Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Lãng Sơn

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Lãng Sơn

Địa lý

CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC

I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:

- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.

- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.

- GD HS có ý thức tìm hiểu về địa lí thế giới.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ thế giới.

- Giáo án điện tử.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Lãng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29	 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
Tiết 5 Địa lý
châu đại dương và châu nam cực
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- GD HS có ý thức tìm hiểu về địa lí thế giới.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ thế giới. 
Giáo án điện tử.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Gọi HS nêu: Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế của châu Mĩ?
2. Bài mới: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
HĐ1: ( Làm việc cá nhân)
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK nêu; Châu Đại Dương gồm những phần đát nào và trả lời câu hỏi SGK mục a
- Gọi đại diện trình bày
- GV chốt: Châu Đại Dương gồm phần lục địa ố t – x trây – li –a và các đảo ở vùng trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương
HĐ 2: ( Làm việc theo nhóm 4)
Bước1: Cho HS quan sát H1: Tìm hiểu về khí hậu, thực, động vật của châu Đại Dương 
Bước 2: Cho các nhóm trình bày KQ’ với kênh hình sau đó nhận xét lẫn nhau
- GV KL: SGV 
HĐ3: ( làm việc theo nhóm đôi)
- Gv Y/c hs dựa vào SGK trả lời câu hỏi mục 2 SGK, trả lời thêm câu hỏi:
+ tại sao châu Nam Cực không có người ở?
+) Đặc điểm tiêu biểu của tự nhiên châu Nam Cực
- Gọi đại diện trình bày
- GV chốt và KL
3. Củng cố dặn dò
- Gọi HS nêu ND bài. Giao bài về nhà 
- 2 HS nêu , HS khác nhận xét , đánh giá
1. Châu Đại Dương
a) Vị trí địa lý và giới hạn
- HS xác định châu Đại Dương trên bản đồ thế giới
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu 
- Đại diện HS nêu KQ, nhận xét
b) Đặc điểm tự nhiên
- HS quan sát H1, tranh ảnh , thảo luận cặp
- Đại diện nêu kq, nhận xét: ghép cảnh thiên nhiên vào H2
2. Châu Nam Cực
 - HS đọc SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu 
- Đại diện HS nêu KQ, nhận xét
2 HS xác định vị trí của châu nam Cực trên bản đồ thế giới
*2 HS nêu KL sgk
Tiết 7 Toán (Ôn)
ôn tập về phân số 
I. Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS 
- Củng cố về khái niệm phân số, tính chất cơ bản về phân số và vận dụng quy đồng mẫu số các phân số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau. 
- Thực hành làm thành thạo các BT.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm để HS làm BT; 
III. Các hoạt động dạy học
- GV nêu yêu cầu từng bài tập.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS chữa bài 
* Củng cố cách viết, so sánh phân số, phân số bằng nhau.
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
	Phân số chỉ phần đã tô đậm của băng giấy là:
A. B. C. D. Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy, số viên bi có màu: 
A. Nâu B. Xanh C. Đỏ D. Vàng
Bài 3: Nối hoặc với từng phân số bằng nó (theo mẫu): 
Bài 4: So sánh các phân số:
a) và b) và c) và 
Bài 5: Viết các phân số ; ; theo thứ tự từ bé đến lớn
III . Củng cố - dặn dò: 
- HS nhắc lại cách thực hiện các dạng toán trên.
- Dặn dò về nhà học bài - làm các bài tập.
Tiết 8 Tiếng việt (Ôn)
Ôn tập kiến thức đã học giữa học kì II
I - Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS
- Hệ thống một số kiến thức đã học về phân môn tiếng việt trong những tuần giữa học kì 2.
- Rèn kĩ năng làm các bài tập ở các phân môn tiếng việt.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài. 
II - Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 – tập 2
III - Các hoạt động dạy học:
- GV nêu yêu cầu từng bài tập (Bài 10, 11, 12, 13, 14) tuần 28 ( vở bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 2 trang 38; 39; 40)
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS lần lượt chữa từng bài – HS nhận xét – GV nhận xét – kết luận.
- Củng cố kiến thức liên quan từng bài.
4- Các hoạt động nối tiếp (2’):
a) Củng cố: GV nhận xét tiết học , 
b) Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị trước các bài tiếng việt tiếp theo của tuần 29.
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 Toán
ôn tập về số thập phân (tiếp theo)
I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Cách viết số thập phân, phân số thập phân dưới dạng số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân.
	- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm để HS làm BT. 
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Kiểm tra trong quá trình ôn tập
2. Bài mới: Nêu mđ yc tiết học 
3. Thực hành:( 35 phút)
BT1: (151): Viết số đo dưới dạng phân số thập phân 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm, chữa bài. Nhận xét, 
* Củng cố: cách viết số thập phân, p/s dưới dạng số thập phân.
BT2: Viết số thập phân dưới dạng số tỉ số phần trăm và ngược lại
- Gọi HS đọc y/c, tự giải và chữa bài
* Củng cố: cách viết số TP dưới dạng tỉ số phần trăm và ngược lại
BT3, 4: Gọi HS nêu yêu cầu, 
 YC HS tự giải vở , 2 Hs làm bảng nhóm. Chấm 1 số bài nhận xét
* Củng cố : - Viết số đo thời gian, khối lượng, độ dài dưới dạng số thập phân
BT5: Gọi HS đọc y/c. Yêu cầu HS thảo luận, nêu giá trị của x
4) Củng cố – dặn dò
- Yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức .
- Chuẩn bị tiết 144
BT1: 1 HS nêu y/c
- HS làm nháp , 1HS làm bảng nhóm
- Gắn kết quả chữa bài
- Trình bày cách làm
 a) 0,3 = ; b) = ;
BT2: 1 HS đọc y/c 
- HS làm bài vào vở nháp, đổi vở kiểm tra chéo. 1 HS chữa bảng lớp.
0,35 = 35% ; 45% = 0,45 
- HS nêu yc BT3, 4, giải vở, 2 HS chữa bài bảng nhóm
- Xếp các số TP theo thứ tự từ bé đến lớn
BT5: HS thảo luận cặp, nêu kết quả, giải thích
* 2 HS nêu ND vừa luyện tập
Tiết 2 Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
 I. Mục tiêu: - Hệ thống hóa các kiến thức đã học về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên
 II. Đồ dùng dạy học :- Bảng lớp chép sẵn đoạn văn BT1, 3
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: không
2. Bài mới: GV nêu MĐ YC tiết học 
Hướng dẫnHS làm bài tập 
Bài 1(110) Gọi HS đọc YC và đoạn văn, 
- GV giao việc, giúp đỡ HS
- Gọi HS đại diện trình bày. GV chốt kết quả
- Gọi HS nêu tác dụng của các dấu câu 
BT2: Gọi HS đọc YC 
- GV giải thích YC bài tập, giao việc 
--Viết dấu chấm và viết lại các chữ cái đầu câu cho đúng
- Gọi HS trình bày, GV chốt KQ
BT3: Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện vui “ Tỉ số chưa được mở”
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp tìm chỗ viết sai dấu câu
- GV đưa bảng phụ, gọi 1 HS điền Gọi HS chữa bài nhận xét
- Giúp HS hiểu đúng câu chuyện 
3. Củng cố - dặn dò : 
- Gọi HS nêu lại tác dụng của các dấu câu đã học.
Về nhà ôn bài - chuẩn bị bài sau
- 2 HS nêu YC, lớp đọc thầm 
- HS làm việc cá nhân khoanh...: 
- Đại diện trình bày HS nhận xét , thống nhất lời giải 
 * Củng cố: tác dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 BT2: HS nêu yc, lớp đọc thầm
- HS làm bài cá nhân vở BTTV, 
- Nêu miệng kết quả, giải thích lý do điền dấu chấm, nhận xét, cả lớp điều chỉnh kết quả đúng.
* Củng cố: tác dụng của dấu chấm
 BT3: 2 HS đọc ND BT
- HS làm việc theo cặp
- Nêu miệng kết quả, giải thích tại sao bạn điền sai dấu câu
* Củng cố: Tác dụng của các dấu câu
* 2 HS nêu ND bài	
Tiết 3 Kể chuyện
Lớp trưởng lớp tôi
I - Mục tiêu:
1) Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi theo lời nhân vật( Quốc hoặc Lâm, Vân)
- Hiểu câu chuyện; biết trao đổi cùng bạn về ý nghĩa câu chuyện ( Khen ngợi lớp trưởng vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác trong công việc của lớp khiến các bạn trong lớp ai cũng nể phục)
2) Rèn kĩ năng nghe:
- Nghe thầy cô kể, nhớ câu chuyện.
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời của bạn
3) GDHS có tình bạn trong sáng.
II - Đồ dùng dạy học: Tranh SGK phóng to
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*-. GV kể chuyện Vì muôn dân (2lần)
Lần 1; kể diễn cảm + giải nghĩa 1 số từ: hớt hải, xốc vác, cù mỉ cù mì
 - Viết lên bảng tên các nhân vật trong truyện
- Lần 2; Kể, kết hợp chỉ tranh minh họa
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV gọi HS đọc 3 y/c kể chuyện
a) Yêu cầu 1.
- GV giao việc : HS quan sát lần lượt tranh minh họa, kể lại cùng bạn ngồi cạnh nội dung từng đoạn câu chuyện theo tranh.
b) Yêu cầu 2,3
- GV nhấn mạnh y/c
 - Mời 1 HS làm mẫu cách kể theo lời 1 nhân vật trong truyện
- YC hs kể chuyện theo vai nhân vật theo nhóm 4
- Gọi HS thi kể trước lớp
- Gv cùng hs nhận xét bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn , hiểu đúng chuyện
4. Củng cố- dặn dò
 - GV nhận xét tiết học, liên hệ giáo dục.
 - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện ở tuần 30: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Hs theo dõi, quan sát tranh
- HS giải nghĩa theo yêu cầu của GV
- HS quan sát tranh, đọc thầm các yc của bài KC trong SGK.
- 1 HS đọc y/c H/s kể theo cặp 
- HS kể lần lượt từng đoạn trước lớp
- HS khác góp ý , nhận xét nhanh
 - 2 Hs đọc y/c 2,3
- Từng HS nhập vai kể lại câu chuyện trong nhóm
- Đại diện 1 số Hs kể trước lớp, kết hợp trao đổi cùng bạn ý nghĩa câu chuyện
* Hs liên hệ về lớp trưởng lớp mình
* 1-2 HS nêu ý nghĩa câu chuyện
Tiết 4 Tập đọc
Con gái
I - Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng thủ thỉ tâm tình phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn của cô bé Mơ
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Phê phán quan niện lạc hậu “ trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.
II - Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra (3’): Gọi HS đọc bài: Một vụ đắm tàu, trả lời câu hỏi bài đọc.
..
2- Bài mới: Giới thiệu bài (1’): 
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc (10’):
- Gọi HS đọc toàn bài 
- Cho cả lớp quan sát tranh minh họa SGK
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài, giúp HS đọc đúng chú ý ngắt giọng các câu
- Tổ chức cho HS đọc theo cặp và luyện đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm cả bài ( theo HD ở mục 1)
b) Tìm hiểu nội dung bài (10’):
- GV hướng dẫn đọc, trả lời câu hỏi (SGK).
- GV chốt lại ý đúng, kết hợp nhấn mạnh: nam hay nữ, con trai, con gái đều đáng quý
- Giúp HS liên hệ qua câu hỏi 4
c) Luyện đọc diễn cảm(10’):
- GV gọi 5 HS đọc diễn cảm bài, GV giúp HS đọc thể hiện đúng theo ND của từng đoạn
- GV HD HS luyện đọc diễn cảm đoạn cuối 
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò (2’):
- GV đặt câu hỏi để HS nêu ý nghĩa của bài văn
- Dặn dò về đọc lại bài, đọc trước bài sau: thuần phục s ... hập phân
- Gọi HS đọc yêu cầu giao việc
- Gọi HS chữa, nhận xét
BT5: b Gọi HS điền miệng , giải thích cách so sánh số thập phân
4. Củng cố – dặn dò
- Yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức bài học
- Chuẩn bị tiết 143
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc y/c BT1
- HS đọc số thập phân theo cặp 2’
- Nối tiếp đọc trước lớp, nhận xét.
* Củng cố: Đọc số thập phân
- 1 HS đọc y/c BT2, 
- Hs viết STP ra bảng con
- 2 HS viết bảng lớp,nhận xét
* Củng cố: cách viết số thập phân
- 2 HS đọc y/c BT3, 
- HS giải vở, 2 HS viết bảng lớp
 76,60; 284,30; 401,25 ; 104,00
 * Củng cố: Số thập phân bằng nhau 
- 1 HS nêu y/c, HS làm vở, 2 HS làm bảng nhóm 2 phần a,b
Chữa nhận xét
* Củng cố: cách chuyển từ p/s thập phân thành số thập phân
BT5: HS làm miệng, giải thích cách làm
* Củng cố: cách so sánh số thập phân
* HS nêu các kiến thức đã ôn tập
Lịch sử
Hoàn thành thống nhất đất nước
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được.
- Những nét chính về cuộc bầu cử và những kì họp đầu tiên của quốc hội khoá VI ( Quốc hội thống nhất ) năm 1976
- Kì họp đầu tiên của quốc hội khoá VI đánh dấu đất nước ta sau 30 lại thống nhất về mặt nhà nước.
 II. Đồ dùng dạy học:
Các hình minh hoạ SGK.
HS sưu tầm tranh ảnh về cuộc bầu cử quốc hội ở địa phương.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1 - Kiểm tra: - Hãy kể lại sự kiện quân ta tiến vào dinh độc lập?
 - Nêu ý nghĩa lịch sử ngày 30/4 /1975?
.
2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng
HĐ1: Về cuộc bầu cử quốc hội
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp - trả lời câu hỏi.
1.Ngày 25 - 4 - 1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì?
2. Ngày đó, quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước như thế nào?
3. Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?
4. Kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI 
H.Vì sao nói ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?
- GV kết luận ý kiến trả lời của HS.
- Đọc SGK , trao đổi cặpvà trả lời câu hỏi
- Đại diện HS kể về cuộc bầu cử quốc hội 
- HS khác nhận xét
- Là ngày thống nhất đất nước sau bao ngày gian khổ.
HĐ2: Nội dung quyết định kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, 
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân
- Y/c HS đọc và nêu những quyết định quan trọng cảu kỳ họp quốc hội đầu tiên khóa VI
- GV nhận xét , chốt KQ
 HS làm việc cá nhân, nêu kq :
+ Lấy tên nước là CHXHCNVN
+ Quyết định quốc huy quốc kỳ .... vàng
+ Quốc ca là bài tiến quân ca
+ Thủ đô là Hà Nội , Thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ chí Minh
HĐ3: ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp tìm ra ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI.
- Gọi HS trình bày.
- GV kết luận - ghi bảng.
- HS thảo luận nhóm đôi ( 2' )
- HS trình bày - HS nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:- GV tổ chức cho HS cả lớp chia sẻ thông tin, tranh ảnh về cuộc bầu cử quốc hội ở địa phương.
- GV liên hệ khoá quốc hội hiện nay và vai trò của quốc hội.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài - chuẩn bị bài sau. 
Chính tả (Nhớ -viết)
 đất nước
I - Mục tiêu:
1- Nhớ- viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước
2- Nắm được cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu giải thưởng qua các bài tập thực hành. 
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm để HS làm BT3 
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra: Không
2- Bài mới (15’):
- Giới thiệu, ghi bài.
* Hướng dẫn HS nhớ viết
- Gọi HS xung phong đọc HTL 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước. 
+) GV y/c HS đọc thầm lại 4 khổ thơ SGK để ghi nhớ. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài tìm từ khó viết, GV chốt , yêu cầu HS viết bảng con
GV HS viết bài vào vở, GV bao quát lớp
- GV chấm bài, nêu nhận xét chung.
3- Thực hành (15’):
BT2(109)
Gọi HS đọc yc, GV giao việc: HS đọc thầm đoạn văn gạch chân từ theo yêu cầu của bài 
 - Gọi HS chữa bài
* Củng cố: HS nêu cách viết các tên đó
BT3( 110): Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài tập.
GV y/c HS làm vở, giao bảng nhóm cho 2 HS
Gọi HS nhận xét chữa bài
4- Các HĐ nối tiếp (2’):
a- Củng cố: GV nhận xét giờ học.
B - Dặn dò: yêu cầu ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu giải thưởng, chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc, HS khác đọc thầm, HS nêu ND đoạn viết
HS đọc thầm lại bài chính tả, tìm từ khó viết.
- Viết bảng con từ khó: rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng hát 
- HS gấp SGK tự viết bài, đổi vở soát lỗi, chữa lỗi.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm SGK.
- HS gạch chân các từ được viết hoa vào vở BTTV, 1 HS viết tên các từ được viết hoa vào bảng nhóm.
- Nêu kết quả chữa bài 
- Nhận xét, nêu cách viết hoa các từ đó.
2 HS nêu y/c BT
HS làm bài cá nhân vào vở, bảng nhóm: Viết lại tên các huân chương danh hiệu cho đúng
Chữa bài , nhận xét 
* Củng cố: cách viết hoa các danh hiệu 
*2 HS nêu ND bài
Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
Thể dục
môn thể thao: đá cầu- trò chơi “ nhảy ô tiếp sức”
 I. Mục tiêu:
 	 - Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân. YC thực hiện động tác cơ bản chính xác và nâng thành tích hơn giờ trước
 - Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”. YC biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
- GD HS tính nhanh nhẹn ,khéo léo trong khi tập
II. Địa điểm- phương tiện
 +) Địa điểm: sân trường, HS vệ sinh sân tập
 +) Phương tiện:Kẻ sân trò chơi, 1 còi, HS chuẩn bị mỗi HS 1 quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
ND
ĐL
PP
1. Phần mở đầu
Gv nhận lớp, phổ biến ND y/c
T/c cho HS khởi động
Ôn các ĐT của bài TD: tay , chân , vặn mình , toàn thân, thăng bằng, nhảy, mỗi ĐT 2 x 8 nhịp
 -Chơi trò chơi KĐ
2. Phần cơ bản
a, Môn thể thao : Đá cầu
* ôn tâng cầu và bằng mu bàn chân
* Ôn phát cầu bàng mu bàn chân
 Thi phát cầu bằng mu bàn chân
b) Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”
3. Phần kết thúc
Gv cùng HS hệ thống bài
Nhận xét, giao bài về nhà 
6’
22’
14’
6’
4’
5’
5’
*Cán sự tập chung lớp 3 hàng dọc, điểm số báo cáo
Đội hình chạy trên địa hình tự nhiên quanh sân tập, xoay các khớp
ĐH ôn bài TD 8 ĐT
Đh chuyển Đh chơi trò chơi: “ Diệt các vật có hại”
* Tập theo ĐH 3 hàng ngang 
*Chia tổ cho HS tự tập , tổ trưởng quản lớp. GV đến tận nơi giúp đỡ các tổ
* ĐH tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau
, 1 vài nhóm trình diễn trước lớp. GV sửa sai
GV tổ chức cho đại diện các tổ thi với nhau. Chon HS xuất sắc nhất
*Gv nêu tên trò chơi, phổ biến và quy định chơi cách chơi ( vẽ ô ) . Cho HS chơi thử 1 lần
- Cho 1HS chơi thử , Hs khác quan sát, sau đó chơi chính thức bằng hình thức thi đua
- *HS nêu ND bài
Thả lỏng, nhận xét, giao bài về nhà.
. 
Toán
Tiết 141: ôn tập về phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Củng cố về khái niệm phân số , tính chất cơ bản về phân số và vận dụng quy đồng mẫu số các phân số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau. 
- Thực hành làm thành thạo các BT.
II. Đồ dùng dạy học: Chép sẵn ND BT 1, 2 bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Thông báo kết quả KTĐK lần 3 môn Toán.
2. Bài mới: nêu mđ yêu cầu tiết học.
3. Thực hành: ( 35 phút)
BT1, 2: (149) Gọi HS nêu yêu cầu
- GV giao việc: HS làm việc cá nhân, đọc và khoanh vào kết quả đúng 
Yêu cầu HS tự làm, trao đổi KQ và chữa bài
- Nhận xét, chốt ý đúng: D và B
BT3(150): Gọi HS nêu yêu cầu
- HD HS tự làm và chữa bài
- GVchốt kết quả, gọi HS nêu miệng các phân số bằng nhau và giải thích cách làm
BT4:(150) Gọi HS nêu yêu cầu, trao đổi nêu cách giải và tự làm, chữa bài nhận xét
- Chấm 1 số bài nhận xét
BT5(150): Gọi HS nêu y/c
- Yêu cầu học sinh thảo luận nêu cách xếp các phân số và giải thích cách làm.
