Các bài tập cần làm
Bài 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
Bài 2: Gạch chân các từ trái nghĩa trong các câu sau:
a, Chết vinh hơn sống nhục
b, Gạn đục khơi trong
c, Xấu người đẹp nết
d, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
e, Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
g, Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
h, Khoai đất lạ, mạ đất quen
i, Ba chìm bảy nổi
k, Ăn ít ngon nhiều
Bài 3 : Điền từ trái nghĩa vào chỗ chấm
Sáng/ . ; Trắng/ . ; Khóc/ . ;
Buồn/ . ; Hòa bình/ . ; Đoàn kết/ .; Nắng/ . ; No/ . ; Cao/ . ;
Tốt/ . ; Lương thiện/ . ; Giữ gìn/ .
Bài 4 : Tìm từ dùng sai và thay thế từ đúng trong các trường hợp dùng từ trái nghĩa sau :
a, Hẹp nhà tốt bụng
b, Gạn cặn khơi trong.
c, Ăn ít nói to.
d, Bóc nhỏ cắn dài.
đ,Áo thủng khéo vá hơn lành vụng may.
e, Trần Quốc Toản tuổi ít mà chí lớn.
Bài 5: Tìm từ trái nghĩa trong từng cụm từ sau:
Hoa tươi/ . Cau tươi/ .
Rau tươi/ . Củi tươi/ .
Cá tươi/ . Nét mặt tươi/ .
Trứng tươi/ . Màu sắc tươi/ .
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BUỔI CHIỀU. LỚP 5 -- TUẦN 5 ( Từ ngày 20 - 24 / 9 /2010) Thứ - ngày Tiết Môn học Tiết PPCT Bài dạy 2 20 - 9 1 Ôn Tiếng Việt Ôn tập 2 Ôn Tiếng Việt Ôn tập 3 Ôn toán Ôn tập 4 22- 9 1 Địa Lí 5 Vùng biển nước ta 2 Ôn Tiếng Việt Luyện viết Bài 5 3 Ôn toán Ôn tập 4 ATGT Bài 2 5 23 - 9 1 Tập làm văn 10 Tả cảnh (Trả bài viết) 2 Ôn lịch sử Ôn tập 3 SHTT Sinh hoạt lớp Thứ Hai, ngày 20 tháng 9 năm 2010 TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP I. Mục tiêu: Giúp Hs củng cố về từ trái nghĩa II. Các hoạt động dạy - học: Các bài tập cần làm Hoạt động dạy - học Bài 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ? Bài 2: Gạch chân các từ trái nghĩa trong các câu sau: a, Chết vinh hơn sống nhục b, Gạn đục khơi trong c, Xấu người đẹp nết d, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng e, Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa g, Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau h, Khoai đất lạ, mạ đất quen i, Ba chìm bảy nổi k, Ăn ít ngon nhiều Bài 3 : Điền từ trái nghĩa vào chỗ chấm Sáng/ .... ; Trắng/ .... ; Khóc/ ... ; Buồn/ .... ; Hòa bình/ ... ; Đoàn kết/ ....; Nắng/ .... ; No/ .... ; Cao/ .... ; Tốt/ .... ; Lương thiện/ ... ; Giữ gìn/ ... Bài 4 : Tìm từ dùng sai và thay thế từ đúng trong các trường hợp dùng từ trái nghĩa sau : a, Hẹp nhà tốt bụng b, Gạn cặn khơi trong. c, Ăn ít nói to. d, Bóc nhỏ cắn dài. đ,Áo thủng khéo vá hơn lành vụng may. e, Trần Quốc Toản tuổi ít mà chí lớn. Bài 5: Tìm từ trái nghĩa trong từng cụm từ sau: Hoa tươi/ .... Cau tươi/ .... Rau tươi/ .... Củi tươi/ .... Cá tươi/ .... Nét mặt tươi/ .... Trứng tươi/ .... Màu sắc tươi/ .... 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: HS trả lời- nêu ví dụ Bài 2: HS nêu YC bài tập Thảo luận nhóm đôi, trả lời Các nhóm khác nhận xét, chữa bài Chết/sống; vinh/nhục đục/ trong; xấu/đẹp; đen/sáng nắng/mưa; trước/sau; lạ/quen; chìm/nổi; ít/nhiều Bài 3: HS thảo luận nhóm, tìm từ trái nghĩa Các nhóm lần lượt trả lời Nhận xét, chữa bài Sáng/tối; Trắng/đen; Khóc/cười; Buồn/vui; Hòa bình/chiến tranh; Đoàn kết/chia rẽ; Nắng/mưa; No/đói; Cao/thấp; Tốt/xấu; Lương thiện/ độc ác; Giữ gìn/ phá phách Bài 4: HS tự làm bài GV chấm, chữa bài a, hẹp/ rộng b, đục/ trong c, ít/ nhiều d, ngắn/ dài đ, rách/ lành e, nhỏ/ lớn Bài 5: HS suy nghĩ để tìm các từ trái nghĩa Lần lượt Hs trả lời GV nhận xét, chữa bài Hoa tươi/ ..héo.. Cau tươi/ ...khô. Rau tươi/ ...héo. Củi tươi/ ..khô.. cá tươi/ ....ươn Nét mặt tươi/ ..ỉu xìu Trứng tươi/ .ung... Màu sắc tươi/ ..xỉn.. 3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học TOÁN : ÔN TẬP I. Mục tiêu : Củng cố về giải toán tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó và bài toán liên quan đến tỷ lệ II. Hoạt động dạy học: Các bài tập cần làm Hoạt động dạy - học Bài 1: Một tủ sách có hai ngăn đựng được tất cả 315 quyển sách. Biết rằng số sách ở ngăn 1 bằng 3/4 số sách ở ngăn 2. Tính số sách ở mỗi ngăn? Bài 2: Tuổi con bằng tuổi mẹ. Con kém mẹ 28 tuổi . Tính tuổi của mỗi người ? GV giúp HS nhận ra dạng toán (hiệu- tỉ) Bài 3 : Sửa 24 m đường trong 1 ngày cần 4 công nhân. Hỏi sửa 72 m đường với năng suất đó trong 1 ngày cần bao nhiêu công nhân? 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: HS đọc đề bài Gọi HS nêu được dạng toán và công thức tính Bài toán Tổng - Tỉ 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở GV chấm và chữa bài cho HS (Đáp số: 135 quyển; 180 quyển) Bài 2: HS đọc đề bài Gọi HS nêu được dạng toán và công thức tính Bài toán Hiệu - Tỉ 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở GV chấm và chữa bài cho HS (Đáp số: 8 tuổi; 36 tuổi) Bài 3: HS đọc đề bài GV hướng dẫn HS tóm tắt 24 m : 4 người/ ngày 72 m: ..... người/ ngày 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở GV chấm và chữa bài cho HS (Đáp số: 12 công nhân) 3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học Thứ Tư, ngày 22 tháng 9 năm 2010 ĐỊA LÍ : VÙNG BIẾN NƯỚC TA I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta: + Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông. + Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng. + Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn. - Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,trên bản đồ (lược đồ). II. Chuẩn bị: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4-5’ GV nhận xét, ghi điểm - 2 HS đọc ghi nhớ - HS chú ý lắng nghe. B. Bài mới: HĐ 1:Giới thiệu bài:1’ HĐ 1: Vùng biển nước ta ( làm việc cả lớp):5-6’ - GV vừa chỉ vùng biển nước ta trên Bản đồ Việt Nam vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông. H. Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào? Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông HĐ 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta: ( làm việc cá nhân): 5-6’ Đặc điểm của vùng biển nước ta Nước không bao giờ đóng băng. Miền Bắc và miền Trung hay có bão. Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống. - Cho một số HS lên trình bày. GV nhận xét HĐ 3: Vai trò của biển (làm việc theo nhóm): 11-12’ Kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát. H. Em hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn vùng biển? 3. Củng cố, dặn dò:4’ * Trò chơi: Kể tên các địa điểm du lịch hoặc bài biển của nước ta. GVHD cách chơi: Một HS ở nhóm 1 đọc tên 1 địa điểm du lịch hoặc bãi biển thì một HS ở nhóm 2 phải đọc tên tỉnh hoặc thành phố có địa điểm mà HS nhóm 1 vừa nêu. Và ngược lại. Trò chơi tiếp tục như thế cho đến khi cả 2 nhóm không tìm thêm được địa điểm du lịch hoặc bãi biển nào nữa - GV nhận xét tiết học. - HS quan sát lược đồ trong SGK. - HS trả lời - HS nghe và nhắc lại. - HS đọc SGK và hoàn thành bảng sau vào vở: Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất - Một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Đại diện nhóm trình bày kết quả các nhóm khác theo dõi và nhận xét. HS lắng nghe * HS khá giỏi TL: Thuận lợi là khai thác thế mạnh của biển, để phát triển KT; khó khăn là thiên tai bão,.. HS lắng nghe HS chia nhóm và tham gia chơi TOÁN : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu :- Luyện tập củng cố cách đổi các số đo độ dài, khối lượng -Áp dụng để làm các bài tập II. Hoạt động dạy - học: Các bài tập cần làm Hoạt động dạy - học Bài 1: 1. Nêu tên bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng? Hai đơn vị đo độ dài đứng liền nhau gấp kém nhau mấy lần? 2. Hỏi tương tự với đơn vị đo khối lượng Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 15 yến = ........kg 7 yến 9 kg =.....kg 42 tạ =............kg 21 tấn 3 tạ =......tạ 5kg =.............hg 8 tạ 7 yến =.....kg 1654 kg =....tấn...kg. 258kg =....yến...kg 145 kg=.....tạ......kg Bài 3 : Toàn cao 175 cm, An cao 1m 85 cm, Bình cao1m 7dm. Hỏi ai cao nhất? Bài 4: Quãng đường từ nhà Minh đến trường dài 1 km 375 m. Hỏi một ngày đi học, Minh phải đi quãng đường (cả đi và về) dài bao nhiêu m? (Buổi trưa Minh ở lại trường) 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS ôn tập: Bài 1: Gv nêu từng câu hỏi, HS trả lời Một số HS nhận xét, chữa bài Bài 2: 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở Gọi HS nhận xét, chữa bài 15 yến = 150 kg 7 yến 9 kg = 79 kg 1654 kg = 1 tấn 654 kg. (các câu khác tương tự) Bài 3: GV gọi Hs đọc bài HD HS đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó tìm ai cao nhất? HS tự giải vào vở GV chấm, chữa bài Đáp số: An cao nhất Bài 4: HS tự làm bài, 1 em nêu cách giải GV chấm, chữa bài (Đáp số: 2750m) 3. Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học BÀI 2: KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I. MỤC TIÊU: HS nắm được kĩ năng đi xe đạp trên đường và một số điều cấm khi đi xe đạp. Rèn cho các em về ý thức và thói quen khi đi xe đạp trên đường. Chấp hành các luật lệ giao thông khi đi xe đạp trên đường. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh ảnh minh họa về đi xe đạp trên đường và một số tranh nói về việc đi xe đạp sai luật HS: Sách giáo khoa và các dụng cụ học tập có liên quan III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: YC HS mô tả và nêu ND của từng nhóm biển báo? B. Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp - GV treo từng bức tranh lên bảng và hướng dẫn HS quan sát: + Các bức tranh vẽ cảnh gì, nêu ND cụ thể từng bức tranh? HĐ1: Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường - YC HS quan sát tranh ở SGK đọc thông tin , qua hiểu biết, hãy cho biết những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường? GV chốt ý đúng HĐ2: Tìm hiểu những điều cấm khi đi xe đạp - YC HS trình bày những điều cấm khi đi xe đạp GV chốt lại nhùng ý chính - Cho HS liên hệ - Rút ra ghi nhớ HĐ3 : Thực hành: Cho HS thực hành đi xe đạp trên sân trường GV cùng HS theo dõi nhận xét C. Củng cố: Chốt lại ND chính của bài Dặn HS về nhà học bài và áp dụng vào thực tế 2-3 HS HS quan sát HS nêu HS thảo luân theo cặp Đại diện các nhóm trình bày HS nhắc lại HĐ theo cặp Đại diện các nhóm trình bày HS nhắc lại TIẾNG VIỆT : LUYỆN VIẾT : BÀI 5 I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ hoa C , câu Chim trời cá nước, ai được thì ăn. Luyện viết chữ đứng,nét đều của câu ứng dụng và nội dung đoạn văn Từ điển tranh về các con vật. II. Chuẩn bị: Mẫu chữ III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện viết: H Đ 1: Luyện viết câu ứng dụng Gọi HS đọc câu ứng dụng Gọi HS giải nghĩa câu GV hướng dẫn cách viết chữ đứng, nét đều H Đ 2: Luyện viết đoạn văn Gọi HS đọc đoạn văn GV giúp HS hiểu nội dung đoạn văn H. Nêu các chữ viết hoa trong bài? YC Hs luyện viết bảng con chữ: Chim, Cá, Từ, Vào, Thịt Gọi 1 HS nêu cách viết đoạn văn YC HS luyện viết ... iện tích (trường hợp đơn giản). II.Chuẩn bị: GV chuẩn bị trước hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam, 1hm (thu nhỏ). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Gọi 2 HS làm bài 3 GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: H Đ 1: Giới thiệu bài:1’ H Đ 2: Giới thiệu đơn vị đo điện tích đề-ca-mét vuông: 5-6’ 2 HS làm bài a) Hình thành biểu tượng về đề-ca-mét vuông - GV yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học; “Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m”, .. HS nêu: “Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m”, “.... rồi tự nêu được: “Đề-ca-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1dam”. - GV cho HS tự nêu cách đọc và viết kí hiệu đề-ca-mét vuông (dam2) HS đọc và nêu cách viết: đề-ca mét vuông viết là: dam2 b) Phát hiện mối quan hệ giữa đề-ca-mét và mét vuông - GV chỉ vào hình vuông có cạnh dài 1dam giới thiệu: chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ. - HS quan sát hình vẽ và rút ra nhận xét: hình vuông 1dam2 gồm 100 hình vuông 1m2. Vậy nhìn vào hình ta thấy 1 đê-ca mét vuông bằng bao nhiêu mét vuông? HS nêu: 1dam2 = 100m2 H Đ 3: Giới thiệu đơn vị đo điện tích héc-tô-mét vuông :4-5’ Tương tự như phần 1. Hec-tô mét vuông viết tắt là: hm2 1 hm2 = 100 dam2 = 100 00 m2 Tương tự như phần 1. HĐ 4: Thực hành: 18-20’ Bài 1: Gv viết các số, yêu cầu HS lần lượt đọc các số đo diện tích GV nhận xét Bài 1: HS lần lượt đọc Một số em nhận xét Bài 2: GV đọc các số đoc diện tích, yêu cầu HS viết vào vở Gv chấm, nhận xét Bài 2: HS luyện viết số đo diện tích với đơn vị dam2, hm2. a, 271 dam2 b, 18954 dam2 c, 603 hm2 d, 34 620 hm2 Bài 3: a, Gọi HS nêu YC bài - Bài 3:Viết số thích hợp vào chỗ chấm Gọi 3 HS lên bảng làm bài HS làm bài vào vở Nhận xét, chữa bài 2 dam2 = 200 m2 3 dam2 15 m2 = .... m2 30hm2 = 3000dam2 ; 12hm25dam2 = ... dam2 b) GV hướng dẫn cách làm (như trong SGK) rồi cho HS tự làm bài. 100 m2 = 1 dam2; 1m2 = dam2 3m2 = dam2 GV chấm, chữa bài Hs thực hiện vào vở 27m2 = dam2 1dam2 = hm2 8 dam2 = hm2 15 dam2 = hm2 3. Củng cố dặn dò : 2’ Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà làm bài 4 SGK trang 27 HS lắng nghe và nghi nhớ TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I. Mục tiêu: - Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ. - Cẩn thận, nghiêm túc trong khi làm bài. II. Chuẩn bị: - Sổ điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm của mỗi HS. - Một số mẫu thống kê đơn giản. - Bút dạ, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 4-5’ - GV chấm vở của 3 HS về đoạn văn tả cảnh trường học. - GV nhận xét. HS lắng nghe 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài:1’ Hoạt động 2: HD HS luyện tập29-30’ a) Hướng dẫn HS làm BT 1. * HS đọc yêu cầu đề Các em nhớ lại các điểm số của mình trong tuần. Các em thống kê số điểm ấy theo đúng 4 yêu cầu a, b, c, d. - GV nhận xét. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày. b)Hướng dẫn làm bài tập 2. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Tổ trưởng thu lại kết quả thống kê của các bạn trong tổ và lập bảng thống kê kết quả của từng cá nhân và của tổ. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu và bút dạ cho các tổ. - HS làm việc theo tổ. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét. - Đại diện tổ trình bày. 3. Củng cố, dặn dò: 2’ - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại bảng thống kê Thứ Sáu, ngày 24 tháng 9 năm 2010 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : TỪ ĐỒNG ÂM I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ). - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mucIII) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm ( 2trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố. -Thấy được sự phong phú, đa dạng của Tiếng Việt II. Chuẩn bị: - Các mẩu chuyện, câu đố vui, ca dao, tục ngữ có từ đồng âm. - Một số tranh ảnh nói về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: 4-5’ -3 HS nộp vở - GV chấm vở viết đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc một thành phố mà em biết. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài:1’. Hs lắng nghe Hoạt động 2: Phần Nhận xét:12-13’ - Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2. HS đọc yêu cầu đề - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. .Đọc kĩ các câu văn ở BT 1 và xem dòng nào ở BT 2 ứng với câu văn ở BT 1 - HS làm bài cá nhân, trình bày kết quả +Dòng 1 của BT2 ứng với câu 1 của BT1 +Dòng 2 của BT2 ứng với câu 2 của BT1 - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. - HS nhận xét. Hoạt động 3: Phần Ghi nhớ: 2’ Gọi HS đọc ghi nhớ - 3 HS đọc và tìm ví dụ Hoạt động 4: Luyện tập: 16-17’ a) Hướng dẫn HS làm BT 3. - HS đọc yêu cầu đề - HS đọc kĩ các câu a, b, c. Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ của câu a, b, c. - GV nhận xét và chốt lại b) Hướng dẫn HS làm BT 4. - HS đọc yêu cầu đề - HS làm bài. Một số HS trình bày Tìm nhiều từ cờ, nước và bàn có nghĩa khác nhau và đặt câu với các từ vừa tìm được. +Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta. +Cờ vua là môn thể thao đòi hỏi trí thông minh. +Nước giếng nhà em rất trong. + Nước ta có hình chữ S. + Cái bàn học của em rất đẹp. +Tổ em họp để bàn về việc làm báo tường. - Cả lớp nhận xét - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò:2’ - Yêu cầu HS về nhà tập tra Từ điển học sinh để tìm từ đồng âm. HS lắng nghe và ghi nhớ TOÁN : MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I.Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Biết quan hệ mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. - Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích. - HS tích cực, tự giác làm bài II.Chuẩn bị: - Hình vẽ biểu diễn hình vuông, có cạnh dài 1cm như trong phần a) của SGK - Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong phần b) của SGK những chưa viết chữ và số. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ:4-5’ GV nhận xét, ghi điểm 2 HS làm bài 4 16 dam2 91m2 = 16 dam2 32dam25m2 = 32 m2 2.Bài mới: H. Nêu những đơn vị đo diện tích đã học Giới thiệu bài: 1’: “Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông”. HS nêu: (cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2). Lắng nghe H Đ 1: Giới thiệu Mi-li mét vông: GV hướng dẫn HS để tự nêu được: “Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”. HS lắng nghe và nhắc lại. HS nêu cách viết kí hiệu mi-li-mét vuông: mm2 - GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ, từ đó, HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. 1cm2 = 100mm ; 1mm2 = cm2 HĐ 2.Bảng đơn vị đo diện tích: 8-10’ - GV hướng dẫn HS hệ thống hóa các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích (Như SGK) GV viết vào bảng .+ HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự: mm 2 ,cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2 Gọi HS nhìn vào bảng và nêu Đơn vị chính để đo diện tích là mét vuông. Những đơn vị bé hơn mét vuông là dm2, cm2, mm2 , những đơn vị lớn hơn mét vuông là dam2, hm2, km2 GV giới thiệu thêm: 1km2 = 100hm2 - GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa thành lập, nêu nhận xét: + Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền. + Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền HS đọc lại bảng đơn vị diện tích để ghi nhớ bảng này. HĐ3. Thực hành: 18-20’ Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài -Bài 1:Thực hiện a,GV viết bảng, YC HS đọc số đo diện tích b, GV đọc, HS viết vào vở GV gọi HS chữa bài a, HS đọc b, 168 mm2 2 310 mm2 Bài 2: Nhằm rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo. Bài 2a: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé 5cm2 = 500 cm2 12km2 = 1200hm2 1hm2 = 10000m2 7hm2 = 700 00m2 Bài 3: GV hướng dẫn 1mm2= cm2 1dm2= m2 Bài 3: HS làm vào vở 8mm2 = cm2 7dm2 = m2 29mm2 = cm2 34dm2 = m2 3. Củng cố dặn dò : 2’ Nhận xét tiết học Dặn HS làm bài 2 SGK trang 28 - Nhắc lại phần bài học. KHOA HỌC: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (Tiếp) I. Mục tiêu - Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, ma tuy và trình bày những thông tin đó. - Thực hiện kĩ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện. II. Đồ dùng dạy học : - Thông tin và hình trang 20 ,21,22,23,SGK. - Các hình ảnh thông tin về tác hại của rượu, bia, ma tuý sưu tầm được. -Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của giái viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: H. Nêu những điều nguy hại do rượu bia gây ra? H. Tác hại của ma tuý đối với bản thân và xã hội ? -Nhận xét chung. 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi -Nhận xét bài bạn. 2.Bài mới : HĐ1:Chơi trò chơi : tránh xa nguy hiểm. * Nêu yêu cầu, cách chơi: Làm sao đi qua ghế mà không chạm ghế, không chạm vào người đã bị ghế giật điện. -Cho Hs chơi, đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Em có cảm nhận như thế nào khi đi qua chiếc ghế? + Tại sao đi qua chiếc ghế, Một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế ? -Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn làm cho bạn chạm vào ghế? -Tại sao có bạn lại tự mình chạm vào ghế ? GV kết luận * Lắng nghe yêu cầu -Trao đổi trong nhóm cách thực hiện cách chơi. -Thực hiện chơi -3 -4 HS trả lời. -Nêu nhận xét ý kiến của mình về bản thân. -Nêu kết luận qua trò chơi. HĐ2:Đóng vai từ chối,không sử dụng chất gây nghiện. * Nêu tình huống cho HS thực hành : Có bạn rủ hút thuốc lá,uống rượu, sử dụng ma tuý. -Yêu cầu thảo luận đóng vai. -Các nhóm trìmh bày trước lớp. HS vận dụng thực tế vào cuộc sống đối với chất gây nghiện để đóng vai Các nhóm nhận xét HĐ3:Liên hệ bản thân Cho HS nêu các tình huống cần phải tránh. -Nêu những lần em đã chứng kiến, hoặc thực hiện để từ chối một việc làm không tốt nào đó. -Nhận xét hs những việc trình bày -Khắc sâu cho HS Mỗi cá nhân đưa ra tình huống cho bản thân. -Thảo luận đóng vai theo nhóm -Lần lượt các nhóm trình bày. -Nhận xét nhóm bạn rồi rút kết luận. 3.Củng cố dặn dò: * Nêu lại nội dung bài. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. HS nêu lại nội dung. -Chuẩn bị bài sau
Tài liệu đính kèm: