chưa rõ. -GV tổng kết kết quả chơi cả 2 đội. -GVKL: +Tổ quốc Việt Nam đang thay đổi từng ngày. Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tổ quốc ta có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng giao lưu với bạn bè quốc tế. +Tổ quốc Việt Nam có hình chữ S với lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta là Bác Hồ Kính yêu, người đã lãnh đạo nhân dân ta đi đến mọi thắng lợi, gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc. HĐ 2 : Triển lãm “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. MT:HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ. -Yêu cầu HS trình bày các sản phẩm đã sưu tầm được theo ... sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009 Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật I. Mục đích - Yêu cầu : -Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật. -Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. II. Đồ dùng dạy học. -Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số vật dụng. -Bút dạ và giấy khổ to cho HS làm bài. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. Giáo viên Học sinh 1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số (Hát) 2. Bài cũ : -GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài. -Nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài Bài 1 : -GV giao việc. + Các em đọc kĩ 5 đề. + Chọn 1 trong 5 đề. + Lập dàn ý cho đề đã chọn. -GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. -Cho HS lập dàn ý. GV đưa bảng phụ cho 5 HS. -GV: Dựa vào gợi ý, các em hãy viết nhanh dàn ý bài văn, 5 em viết vào bảng phụ, các em còn lại viết ra giấy nháp. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét bài và bổ sung hoàn chỉnh cho dàn ý trên bảng lớp. Bài 2 : -Cho HS đọc yêu cầu của BT. -GV giao việc: +Dựa vào dàn ý đã lập, các em tập nói trong nhóm. +Các em tập nói trước lớp. -Cho HS làm bài và trình bày. -GV nhận xét và khen những HS lập dàn ý tốt, biết nói dựa và dàn ý đã lập. 3. Củng cố - Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại. -HS kiểm tra báo cáo. -HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV -Nghe. -HS đọc 5 đề bài trong SGK. -Một số HS nói đề bài em đã chọn. -1 HS đọc gợi ý trong SGK. -5 HS viết bảng phụ lên dán trên bảng lớp, lớp nhận xét. -Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. -1 HS đọc thành tiếng lớp lắng nghe. -HS làm việc theo nhóm 4. Một HS trình bày +3 bạn còn lại góp ý. -Đại diện các nhóm lên nói trước lớp theo dài bài đã lập. -Lớp nhận xét. -Nghe. Lịch sử và Địa lí Bài 22 : Ôn tập I. Mục tiêu : Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức và kĩ năng địa lí sau. -Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á, châu Âu. -Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản đã học về châu Á, châu Âu. -So sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục. -Điền đúng vị trí hoặc đọc đúng tên, chỉ đúng vị trí của 4 dãy núi Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-Ran, An-pơ trên lược đồ khung hoặc bản đồ tự nhiên thế giới. II. Đồ dùng dạy – học. -Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới. -Các lược đồ, hình minh hoạ từ bài 17 đến 21. -Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ : -GV gọi một số HS lên bảng kiêm tra bài. -Nhận xét cho điểm HS. 2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài HĐ1:Trò chơi “Đối đáp nhanh”. MT :Thông qua trò chơi giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức và kĩ năng địa lí đã học về châu Á và châu Âu. -GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, đứng thành 2 nhóm ở hai bên bảng, giữa bảng treo bản đồ tự nhiên thế giới. -HD các chơi và tổ chức chơi. +Đội 1: ra một câu hỏi về một trong các nội dung địa lí.. +Đội 2; nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ trả lời. +Sau đó đội 2 ra câu hỏi cho đội 1. Đội 1 trả lời, nếu đúng tất cả các thành viên được bảo toàn. +Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi. +Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi, đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội thắng cuộc. -GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng. HĐ2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu. MT : Biết so sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu. -GV yêu cầu HS kẻ bảng như bài 2 trang 115 SGK vào vở và tự làm bài tập này. -GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài. -GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên lớp. -GV nhận xét và kết luận phiếu làm đúng. 3. Củng cố - Dặn dò : -GV tổng kết nội dung về châu Á và châu Âu. -Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về châu Á và châu Âu, chuẩn bị cho bài châu Phi. -2-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. -Nghe. -HS lập thành 2 đội tham gia trò chơi, các bạn ở dưới làm cổ động viên. -HS tham gia chơi. +Một số câu hỏi tham khảo. -Bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu Á? -Bạn hãy chỉ và nêu vị trí giới hạn châu Á các phía đông, tây, nam bắc? .. -Hãy kể tên các đại dương và châu lục tiếp giáp với châu Âu? -Hãy chỉ dãy núi An-Pơ? -Chỉ và nêu tên con sông lớn ở Đông Âu? . -HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bài trên bảng lớp. -HS nêu câu hỏi khi GV giúp đỡ. -HS nhận xét và bổ sung ý kiến. -HS theo dõi. THỂ DỤC Bài 48 : PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY TRÒ CHƠI “CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH” I. Mục tiêu: -Ôn phối hợp chạy và bật nhảy, chạy-nhảy-mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, nhưng bảo đảm an toàn. -Học mới trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”. Yêu cầu biết và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm và phương tiện. -Vệ sinh an toàn sân trường. -Phương tiện: kẻ sân và chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi và các bài tập nhảy (2-4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá hay khăn làm vật chuẩn trên cao). III. Nội dung và Phương pháp lên lớp. PHẦN NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP – CHỈ DẪN Mở đầu -Tập hợp. -Phổ biến nội dung. -Khởi động. 6 - 10’ - Nhận lớp. Phổ biến nội dung. - Chạy nhẹ nhàng 100-200m. - Đứng tại chỗ khởi động. -Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. Cơ bản. 1.Ôn chạy và bật nhảy. 2.Học trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh” 6 – 7’ 9 – 11’ -Tập theo đội hình 2-4 hàng dọc theo số dụng cụ đã chuẩn bị, các hàng cách nhau tối thiểu 2m. GV cùng hS nhắc lại nội dung bài tập, GV sử dụng đội hình của trò chơi để thi đua giữa các tổ. GV làm trọng tài cho điểm, cử 1 HS làm thư kí. Cuối cùng tổng hợp điểm, đội nào thua bị phạt. -GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn đội chơi thử. Chia số HS trong lớp thành 2-4 nhóm tương đương nhau về nam, nữ. Cho cả lớp chơi thử 1 lần. Sau đó cho thi đấu 2 lần, đội nào thua bị phạt. Kết thúc -Tập hợp. -Hồi tĩnh. -Nhận xét. 4 - 6’ x x x x x - Tập tại chỗ một số động tác thả lỏng. x x x x x -GV nhận xét đánh giá tiết học. -GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà bật cao. Toán Tiết 120: Luyện tập chung I. Mục tiêu : Giúp HS. -Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. II. Đồ dùng dạy học. -Bảng phụ ghi bài tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ : Đặt tính và tính : 345,5 + 54,7 768 – 89,34 23,4 x 2,3 11,52 : 3,2 -Nhận xét chung và cho điểm 2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài Bài 1 : -Cho HS đọc đề bài. -Cho HS phân tích đề. -Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét, sửa. Bài 2 : -ChoHS đọc bài. GV nhận xét, sửa. Bài 3 : -Cho HS đọc đề. +Coi cạnh của hình lập phương N là a thì cạnh của hình lập phương M sẽ như thế nào với a ? +Viết công thức tính diện tích toàn phần của 2 hình trên ? +Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình lập phương N ? +Viết công thức tính thể tích của 2 hình trên? +Vậy thể tích của hình lập phương M gấp mấy lần thể tích của hình lập phương N ? -Cho HS làm bài vào vở. -Chấm bài và nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Nhắc HS về nhà làm bài tập -HS lên bảng thực hiện -Nhắc lại tên bài học. -HS đọc đề, nêu yêu cầu. 1m=10dm ; 50cm = 5dm ; 60cm = 6 dm Diện tích kính xung quanh bể cá là : (10+5) x 2 x 6 = 180 (dm2) Diện tích kính mặt đáy bể cá là : 10 x 5 = 50 (dm2) Diện tích kính làm bể cá là : 180 + 50 = 230(dm2) Thể tích của bể cá là : 50 x 6 = 300(dm2) = 300 lít Thể tích nước trong bể là : 300 : 4 x 3 = 225(lít) Đáp số : a)230dm2 b)200dm2 ; 225lít HS khác nhận xét. -HS đọc bài, nêu yêu cầu. -HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Diện tích xung quanh hình lập phương là : 1,5 x 1,5 x 4 = 9(m2) Diện tích toàn phần hình lập phương là : 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5(m2) Thể tích hình lập phương là : 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375(m3) Đáp số : a) 9m2 ; b) 13,5m2 c) 3,375m3 HS khác nhận xét. -HS đọc đề, nêu yêu cầu. -Cạnh hình lập phương M gấp 3 lầnm nên sẽ là ax3 Diện tích toàn phần của hình lập phương N là : a x a x 6 Diện tích toàn phần của hình lập phương M là : (a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x 9 - Diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình lập phương N. -Thể tích của hình lập phương N là : a x a x a -Thể tích của hình lập phương M là: (a x 3) x (a x 3) x (a x 3)= (a x a x a) x 27 - Thể tích của hình lập phương M gấp 27 lần thể tích của hình lập phương N. -HS làm bài vào vở. -HS theo dõi. SINH HOẠT LỚP Các tổ tổng hợp, báo cáo hoạt động của tổ trong tuần. Đánh giá hoạt động tuần 24 : -Thực hiện đầy đủ, đúng chương trình. -Đa số HS đi học đều, đúng giờ, nề nếp học tập ổn định. HS đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. -Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp. -Duy trì sĩ số tốt. -Học lực có tiến bộ nhưng chưa đều. 3) Kế hoạch hoạt động tuần 25 : -Thực hiện chương trình tuần 25. -Duy trì ôn tập tốt để chuẩn bị cho kiểm tra giữa học kì II -Duy trì tốt nề nếp học tập của HS . -Tăng cường kiểm tra nhắc nhở những HS chưa chăm học. -Duy trì tốt đôi bạn cùng học. Thực hiện tốt an toàn giao thông. 4) Ý kiến của HS.
Tài liệu đính kèm: