Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 29 - Trường TH Tân Thượng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 29 - Trường TH Tân Thượng

TẬP ĐỌC

Tranh làng Hồ

I.Mục đích - Yêu cầu:

1.Đọc thành tiếng :

-Đọc đúng : ếch, hóm hỉnh, khoáy, nhấp nhánh

-Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài.

2.Đọc hiểu :

-Hiểu các từ ngữ, câu đoạn trong bài.

Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi các nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sặc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

II.Đồ dùng dạy học :

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 29 - Trường TH Tân Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Ngày soạn : 15/3/2009	
Ngày dạy : 16/3/2009
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tranh làng Hồ
I.Mục đích - Yêu cầu:
1.Đọc thành tiếng :
-Đọc đúng : ếch, hóm hỉnh, khoáy, nhấp nhánh
-Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài.
2.Đọc hiểu : 
-Hiểu các từ ngữ, câu đoạn trong bài.
Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi các nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sặc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II.Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ -GV gọi vài HS lên bảng đọc bài Hổi thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi.
Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới: GV giới thiệu - ghi bài 
-GV dán tranh làng Hồ lên bảng lớp và giới thiệu về mỗi tranh.
HĐ1: Luyện đọc 
MT : Đọc đúng : ếch, hóm hỉnh, khoáy, nhấp nhánh
Gọi HS đọc bài.
-GV chia bài thành 3 đoạn.
Đ1: Từ đầu đến ..tươi vui.
Đ2: Tiếp theo đến mái mẹ.
Đ3:Còn lại
-Cho HS đọc đoạn.
-Luyện đọc từ ngữ: Chuột ếch, lĩnh.
-Cho HS đọc cả bài.
GV đọc bài : Giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ
HĐ2: Tìm hiểu bài 
MT : Hiểu được nội dung bài.
+Đ 1+2.
H: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. GV giới thiệu làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian
+Đ3
H: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
-Cho HS đọc lại đoạn 2 và đoạn 3.
H: Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
H: Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ nhân gian làng Hồ?
-GV chốt lại: yêu mên cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động.
H: Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn.
HĐ3 : Luyện đọc diễn cảm :
-Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
-Gv đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện lên và hướng dẫn HS luyện đọc.
Cho HS đọc theo cặp.
-Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS đọc lại bài và chuẩnbị bài sau.
-2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Nghe.
-2 HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
-HS quan sát tranh và nghe thầy cô giới thiệu.
-HS dùng bút chì để đánh dấu đoạn.
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn.
-Từng cặp HS đọc.
-1,2 HS đọc.
-1 Hs đọc chú giải.
-4 HS giải nghĩa từ mỗi em giải nghĩa 2 từ.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS có thể trả lời: Tranh về lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
-1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm theo.
-Đó là màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu.Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp
-1 HS đọc thành tiếng lớp lắng nghe.
-Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
-Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà maí mẹ.
-Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế.
-Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng màu sắc của dân tôc trong hội hoạ.
-Vì những nghệ sĩ dân gian làng hồ đã vẽ lên những bức tranh rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.
-Nghe.
-Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đắc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
-3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm. Mỗi em đọc một đoạn.
-HS đọc đoạn theo HD của GV.
HS đọc theo cặp.
-Một vài HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
-HS theo dõi.
KHOA HỌC
Cây mọc lên từ hạt
I. Mục tiêu:
- Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
- Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: - Hình vẽ trong SGK trang 108, 109.
HSø: - Chuẩn bị theo cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
-Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: GV giới thiệu - ghi bài 
HĐ1 : Cấu tạo của hạt.
MT : Biết cấu tạo của hạt.
Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
-Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ và hướng dẫn.
® Giáo viên kết luận.
