Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 - Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.

 - Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và so sánh các hỗn số thành thạo.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai Ngày soạn:13/9/2009
Sáng Ngày giảng: 14/9/2009
Tiết 2 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
 - Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và so sánh các hỗn số thành thạo. 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
Hãy nêu cách chuyển hỗn số thành phân số
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Dạy bài mới:
- Bài 1: Chuyển các hỗn số thành phân số: 
+ Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+Gọi HS nhận xét, chữa bài
- Bài 2: So sánh các hỗn số
a) và b) và 
+ Cho HS nhắc lại yêu cầu của bài
+ Gợi ý cho HS chuyển về phân số rồi so sánh
+ Nhận xét và chữa bài
- Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
a) b)
c) d) 
+ Nhận xét và chữa bài
3. Củng cố và dặn dò
- Nêu cách so sánh 2 hỗn số
+ Chuyển về phân số rồi so sánh 2 phân số
+ Hoặc so sánh 2 phần nguyên, nếu phần nguyên bằng nhau thì so sánh 2 phân số
- GV nhận xét tiết học:
- Tuyên dương những HS học tốt
- Dặn HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
- Vài HS nhác lại cách thực hiện
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- HS nhận xét và nêu lại cách làm
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm vào giấy nháp
- HS trình bày
 - HS nhắc lại cách so sánh
- HS nêu yêu cầu của bài
- Cả lớp làm vào vở
- HS trình bày cách làm
Tiết 3 TẬP ĐỌC
 LÒNG DÂN (T1)
I. Mục tiêu: 
 1. Đọc đúng:
 - Quẹo vô, bực dọc, hổng thấy
 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
 3. Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với Cách mạng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
Gọi hs đọc thuộc lòng bài “sắc màu em yêu”
- Trả lời câu hỏi 2-3 SGK 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:	
Đây là phần đầu của trích đoạn kịch Lòng dân. Với trích đoạn này , các em sẽ ... 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Giáo viên đọc diễn cảm
- Phân đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu ... thằng này là con
+ Đoạn 2: Từ lời cai (chồng chị à? ... rục rịch ta bắn
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1
+ Hướng dẫn đọc đúng các từ : quẹo vô, bực dọc, hổng thấy
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2
+ Hướng dẫn đọc đúng lời nhân vật , đúng ngữ điệu của câu 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 3
b) Tìm hiểu bài:
- Câu hỏi
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+ Dì Năm đãnghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ?
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất?
+ Qua đoạn kịch em thấy dì Năm là người thế nào?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- Hướng dẫn đọc theo lối phân vai: 5 vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai) – đối với HS khá, giỏi
- Nhận xét, đánh giá
C. Củng cố, dặn dò:
* Nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- Về nhà tập đọc lại
- Đọc tiếp phần 2
- 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc lời mở đầu 
- Lắng nghe
- Quan sát tranh
- 3 học sinh đọc nối tiếp
- 3 học sinh đọc nối tiếp
+ Đọc chú giải 
- 3 HS đọc nối tiếp
- Đọc theo cặp 
- 1 học sinh đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi
+ Bị giặc rượt duổi
+ Đưa áo để thay, ngồi ăn cơm
- Tự chọn
...mưu trí, dũng cảm ...
- HS luyện đọc diễn cảm 
- HS thi đọc diễn cảm
- 5 học sinh đọc 5 vai. 1 học sinh dẫn chuyện 
- 2-3 nhóm đọc
- Nhận xét
********************
Thứ ba Ngày soạn:13/9/2009
Sáng Ngày giảng: 15/9/2009
Tiết 2 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: HS biết chuyển: 
 - Phân số thành phân số thập phân.
 - Hỗn số thành phân số.
 - Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
Tiến hành kiểm tra trong quá trình luyện tập từng bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Tổ chức cho HS tự làm bài tập và chữa bài
- Bài 1: Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân:
; ; ; 
+ Cho HS nêu đặc điểm của phân số thập phân
+ Gọi 1 HS làm ở bảng
+ Nhận xét và chữabài.
- Bài 2: Chuyển hỗn số thành phân số:
+ Hãy nêu cách chuyển hỗn số thành phân số
+ Cho HS làm bài
+ Nhận xét ghi điểm
- Bài 3: Viết phân số thích hợp vào dấu chấm
+ GV hướng dẫn mẫu: gợi ý cho HS trả lời
+ a) Quan hệ đơn vị đo độ dài: ( dm và m )
 10dm = 1m; 1dm = m; 3dm = dm
 b) Quan hệ đơn vị đo khối lượng ( gam và kg )
 c) Quan hệ đơn vị đo thời gian ( phút và giờ )
+ Chia lớp thành 3 dãy mỗi dãy làm một bài. 
+ GV nhận xét chấm điểm
- Bài 4:
+ GV hướng dẫn mẫu
+ Chia lớp thành 2 dãy mỗi dãy làm 2 bài
+ Gv chữa và chấm bài HS
C. Củng cố dặn dò:
 Làm bài tập 3 ( c )
- GV nhận xét tiết học:
- HS nêu phân số thập phân là phân số có mẫu số 10; 100; 1000...
- 1 HS làm ở bảng con.
- Nhận xét và trình bày cách làm hợp lý.
- Vài HS nhắc lại cách chuyển
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm.
- HS quan sát
- 2 HS đại diện làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc đề bài toán, tóm tắt đề
- Nêu cách làm
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét bổ sung bài làm của bạn
Tiết 3 CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu: 
 - Viết đúng: giơì, trông mong, sánh vai; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 - Ghép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT 2); Biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Kẽ sẵn mô hình cấu tạo vần
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A Bàicũ:
- Yêu cầu học sinh chép vần của các tiếng sau vào mô hình cấu tạo vần Lương Ngọc Quyến 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:	
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn nhớ - viết
- GV nêu yêu cầu.
- Nhắc chú ý những chữ khó: giời, trông mong, sánh vai 
- Theo dõi HS viết bài 
- Chấm chữa 1 số em
- Nhận xét chung
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2:
- Phát phiếu
- GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm
- GV theo dõi giúp đỡ nhóm yếu
- Nhận xét
Bài tập 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài
C. Củng cố dặn dò:
- Nắm quy tắc đánh dấu thanh
- Nhận xét tiết học:
- 2 học sinh lên bảng ghi
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thư “Từ sau 80 giờ ... của các em”
- HS luyện viết bảng con
- Nhận xét, bổ sung
- Tự viết bài vào vở
- Đổi vở để sửa lỗi
- Hoạt động nhóm
- Điền vào mô hình 
- Một số em lên bảng điền
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu
- Phát biểu ý kiến
- Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh (đặt ở âm chính)
Tiết 5 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. Mục tiêu: 
 - Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT 1); nắm được một số thành ngữ, từ ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT 2); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT 3).
 - Giáo dục ý thức sử dụng chính xác, hợp lí từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
Gọi hs đọc bài 3
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích, yêu cầu
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:
a)công nhân; b) nông dân; c) doanh nhân
d)quân nhân; e) trí thức; g) học sinh
- Phát phiếu
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) công nhân: thợ điện, thợ cơ khí
b) nông dân: thợ cấy, thợ cày
c) doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm
d) quân nhân: đại uý, trung uý
e) trí thức: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
g) học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học
Bài tập 2:
- Gợi ý: có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích 
- Nhận xét, kết luận: 
+ Chịu thương chịu khó: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó.
+ Dám nghĩ dám làm: mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
+ Trọng nghĩa khinh tài: coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc.
+ Uống nước nhớ nguồn: biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình.