BT1- 2: 1 HS nêu yêu cầu HS làm bút chì SGK - 2HS làm bảng lớp
- HS nhận xét, chữa bài
- Trình bày cách làm
* Củng cố : Dạng toán trắc nghiệm có liên quan đến phân số
 BT3: - 1 HS đọc y/c
- HS làm bài vào nháp, đổi nháp kiểm tra chéo
- Nêu miệng kết quả, giải thích cách làm
VD: p/s = vì khi nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 5 ta được phân số 
* Củng cố : Tính chất cơ bản của phân số
BT4: - HS nêu yêu cầu, giải vở,1 HS chữa bài bảng lớp
 So sánh phân số : và 
 = = ; = = 
 vì >nên >
* Củng cố: cách so sánh 2 phân số khác mẫu
BT5 : HS đọc y/c, thảo luận cặp, nêu cách làm, 1 HS chữa bài bảng lớp, nhận xét
* Củng cố: So sánh phân số 
* 2 HS nêu các kiến thức đã ôn tập
4. Củng cố – dặn dò
- Yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức. 
- Chuẩn bị tiết: Ôn tập số thập phân 
Tập đọc
Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu:
 1. Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tên nước ngoài: Li-vơ–pun, Ma–ri-ô, Giu–li-ét-ta.
 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu–li–ét–ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu–li–ét–ta; đức hy sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
 3. Giáo dục HS luôn biết giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ chủ điểm, bài đọc (SGK).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra: Thông báo kết quả KTĐK lần 3 môn Tiếng việt.
2- Bài mới: 
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc
 *GV gọi HS đọc to toàn bài.
- GV viết lên bảng các tên riêng nước ngoài Li-vơ–pun, Ma–ri-ô, Giu –li–ét–ta. 
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn 2-3 lượt
- GV uốn nắn cách đọc; giúp HS sửa lỗi và giải nghĩa các từ khó trong bài: Li- vơ- pun, bao lơn
- HD HS đọc theo cặp và đọc toàn bài
- GV đọc mẫu ( theo hướng dẫn ở SGK)
b) Tìm hiểu ND
- GV y/c trao đổi cặp đọc thầm, đọc lướt từng đoạn, trả lời 4 câu hỏi SGK
- Gọi HS đại diện trả lời.
- GV giúp HS liên hệ qua câu hỏi 4
- GV chốt ND 
- Giúp HS liên hệ: HS nêu cảm nghĩ của mình về 2 nhân vật chính: Giu–li-ét–ta và Ma–ri-ô. Liên hệ bản thân em
* Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài. GV giúp HS hiểu đúng cách đọc từng đoạn của bài
 - HD HS luyện đọc kỹ đoạn 2 đoạn cuối
3. Củng cố - dặn dò (2’):
- GV gọi HS đọc toàn bài, nêu ND bài
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà đọc lại bài và đọc trước bài sau.
HS quan sát tranh, nêu ND tranh
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- HS quan sát
- HS chia 5 đoạn đọc của bài 
- 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ 
- HS luyện đọc cặp 
- 1 HS đọc to toàn bài, HS khác nhận xét cách đọc
 - HS theo dõi
- HS trao đổi trả lời 4 câu hỏi SGK
- Đại diện báo cáo KQ , nhận xét
* Liên hệ : Là nam giới cần mạnh mẽ, cao thượng, là nữ giới cần dịu dàng, nhân hậu sẵn sàng giúp đỡ người khác
- 5 HS luyện đọc lại bài văn, HS khác nhận xét, nêu cách đọc từng đoạn. 
- HS luyện đọc cặp đoạn 4, 5 và thi đọc
*3 HS thi đọc, nhận xét bình chọn theo y/c
* 2 HS nêu lại đại ý của bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 29 hai buoi chuan KTKN.doc