Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Xuân Đài

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Xuân Đài

 Toán

 LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU :

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

- Các bài tập cần làm:Bài 1,Bài 2,Bài 3.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Xuân Đài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012
 Toán
 luyện tập
I. Mục tiêu :
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
- Các bài tập cần làm:Bài 1,Bài 2,Bài 3.
II. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
-Hỏi Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào? 
-Yêu cầu HS còn yếu làm vào bảng phụ;HS còn lại làm vào vở.
-Chữa bài:
+Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2: 
-Gọi HS đọc Yêu cầu đề bài,gải thích mẫu.
-Có thể cho HS viết luôn vào bảng ở SGK hoặc hướng dẫn HS trình bầy theo cách sau:Với s = 130km; t = 4 giờ thì:
V = 130 :4 = 32,5(km/giờ)
-Yêu cầu HS tự làm vào vở.
-Chữa bài:
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài,tự làm bài vào vở.
-GV có thể gợi ý:
-Hỏi :Đề bài hỏi gì?
-Hỏi :Muốn tìm được vận tốc của ôtô ta làm như thế nào?
-Chữa bài:
+Gọi HS nhận xét bài bạn.
+HS khác chưac bài vào vở.
+GV nhận xét kết quả.
 -Yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc.
4. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS đọc đề bài. 
- Lấy quãng đường chia cho thời gian.
-HS làm bài.
-HS chữa bài.
- HS đọc,giải thích,tính và điền vận tốc vào ô trống còn lại trong bảng.
Vì 130 :4 =32,5(km/giờ)
Nên điền được 32,5 km/giờ vào cột đầu tiên(dòng cuối )
- HS làm bài.
- HS đọc.
- Tính vận tốc ôtô.
- Lấy quãng đường ôtô đi chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
-HS làm bài.
- HS đọc
-HS thực hiện yêu cầu.
HSKK: Làm bài tập 1,2.
****************************************************************
Thứ ba ngày 06 tháng 3 năm 2012
 Toán 
 Quãng đường
I. Mục tiêu :
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- Các bài tập cần làm:Bài 1,Bài 2.
II. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động daỵ
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ
-Yêu cầu HS nêu lại cách tìm và công thức tính vận tốc.
A.Bài mới
a)Bài toán 1:
-Gọi 1 HS đọc đề BT 1 trong SGK trang 140.
-Hỏi:BT hỏi gì?
-Gọi 1 HS lên bảng làm;cả lớp làm ra nháp 
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn;GV nhận xét.
-Hỏi:Tại sao lại lấy 42,5 x 4 =?
-GV ghi : 42,5 x 4 = 170(km)
 v x t = s
-Hỏi:Từ cách làm trên để tính quãng đường ôtô đi được ta làm như thế nào?
-Hỏi:Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
--Gọi HS nhắc lại cách tính quãng đường .
b) Bài toán 2:
-Gọi HS đọc đề BT.
-Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để giải BT.
-Gọi 1 HS nhận xét bài của bạn.
-GV nhận xét
2. Thực hành 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-Chữa bài:
+Gọi HS đọc bài làm của mình.
+HS nhận xét ,chữa bài vào vở.
+GV nhận xét ,chữa bài (nếu cần)
-Gọi 1 HS nêu cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường .
Bài 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
-Yêu cầu HS làm vào vở 
-Chữa bài
4. Củng cố -dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau
-HS nhắc lại.
-HS đọc.
-Tính quãng đường ôtô đi.
-HS làm bài
-HS nhận xét.
-Vì vận tốc ôtô cho biết trung bình cứ 1 giờ ôtô đi được 42,5km mà ôtô đã đi 4 giờ.
-Lấy quáng đường ôtô đi được trong 1 giờ (hay vận tốc của ôtô) nhân với thời gian đi.
-Lấy vận tốc nhân với thời gian.
-HS ghi vở :
 s = v x t
-Một vài HS nhắc lại.
-HS đọc 
-HS làm bài.
-HS nhắc lại.
HS làm bài.
Bài giải :
Quãng đường mà ôtô đi trong 3 giờ là:
15,2 x 3 = 45,6(km)
Đáp số: 45,6(km)
- HS nêu lại.
s = v x t
HSKK :Chỉ làm bài tập1.
*****************************
Khoa học 
Cây con mọc lên từ hạt
I. Mục tiêu:
 Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- HS chuẩn bị hạt đã gieo từ tiết trước.
- GV chuẩn bị ngâm hạt lạc qua một đêm
- Các cốc hạt lạc, khô ẩm để nơi quá lạnh, quá nóng, đủ các điều kiện nảy mầm.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là sự thụ phấn?
? Thếnào là sự thụ tinh?
- GV nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu
- ghi bảng đầu bài 
2. Nội dung bài:
 Hoạt động 1: Cấu tạo của hạt
- Hs hoạt động trong nhóm theo HD:
- Phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc hoặc hạt đậu đã ngâm qua đêm
- HS bóc vỏ hạt, tách hạt làm đôi và cho biết đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng?
- Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy
- Yêu cầu hS làm bài tập 2 
- Gọi HS phát biểu
 Hoạt động 2: Quá trình phát triển thành cây của hạt 
- Gv tổ chức HS hoạt động theo nhóm 
- yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ 7 trang 109 SGK và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây ra hoa kết quả
- HS thảo luận ghi ra giấy 
- Gọi HS trình bày kết quả 
- GV nhận xét 
 Hoạt động 3: Điều kiện nảy mầm của hạt 
- Gv kiểm tra việc HS đã gieo hạt ở nhà như thế nào ?
- GV yêu cầu HS giới thiệu về cách gieo hạt của mình :
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị tiết sau
- 3 HS trả lời
- HS hoạt động nhóm
- 1 HS lên chỉ 
- HS làm bài tập 2
- HS nêu: 
- HS quan sát 
- Hs trình bày sản phẩm 
- HS giới thiệu 
- 4 HS lên quan sat và nhận xét 
Cốc 1: hạt không nảy mầm 
Cốc 2: hạt nảy mầm bình thường
Cốc 3: hạt không nảy mầm 
Cốc 4: hạt không nảy mầm 
HSKK:Nêu được cấu tạo của hạt.
***********************************
Đạo đức
Em yêu hoà bình ( Tiết 2 )
I . Mục tiêu:
- Nêu những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những nơi có chiến tranh.
- Tranh ảnh , băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân thế giới .
- Giấy khổ to,bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được : bài tập 4 SGK
+ Mục tiêu: GV nêu
+ cách tiến hành 
- HS giới thiệu trước lớp các tranh ảnh , bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được 
- GV nhận xét có thể giới thiệu thêm một số tranh ảnh 
* Hoạt động 2: Vẽ : Cây hoà bình
+ Mục tiêu: Gv nêu
+ cách tiến hành
- GV chia nhóm và hướng dẫn vẽ cây hoà bình ra giấy khổ to
- Các nhóm vẽ
- Đại diện nhóm giới thiệu về tranh của mình, các nhóm khác nhận xét 
4. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau
- Hs trình bày 
- Các nhóm vẽ 
- Đại diện nhóm trình bày 
HSKK:Nêu được các biểu hiện của hoà bình.
****************************************************************
Thứ tư ngày 07 tháng 3 năm 2012
Địa lý 
 Châu mĩ
I. Mục tiêu:
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ :nằm ở bán cầu Tây,bao gồm Bắc Mĩ,Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông:núi cao,đồng bằng,núi thấp và cao nguyên.
+Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu:nhiệt đới,ôn đới và hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu , bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn. lãnh thổ Châu Mỹ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông , đồng bằng lớn của Châu Mĩ trên bản đồ,lược đồ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới 
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Dân số châu phi theo dữ liệu năm 2004 là bao nhiêu ? họ chủ yếu màu da như thế nào?
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích bài 
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn châu mĩ
- GV đưa quả địa cầu, lớp quan sát để tìm ra ranh giới giữa 2 bán câu đông và bán cầu tây?
- Yêu cầu xem hình 1 SGK trang 103 , lược đồ các châu lục và các đại dương trên thế giới tìm châu mĩ và các châu lục , đại dương tiếp giáp với châu mĩ, các bộ phận của châu mĩ?
- Yêu cầu lên bảng chỉ nêu vị trí châu mĩ.
* Hoạt động 2: Thiên nhiên châu mĩ
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Quan sát các ảnh trong hình 2 , lược đồ cho biết ảnh đó được chụp ở đâu? sau đó điền vào bảng thống kê sau 
* Hoạt động 3: Địa hình châu mĩ
- Treo lược đồ tự nhiên châu mĩ để hs mô tả địa hình châu mĩ 
? Địa hình châu mĩ có độ cao bao nhiêu? độ cao địa hình có thay đổi thế nào từ tây sang đông?
? Kể tên và vị trí của:
+ các dãy núi lớn
+ Các đồng bằng lớn
+ Các cao nguyên lớn
* Hoạt động 4: Khí hậu châu mĩ:
? Lãnh thổ châu mĩ trải dài trên các đới
khí hậu nào? 
? hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên?
? Nêu tác dụng của rừng a -ma -dôn đối với khí hậu của châu mĩ?
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 HS trả lời 
- HS quan sát và thảo luận 
- HS xem SGK
- HS lên chỉ vị trí châu mĩ: Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây và là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này; Châu mĩ bao gồm phần lục địa bắc Mĩ, Trung Mĩ, nam Mĩ và các đảo, quần đảo nhỏ
Phía đông giáp với đại tây dương , phía bắc giáp với bắc băng dương , phía tây giáp với Thái bình dương 
- HS quan sát 
- Địa hình châu mĩ cao ở phía tây thấp dần khi vào đến trung tâm và cao dần ở phía đông 
-Các dãy núi lớn đều tập trung ở phía tây , miền tây của bắc mĩ có dãy cooc- đi -e lớn và đồ sộ ....
- Lãnh thổ châu mĩ trải dài trên tất cả các đới khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới
- Khí hâu hàn đới giá lạnh ở vùng giáp bắc băng dương 
Qua vòng cực bắc xuống phía nam , khu vực bắc mĩ có khí hậu ôn đới
Trung mĩ, nam mĩ nằm ở hai bên đường xích đạo có khí hậu nhiệt đới
HSKK:Nêu được một số đặc điểm của châu Mĩ.
***********************************
Toán
luyện tập
I.Mục tiêu:
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- Các bài tập cần làm:Bài 1, Bài 2.
II.Đồ dùng dạy- học :
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
II.Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1:Thực hành- luyện tập 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1:
- Gọi 1 HS yêu cầu đọc bài 
- Gọi 1 HS làm câu (a)
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Yêu cầu HS làm vào vở;không cần kẻ bảng,hướng dẫn HS khi làm vở ghi theo cách:với v = 32,5km/giờ ;t = 4 giờ thì:
 S =32,5 x 4 = 130(km)
- Chữa bài
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài,tự tóm tắt và yêu cầu HS làm bài vào vở; 1 HS lên làm vào bảng phụ.
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở;1 HS làm vào bảng phụ.
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài bạn 
+ HS khác chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét và chữa bài.
- Nhấn mạnh:Với những dạng bài này 
4. Củng cố- dặn dò
-Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
-Tính độ dài quãng đường bằng ki-lô-mét rồi viết vào ô trống.
-Điền là 130 km
s = v x t = 32,5 x 4 = 130 (km)
-HS làm bài
-HS đọc 
-HS làm bài
Bài giải:
Thời gian ôtô đã đi hết quãng đường AB là:
12 giờ 15 phút -7 giờ 30 phút =
 4 giờ 45 phút =4,75 giờ	 
Quãng đường AB dài là:
 46 x 4,75 = 218,5 (km)
Đáp số: 218,5 (km)
-HS lắng nghe.
-HS nêu.
	HSKK:Chỉ làm bài tập 1.
****************************************************************
Thứ năm ngày 08 tháng 3 năm 2012
Toán
thời gian 
I.Mục tiêu:
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- Các bài tập cần làm:Bài 1(cột 1,2),Bài 2.
II.Đồ dùng dạy- học :
- Bảng phụ ghi BT 1.
III. các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS nhắc lại công thức và cách tính vận tốc và quãng đường.
-Gv ghi tên bài lên bảng.
2.Hình thành cách tính thời gian
a) Bài toán 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.Cả lớp tự giải.
- Hỏi:Đề bài hỏi gì ?
- Hỏi:Vận tốc 42,5km/giờ cho biết điều gì?
- Hỏi:Vậy để biết ôtô đi quãng đường 170 km trong mấy giờ ta làm thế nào?
-Yêu cầu 1 HS (trung bình)lên viết phần bài giải;HS dưới lớp viết ra nháp.
- Hỏi:Như vây,để tính thời gian đi của ôtô ta làm như thế nào?
-GV ghi theo trả lời của HS :
 170 : 42,5 = 4 (giờ)
 s : v = t 
t = s : v
- Yêu cầu HS ghi vở;gọi vài HS nhắc lại.
b)Bài toán 2:
-GV nêu BT ;yêu cầu 1 HS đọc lại đề bài.
-Yêu cầu HS dựa vào công thức vừa tìm được ,giải BT.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài; HS dưới lớp làm ra nháp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn, GV nhận xét và chữa bài.
3. Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Gọi 1 HS làm câu (a).
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài,tóm tắt đề.
- Yêu cầu 2 HS trung bình lên bảng giải,ở dưới lớp tự làm bài vào vở.
4. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị tiết sau
-HS nêu lại.
 v = s : t
 s = v x t
- HS đọc đề bài.
-Thời gian ôtô đi quang đường đó .
- 1 giờ ôtô đi được quãng đường là :42,5km.
-Lấy 170 : 42,5 = 4 (giờ )
Bài giải:
Thời gian ôtô đi là:
170 : 42,5 = 4 (giờ )
Đáp số : 4 (giờ )
-Lấy quãng đường chia cho vận tốc của ôtô.
-Muốn tính thời gianta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
 t = s : v
-HS ghi vở và nhắc lại.
-HS đọc 
-HS làm bài
-HS nhận xét 
-HS lắng nghe
-HS nhắc lại
v = s : t s = v x t ( vì muốn tìm số bị chia lấy số chia nhân với thương); t = S : v (vì muốn tìm số chia lấy số bị chia chia cho thương).
-HS quan sát và nhắc lại.
- HS nêu .
-HS nêu lại.
-Cùng với đơn vị thời gian của vận tốc.
HS đọc đề bài
- Làm bài
HSKK:Chỉ làm bài tập 1.
*************************************
Khoa học
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
I. Mục tiêu:
 Kể được tên một số cây có thể mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV chuẩn bị ngọn mía, củ khoai tây, lá sống đời, củ riềng, củ gừng, củ hành, củ tỏi, cành rau ngót.
- Thùng giấy, hoặc chậu cây có đựng sẵn đất .
III. Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Mô tả quá trình hạt mọc thành cây
? Nêu điều kiện để hạt nảy mầm
- GV nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
Nêu mục đích bài học và ghi đầu bài
2. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Nơi cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ 
- GV tổ chức HS hoạt động nhóm 
- Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân cây, củ?
- Nhận xét 
? Người ta trồng cây mía bằng cách nào?
? Người ta trồng hành bằng cách nào?
- Nhận xét 
- Yêu cầu HS chỉ vào từng hình minh hoạ trang 110 SGK và trình bày theo yêu cầu :
- gọi HS trình bày
- Nhận xét 
* Hoạt động 2: Thực hành: Trồng cây 
- GV tổ chức cho HS trồng cây mẹ ở vườn trường hoặc trong lớp.
- Phát thân, lá, rễ cho HS theo nhóm.
- HD học sinh làm đất trồng cây
- Yêu cầu HS rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi đã trồng song.
- Dặn HS theo dõi xem cây của nhóm nào mọc chồi trước 
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết .
- 3 HS trả lời 
- HS thảo luận nhóm.
Củ khoai tây: chồi mọc lên ở chỗ lõm
Ngọn mía: chồi mọc lên từ nách lá.
Cây rau ngót: chồi mọc lên từ nách lá.
Cây ra ngót: chồi mọc lên từ nách lá.
Cây sống đời: chồi mọc ra từ mép lá.
Củ gừng: chồi mọc lên từ chỗ lõm trên bề mặt củ.
- lấy ngọn mía đặt xuống đất , lấp đất lên
- tách củ thành nhánh, đặt xuống đất 
- HS quan sát và trả lời
- HS thực hành 
HSKK: Giúp đỡ cụ thể
***************************************************************
Thứ sáu ngày 09 tháng 3 năm 2012
Toán
 luyện tập
I.Mục tiêu:
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- Các bài tập cần làm:Bài 1,Bài 2,Bài 3.
II. Đồ dùng dạy- học :
- Bảng phụ ghi BT 1.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1:Kiểm tra bài cũ
-Gọi 1 vài HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
-GV nhận xét ,đánh giá.
2: Thực hành 
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
-Gọi 1 HS lên làm bảng phụ;HS dưới lớp làm vào vở(không cần kẻ bảng),viết ngay vào sách nếu dùng một lần;viết theo thứ tự đó vào vở theo các cột.Hoặc trình bầy dạng:“Nếu ...thì...”
-Yêu cầu HS khá giỏi ở mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường. 
-Chữa bài
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới yêu tố đề bài cho biết,2 gạch dưới yếu tố cần tìm.
-Gọi 1 HS làm bảng phụ;HS còn lại làm vào vở
-Chữa bài
+Gọi HS đọc bài làm.
+HS nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: Đề bài hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở,1 HS làm bảng phụ.
- Hỏi: Dựa vào đâu để xác định đơn vị của thời gian?
-Lưu ý :Khi tính xong kết quả cần phải ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
4. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau
-HS nêu lại.
-t = s : v à s = v x t à( muồn tìm số bị chia lấy thương nhân với số chia ). 
v = s : t 
- HS đọc đề .
-Hs làm bài.
a) Nếu đi 261km với vận tốc 60km/giờ thì hết thời gian là:
261 : 60 = 4,35(giờ)
(b);(c);(d) trình bầy tương tự.
 Đáp số: a) 4,35 giờ
 b) 2giờ
 c) 6 giờ 
 d) 2,4 giờ
-HS chữa bài.
- HS đọc đề bài.
-HS thực hiện yêu cầu
-HS làm bài.
Bài giải:
Đổi 1,08m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:
108 : 12 = 9(phút)
 Đáp số: 9(phút)
- HS đọc đề bài.
-Tính thời gian đại bàng bay được 72km
-HS làm bài.
Trình bầy tườn tự bài 1 .
Đáp số: 11 giờ 15 phút 
-HS nêu lại t = s: v 
-Dựa vào đơn vị thời gian khi tính vận tốc.
HSKK:Chỉ làm bài tập 1,2.
********************************
Sinh hoạt tập thể
Phòng ngừa thảm hoạ : Hoả hoạn
I. Mục tiêu:
- Hs có sự hiểu được hoả hoạn là gì? Nguyên nhân và tác hại của hoả hoạn.
- Hs biết được những việc cần làm khi có hoả hoạn.
II. Các hoạt động dạy- học :
HĐ1: Gv giới thiệu bài, ghi bảng
HĐ2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu bài.
- Hoả hoạn là gì? 
- Hoả hoạn là những đám cháy mà con người không kiểm soát nổi.
a,Nguyên nhân gây ra hoả hoạn .
(?) Theo em, nguyên nhân gây ra hoả hoạn là gì? 
Hs nhận xét, Gv bổ sung.
+ Hoả hoạn xảy ra khi con người không cẩn thận khi sử dụng sản phẩm xăng, dầu, rơm,...
+ Hoả hoạn xảy ra nhiều hơn khi có nắng nóng.
b,Tác hại của hoả hoạn.
+ Lửa thiêu cháy nhà, cây cối, mùa màng.
+ Lửa có thể gây chết người hoặc bị thương.
c,Những việc cần làm khi có hoả hoạn.
+ Không nghịch lửa.
+ Không đốt rơm gần nhà.
+ Không rời bếp khi đang đun nấu.
+ Nếu bị bỏng, lập tức dùng nước sạch làm nguội chỗ bỏng.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
****************************************************************
 Ký duyệt 05/ 3/ 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi 1.doc