Bài tập 3: 
- Phát phiếu
- GV hướng dẫn HS làm vào phiếu
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
* GV chốt lại:
+ Người Việt Nam gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
+ Từ bắt đầu bằng tiếng đồng: đồng hương, đồng môn, đồng chí, đồng bọn, đồng thời, đồng bộ, đồng ca, đồng cảm, đồng dạng, 
C. Củng cố, dặn dò:
- Dặn làm bài 3c vào vở
- GV nhận xét tiết học
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu
- Hoạt động nhóm 2
- Đại diện một số cặp trình bày
- Nêu yêu cầu
- Suy nghĩ, phát biểu
- Nhận xét
- 1 học sinh đọc nội dung bài tập
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu 3a, 3c
- Hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét , bổ sung
- Học sinh viết vào vở 5-6 từ
- Học sinh làm miệng
********************
Thứ tư Ngày soạn:13/9/2009
Sáng Ngày giảng: 16/9/2009
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu: HS biết: 
 - Cộng, trừ phân số, hỗn số.
 - Chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo
 - Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
 II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
Tiến hành kiểm tra trong quá trình làm bài
- gọi 1 HS chữa bài 3c
B. Bài mới:
Tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa và nêu cách làm
- Bài 1: Tính:
a) b) 
+ Cho HS làm ở bảng con
+ GV chữa và chấm bài
- Bài 2: + Hướng dẫn và các bước đi tương tự bài 1
+ GV gợi ý: Câu b: Chuyển hỗn số về phân số rồi tính
 Câu c: Chon MSC là 6
+ Nhận xét, chữa bài
- Bài 4:
+ GV hướng dẫn mẫu
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ GV nhận xét, chữa bài
- Bài 5:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
+ Phân tích và tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
+ Nêu cách làm
+ GV gợi ý: Quảng đường chia làm mấy phần
 quảng đường bằng bao nhiêu ?
 Tìm ta làm thế nào?
 Tìm quảng đường AB ta làm thế nào ?
+ GV nhận xét và chữa bài
* Tổ chức trò chơi: Bày tỏ ý kiến đúng, sai bằng cách đưa thẻ: 
 Đúng: thẻ đỏ, Sai: thẻ xanh
- + = A. ; B. ; C. ; D.
3. Củng cố và dặn dò:
 Nêu quy tắc cộng ( trừ ) hai phân số
- GV nhận xét tiết học
- Tuyên dương những HS học tốt
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập
- 1 HS làm bài 3c, lớp nhận xét
- 1 HS nêu y ...  HS nêu quy tắc
- 2 HS đại diện 2 dãy làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm
- HS nêu cách tìm
- 2 HS đại diện 2 dãy làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm
 - HS quan sát
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm
- HS quan sát hình vẽ và trả lời từng câu hỏi
- HS thảo luận nhóm
- Hs trả lời đúng, sai thông qua việc đưa thẻ đỏ, xanh
- HS nhắc lại quy tắc
Tiết 2 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
 - Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
 - Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bút dạ, giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
 Kiểm tra vở 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:	
 - Nêu mục đích, yêu cầu
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Cho HS dọc nội dung bài tập
- Nêu yêu cầu bài tập
a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến?
b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?
c) Tìm những từ ngữ tả cây cối con vật bầu trời trong và sau cơn mưa?
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
 Bài 2:
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét- Bổ sung
- Kết luận
C. Củng cố, dặn dò:
- Dặn về nhà hoàn chỉnh dàn ý tiết sau viết đoạn văn
- GV nhận xét tiết học 
- Khen một số em lập dàn ý hay.
- Một số em nộp vở.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc SGK.
- Cả lớp theo dõi.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Nêu yêu cầu.
Học sinh tự lập dàn ý vào vở.
- 3 học sinh ghi trên giấy và trình bày trước lớp.
- 1 vài em trình bày dàn ý của mình.
- Nhận xét.
Tiết 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu: 
 - Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách hợp lí (BT 1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT 2)
 - Dựa theo ý một khổ thơ trong bài sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT 3)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng ( Có nghĩa cùng).
- Đặt câu. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:	
 - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
- Cho HS đọc nội dung bài tập và nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ
- GV hướng dẫn HS làm bài cá nhân
- GV giúp đỡ HS yếu
* Nhận xét, chốt lại: Thứ tự các từ cần điền: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp. 
 Bài tập 2:
- Hướng dẫn, gợi ý: chọn 1 ý (trong 3 ý đã cho) để giải thích đúng ý nghĩa chung của 3 câu tục ngữ.
- Nhận xét
 Bài tập 3
- Gợi ý: có viết về màu sắc của những sự vật trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài, chú ý sử dụng từ đồng nghĩa 
- Nhận xét, đánh giá
C. Củng cố, dặn dò:
- Dặn em nào viết chưa đạt về nhà viết lại.
- GV nhận xét tiết học
- Tuyên dương những HS học tốt
- 2 học sinh 
- Lắng nghe.
- Nêu yêu cầu.
- 1 học sinh đọc nội dung.
- Cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ.
- 2 học sinh làm bảng.
- Cả lớp làm vở.
- Đọc lại đoạn văn.
- Đọc nội dung bài.
- Thảo luận nhóm.
- Vài học sinh nêu: gắn bó.....
- Nêu yêu cầu.,
- 1 vài em làm mẫu.
- Học sinh làm vào vở.
- 1 vài em đọc bài của mình.
Tiết 4 ĐỊA LÝ
KHÍ HẬU
I.Mục tiêu: 
 - Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
 + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
 + Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa, khô rõ rệt.
 - Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản xuất nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, 
 - Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ(lược đồ).
 - Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khí hậu Việt Nam - Quả địa cầu
 - Tranh ảnh về một số hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu đặc điểm địa hình của nước ta? Tên một vài dãy núi, đồng bằng chính?
-Kể tên một số khoáng sản ở nước ta?
B. Bài mới:
HĐ1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa
-Chỉ vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu rồi nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
- Kết luận: nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa.
HĐ2: Khí hậu các miền có sự khác nhau 
- Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? Ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Bắc như thế nào?
- Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? Ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Nam ra sao?
Kết luận:
HĐ3: Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất :
-Khí hậu nóng và mưa nhiều có lợi gì? Vào mùa mưa khí hậu ở nước ta xảy ra hiện tượng gì? Mùa khô kéo dài gây hại gì?
Kết luận: Sự thay đổi của khí hậu theo vùng, theo miền góp phần tích cực cho việc đa dạng hoá cây trồng .Tuy nhiên hằng năm, khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta 
C. Củng cố - Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau: Sông ngòi
-3 hs trả lời
-Quan sát quả địa cầu, hình 1 SGK
-Thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bản, lập sơ đồ như đã nêu
-Kết luận: nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa
-Dựa vào bản số liệu trang 72 SGK. Thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi. Trình bày trước lớp. Nhận xét bổ sung 
-Hoạt động cả lớp với SGK
Nghe câu hỏi và phát biểu ý kiến 
Nhận xét, bổ sung 
*******************
Thứ sáu Ngày soạn:14/9/2009
Sáng Ngày giảng: 18/9/2009 
Tiết 2 TOÁN
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu: HS làm được bài tập dạng Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
- Gọi 1 HS nhắc lại cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỷ số của chúng” ?
- GV có thể ghi tóm tắt cách giải lên bảng
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
* HĐ 1: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán 1
- HS nhận xét tổng của 2 số, tỷ số của 2 số
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán
- Dựa vào các bước giải, gọi HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét và cho HS nhắc lại cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỷ số của chúng ”?
* HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài toán 2
- Các bước phân tích như bài toán 1
- Hãy nêu các bước giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỷ số của chúng ”?
* HĐ 3: Thực hành
- Bài 1: 
+ Cho HS đọc đề toán
+ Gợi ý cho HS nắm được tổng, tỷ ( hiệu tỷ ) của hai số
+ Gọi 2 HS đại diện 2 dãy làm bài ở bảng ( mỗi HS một câu)
- Bài 2: 
+ Cho HS đọc đề bài toán
+ Phân tích đề
+ Xác định bài toán thuộc loại toán nào ? ( Tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ )
+ Nêu cách giải bài toán ?
+ Gọi 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ GV nhận xét
- Bài 3: 
+ Hướng dẫn phân tích đề tương tự bài 2
+ Gợi ý cho HS bài toán thuộc loại bài toán nào ?
+ Tổng hai số ở đây là chổ nào ?
+ Gợi ý cho HS: Diện tích vườn hoa là 25 phần thì diện tích lối đi là 1 phần
+ Gọi 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ GV nhận nhận xét chữa và chấm bài
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách giải bài toán: “ Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỷ số của chúng”
- GV nhận xét tiết học
- Tuyên dương những HS học tốt
- Dặn HS về nhà làm bài tập.
- Vài HS nhắc lại
- HS nhắc lại các bước làm
- HS đọc đề toán
- Phân tích đề
- Nêu cách làm
- 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp
- Nhận xét bài làm
- HS đọc đề toán
- Phân tích đề
- Nêu cách giải , giải bài toán vào vở
- Nhận xét cách làm và nêu cách làm
- HS đọc và phân tích đề
- 2 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở; Nhận xét bài làm
- Đọc đề
- Phân tích đề
- Xác định loại toán
- Nêu cách giải bài toán
- 1HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét bài làm
- Đọc và phân tích đề
- Xác định loại toán
- Nêu cách giải
- 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở; NHận xét bài làm
- Nhắc lại cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỷ số của chúng”
Tiết 3 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: (SGV)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
 - Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
- Kiểm tra vở: - Chấm điểm 
BBài mới:
1. Giới thiệu bài:	
 - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
* Nhấn mạnh yêu cầu của đề: tả quang cảnh sau cơn mưa rào .
- Treo bảng phụ đã viết nội dung chính của 4 đoạn văn 
 Đoạn 1: giới thiệu cơn mưa rào
 Đoạn 2: Aïnh nắng và các con vật sau cơn mưa.
 Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa 
 Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
- Yêu cầu: chọn 1 hoặc 2 đoạn để viết thêm vào những chỗ có dấu chấm
- Nhận xét - bổ sung.
 Bài tập 2:
- Gợi ý: dựa vào bài tập 1 để viết 
- Nhận xét - chấm điểm
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn.
- GV nhận xét tiết học
- Tuyên dương những HS học tốt
- Một số em nộp vở.
- 1 học sinh đọc nội dung bài.
- Cả lớp đọc thầm để xác định nội dung chính của mỗi đoạn.
- 1 học sinh đọc.
- Cả lớp làm vào vở BT
- Một số em đọc bài làm.
- Nêu yêu cầu,.
- Cả lớp viết vào vở.
- Một số học sinh đọc bài làm.
- Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
1. Yêu cầu: 
 - Nhận xét tình hình học tập trong tuần. 
 - Xây dựng và duy trì nền nếp lớp trong tuần tới
2. Lên lớp:
 a. Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua: 
 - GV nhận xét tình hình học tập trong tuấn qua.
 - Thống nhất một số nền nếp của lớp. 
 - Nhận xét sự chuẩn bạ dụng cụ học tập của HS. Thống nhất một số yêu cầu chung. 
 - Nêu một số nhận xét: Phát biểu ý kiến, thống nhất ý kiến. 
 b. Giáo viên đánh giá lại tình hình của lớp.
 * Ưu điểm:
 - Một số em có cố gắng trong học tập: 
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài như:
 - Thực hiện tốt các nề nếp
 * Nhược điểm:
 - Đang còn nói chuyện riêng trong lớp: em Tân, Hưng, Phu,
 - Một số em còn thiếu đồ dùng học tập như: em Thông, Nam,
 3. Kế hoạch tuần tới: 
 - Tiếp tục duy trì nền nếp lớp.
 - Cán sự lớp đi vào hoạt động nghiêm túc. 
 - Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Thi đua
 4. Sinh hoạt văn nghệ:
 Hát bài: Em yêu hoà bình.
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3 CKTKN.doc