-	Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
-Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
HĐ2 : Quá trình phát triển thành cây của hạt.
MT : Nắm được quá trình phạt triển thành cây của hạt.
-Nhóm trưởng điều khiển làm việc. (Nhóm 4)
KL :GV nhận xét.
HĐ3 : Điều kiện nảy mầm của hạt.
MT : Nắm được điều kiện nảy mầm của hạt.
-Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
-Giáo viên tuyên dương nhóm có 100% các bạn gieo hạt thành công.
-	KL : Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh)
 3. Củng cố - dặn dò: 
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị: “Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ”.
-Nhận xét tiết học .
-Học sinh lên bảng trả lời.
-Nhóm trường điều khiển thực hành.
-Tìm hiểu cấu tạo của 1 hạt.
-Tách vỏ hạt đậu xanh hoặc lạc.
-Quan sát bên trong hạt. Chỉ phôi nằm ở vị trí nào, phần nào là chất dinh dưỡng của hạt.
-Cấu tạo của hạt gồm có mấy phần?
-Tìm hiểu cấu tạo của phôi.
-Quan sát hạt mới bắt đầu nảy mầm.
-Chỉ rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
- Học sinh quan sát hình 7 trang 109 / SGK.
-Mô tả quá trình phát triển của cây mướp khi gieo hạt đến khi ra hoa, kết quả cho hạt mới.
-Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
-Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS theo dõi.
TOÁN
Tiết 131 : Luyện tập
I.Mục tiêu : Giúp HS 
-Củng cố cách tính vận tốc.
-Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập.
2. Bài mới: GV giới thiệu - ghi bài 
Luyện tập 
Bài 1 :
Gọi HS đọc đề, nêu công thức tính
Cho cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng.
GV hướng dẫn thêm cách tính vận tốc của đà điểu bằng m/giây hoặc km/giờ.
Bài 2 : Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.
-Cho HS tự làm bài vào vở,hướng dẫn HS cách viết vở.
Gọi HS đọc kết quả.
Bài 3 : Gọi HS đọc đề, chỉ ra quãng đường và thời gian đi bằng ô tô. Từ đó tính được vận tốc của ô tô.
Bài 4:Cho HS làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
3 HS lên bảng làm bài tập.
HS đọc đề, nêu công thức tính
Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng.
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là :
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
 Đáp số : 1050 m/phút
HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc
HS tự làm bài vào vở
HS đọc kết quả
HS đọc đề, chỉ ra quãng đường và thời gian đi bằng ô tô. Từ đó tính được vận tốc của ô tô.
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là 0,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
 Đáp số : 40 km/giờ
-HS làm bài rồi chữa bài.
Thời gian đi của ca nô là:
7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 pút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút =1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
 Đáp số : 24km/giờ
-HS theo dõi.
Ngày soạn :16/3/2009
Ngày dạy : 17/3/2009
Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009
CHÍNH TẢ
Nghe- viết : Cửa sông
Ôn tập về quy tắc viết hoa
Viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I.Mục đích - Yêu cầu:
-Nhớ-viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài cửa sông.
-Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các bài tập thực hành để củng cố, khắc sâu quy tắc.
II.Đồ dùng dạy học.
-Bút dạ và 2 tờ phiếu khổ to hoặc bảng nhóm để HS làm bài tập.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2 Bài cũ :Gọi vài HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-GV nhận xét.
3. Bài mới: GV giới thiệu - ghi bài 
HĐ1 :HD nghe viết chính tả
MT : HS biết cách viết và viết đúng chính tả bài.
Cho HS đọc yêu cầu của bài.
-GV: Em nào xung phong lên đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài Cửa Sông?
-Luyện viết những từ ngữ HS dễ viết sai: nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá.
-GV nhắc các em cách trình bày thơ 6 chữ, chữ cần viết hoa
-GV chấm 5-7 bài.
-GV nhận xét chung.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả:
 MT : làm đúng các bài tập thực hành để củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa.
-Cho HS đọc yêu cầu bài 2 và đọc 2 đoạn văn a,b.
-GV giao việc.
-Các em đọc lại 2 đoạn văn a,b.
-Dùng bút chì gạch dưới tên riêng có trong 2 đoạn văn đó.
-Cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào?
-Cho HS làm bài. GV phát 2 bảng phụ cho 2 HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả.
-Gv nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
-Tên người có trong 2 đoạn.
-Gri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô.
-A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi.
-Ét-mân Hin –la-ri.
=>Cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối
4. Củng cố, dặn dò 
-Gv nhận xét tiết học. 
-Dặn HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoc t ... õy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ.
II. Đồ dùng dạy học.
-Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới.
-Lược đồ các châu lục và đại dương.
-Lược đồ tự nhiên Châu Mĩ.
-Các hình minh hoạ trong SGK.
-Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ -GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.
-Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới: GV giới thiệu - ghi bài 
HĐ1:Vị trí địa lí và giới hạn châu Mĩ.
MT : Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu.
-GV đưa ra quả địa cầu, yêu cầu HS cả lớp quan sát để tìm ranh giới giữa bán cầu Đông và bán cầu Tây.
-GV yêu cầu HS xem hình 1, trang 103 SGK, lược đồ các châu lục và các đại dương trên thế giới, tìm châu Mĩ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với châu Mĩ.
-GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên quả địa cầu và nêu vị trí địa lí của châu Mĩ.
-GV yêu cầu HS mở SGK trang 104 đọc bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số châu lục trên thế giới, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu triệu Km2?
KL: Châu Mĩ là lục địa duy nhất nằm ở bán cầu Tây.
HĐ2: Thiên nhiên châu Mĩ.
MT : Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nêu được chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ.
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm thực hiện yêu cầu.
-Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên lược đồ tự nhiên châu Mĩ, cho biết ảnh đó chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ, hay Nam Mĩ và điền thông tin vào bảng.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS làm việc, gợi ý để các em biết cách mô tả thiên nhiên các vùng.
-GV mời các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
H: Qua bài tập trên, em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Mĩ?
KL: Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phú.
HĐ3: Địa hình châu Mĩ.
MT : nắm được đặc điểm địa hình châu Mĩ.
-GV treo lược đồ tự nhiên châu Mĩ, yêu cầu HS quan sát lược đồ để mô tả hình của châu Mĩ cho bạn bên cạnh theo dõi.
-GV gợi ý cho HS cách mô tả.
+Địa hình châu Mĩ có độ cao như thế nào? Độ cao địa hình thay đổi thế nào từ tây sang đông?
+Kể tên và vị trí của.
+Các dãy núi lớn.
+Các đồng bằng lớn.
+Các cao nguyên lớn.
-GV gọi HS tiếp nối nhau trình bày về địa hình của châu Mĩ trước lớp.
-GV nghe, chỉnh sửa câu trả lời cho HS. Địa hình châu Mĩ gồm 3 bộ phận chính.
+Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi.
+Trung tâm là các đồng bằng như đồng bằng trung tâm Hoa Kì..
+Phía đông là các cao nguyên và các dãy núi có độ cao từ 500 đến 2000m.
HĐ4: Khí hậu châu Mĩ.
MT : Nắm được đặc điểm về khí hậu của châu Mĩ.
-GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
+Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào?
+GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu lại các đới khí hậu của Bắc Mĩ.
+Nêu tác dụng của rừng rậm A- ma-dôn đối với khí hậu của châu Mĩ.
H: Hãy giải thích vì sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú?
-GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS và đi đến thống nhất: Vì địa hình phức tạp, sông ngòi dày đặc.
KL: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam.
3. Củng cố, dặn dò 
-GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Nghe.
-HS lên bảng tìm trên quả địa cầu, sau đó chỉ ranh giới và giới hạn của hai bán cầu: bán cầu Đông và bán cầu Tây.
-HS làm việc cá nhân, mở SGK của mình và tìm vị trí địa lí châu Mĩ, giới hạn theo các phía đông, bắc, tây, nam của châu Mĩ.
-3 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến.
-Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này..
-HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu và tìm diện tích châu Mĩ. Sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp, các HS khác nhận xét và đi đến thống nhất.
-HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS, cùng trao đổi, xem lược đồ, xem ảnh và học thành bài tập.
-HS làm việc theo nhóm, nêu câu hỏi nhờ GV giúp đỡ khi có khó khăn.
-Mỗi bức ảnh do một nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến.
-Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú.
-HS làm việc theo cặp, 2 HS cạnh nhau vừa chỉ lược đồ vừa mô tả cho nhau nghe.
-HS dựa vào gợi ý của GV để mô tả. Ví dụ: Địa hình châu Mĩ cao ở phía Tây, thấp dần khi vào đến trung tâm và cao dần ở phía đông. Các dãy núi lớn đều tập trung ở phía Tây. Miền tây của bắc Mĩ có dãy Coo-đi-e lớn và đồ sộ hơn cả, dãy núi này chạy dài suốt từ bắc xuống nam ăn cả biển. Miền tây của Nam Mĩ thì có dãy An-đét.
-2 HS trình bày, một HS nêu địa hình bắc Mĩ, 1 HS nêu địa hình Nam Mĩ.
-HS nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
-Lãnh thổ châu Mĩ trả dài trên tất cả các đới khí hậu hàn đới, ôn đơí, nhiệt đới.
-Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới..
-Một vài HS phát biểu ý kiến, HS cả lớp teo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
-HS theo dõi.
ĐẠO ĐỨC
	Em yêu hoà bình (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
-HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và thế giới.
-Củng cố lại kiến thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình cho HS.
-Giáo dục HS yêu chuộng hoà bình, ghét bỏ chiến tranh.
II. Đồ dùng dạy học.
-Tranh ảnh , băng hình bài báo về hoạt động bảo vệ hoà bình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên 
Học sinh
1. Bài cũ : Gọi 2 HS lên kiểm tra bài.
2. Bài mới: GV giới thiệu - ghi bài 
HĐ1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm.(bài tập 4)
MT : HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và thế giới
-Cho HS giới thiệu tranh ảnh , bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh các em sưu tầm được.
-GV nhận xét , giới thiệu thêm một số tranh ảnh khác và kết luận:
-Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
-Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
HĐ2 : Vẽ “Cây hoà bình” 
MT : Biết vẽ tranh ảnh thể hiện hoà bình.
GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “Cây hoà bình”.
-Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.
-Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
-GV khen các nhóm vẽ tranh đẹp và kết luận :
Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người.Song để có hoà bình,mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình
3. Củng cố - dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên kiểm tra bài.
HS giới thiệu trảnh ảnh bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh các em sưu tầm được.
-HS theo dõi.
-Các nhóm vẽ tranh.
-Đại diện từng nhóm giới thiệu tranh vẽ của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
-HS theo dõi.
TOÁN
Tiết 135 : Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS. 
-Củng cố kĩ năng tính thời gian của chuyển động.
-Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
II Đồ dùng dạy học.
-Bảng phụ ghi bài 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ – Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập.
-Nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới: GV giới thiệu - ghi bài 
MT : HS nắm vững kiến thức, biết vận dụng để làm tốt các bài tập.
-Gọi HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
-Cho HS rút ra công thức tính vận tốc quãng đường từ công thức tính thời gian.
Bài 1 
-GV cho HS tính, điền vào ô trống , gọi HS kiểm tra kết quả của bạn. 
Bài 2 
-GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài , lưu ý HS đổi 1,08m = 108cm.
 Bài 3 
GV có thể hướng dẫn HS tính :
 72 : 96 = (giờ)
 giờ = 45 phút
Bài 4 
-GV hướng dẫn HS có thể đổi 
420 m/phút = 0,42km/phút hoặc 10,5 km =10 500m
-Áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian.
-Kết quả là : 25 phút.
3. Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau và làm bài tập trong VBT.
- HS lên bảng làm bài tập.
-Nhắc lại tên bài học.
-HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
- HS rút ra công thức tính vận tốc quãng đường từ công thức tính thời gian.
-HS tính, điền vào ô trống , HS kiểm tra kết quả của bạn. 
-HS tự làm bài rồi chữa bài, lưu ý HS đổi 1,08m = 108cm.
-HS tự làm bài sau đó chữa bài.
Thời gian để con đại bàng bay là:
72 : 96 = 0,75(giờ) = 45 phút
-HS tự làm bài sau đó chữa bài.
Bài giải
10,5 km =10 500m
Thời gian để con rái bơi là:
10 500 : 420 = 25 (phút)
 Đáp số : 25 phút
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
1.Đánh giá hoạt động tuần 27 :
-Lớp trưởng chủ trì buổi sinh hoạt.
-Tổ trưởng các tổ đánh giá các mặt hoạt động của từng thành viên.
-Các thành viên phát biểu ý kiến – GV theo dõi giải quyết.
-GV nhận xét , đánh giá chung.
Hạnh kiểm : Đi học đều , lễ phép, duy trì tốt nề nếp.
Học lực: Đa số HS có ý thức học bài, chuẩn bị bài. Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chuẩn bị bài chu đáo
2.Kế hoạch tuần 28 : 
-Làm tốt công tác vệ sinh trường lớp.
-Đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau trong học tập.
-Tăng cường công tác truy bài đầu giờ, kiểm tra bài tập.
-Học bài, làm bài tập chu đáo trước khi đến lớp.
-Ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra GKII.
-Thực hiện tốt An toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc