Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Trường tiểu học số 1 Bảo Ninh

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Trường tiểu học số 1 Bảo Ninh

Tập đọc LÒNG DÂN

I.Mục tiªu: -Biết đọc một văn bản kịch. Cụ thể:

+Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

-Hiểu nghĩa các từ: cai, hổng thấy,thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng.

+ND: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu CB c/m.

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa SGK.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Trường tiểu học số 1 Bảo Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009.
Tập đọc LÒNG DÂN
I.Mục tiªu: -Biết đọc một văn bản kịch. Cụ thể:
+Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
-Hiểu nghĩa các từ: cai, hổng thấy,thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng.
+ND: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu CB c/m.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNGCỦA GV
HOẠT ĐỘNGCỦA HS
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động1
(10 phút)
Hoạt động2
(10 phút)
Hoạt động3
(10 phút)
Hoạt động4
(3 phút)
Gọi HS đọc bài: Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi.
Giới thiệu bài mới.
 Luyện đọc: 
+Gọi 1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch.
+Yêu cầu HS đọc thành tiếng theo cách sau (phân vai và đọc theo lời từng nhân vật):
 *Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 vòng). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) kết hợp giải nghĩa từ: cai, hổng thấy,thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng.
 Tìm hiểu nội dung bài:
-GV yêu cầu đọc thầm phần đầu đoạn kịch để tìm hiểu nội dung.
? Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? 
? Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
? Trong đoạn kịch chi tiết nào làm em thích thú nhất?
Luyện đọc diễn cảm:
-GV hướng dẫn cho 1 tốp đọc phân vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu.
 Chú ý: Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
Giọng dì Năm đoạn đầu tự nhiên, đoạn sau: than vãn, giả vờ, nghẹn ngào, trăng trối.
 Giọng An: Giọng một đứa trẻ đang khóc.
-Tổ chức cho HS từng tốp 6 em đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
Củng cố- Dặn dò: 
? Nêu nội dung chính đoạn kịch? 
- Nhận xét tiết học, GV kết hợp giáo dục HS.
- Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
-1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống.
-Nghe GV đọc.
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 vòng).
-HS đọc đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 5 em).
bị giặc rượt bắt, chạy vào nhà dì Năm
- HS trao đổi N2
- Cứ 6 HS 1 tốp đọc theo vai, HS khác nhận xét xem bạn đọc đã thể hiện phù hợp giọng nhân vật chưa.
ND: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
Khoa học CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?
I. Mục tiêu: - Nắm được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe. Xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
-HS biết quan sát các hình vẽ SGK và kết hợp thực tế để nêu được những vấn đề nên hoặc không nên đối với phụ nữ có thai.
II. Chuẩn bị: - Các hình trang 12, 13 SGK.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNGCỦA GV
HOẠT ĐỘNGCỦA HS
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động1
(10 phút)
Hoạt động2
(10 phút)
Hoạt động3
(10 phút)
Hoạt động4
(3 phút)
? Cơ thể củngười được hình thành như thế nào? 
-GV Giới thiệu bài:
Tìm hiểu ND:Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
-Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGk trả lời nội dung sau:
?Phụ nữ có thai nên làm và không nên làm gì? Tại sao?
-Yêu cầu nhóm trình bày, GV nhận xét chốt ý:
-Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK.
Tìm hiểu về trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai:
- Yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
-GV nhận xét và chốt lại nội dung từng hình.
? Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai? 
 Trò chơi: Đóng vai:
-Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống và yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai và diễn trong nhóm. Gợi ý HS đóng vai theo chủ đề: Giúp đỡ phụ nữ có thai.
+Tình huống 1: Em đang trên đường đến trường rất vội vì hôm nay em dậy muộn thì gặp cô Hoa hàng xóm đi cùng đường. Cô Hoa đang mang thai phải xách nhiều đồ trên tay. Em sẽ làm gì khi đó? 
+Tình huống 2: Ô tô chật quá, bỗng một phụ nữ có thai bước lên xe. Chi đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ làm gì khi đó? 
Kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai
Củng cố – Dặn dò:
-Gọi 1 em đọc mục: Bạn cần biết.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài.
-HS hoạt động theo nhóm 2 quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGk trả lời nội dung GV yêu cầu.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
*Phụ nữ có thai nên:
H1:Ăn nhiều thức ăn chứa đầy dủ các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
H3: Người phụ nữ có thai đang được khám thai tại cơ sở y tế.
*Phụ nữ có thai không nên:
H2: Ko nên dùng một số chất đọc hại như rượu, thuốc lá, cà phê,
H4:Người phụ nữ có thai ko nên gánh vác nặng tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,
-2 em đọc mục bạn cần biết SGK trang 12.
-HS làm việc cá nhân quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
-HS đọc lại mục bạn cần biết trang 13.
-Nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống và yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai và diễn trong nhóm.
-Nhóm lên trình diễn.
Đạo đức CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI VIỆC LÀM CỦA MÌNH 
Truyện kể: Chuyện của bạn Đức
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh nắm được: 
-Biết thế nào là có trách nhiệm với việc làm của mình.
-Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
-Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. Chuẩn bị: - Các nhóm chuẩn bị trò chơi “Phân vai”
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNGCỦA GV
HOẠT ĐỘNGCỦA HS
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động1
(10 phút)
Hoạt động2
(3-4phút)
Hoạt động3
(10 phút)
Hoạt động4
(10 phút)
Hoạt động5
(3-4phút)
? Là học sinh lớp 5 em cần làm gì?
 GV giới thiệu bài ghi đề lên bảng.
 Tìm hiểu truyện:Chuyện của bạn Đức. 
-Gọi đọc ND chuyện: Chuyện của bạn Đức
 ?Đức đã gây ra chuyện gì?
 ? Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy ntn?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, các nóm khác nhận xét bổ sung.
 ?Theo em, Đức nên nên giải quyết việc này thế nào cho tốt?.
 Rút ghi nhớ.
? Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều gì cần ghi nhớ?.
Làm bài tập 1 sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- GV kết luận: a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; c, đ, e không phải là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. 
Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
 Bày tỏ thái độ.
- Yêu cầu lớp hoàn thành bài tập 3: 
-GV kết luận: tán thành ý kiến a, đ. Không tán thành ý kiến b, c, d.
- Giáo viên yêu cầu một vài HS giải thích tại sao tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
Củng cố – Dặn dò
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. 
-Dặn học sinh thực hiện theo nhóm phân vai bài tập 3 để tuần sau thực hiện trước lớp.
-1 học sinh đọc trước lớp. Lớp theo dõi.
-Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm2.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
-Đức cần phải rút kinh nghiệm lần sau phải có trách nhiệm với việc làm của mình).
-HS thảo luận theo nhóm 4 em rút ra ghi nhớ.
Ghi Nhớ : Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. 
-1 học sinh đọc và nêu.
-Học sinh hoạt động cá nhân đọc và trả lời câu hỏi.
-Học sinh trình bày trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét.
-Lớp thực hiện bằng cách đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến bạn đưa ra.
Toán 11. LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: -Củng cố cho HS kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số, làm các phép tính có liên quan đến hỗn số, so sánh hỗn số.
	-HS chuyển đổi được hỗn số thành phân số, làm tính, so sánh hỗn số khá thành thạo.
III. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNGCỦA GV
HOẠT ĐỘNGCỦA HS
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động1
(10 phút)
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Hoạt động2
(3-4phút)
Chuyển hỗn số thành phân số và nêu cách thực hiện: 
-Giới thiệu bài.
HD làm bài tập:
- Yêu cầu HS thứ tự lên bảng làm từng bài
– GV theo dõi HS làm.
-Gọi HS đối chiếu nhận xét ,Sau đó GV chốt lại cách làm từng bài:
 Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
2 = 5 = 9 = 
 ? Nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
 So sánh các hỗn số: 
a . 3 = ; 2 = Ta có: > , vậy 3> 2
Hay :3> 2 Vì có phần nguyên 3 > 2 .
c. 5 = ; 2 = Ta có: > , vậy 5 > 2
Hay: 5 > 2Vì có phần nguyên 5 > 3.
? Nêu cách so sánh hỗn số.
Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
1 + 1 = + = = 
2 - 1 = - = = 
-Qua cách làm yêu cầu HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia hỗn số.
Củng cố – Dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số, cách so sánh và cộng, trừ, nhân chia hỗn số.
-3 HS thứ tự lên bảng làm, c¶ lớp làm vào vở.
-HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
1) Chuyển hỗn số thành phân số:
12 = 
2) So sánh các hỗn số:
b. 3 = ; 3 = Ta có: > , vậy 3> 3
Hay : 3> 3 Vì có phần nguyên bằng nhau, mà >
d. 3 = ; 3 = = Vì = ,vậy 3 = 3
 ... à tỉ số của hai số đó.
-HS giải được các bài toán về tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
III. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNGCỦA GV
HOẠT ĐỘNGCỦA HS
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động1
(15 phút)
Hoạt động2
(15phút)
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3
Hoạt động3
 (3phút)
Tìm x biết: x-(
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn ôn tập về giải toán:
1.BT về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2số đó.
-GV chép bài toán 1 lên bảng - Yêu cầu HS đọc và xác định dạng toán - chỉ rõ đâu là tổng, đâu là tỉ, đâu là số phần tương ứng của số lớn, số bé?
 ?
Tóm tắt: Số bé : 121
 Số lớn: ? 
? Nhắc lại cách giải dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
2.BT về tìm 2số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
( HD tương tự Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó)
Luyện tập - thực hành
Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. Bài giải:
a. Tổng số phần bằng nhau là: 7 + 9 = 16 (phần)
Số lớn là : 80 : 16 x 9 = 45
Số bé là : 80 – 45 = 35.
 Đáp số : 45 và 35.
b. Hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 4 = 5 (phần)
Số lớn là : 55 : 5 x 9 = 99
Số bé là: 99 – 55 = 44. 
Đáp số ; 99 và 44
Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. 
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần )
Số lít nước mắm loại hai là : 12 : 2 = 6 (l)
Số lít nước mắm loại một là : 6 + 12 = 18 (l)
Đáp số : 18 lít và 6 lít
Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. 
Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS nhắc lại cách giải toán về tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
-HS hoạt động cá nhân trả lời nội dung GV yêu cầu. 
-1 em lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào giấy nháp.
Bài giải
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11(phần)
Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55
Số bé là: 121 – 55 = 66 
Đáp số: số bé 55; số lớn 66
-Bài 1, HS đọc, tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Bài 2: HS đọc, tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Bài 3: 1 em lên bảng làm.
- CL chữa bài
Bài giải:
Nửa chu vi vườn hoa hcn là: 
120 : 2 = 60 (m)
Tổng số phần bằng nhau là :
 5 +7 = 12 (phần)
Chiều rộng của mảnh vườn là : 60 : 12 x 5 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh vườn là : 60 – 25 = 35 (m)
Diện tích của mảnh vườn là:
 25 x 35 = 875 (m2)
Diện tích của lối đi là :
 875 : 25 = 35 (m2)
 Đáp số : 25m, 35m, 35m2
Chính tả THƯ GỬI CÁC HỌC SINH ( Nhớ – viết)
I. Mục tiêu: - HS nhớ – viết và trình bày đúng bài chính tả: Thư gửi các học sinh (từ “Sau 80 năm giời nô lệ ở công học tập của các em”). Nắm vững được mô hình cấu tạo của vần, nắm được quy tắc viết dấu thanh trong tiếng.
- HS có kĩ năng nhớ - Viết đúng bài chính tả, viết đạt tốc độ, vận dụng làm tốt bài tập.
-HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: GV: Chép bài tập 2 vào bảng phụ và phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNGCỦA GV
HOẠT ĐỘNGCỦA HS
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động1
(10 phút)
Hoạt động2
(15phút)
Bài 2: 
Bài 3:
Hoạt động 3
(7 phút)
Hoạt động3
 (3phút)
? Nhắc lại cấu tạo phần vần của tiếng ? Lấy ví dụ? 
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu tiết học.
 Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
-Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài: Thư gửi các học sinh (ở SGK/5, từ “Sau 80 năm giời nô lệ ở công học tập của các em”)
- Nếu có HS chưa thuộc bài GV tổ chức cho HS ôn lại bằng cách đọc cá nhân, đồng thanh.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: cường quốc, kiến thiết.
cường = c + ường (ương # ươn)
thiết = th + iết (iết # iếc)
- GV nhận xét bài HS viết.
Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả.
-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả.
-GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài; lưu ý các chữ khó, chữ số và cách trình bày đoạn văn.
-GV yêu cầu HS nhớ lại đoạn văn và viết bài vào vở.
-HS tự soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-Yêu câu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài ,nhận xét cách trình bày và sửa sai.
Làm bài tập chính tả.
-Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
-GV tổ chức cho các em làm bài cá nhân vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-GV nhận xét bài HS và chốt lại cách làm.
 Gọi HS đọc yêu cầu bài, trả lời. GV nhận xét và cho HS nhắc lại: Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên)
Củng cố – Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
-HS nêu lại cấu tạo phần vần của tiếng và vị trí Dấu thanh trong tiếng.
2 HS đọc thuộc lòng, lớp đọc thầm.
-HS chưa thuộc ôn lại bài.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
cường quốc, kiến thiết
- HS đọc thầm bài chính tả.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
-HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
- HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
-HS quan sát vị trí dấu thanh ở các tiếng và trả lời, HS khác bổ sung. Sau dó nhắc lại ý GV chốt.
Sinh ho¹t tËp thĨ: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 3
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên (có kèm sổ ).
- Ý kiến các thành viên.
-Lớp trưởng nhận xét chung.
-GV nghe giải đáp, tháo gỡ.
- GV tổng kết chung: 
+ Đạo đức: Chăm ngoan, không có hiện tượng nói tục, chửi thề, đánh nhau. Đi học đúng giờ; cần chú ý thêm khăn quàng, bảng tên.
 Tồn tại: Còn không ích HS hay nói chuyện riêng, như: Tấn Cường, Mạnh Cường,
 +Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập, cần phát biểu xây dựng bài.
 Tồn tại: Còn hiện tượng quên vở, học bài và làm bài chưa đều như : Văn Cường.
+ Công tác khác: Tham gia tốt mọi phong trào, trực cờ đỏ theo lịch tốt, sinh hoạt sao đúng thời gian và đảm bảo nội dung.
2- Phương hướng tuần 4 : 
Tham gia tốt các khoản bảo hiểm, tiếp tục thu các khoản tiển nhà trường quy định.
Tiếp tục ổn định nề nếp, duy trì sĩ số, đi học đúng giờ, ra về trật tự.
Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
Các bạn giỏi giúp đỡ bạn yếu, xây dựng đôi bạn cùng tiến.
Thi đua giành nhiều hoa điểm mười. 
Tích cực tham gia mọi phong trào trường, lớp, Đội.
3. Sinh hoạt tập thể:
	Nếu còn thời gian GV cho HS sinh hoạt ca hát để ôn lại các bài hát bài hát của Đội, bài hát Quốc ca.
Kĩ thuật THÊU DẤU NHÂN (tiết 1/2)
I.Mục tiêu: -HS nắm được quy trình thêu dấu nhân.
	 -HS bước đầu thêu được dấu nhân.
	 -Rèn luyện HS kĩ năng quan sát nhận xét.
II. Chuẩn bị: GV: Một số sản phẩm thêu dấu nhân.
	 HS +GV: một mảnh vải, kim chỉ khâu, phấn vạch, thước.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
(8 phút)
Hoạt động 2
(20-22 phút)
Hoạt động 3
(3-4 phút)
Kiểm tra dụng cụ tiết học.
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học.
 Quan sát nhận xét mẫu. 
-GV đưa mẫu giới thiệu mũi dấu nhân, yêu cầu HS kết hợp quan sát mẫu và hình 1 SGK trả lời:
? Nêu đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt trái và mặt phải? Mũi thêu dấu nhân trang trí ở đâu?
-Gv nhận xét chốt lại: 
 *Bề phải: Gồm những mũi thêu giống nhau như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa2 đường thẳng song song.
 *Bề trái: Hai đường khâu với các mũi khâu dài bằng nhau và cách đều nhau.
 * Ứng dụng thêu ơ ûcác sản phẩm may mặc: váy, áo, vỏ gối, hay trang trí khăn tay,..
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: 
-Yêu cầu HS đọc mục 1; 2 quan sát hình 2; 3; 4 SGK.
? Hãy nêu các bước thêu dấu nhân? 
*Bước 1: Vạch dấu đường thêu dấu nhân:
*Bước 2: Thêu dấu nhân theo đường vạch dấu.
-Yêu cầu HS quan sát hình 3; 4 để nêu cách bắt đầu thêu và các mũi thêu dấu nhân 
- GV HD hai mũi thêu đầu – Sau đó gọi 2-3 lên bảng thêu các mũi tiếp theo – GV quan sát uốn nắn.
Chú ý: *Thêu theo chiều từ phải sang trái.
 * Các mũi thêu đựoc thực hiện luân phiên trên hai đường dấu song song.
 *Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ 2 dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất..
 * Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
- Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân, tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li hoặc vải.
Củng cố – Dặn dò: 
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở SGK/23.
-GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
-HS quan sát trả lời câu hỏi.
- HS theo nhóm 2 em đọc mục 1; 2 kết hợp quan sát hình 2; 3; 4 SGK, trả lời, HS khác bổ sung.
-HS quan sát hình 3; 4, nêu cách bắt đầu thêu và các mũi thêu dấu nhân tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3(5).doc