TẬP ĐỌC
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tích nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung của bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- GD: Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật.
II. Đồ dùng dạy-học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2012 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN **************************** TẬP ĐỌC LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ I. Mục đích yêu cầu: - Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tích nghiêm túc của văn bản. - Hiểu nội dung của bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). - GD: Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật. II. Đồ dùng dạy-học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Kiểm tra bài cũ : 5’ - Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần, trả lời câu hỏi : + Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? + Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu. 2. Bài mới: 30’ - Giới thiệu bài HĐ 1:Hướng dẫn HS luyện đọc: - GV đọc bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tích chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục. -Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài -Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? - Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. - Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ khó. - Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 2 và giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK. - Cho HS luyện đọc theo cặp . - Mời 1 HS đọc cả bài. -GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn. HĐ 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài -Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi theo nhóm. + Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ? + Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội ? + Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ? GV : Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống thật sự, thanh bình. + Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ? Giáo viên phát phiếu và bút dạ cho các nhóm: - GV mở bảng phụ viết sẵn tên 5 luật của nước ta. Gọi 1 HS đọc lại: VD: Luật Giáo dục, luật giao thông đường bộ, luật bảo vệ môi trường, luật phổ cập giáop dục tiểu học, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. -Gọi 1 hs đọc lại bài. -Bài văn muốn nói lên điều gì ? HĐ 3:Luyện đọc diễn cảm : - Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. -GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1: + GV đọc mẫu, nhấn giọng: cây đa, cây đa, cây sung, cây sung, mẹ cha, mẹ cha, không hỏi cha cóng chẳng nói với mẹ, ông già .bà cả, xét xử, đánh cắp, bồi thường gấp đôi, cùng đi, cùng bước, cùng nói, có tội. -YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc. -Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố 5’ + Học qua bài này em biết được điều gì ? + Giáo dục hs : Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. 4.Dặn dò - VN đọc lại bài, học thuộc nội dung bài. - HS đọc bài, trả lời. + Trong đêm khuya, gió lạnh buốt. + Từ ngữ xưng hô thân thương, mong các cháu học hành tiến bộ. - HS lắng nghe. - 1 hs khá, giỏi đọc bài - Bài văn có thể chia 3 đoạn + Đoạn 1 : Về cách xử phạt. + Đoạn 2 : Về tang chứng và nhân chứng. + Đoạn 3: Về các tội. - 3 học sinh đọc nối tiếp. HS luyện đọc các từ : luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát -1 em đọc chú giải sgk. -HS luyện đọc theo cặp . -1 HS đọc cả bài. - Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. -Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. - Các mức xử phạt rất công bằng : Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song) ; chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co) ; người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy. - Tang chứng phải chắc chắn : phải nhìn tận mặt bắt tận tay ; lấy và giữ được gùi; khăn, áo, dao, của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc mới được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị . - HS thảo luận theo nhóm đôi, dán tờ phiếu của nhóm mình : Luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật thương mại luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật tài nguyên thiên nhiên, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất -1 HS đọc lại -1 hs đọc lại bài. *Nội dung: Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. - 3 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc. - HS lắng nghe. HS luyện đọc theo cặp, thi đọc. ****************************************** TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết vận dụng công thức tích diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp. - BT2(cột 2,3);BT3: HSKG II. Các hoạt động dạy-học. 1. Kiểm tra bài cũ: + HS1 : Muốn tích thể tích hình lập phương ta làm thế nào? + HS1 : Tích thể tích hình lập phương có cạnh dài 1,5 m. 2. Dạy bài mới: - Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay chúng ta hệ thống hóa, củng cố, vận dụng công thức tích diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương qua bài : Luyện tập chung- Ghi đầu bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1 : Củng cố về quy tắc tích diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến của HS. -Nhận xét, ghi điểm Bài 2: Hệ thống và củng cố về quy tắc tích diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS nêu quy tắc tích diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS tự giải bài toán. Cho HS trao đổi bài làm với bạn kiểm tra và nhận xét bài của bạn. - GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3: Gọi hs đọc đề bài. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc kĩ yêu cầu đề toán và nêu hướng giải bài toán. * Nhận xét : Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu(là hình hộp chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 6cm, chiều cao 5cm), trừ đi khố gỗ của hình lập phương đã cắt ra. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Củng cố - Cho HS chơi trò chơi “Đố bạn’’Đố bạn về cách tích diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - GV khen những HS chơi tốt, làm bài tốt. 4.Dặn dò - Học bài và làm bài ở vở BTT Bài 1. HS đọc đề, tìm hiểu đề. - Một hình lập phương có cạnh : 2,5cm. - Tích diện tích một mặt:cm2 ? - Diện tích toàn phần:cm2 ? - Thể tích:cm3 ? - HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, chữa bài: Bài giải: Diện tích một mặt của hình lập phương là: 2,5 × 2,5 = 6,25 (cm2). Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 6,25 × 6 = 37,5 (cm2). Thể tích của hình lập phương là: 2,5 × 2,5 × 2,5= 15,625(cm3). Đáp số : 15,625 cm3 Bài 2. Viết số đo thích hợp vào chỗ trống: HHCN (1) (2) (3) Chiều dài 11cm 0,4m dm Chiều rộng 10cm 0,25m dm Chiều cao 6cm 0,9m dm S mặt đáy 110cm2 0,1m2 dm2 Diện tích xq 252cm2 1,17m2 dm2 Thể tích 660cm3 0,09m3 dm3 Bài 3: Hs đọc đề bài, tìm hiểu đề. - HS tự giải bài toán vào vở, gọi 1 HS trình bày bài giải. - HS nhận xét bài làm trên bảng: Bài giải: Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là: 9 × 6 × 5 = 270 (cm3). Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là: 4 × 4 × 4 = 64 (cm3). Thể tích phần gỗ còn lại là: 270 - 64 = 206 (cm3). Đáp số : 206 cm3. ************************** KHOA HỌC LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (tiết2) I. Mục tiêu: - Tiếp tục giúp HS biết cách lắp mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin, bóng đèn, dây điện. - Giáo dục học sinh ham học, ham tìm hiểu khoa học, biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. II. Đồ dùng dạy-học : - Chuẩn bị theo nhóm : 1cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vậy bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt) và một số vật khác bằng cao su, nhựa, sứ III. Hoạt động dạy- học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2HS trả lời câu hỏi : - GV nhận xét và cho điểm từng HS. 2-Dạy bài mới: Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận - GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện. HS thảo luận về vai trò của việc ngắt điện. - Cho HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử dụng cái ghim giấy). Hoạt động 2: Trò chơi dò tìm mạch điện - Gv chuẩn bị phát cho mỗi nhóm một hộp kín, cho hs gắn khuy kim loại vào nắp hộp. các khuy được xếp thành 2 hàng và đánh số thứ tự như hình 1 SGV. Phía trong hộp một số cặp khuy (gồm 2 khuy ở 2 hàng). Được nối với nhau. Đậy nắp hộp lại, dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để hở 2 đầu (mạch thử), bằng cách chạm 2 đầu của mạch thử vào một cặp khuy bất kì nào đó, căn cứ vào đèn sáng hay không, ta biết được 2 khuy đó có được nối với nhau bằng dây dẫn hay không. - Cho các nhóm thực hành và thể thi dự đoán xem cặp khuy nào được nối với nhau, rồi ghi kết quả vào tờ giấy, sau cùng một thời gian các nhóm mở hộp ra , nhóm nào có kết quả đúng nhiều lần thì nhóm đó thắng. -Gv theo dõi, tuyên dương 3. Củng cố. - Gọi HS đọc lại mục “Bạn cần biết” – SGK trang 97. 4. Dặn dò. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị theo nhóm : một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi,pin . + Muốn thắp sáng bóng đèn ta cần những vật nào ? +Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng ? - HS làm việc theo nhóm : Các nhóm quan sát cái ngắt điện, nêu vai trò của cái ngắt điện : Cái ngắt điện có tác dụng để khi cần đèn sáng ta bật lên, nếu không cần thiết ta lại tắt đi. - Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hs nhận hộp kín, hs gắn khuy kim loại vào nắp hộp các khuy được xếp thành 2 hàng và đánh số thứ tự. Phía trong hộp một số cặp khuy (gồm 2 khuy ở 2 hàng). Được nối với nhau. Đậy nắp hộp lại, dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để hở 2 đầu (mạch thử), bằng cách chạm 2 đầu của mạch thử vào một cặp khuy bất kì nào đó, (có một số khuy không nối với nhau) nêu kết quả. Các nhóm có thể thi dự đoán xem cặp khuy nào được nối với nhau, rồi ghi kết quả vào tờ giấy, sau cùng một thời gian các nhóm mở hộp ra.đối chiếu kết quả với dự đoán, mỗi cặp khuy xác định đúng được 1 điểm, sai bị trừ một điểm nhóm nào có kết quả đúng nhiều lần thì nhóm đó thắng. - 2 hs đọc lại mục Bạn cần biết – SGK/97. ................................................................................................................................................................ CHIỀU: CHÍNH TẢ (Ng ... ng hồ rất xinh. Vỏ nhựa màu đỏ tươi, chiếc vòng nhỏ để cầm nhỏ màu vàng. - Đồng hồ có 3 kim, kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím. - Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ. - Đồng hồ chạy bằng pin, các nút điều chỉnh phía sau rất dễ sử dụng. - Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì giòn giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn. c) Kết bài: - Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian **************************************** ĐỊA LÝ ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ. - Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về : diện tích, địa hình, dân cư, hoạt động kinh tế. - GDHS yêu thích học tập bộ môn. II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu Á, châu Âu. - Bản đồ Tự nhiên Thế giới . III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 3HS lên bảng trả lời câu hỏi: - HS 1: Em hãy nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các sản phẩm chính của Liên Bang Nga. -HS 2 : Vì sao Pháp sản xuất được nhiều nông sản ? - HS 3: Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: 30’ -Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay chúng ta cùng ôn lại một số kiến thức, kĩ năng địa lí có liên quan đến châu Á và châu Âu. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Trò chơi : “Đối đáp nhanh’’ - GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, đứng thành 2 nhóm ở hai bên bảng, giữa bảng treo bản đồ tự nhiên thế giới. -Hướng dẫn cách chơi và tổ chức chơi: + Đội 1 ra một câu hỏi về một trong các nội dung vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu Á, hoặc châu Âu. + Đội 2 nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ tự nhiên thế giới để trả lời đội 1. Nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi. + Sau đó đội 2 ra câu hỏi cho đội 1 và đội 1 trả lời. + Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi + Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi, đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội đó thắng cuộc. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. Hoạt động2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu. - GV yêu cầu HS kẻ bảng như bài 2 trang 115-SGK vào vở và tự làm bài tập này. - GV nhận xét và kết luận phiếu làm đúng. 3. Củng cố : 5’ - GV tổng kết nội dung về châu Á và châu Âu . 4. Dặn dò: - Dặn HS về nhà ôn các kiến thức, kĩ năng đã học về châu Á và châu Âu. - Nằm ở Đông Âu, Bắc Á. S lớn nhất thế giới: 17 triệu km2. khí hậu ôn đới lục địa (chủ yếu). Rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt. Sản xuất máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông: lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm. - Gần biển, biển không đóng băng, ấm áp hơn LB Nga, phần lớn lãnh thổ là đồng bằng. - Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm. - Các đội chơi. - Các câu hỏi có thể là: + Chỉ và nêu vị trí, giới hạn châu Á, châu Âu. + Kể tên các dãy núi lớn ở châu Á, châu Âu. + Kể tên các đồng bằng lớn ở châu Á, châu Âu. + Kể tên các sông lớn ở châu Á, châu Âu. + Nêu đặc điểm về địa hình châu Á, châu Âu. -Cả lớp theo dõi cuộc chơi và nhận xét. -1HS lên bảng làm bài trên bảng lớp. Tiêu chí Châu Á Châu Âu Diện tích b a Khí hậu c d Địa hình e g Chủng tộc i h HĐ kinh tế k l *********************************** CHIỀU: KĨ THUẬT LẮP XE BEN (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben. - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được. - HS khéo tay lắp được xe ben theo mẫu xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được. - Rèn luyện tích cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben. II. Đồ dùng dạy-học -Mẫu xe ben đã lắp sẵn. -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy-học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra dụng cụ học tập của hs. 2. Bài mới. - Giới thiệu bài : nêu mục đích của bài học, nêu tác dụng của xe ben trong thực tế : Xe ben dùng để vận chuyển cát, sỏi, đất, cho các công trình xây dựng làm đường. - GV ghi đầu bài. HĐ 1: Quan sát, nhận xét mẫu. - Cho hs quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ và quan sát kĩ từng bộ phận H: Để lắp được xe ben theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó. HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. a) Hướng dẫn chọn các chi tiết. - Gọi 2 hs lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng ở sgk - Nhận xét, bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào trong hộp theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận. * Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H2-sgk) - Yêu cầu hs quan sát kĩ hình 2 sgk để trả lời các câu hỏi: - Để lắp khung sàn và các giá đỡ, em cần phải chọn các chi tiết nào ? - Gọi một em trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết. - Gọi 1 em khác lên lắp khung sàn xe. * GV tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L vào hai thanh thẳng 3 lỗ, sau đó lắp tiếp vào hai lỗ cuối của hai thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài * Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ H3-SGK H: Để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở hình 2 em còn phải chọn thêm các chi tiết nào? *GV tiến hành lắp tấm chữ L vào đầu của hai thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài *Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H.4-SGK) - Yêu cầu học sinh quan sát hình, sau đó gọi 1 hs lên bảng thực hiện: - Dựa vào hình 4, em hãy lắp bánh xe, trục dài trục ngắn1, vòng hãm vào thanh thẳng 7 lỗ theo đúng thứ tự. - GV nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau. Lưu ý cho hs biết vị trí, số lượng vòng hãm ở mỗi trục bánh xe * Lắp trục bánh xe trước (H.5a-SGK) - Gọi 1 hs lên lắp trục bánh xe trước - Nhận xét, bổ sung. * Lắp ca bin (H.5b-SGK) - Gọi 1 -2 hs lên lắp - Nhận xét. c) Lắp ráp xe ben. (H.1-SGK) - GV tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước ở SGK *Lắp ca bin: + Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ. + Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U. + Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau. - Gọi hs lên lắp tiếp các bước còn lại. - Kiểm tra sản phẩm : Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe. d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp *Lưu ý : Dặn dò hs mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ lắp được ở cuối tiết 2. 3. Dặn dò: - Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau học tiếp. - Nhận xét tiết học. - Hs quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Cần lắp 5 bộ phận : khung sàn xe và các giá đỡ, sàn ca bin và các thanh đỡ ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau, trục bánh xe trước, ca bin. - 2 hs lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng ở sgk. - Hs quan sát kĩ hình 2 sgk để trả lời các câu hỏi: -2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài - 1 em khác lên lắp khung sàn xe. - Cả lớp quan sát. - Quan sát gv lắp. - Thêm 1 tấm lớn, một thanh chữ U dài - Quan sát gv lắp. - Quan sát và xung phong lên bảng lắp. - 1 hs lên lắp. - Lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn. - 1 hs lên lắp trục bánh xe trước, dưới lớp quan sát, nhận xét. - 2 hs lên lắp - Lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn. -HS quan sát. - HS lên lắp tiếp các bước còn lại. - HS quan sát. ******************************** Tiếng Việt: ÔN LUYỆN NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CÁC CẶP TỪ HÔ ỨNG I. Mục tiêu: 1. KT: HS nắm được cách nối vế câu ghép bằng cặp từ thích hợp. 2-KN: Vận dụng làm đúng các bài tập có liên quan. 3-Giáo dục ý thức, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: 1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập. 2- HS: Vở, SGK, vở nháp , ôn lại kiến thức cũ III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: -Nêu các cặp từ hô ứng hay dùng để nối các vế câu ghép? 2 Bài mới: *Giới thiệu bài: *Hướng dẫn làm các bài tập sau: Bài 1: Tìm và gạch chân các cặp từ nối trong mỗi câu ghép sau: a, Bố mẹ chưa đi làm về, em tôi đã nấu cơm xong và dọn dẹp nhà cửa tinh tươm. b)Cô giáo càng hướng dẫn, chúng tôi càng hiểu rõ hơn cách làm bài. c)Bà ngoại dặn sao chúng tôi làm vậy. d) Cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đến thăm nơi nào, chúng tôi cũng thấy nơi ấy thật là đẹp. -Nhận xét chốt bài đúng. Bài 2: Chọn cặp từ hô ứng thích hợp ở trong ngoặc, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu ghép. a)Tôi ....học nhiều, tôi ....thấy mình còn biết quá ít.( nào-ấy, chưa- đã, càng- càng) b)Cún con quấn Hưng lắm. Cậu ta đi .... nó theo ....(đâu-đấy; nào-ấy; sao-vậy) c)Kẻ... gieo gió, kẻ...phải gặt bão. (chưa- đã; nào-ấy;bao nhiêu- bấy nhiêu) d)Mẹ chăm lo cho con ..., con thấy thương mẹ ....(chưa- đã; nào-ấy;bao nhiêu- bấy nhiêu) -Chấm, chữa bài Bài 3:Điền tiếp vế câu và từ thích hợp để những dòng sau thành câu ghép. a)Hoa càng chăm học, ..... b)Bà con dân làng nấu bao nhiêu cơm, .... c, Mưa càng lâu,... d,Nam vừa bước lên xe buýt, .... đ, Tôi chưa kịp nói gì,... e, Các bạn đi đâu thì.... -Nhận xét chốt bài đúng. Bài 4: Tìm cặp từ thích hợp điền vào chỗ trống: a, Nó ... về đến nhà, bạn nó ... gọi đi ngay. b, Gió ... to, con thuyền ... lướt nhanh trên mặt biển. c, Tôi đi ... nó cũng theo đi .... d, Tôi nói ..., nó cũng nói .... - Chấm, chữa bài 4. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. -Nhắc lại kiến thức trọng tâm. Hướng dẫn về nhà : Về nhà xem lại các bài tập đã làm. a) Bố mẹ chưa đi làm về, em tôi đã nấu cơm xong và dọn dẹp nhà cửa tinh tươm. b)Cô giáo càng hướng dẫn, chúng tôi càng hiểu rõ hơn cách làm bài. c)Bà ngoại dặn sao chúng tôi làm vậy. d) Cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đến thăm nơi nào, chúng tôi cũng thấy nơi ấy thật là đẹp. - HS đọc đề và trao đổi theo cặp -1 em lên bảng gạch chân các cặp từ hô ứng; lớp nhận xét - HS làm vào vở. -Tôi càng học nhiều, tôi càng thấy mình còn biết quá ít -Cún con quấn Hưng lắm. Cậu ta đi đâu nó theo đấy. -Kẻ nào gieo gió, kẻ ấy phải gặt bão. -Mẹ chăm lo cho con bao nhiêu, con thấy thương mẹ bấy nhiêu. Làm bài vào vở a)..., bạn ấy càng học giỏi. b)..., Gióng ăn hết bấy nhiêu. c, ..., đường càng lầy lội. d, ...., xe đã chuyển bánh. đ, ..., nó đã bỏ chạy. e, ..., tôi theo đấy. -Nhiều em báo cáo trước lớp. HS tự làm bài vào vở HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (Do TPT tổ chức) ******************************************************************
Tài liệu đính kèm: