Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Toàn Thắng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Toàn Thắng

Tập đọc

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I . / MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II . / ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Toàn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 
Thứ hai, ngày 9 tháng 4 năm 2012
Chào cờ
Dặn dò đầu
Tập đọc
Công việc đầu tiên
I . / Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II . / Đồ dùng dạy- học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Hai, ba HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc :
- Gọi 2 HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn bài văn . 
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải .
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trng buổi đầu làm việc cho cách mạng. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
+ Lời anh Ba- ân cần khi nhắc nhở út; mừng rỡ khi ngợi khen út.
 + Lời út-mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
b) Tìm hiểu bài
 - Đọc thầm bài văn và cho biết :
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
- Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ?
- Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?
 -Vì sao chị út muốn được thoát li? 
GV: Bài văn là đoạn hồi tưởng – kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làmcho cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
c). Đọc diễn cảm :
GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật theo gợi ý ở mục 2a.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn văn sau theo cách phân vai:
Anh lấy từ mái nhà . . . . không biết giấy gì.
4. Củng cố: 
+ Qua bài học em thấy cần học tập ở Chị Nguyễn Thị Định những gì?
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn HS về học bài và đọc trước bài: Bầm ơi 
- Hát tập thể .
- 2 HS đọc .
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn bài văn (2-3 lượt). đoạn 1 (từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì), đoạn 2 (tiếp theo đến mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm), đoạn 3 (phần còn lại). GV kết hợp uốn nắn cách phát âm và cách đọc cho các em.
- Một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ khó : Truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
- HS luyện đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài (hoặc tiếp nối nhau đọc cả bài)
+ Rải truyền đơn .
+ út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn . 
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
+ Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng
- HS nêu ND chính bài văn. 
- Ba HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị út). 
- HS nêu ý kiến.
- HS nhắc lại nội dung bài văn.
Toán
Phép trừ
I . / Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết phép cộng, phép trừ và giải toán có lời văn.
 Bài tập cần làm : 1;2;3
II . / Đồ dùng dạy- học :
Bảng nhóm, bút dạ.
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các tính chất của phép cộng
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
* Củng cố kiến thức
- GV cho nhắc lại cấu tạo và thành phần của phép trừ
- Nhắc lại tính chất
- GV đưa ra vài ví dụ
 3. Thực hành:
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu, làm mẫu.
 5746	Thử lại 3784
- 1962	 + 1962
 3784	 5746
- Nhận xét, bổ sung.
BT2: Tìm x
- Hướng dẫn HS làm bài, chữa chung trước lớp
- Gọi HS chữa bài. nhận xét, bổ sung
BT3: Gọi HS đọc đề bài, phân tích và nêu hướng giải bài toán
- Yêu cầu HS làm vở, chấm, chữa, nhận xét
4. Củng cố: 
-Yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
- 1 HS nêu
- HS nhắc lại
Hiệu
a - b = c
 Số bị trừ Số trừ
- HS nhắc lại tính chất
*Tính chất: a – a = 0
 a – 0 = a
BT1 ( trang159):1 HS nêu yêu cầu cả lớp làm nháp
- 6 HS lên bảng thực hiện, HS khác nhận xét
- 1 HS nhắc lại cách tính 
BT2( trang159): 1 HS đọc yêu cầu
HS làm vở rồi đổi vở kiểm tra cho nhau
a) x + 5,84 = 9,16 b) x – 0,35 = 2,55
 x = 9,16 – 5,84 x = 2,55 + 0,35
 x = 3,32 x = 2,9
- HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết
BT3( trang159): 1 HS đọc đề, tìm hiểu đề bài - HS làm bài
 Bài giải
 Diện tích đất trồng hoa là:
 540,8 – 385,5 = 155,3( ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là: 540,8 + 155,3 = 696,1(ha)
 Đáp số: 696,1 ha
*1– 2 HS nêu lại các thành phần của phép trừ
chính tả ( Nghe – viết )
tà áo dài việt nam
I . / Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả. 
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niêm chương (Bt2, BT3a hoặc b).
II . / Đồ dùng dạy- học :
-Vở BTTV 5- tập 2 .
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- 1 HS đọc lại cho 2-3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên các huân chương ở BT3 tiết Chính tả trước (Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động).
- GV có thể hỏi thêm: Đó là những huân chương như thế nào, dành tặng cho ai?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học .
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe viết (22 phút )
 - GV đọc đoạn viết chính tả trong bài Tà áo dài Việt Nam. Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Đoạn văn kể điều gì? 
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
Bài tập 2 :
- GV nhắc HS :Tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng đặt trong ngoặc đơn viết hoa chưa đúng. Nhiệm vụ của các em là: sau khi xếp tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp, phải viết lại các tên ấy cho đúng.
GV nhận xét và cả lớp, tính điểm theo 2 tiêu chuẩn:
+ Có xếp đúng tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng không?
+ Viết hoa có đúng không?
a) Giải thưởng trọng các kí thì thi văn hoá, nghệ thuật, thể thao.
b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng .
c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm.
Bài tập 3:
- Cho HS đọc đề bài và đọc tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương .
- GV nhận xét và cả lớp, tính điểm cao cho nhóm sửa đúng, sửa nhanh cả 8 tên:
 a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáodục, Kỉ niệm chương vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc t rẻ em Việt Nam.
 b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối.
c) Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
4. Củng cố: 
? Nêu cách viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niêm chương?
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. HTL bài thơ Bầm ơi cho tiết Chính tả sau.
- Hát tập thể .
-2-3 bạn viết bảng lớp viết , cả lớp viết trên giấy nháp . 
+ Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời.
- HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số (39, XX), những chữ HS dễ viết sai chính tả.
- HS gấp SGK, viết bài . 
- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS trao đổi nhóm cùng bạn. 
 - HS làm bài trên bảng lớp, trình bày. 
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
+ Giải nhất: Huy chương Vàng
- Giải nhì: Huy chương Bạc
- Giải ba: Huy chương Đồng
+ Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú
+ Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc. 
- Một HS đọc nội dung BT3
 - Một HS đọc lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng trong bài.
- Cả lớp suy nghĩ, sửa lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
 - HS thi tiếp sức – mỗi em tiếp nối nhau sửa lại tên 1 danh hiệu hoặc 1 giải thưởng, 1 huy chương, 1 kỉ niệm chương.
 Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2)
I . / Mục tiêu:
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II . / Đồ dùng dạy- học :
HS sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên trên đất nước ta.
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
1- Kiểm tra: GV hỏi: Tài nguyên thiên, thiên nhiên là gì? Tại sao ta phải bảo vệ chúng?
2- Bài mới: Giới thiệu, ghi bài.
Hoạt động1: Giới thiệu tài nguyên, thiên nhiên (BT2- SGK) .
*Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta.
* Cách tiến hành: (7’)
- GV gọi HS lên giới thiệu về TNTN 
- GV kết luận: TNTN nước ta không nhiều, do vậy chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ TNTN.
Hoạt động 2: Làm BT4, SGK.(10’)
* Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ TNTN.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm giao việc cho thảo luận làm vào phiếu.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận: Trường hợp đúng (a), (d), (e), 
Họat động 3: Làm BT5, SGK
* Mục tiêu: Biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên, thiên nhiên.
* Cách tiến hành.
- GV yêu cầu trao đổi theo nhóm:
+ Nêu các biện pháp tiết kiệm TNTN
- Cho trình bày.
- GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ TNTN. Các em cần thực hiện biện pháp bảo vệ TNTN phù hợp với khả năng của mình.
4. Củng cố: 
- Cho HS trình bày về vai trò của TNTN.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Cho hát về môi trường.
- HS trả lời.
- Vài HS lên giới thiệu kèm theo tranh, ảnh.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận theo nhóm bàn, 2 nhóm làm vào phiếu lớn rồi gắn bảng.
- HS trình bày. nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại nội dung đúng.
- HS trao đổi theo ... ưng Yên luôn nêu cao tinh thần yêu nước, đánh đuổi quân xâm lăng, GV nói sơ qua về tinh thần chiến đấu bảo vệ Hưng Yên .
c.Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Hưng Yên từ sau giải phóng : (30/4/1975) đến nay.
- GV cho HS tìm hiểu về công cuộc xây dựng qua các thời kỳ, sự phát triển kinh tế, sự phát triển con người .
- Nền kinh tế xã hội của Hưng Yên hiện nay.
4. Củng cố: 
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- GV cho HS về tìm hiểu thêm về lịch sử tỉnh nhà chuẩn bị bổ sung cho tiết sau.
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
- HS liên hệ thực tế
 Thứ sáu, ngày 13 tháng 4 năm 2012
Toán 
Phép chia
I . / Mục tiêu:
 Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
Bài tập cần làm : 1;2;3
II . / Đồ dùng dạy- học :
- Bảng nhóm, bút dạ.
- Bảng con .
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
Nêu các tính chất của phép nhân
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Củng cố các thành phần của phép chia:
- GV giới thiệu các tính chất của phép chia SGK.
c. Thực hành:
BT1: Tính rồi thử lại
- Cho HS làm nháp, bảng.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
- Cho HS chữa, nhận xét, bổ sung.
- Củng cố cách chia.
BT2: Tính
- Cho làm nháp, bảng, chữa, nhận xét, bổ sung.
- Củng cố cách chia phân số
BT3: Tính nhẩm
- Cho HS nêu miệng.
*Củng cố chia một số cho 0,1; 0,01; 0,25; 0,5 và nhân nhẩm với 10; 100;
 Nếu còn thời gian
BT4: Tính bằng hai cách
- Cho HS vận dụng tính chất của phép tính vào làm vở.
- Chấm, chữa, nhận xét, bổ sung.
- Củng cố tính chất: Chia 1 tổng cho 1 số.
4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị tiết 156: Luyện tập.
- 1-2 HS nhắc lại
- HS nhắc lại công thức 
 	 Thương	
SC
SBC
 a : b = c
- HS nêu các tính chất SGK
BT1 (trang163): 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện vào vở nháp, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo, nhận xét.
- 2 HS gắn bảng, HS khác nhận xét, bổ sung.
BT2 ( trang 164):1 HS đọc yêu cầu, thực hiện vào nháp và bảng con, trình bày cách tính.
BT3( trang 164): HS làm miệng
 2,5 : 0,1 = 25 48 : 0,01 = 480
 11: 0,25 = 44 32: 0,5 = 64
*1–2 HS nêu lại cách nhân nhẩm.
BT4( trang 164): 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở.
- 1 HS gắn kết quả, trình bày cách làm, nhận xét, bổ sung.
Khoa học
Môi trường
I . / Mục tiêu:
 - Khái niệm về môi trường
 - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
II . / Đồ dùng dạy- học :
 - Thông tin hình trang 128, 129 SGK 
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1(20’) : 
quan sát và thảo luận .
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 SGK.
*Bước 2: Làm việc theo nhóm 
*Bước 3:Làm việc cả lớp
Dưới đây là đáp án:
 Hình 1- c; hình 2-d; hình 3- a; hình 4-b. 
- Tiếp theo, GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi: Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì?
Kết luận:
- Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta: những gì có trên Trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,..)
Hoạt động 2: (20’) thảo luận 
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
Tuỳ môi trường sống của HS, GV sẽ tự đưa ra kết luận cho hoạt động này.
4. Củng cố: 
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị bài sau : Tài nguyên thiên nhiên.
- HS làm việc theo nhóm. 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV. 
- Mỗi nhóm nêu một đáp án, các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình.
- 1 số HS trả lời câu hỏi : Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta .
- HS liên hệ và trả lời .
Tập làm văn
ôn tập về tả cảnh ( tiết 2 )
I . / Mục tiêu:
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập được tương đối rõ ràng.
II . / Đồ dùng dạy- học :
Bảng phụ ghi 4 đề văn. 
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
Gọi HS trình bày dàn bài một bài văn ở học kì I.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
BT1: Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau: 
- GV treo bảng phụ ghi nội dung 4 đề.
- Cho đọc gợi ý.
- GV nhắc nhở HS cách lập dàn ý.
- Cho HS làm vở.
BT2: Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý:
- GV nhắc nhở HS trước khi trình bày.
- Cho trình bày, nhận xét, chữa.
* Lưu ý trình bày tự tin.
4. Củng cố: 
- Cho nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau: Kiểm tra.
- 2-3 HS trình bày, HS khác nhận xét, chữa câu.
BT1:
- 1 HS đọc yêu cầu. 1 HS đọc các đề.
- HS lớp đọc thầm.
- 1HS đọc gợi ý.
- 1HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh.
- HS làm vở, 3 HS làm bảng nhóm.
BT2: 1HS đọc yêu cầu.
- HS đọc cho bạn nghe. 
- HS trình bày, 
Ví dụ: 
*Mở bài: Mái trường em thật là sinh động vào buổi sáng.
*Thân bài: Còn nửa tiếng nữa mới vào lớp .........
*Kết bài: Ngôi trường gắn với em.......
- HS nhận xét, chữa.
- 1 HS nhắc lại.
Địa lí
vị trí Địa lí, đặc điểm hưng tự nhiên hưng yên
I . / Mục tiêu:
 Học xong bài này HS biết :
- Xác định được vị trí địa lí của Hưng Yên trên bản đồ .
- Biết được đặc điểm tự HY.
- Dân số, dân cư kinh tế và văn hóa.
- Hoạt động sản xuất .
II . / Đồ dùng dạy- học :
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ hành chính Hưng Yên
- Một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất, du lịch của địa phương.
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
1. Vị trí địa lí :
*Hoạt động 1 : (20’)Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu vị trí của Hưng Yên trên bản đồ? 
- Cho HS lên xác định vị trí Hưng Yên giáp với những tỉnh nào và giáp với những vùng nào ?( Giáp TĐ Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh )
- Diện tích và địa hình của Hưng Yên .
2. Dân cư và tập quán :
*Hoạt động 2 : (20’) Làm việc theo nhóm
- Thành phần dân tộc ?( Dân tộc Kinh )
- Phân bố dân cư ? ( Tập trung đông ở phía Bắc, thưa hơn ở phía nam, trừ TP Hưng Yên)
- Tập quán sinh sống như thế nào ?
- HS kể ở địa phương mình .( sống thành từng làng xóm ,.)
4. Củng cố: 
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò :
- Cho HS về nhà tìm hiểu về Tiềm lực phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, nền văn hoá của Tỉnh mình.
- HS chú ý quan sát
- HS xác định vị trí của HY dựa vào bản đồ
- HS liên hệ thực tế và nêu
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
TRò chơI “chuyển đồ vật”
I . / Mục tiêu:
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi "Chuyển đồ vật ". Yêu cầu biết cách chơi tham gia vào trò chơi tương đối chủ động .
II./ đồ dùng và phương tiện :
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, dây và bóng.
III. / Nội dung và phương pháp :
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 6- 10'
- Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2'.
- Chạy chậm vòng quanh sân tập.
- Khởi động:
- Chơi trò chơi GV tự chọn: Kết bạn.
- Kiểm tra :
2.Phần cơ bản: 18- 22'
*) Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân 2- 3’
*) Ôn phát cầu bằng mu bàn chân 7- 8’
* Thi tâng cầu	
b) Trò chơi “Chuyển đồ vật” 5-6’.
3. Phần kết thúc: 4-6' 
- Thả lỏng
- Củng cố bài 
- Lớp trưởng điều khiển: Tập hợp 3 hàng dọc rồi báo cáo.
- Đội hình vòng tròn từ 1 hàng dọc.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp
- Đội hình vòng tròn.
- GV tiến hành kiểm tra những HS chưa hoàn thành
- Các tổ tập luyện theo khu vực, tổ trưởng chỉ huy, GV quan sát sửa sai, giúp đỡ HS.
- GV kẻ sân sẵn, cho HS tập
- Thi đua các tổ với nhau, GV biểu dương.
- GV nêu tên trò chơi. HS nhắc lại cách chơi
- GV quy định khu vực chơi.
- HS thi chơi chính thức.
- Cho HS làm động tác thả lỏng
- HS nhắc lại nội dung.
- GV nhận xét đánh giá, dặn dò về nhà: Ôn động tác đi đều.
Thứ bảy, ngày 14 tháng 4 năm 2012
 Kĩ thuật
Lắp rô - bốt(Tiết 2 )
I . / Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
Với học sinh khéo tay:
- Lắp được rô- bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô - bốt có thể năng lên, hạ xuống được.
II . / Đồ dùng dạy- học :
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III . / Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- KT sự chuẩ bị của HS .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
*Hoạt động 3. (70’)HS thực hành lắp rô- bốt 
+ Chọn chi tiết:
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
+ Lắp từng bộ phận :
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô- bốt 
- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau:
+ Lắp chân rô- bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân rô- bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
+ Lắp tay rô- bốt phải quan sát kĩ hình 5a (SGK) và chú ý lắp hai tay đối nhau.
+ Lắp đầu rô- bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng.
c) Lắp ráp rô- bốt (H.1-SGK)
- Nhắc HS chú ý khi lắp thân rô- bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
- Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô- bốt.
4. Củng cố: 
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô- bốt .
5. Dặn dò :
- Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học tiếp bài “Lắp rô bốt (tiếp)” .
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
+ HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- HS thực hành lắp từng bộ phận .
- HS lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.
- HS lắp ráp rô- bốt .
- HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô- bốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 lop 5 Chinh.doc