Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 25, 26 - Trường tiểu học Đồng Lương

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 25, 26 - Trường tiểu học Đồng Lương

Tập đọc:

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, xa xa, Sóc Sơn, xâm lược, lưng trừng,.

* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.

* Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng tha thiết.

2. Đọc - hiểu

* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,.

* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

 

doc 88 trang Người đăng hang30 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 25, 26 - Trường tiểu học Đồng Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009
Tiết 1 Tập đọc:
Phong cảnh đền hùng
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, xa xa, Sóc Sơn, xâm lược, lưng trừng,...
* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
* Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng tha thiết.
2. Đọc - hiểu
* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,...
* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy - học
* Tranh minh hoạ trang 67, 68 SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc từng đoạn của bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu : Qua bài truyện kể lịch sử, truyện kể về danh nhân đất Việt các em đã thấy được đất nước Việt Nam ta có bề dày lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi bài học, mỗi câu chuyện như đưa chúng ta về cuội nguồn của dân tộc. Bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng sẽ đưa chúng ta lên thăm vùng đất tổ.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
- Chú ý cách ngắt nhịp các câu dài.
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- GV dùng tranh minh hoạ trang 68, SGK để giới thiệu về vị trí củả đền Hùng.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý giong đọc như sau :
- 2 HS đọc bài nối tiếp 
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Một học sinh đọc
- 3 HS đọc bài theo thứ tự :
+ HS 1 : Đền Thượng ... chính giữa.
+ HS 2 : Làng của các vua Hùng ... đồng bằng xanh mát.
+ HS 3 : Trước đền Thượng ... rửa mặt, soi gương.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Toàn bài đọc với giọng to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng đọc trang trọng, tha thiết.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên vùng đất tổ tiên và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, với tổ tiên : chót vót, rực rỡ, nhiều màu sắc, dập dờn, múa quạt, xoè hoa, uy nghiêm, kề bên, ẩn, thật là đẹp, vòi vọi, trấn giữ, sừng sững, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, gặp gỡ, xanh mát, năm gang, thề, giữ vững, che mát, toả hương thơm, trong xanh...
b, Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu HS trong nhóm đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi
- Các câu hỏi tìm hiểu bài :
+ Bài văn viết về cảnh vật gì ? ở đâu ?
+ Hãy kể những điều em biết về Vua Hùng.
- Giảng : Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Lang, Xưng là Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm, từ năm 2879 trước công nguyên. Đền Hùng nằm ở vị trí sơn thuỷ hữu tình rất nên thơ.
+ Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
 + Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao ?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ?
- GV ghi lên bảng các truyền thuyết.
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
+ Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính lên bảng.
GV giảng thêm :
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Cửa sông.

- HS trao đổi trong đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi.
- Các câu trả lời :
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tình Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vung phú thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
- Lắng nghe.
+ Những từ ngữ : những đám hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh...
+ Cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
+ Những truyền thuyết : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thành Gióng; An Dương Vương; Sự tích trăm trứng; Bánh trưng, bánh giày.
+ Câu cac dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quen ngày giỗ Tổ.
+ Câu ca luôn nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc.
+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- 2 HS nhắc laị nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết2 Toán:
Kiểm tra định kì giữa kì 2
Lịch sử:
Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa
I. Mục tiêu
	Sau bài học HS nêu được:
- Vào dịp tết Mậu Thân (1968), quân và dân miền Nam đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân ( 1968) đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân và dân ta.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV cho HS quan sát ảnh quân giải phóng tiến công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968 và hỏi: Mô tả những gì em thấy trong ảnh, bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta.
+ Kể tên một tấm gương chiến đấu dũng cảm trên đường Trường Sơn.
- 1 đến 2 HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV giới thiệu bài: Vào tết Mậu thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt nổi dậy Tổng tiến công, tiêu biểu là cuộc tiến công vào sứ quán Mĩ tại Sài Gòn. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử này.
Hoạt động 1:
Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu cho mối nhóm
- HS chia thành các nhóm nhỏ cùng thảo luận để giải quyết các yêu cầu của phiếu.
Phiếu học tập
Nhóm: ..........................
Các em hãy cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
2. Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?
3. Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?
4. Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
Đáp án: các câu 1,2,3 như SGK
Câu 4: Cuộc tấn công mag tính bất ngờ vì:
- Bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa.
- Bất ngờ về địa điểm: tai các thành phố lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.
Cuộc tấn công mang tính đồng loạt có quy mô lớn: tấn công vào nhiều nơi, trên một diện rộng vào cùng một lúc.
Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968?
- GV tổng kết lại các ý chính về kết quả và ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
- HS tự suy nghĩ.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang lo sợ, những kẻ đứng đầu Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả thế giới phải sửng sốt.
+ Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân yêu chuộng hoà bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân tại Việt Nam trong thời gian ngắn nhất
Củng cố - Dặn dò
- GV tổng kết bài học: Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân 1968, khi Bác Hồ vừa đọc lời chúc mừng năm mới, cả Sài Gòn,cả miền Nam đồng loạt trút lửa xuống đầu thù. Trận công phá vào Toà Đại sứ quán Mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện Mậu Thân 1968.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 đã gây nỗi kinh hoàng cho đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Từ đây, cách mạng Việt Nam sẽ tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2009
Tiết 1 Toán:
Bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu
- Giúp HS : 
- Củng cố ôn tập các đợn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II. Các đồ dùng dạy - học
- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét về kết quả kiểm tra giữa kì của HS.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập các đợn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng.
2.2. Hướng dẫn ôn tập về các đơn vị đo thời gian
a, Các đơn vị đo thời gian
- GV yêu cầu : Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà các em đã được học.
- GV treo bảng phụ có nội dung như sau :
1 Thể kỉ = . ... y dựa vào vận tốc ta có thể xác định được một chuyển động nào đó là nhanh hay chậm.
b) Bài toán 2
- GV dán băng giấy có ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- GV hỏi: Để tính vận tốc người đó chúng ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.
- Hỏi: Đơn vị đo vận tốc của người đó là gì?
- Em hiểu vận tốc chạy của người đó là 6 m/giây như thế nào?
- GV mời 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc của một chuyển động.
2.3. Luyện tập - Thực hành
Bài 1:
- GV mời HS đọc đề bài
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
- GV nhắc HS: Trong bài toán trên quãng đường đi tính theo đơn vị ki-lô-mét, thời gian đi hết quãng đường tính theo giờ nên thông thường ta tính vận tốc theo đơn vị km/giờ.
Bài 2
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự giải.
- GV mời HS nhận xét bài toán của bạn trên bảng.
- GV hỏi: Em hãy giải thích cách tính vận tốc bay theo đơn vị km/giờ.
Bài 3
- GV mời HS đọc đề bài toán.
 - GV nhận xét và chữa bài của HS.
 3. Củng cố - Dặn dò
- Hỏi: Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta là như thế nào? 
- Hãy nêu cách viết đơn vị của một vận tốc.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nghe và nhắc lại bài toán.
- HS thảo luận, sau đó một vài HS nêu ý kiến trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- HS: Ta thực hiện phép tính 170 : 4
- 1 HS lên bảng trình bày.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
170 : 4 = 42,5 ( km )
Đáp số: 42,5 km
- HS: Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.
+ Là quãng đường ô tô đi được.
+ Là thời gian ô tô đi hết 170 km.
+ Là vận tốc của ô tô.
+ Chúng ta đã lấy quãng đường ô tô đi được ( 170 km ) chia cho thời gian ô tô đi hết quãng đường đó ( 4 giờ )
+ HS trao đổi theo cặp, sau đó nêu trước lớp: 
V = S : t
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS đứng tại chỗ tóm tắt
S = 60 m
t = 10 giây
V = ?
- Chúng ta lấy quãng đường ( 60 m ) chia cho thời gian ( 10 giây ).
- 1 HS lên bảng trình bày bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của người đó là:
60 : 10 = 6 ( m/giây)
Đáp số: 6 m/giây
- Đơn vị đo vận tốc chạy của người đó trong bài toán là m/giây.
- Nghĩa là cứ mỗi giây người đó chạy được quãng đường là 6 m.
- 2 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng trình bày bài toán, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của ô tô đó là:
120 : 2 = 60 ( km/ giờ )
Đáp số: 35 km/giờ
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của người đi bộ là:
10,5 : 2,5 = 4,2 ( km/ giờ )
Đáp số: 4,2 km/giờ
- 1 HS nhận xét, nêu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Vì quãng đường bay được tính theo ki-lô-mét, thời gian bay hết quãng đường đó tính theo đơn giờ nên vận tốc thường tính theo đơn vị km/giờ
- 1 HS đọc đề bài 
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Thời gian người đó đi là:
 10 giờ - 8 giờ 15 phút = 1 giờ 45 phút
hay 1,75 giờ.
Vận tốc của xe máy đó là:
 73,5 : 1,75 = 42 (km/giờ)
 Đáp số: 42 km/giờ
- Nghe 
- Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:
Trả bài văn tả đồ vật
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về:chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp... cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm điểm màn kịch Giữ nghiêm phép nước của 3 HS.
- Nhận xét ý thức học bài của HS
2. dạy - học bài mới
2.1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- Nhận xét chung
* Ưu điểm
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe.
+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật lên hình dáng, công dụng của đồ vật .
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
+ Hình thức trình bày bài làm văn.
- GV đọc một số bài làm tố: Bích Ngọc, Vân
* Nhược điểm:
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.
- Trả bài cho HS
2.2. Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nối tiếp nhau trả lời.
- Sửa lỗi.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe.
Khoa học:
Sự sinh sản của thực vật có hoa
I Mục tiêu
	Giúp HS:
- Hiểu về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình tành hạt và quả.
- Phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
II. Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị một số loài hoa khác nhau.
- GV chuẩn bị phiếu học tập các nhân
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ
+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 51.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài:
+ Hỏi: Thực vật có hoa sinh sản được là nhờ bộ phận nào của hoa?
+ Nêu: Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu về chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản.
- 4 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+1 HS lên bảng vẽ và ghi chú thích sư đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính.
+ 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1.Em hãy đọc thuộc mục Bạn cần biết trang 105, SGK.
2. Hãy kể tên những loài hoa có cả nhị và nhuỵ mà em biết.
3. Hãy kể tên những loài hoa chỉ có nhị hoặc huỵ mà em biết.
+ Bộ phận nhị và nhuỵ
Hoạt động 1
Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Hướng dẫn: Các em hãy đọc kỹ thông tin ở mục thực hành, suy nghĩ và hoàn thành phiếu học tập của mình.
- GV vẽ nhanh hình minh hoạ 1 lên bảng.
- Nhận phiếu học tập.
- Lắng nghe, tiến hành làm phiếu học tập
 Họ và tên: ...............................................
Phiếu học tập
Bài: sự sinh sản của thực vật có hoa
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
1. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh
2. Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?
a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh
3. Hợp tử phát triển thành gì?
a. Quả b. Phôi
4. Noãn phát triển thành gì?
a. Hạt b. Quả
5. Bầu nhuỵ phát triển thành gì?
a. Hạt b. Quả
- Gọi HS chữa phiếu học tập.
- GV gọi HS trả lời các câu hỏi
+ Thế nào là sự thụ phấn?
+ Thế nào là sự thụ tinh?
+ Hạt và quả được hình thành như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- GV chỉ vào hình minh hoạ 1 trên bảng và giảng lại sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành quả và hạt như các thông tin trong SGK.
- HS báo cáo kết quả làm việc.
Đáp án:
1.a
3.b
5.b
2.b
4.a
+ Sự thụ phấn là hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị.
+ Sự thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tến bào sinh dục cái của noãn.
+ Noãn phát triển thành hạt. Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.
- Quan sát, lắng nghe.
Hoạt động 2
Trò chơi: " GHép chữ và ô hình"
- GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành của quả và hạt dưới dạng trò chơi:
- Cách tiến hành:
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
+ Chia lớp thành 2 đội.
+ Yêu cầu HS đọc kỹ hướng dẫn trò chơi trong SGK trang 1106.
+ GV dán lên bảng sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính.
+ Yêu cầu mỗi đội cử 1 HS lên bảng gắn các chú thích vào hình cho phù hợp.
+ Sau 2 phút HS nào gắn xong, đúg thì đội đó thắng cuộc.
+ Tổng kết cuộc thi.
- GV gỡ các tấm thẻ có ghi chữ
- Yêu cầu HS cả lớp vẽ và ghi chú lại như hình 3 SGK.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhậnn xét, khen ngợi HS.
- 1 HS viết chú thích trên bảng lớp. HS cả lớp vẽ và ghi chú thích cào vở.
- Nhận xét bài làm của bạnn.
Hoạt động 3
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn.
+ Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS.
+ Phát phiếu báo cáo cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trang 107, SGK.
+ GV đi hướng dẫn từng nhóm.
+ Gọi 2 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận về bài làm của hS.
- HS hoạt động nhom theo sự hướng dẫn cuả GV.
- 2 nhóm báo cáo.
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc có hương thơm, mật ngọt.... hấp dẫn côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
Tên cây
Dong riềng, toá, râm bụt.......
Lau, lúa, ngô, các loại cây cỏ.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 4,5,6 trang 1107 và cho biết:
+ Tên loài hoa.
+ Kiều thụ phấn
+ Lý do của kiểu thụ phấn.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận: Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có mầu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Ngược lại các loài hoa thụ phấn nhờ gió không mang màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có như ngô, lúa, các cây họ đậu.
- 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi, trả lời câu hỏi của GV.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
+ Hình 4: Hoa táo. Hoa táo thụ phấn nhờ côn trung. Hoa táo không có màu sắc sắc sỡ nhưng có mật ngọt, hương thơm rất hấp dẫn côn trùng.
+ Hình 5: Hoa lau. Hoa lau thụ phấn nhờ gió vì hoa lau không có màu sắc đẹp.
+ Hình 6: Hoa râm bụt. Hoa râm bụt thụ phấn nhờ côn trùng vì có màu sắc sặc sỡ.
- Lắng nghe.
Hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ươm một số hạt như lạc, đỗ đen vào bông ẩm, giấy vệ sinh hoặc chén nhỏ có đất cho mọc thành cây con.
-------------------------------------------------
 Nhận xét của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25 - 26.doc