Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I.Mục đích yêu cầu:
-Luyện đọc:
+Đọc đúng: sừng sững, loãng, A-lếch-xây.
+Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật .
-Hiểu được:
+Nghĩa các từ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp
+Nội dung bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. Chuẩn bị: GV: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi.
HS1.Hình ảnh của Trái Đất có gì đẹp? (Đức Tiến)
HS2.Chúng ta phải làm gì để giữ gìn bình yên cho trái đất? (Uyên Trinh)
TUẦN 5 Ngày soạn: Ngày 30 tháng 9 năm 2006 Ngày dạy : Thứ hai, ngày 2 tháng 10 năm 2006. Tập đọc MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I.Mục đích yêu cầu: -Luyện đọc: +Đọc đúng: sừng sững, loãng, A-lếch-xây. +Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật . -Hiểu được: +Nghĩa các từ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp +Nội dung bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc. II. Chuẩn bị: GV: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi. HS1.Hình ảnh của Trái Đất có gì đẹp? (Đức Tiến) HS2.Chúng ta phải làm gì để giữ gìn bình yên cho trái đất? (Uyên Trinh) HS3. Nêu đại ý của bài? (Hữu Thảo) -GV nhận xét ghi điểm. 3. Dạy – học bài mới: -GV giới thiệu bài: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta thường xuyên được sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu. Bài Một chuyên gia máy xúc thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái của bạn bè nước ngoài (chuyên gia Liên Xô) với nhân dân Việt Nam. Cho HS quan sát tranh và ghi đề lên bảng. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ 1: Luyện đọc: +Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp. +Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài văn (Chia bài thành 4 phần: mỗi lần xuống dòng là một phần, phần cuối từ A-lếch-xây nhìn tôi đến hết.) với các bước đọc sau: *Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp (1lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm). * Tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. GV kết hợp cho HS nêu cách hiểu nghĩa các từ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp *Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi. * Gọi HS thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp hướng dẫn cách ngắt nghỉ. * Gọi 1 HS đọc toàn bài. +GV đọc mẫu toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài: -Yêu cầu HS đọc thần đoạn 1và 2, kết hợp trả lời câu hỏi: Câu 1:Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu? (Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở một công trường xây dựng.) Câu 2: Dáng vẻ của A-lếch-xây có những nét gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? (vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.) H: Đoạn 1 và 2 ý nói gì? -GV nhận xét rút ý 1: Dáng vẻ chắc, khoẻ và thân mật, giản dị của A-lếch-xây. -Yêu cầu HS đọc thầm phần còn lại và trả lời câu hỏi: Câu 3: Cuộc găp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? (anh Thuỷ đang lái máy húc nhìn ra khung của kính của buồng máy và nhìn thấy một người ngoại quốc đó là anh A-lếch-xây. Sau đó anh Thuỷ nhảy ra khỏi buồng lái và bắt đầu cuộc nói chuyện. Đó là một cuộc gặp gỡ tự nhiên và thân mật giữa những người đồng nghiệp.) Câu 4: Chi tiết nào trong bài làm cho en nhớ nhất? Vì sao? (Chi tiết trong bài làm cho en nhớ nhất là đoạn miêu tả ngoại hình của A-lếch-xâyVì em thấy đoạn văn này tả rất đúng về một người nước ngoài). HS có thể nêu chi tiết khác. H: Phần cuối của bài nói lên điều gì? GV nhận xét rút ý 2: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với công nhân Việt Nam. H: Nội dung của bài nói lên điều gì? -Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 em trả lời. -GV nhận xét và rút đại ý của bài. Đại ý: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm: a)Hướng dẫn HS đọc từng đoạn: * Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn. * GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. b)Hướng dẫn cách đọc kĩ đoạn 4: *Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc. Chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý ngắt hơi: Thế là/ A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lất bàn tay .lắc mạnh và nói. - GV đọc mẫu đoạn 4. -Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp. * Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi). -Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. -1 HS đọc, HS khác đọc thầm. -Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp, kết hợp nêu các hiểu từ. -HS đọc theo nhóm đôi. -Thể hiện đọc từng cặp trước lớp. -1 em đọc toàn bài. -HS đọc thần đoạn 1và 2, kết hợp trả lời câu hỏi. -Nêu ý đoạn 1 và 2. -HS đọc thầm phần còn lại. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -Nêu ý đoạn cuối. -HS nêu đại ý, HS khác bổ sung. -HS đọc đại ý. -HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. hS khác nhận xét cách đọc. -Theo dõi nắm bắt cách đọc. -HS thi đọc diễn cảm trước lớp. -HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 4. củng cố: -Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu đại ý. -Nhận xét tiết học, GV kết hợp giáo dục HS. 5. Dặn dò: -Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo. ____________________________________ Đạo đức Bài 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 1) I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: -Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. -Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. -Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có cho gia đình, cho xã hội. II. Chuẩn bị: -GV: Bảng phụ có phần bài cũ. -HS: Tìm hiểu trước nội dung bài. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu HS nối 1 ý ở cột A và 1 ý ở cột B để thành một câu hoàn chỉnh. A B 1. Có trách nhiệm về việc làm của mình. a) cũng là có tinh thần trách nhiệm. 2. Làm qua loa việc được phân công. b) là một biểu hiện chưa có trách nhiệm với việc làm của mình. 3. Chỉ hứa nhưng không làm. c) sẽ được mọi người tin tưởng và quý mến. 4. Làm tốt một việc dù nhỏ. d) là chưa có trách nhiệm về việc làm của mình. -GV nhận xét. 3. Dạy – học bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài. HĐ 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng. -Yêu cầu HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK. - HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 trong SKG. H:Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? H:Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào? H:Em học tập được những gì từ tấm gương đó? -Yêu cầu HS trả lời GV nhận xét chốt lại: -HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK. -HS trả lời từng câu hỏi, HS khác bổ sung. + Cuộc sống gia đình của Trần Bảo Đồng rất khó khăn, anh em đông, nhà nghèo, mẹ lại hay đau ốm. Vì thế, ngoài giờ học Bảo Đồng phải giúp mẹ bán bánh mì. + Trần Bảo Đồng đã biết sử dụng thời gian một cách hợp lí, có phương pháp học tập tốt vì thế suốt 12 năm học Đồng luôn đạt HS giỏi. Năm 2005, Đồng thi vào trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và đỗ thủ khoa. + Dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu nhưng có niềm tin, ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua được hoàn cảnh. - GV kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết săp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình HĐ 2:Xử lí tình huống. - GV chia lớp thành nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm thực hịên một tình huống. Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có sẽ như thế nào? Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lai bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học? -Yêu cầu HS thảo luận nhóm. -Tổ chức đại diện các nhóm lên trình bày, Cả lớp nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học, Biết vượt qua mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí. HĐ 3:Làm bài tập 1- 2 SGK. -Hai HS ngồi liền nhau làm thành một cặp cùng trao đổi từng trường hợp của bài tập 1. -GV lần lượt nêu từng trường hợp. -HS tiếp tục làm bài tập 2 theo cách trên. -GV nhận xét chốt lại đáp án đúng: Đáp án bài 1: Biểu hiện của người có ý chí: a – b – d. - Yêu cầu HS tiếp tục làm bài tập 2 theo cách trên. Đáp án bài 2: Biểu hiện của người có ý chí: b – đ. - GV khen những em biết đánh giá đúng và kết luận: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện cảu người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK: Trong ... ho. -Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn. -Học sinh có ý thức tham gia sửa lỗi chung, tự sửa lỗi. II. Chuẩn bị: GV : viết sẵn các đề bài lên bảng phụ. HS : chuẩn bị vở viết. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp. 2. Kiểm tra bài cũ: -Chấm vở của một số HS đã viết lại bảng thống kê của tiết học trước. -Nhận xét và ghi điểm cho từng HS. 3. Dạy – học bài mới: -GV giới thiệu bài: nêu yêu cầu của tiết học. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ1: Nhận xét chung và hướng dẫn chữa một số lỗi điển hình: -GV treo bảng phụ viết 3 đề tập làm văn. -GV nêu câu hỏi để HS xác định yêu cầu đề bài, GV dùng phấn màu gạch chân các từ quan trọng. -Gọi HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh. -GV nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của HS. +Ưu điểm: có bố cục ba phần rõ ràng, đúng trọng tâm, nhiều em biết chọn tả những đặc điểm nỗi bật của cảnh, câu văn có hình ảnh. Một số em biết dùng phương pháp so sánh và nêu được tình cảm của mình với cảnh. (GV đọc một số câu văn hay của: Thái Châu, Xuân Minh, ...cho cả lớp nghe để các em nhận ra cách diễn đạt, tình cảm của người viết. +Hạn chế: Một số em còn tả lan man, chưa đi vào trọng tâm, cách tả chưa tuân thủ theo cấu tạo của bài văn tả cảnh, nội dung tả từng phần chưa nhất quyết cứ nhớ ý gì là tả ý đó. -GV treo bảng phụ viết một số lỗi sai đặc trưng về ý và cách diễn đạt. -Yêu cầu HS nêu nhận xét, phát hiện chỗ sai. -Gọi HS lên bảng sửa lần lượt từng lỗi, cả lớp tự sửa ở giấy nháp. -GV yêu cầu lớp nhận xét bài sửa trên bảng. GV sửa lại cho đúng bằng phấn màu(nếu có sai). HĐ2: Trả bài và hướng dẫn HS sửa bài: -GV trả bài cho HS và hướng HS sửa bài theo trình tự: +Sửa lỗi chính tả: Tự sửa bài của mình sau đó đổi cho bạn bên cạnh để soát lại lỗi. +Học tập những đoạn văn hay: GV đọc một số đoạn hay, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay đáng học tập trong bài. -Yêu cầu tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn. -Gọi một số HS đọc lại đoạn văn vừa viết lại. -GV nhận xét đoạn văn HS viết lại của HS. -HS đọc đề bài. -Hs xác định yêu cầu đề bài. -HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh. -HS lắng nghe, nắm bắt những ưu điểm của bài văn, đoạn văn hay. -HS lắng nghe, nắm bắt những hạn chế của bài văn, đoạn văn để biết cách sửa và khắc phục. -HS nêu nhận xét, phát hiện chỗ sai. -HS lên bảng sửa, lớp sửa vào giấy nháp. -Nhận xét bài sửa trên bảng của bạn. -Nhận bài tập làm văn. -Sửa lỗi chính tả. -Nghe GV đọc đoạn văn, bài văn hay để tìm ra cái hay đáng học tập. -Chọn đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn. -HS đọc lại đoạn văn vừa viết lại, hS khác nhận xét. 4.Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học, biểu dương HS làm bài đạt điểm cao, những em tích cực tham gia chữa bài. -Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại; chuẩn bị bài: Luyện tập làm đơn. ____________________________________ Toán 25. MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I.Mục tiêu: -HS nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. -Biết đọc, viết các số đo diện tích đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Biết chuyển đổi các số đo diện tích. -HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Hình vẽ biễu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm (phóng to); Bảng kẻ các dòng, các cột như phần b) SGK nhưng chưa viết chữ và số; phiếu bài tập bài 2. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi một HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp (mỗi dãy bàn mỗi bài) a) Viết dưới dạng số đo đề-ca-mét vuông: 7dam2 25m2; 6dam2 76m2; 26dam2 34m2 b) Viết dưới dạng số đo héc-tô-mét vuông 9hm2 45dam2 ; 56hm2 475m2 ; 12hm2 75dam2 Bài a: Quang Phát ; Bài b: Thu Minh -GV nhận xét ghi điểm. 3. Dạy – học bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài: Để đo được những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông: HĐ 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông: -GV cho HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học (cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2) rồi hướng dẫn HS dựa vào đó để tự nêu được: “Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”. -Yêu cầu HS tự nêu cách đọc và kí hiệu Mi-li-mét vuông (mm2). -GV cho HS quan sát hình vuông có cạnh dài 1cm (phóng to), GV giới thiệu chia mỗi cạnh hình vuông thành 10 phần bằng nhau, nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ. Yêu cầu HS xác định diện tích hình vuông nhỏ và số hình vuông nhỏ để tự rút ra nhận xét : Gồm có tất cả 100 hình vuông 1mm2. Vậy: 1cm2 = 100mm2; 1mm2 = cm2 HĐ2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích. -GV yêu cầu HS đọc các đơn vị đo diện tích đã học từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn.. -Yêu cầu HS nêu đơn vị đo diện tích nhỏ hơn mét vuông, lớn hơn mét vuông. -GV treo bảng có sẵn và ghi các đơn vị đo diện tích HS trả lờivào ô tương ứng , yêu cầu HS trả lời: H: 1m2 bằng bao nhiêu dm2? 1m2 bằng bao nhiêu dam2? -GV nhận xét và viết vào cột mét: 1m2 = 100dm2 = dam2 -GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS hoàn thành các cột còn lại của phần b SGK. - GV nhận xét bài HS làm chốt lại cách làm và kết hợp dán bảng đơn vị đo diện tích hoàn chỉnh lên bảng. -Yêu cầu HS dựa vào bảng trả lời: H: Dựa vào bảng hãy cho biết hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn? -GV nhận xét chốt lại: Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn. HĐ3: Thực hành làm bài tập: Bài 1: -Yêu cầu HS làm miệng. a. Đọc các số đo diện tích: 29mm2 ; 305 mm2 ; 1200mm2 : b. Viết các số đo diện tích: 160mm2; 2310mm2 Bài 2: -GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm vào phiếu. -GV nhận xét chốt lại: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm: a. 5cm2 = 500 mm2 1m2 = 10000 cm2 12km2 = 1200 hm2 5m2 = 50000 cm2 1 hm2 = 10000 m2 12m2 9dm2 = 1209 dm2 7 hm2 = 70000 m2 37 dam2 24 m2 = 3724 m2 b. 1200mm2 = 8 cm2 3400 dm2 = 34 m2 12 000hm2 = 120 km2 90 000 m2 = 9 hm2 150 cm2 = 1 dm2 50 cm2 2010 m2 = 20 dam2 10 m2 Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm: -Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. -GV nhận xét chốt lại: 1 mm2 = cm2 1 dm2 = m2 8 mm2 = cm2 7dm2 = m2 29mm2 = cm2 34 dm2 = m2 -HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học. -HS nêu khái niệm về Mi-li-mét vuông, nêu cách đọc, kí hiệu.(2-4 em nêu). -HS quan sát GV làm và tính được số hình vuông 1cm2 và rút ra được : 1cm2 = 100mm2 -HS đọc các đơn vị đo diện tích đã học. -HS nêu đơn vị đo diện tích nhỏ hơn mét vuông, lớn hơn mét vuông. -Hs trả lời, HS khác bổ sung. -Nhóm 2 em hoàn thành các cột còn lại ở phiếu bài tập. -HS trả lời, hS khác bổ sung. -Bài 1a, HS đọc cá nhân. -Bài 1b, HS làm vào vở 1 em lên bảng làm. -Bài 2, HS làm bài theo nhóm 2 em vào phiếu bài tập. -2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. 4. Củng cố: -Gọi HS đọc bảng đơn vị đo diện tích và nêu quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau. 5. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo. SINH HO¹T TẬP THỂ : sinh ho¹t líp I. Mục tiêu: -Đánh giá các hoạt động trong tuần 5, đề ra kế hoạch tuần 6, sinh hoạt tập thể. -HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. -Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1.Nhận xét tình hình lớp tuần 5: + Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt . -Các tổ trưởng báo cáo tổng kết tổ( có kèm sổ) -Ý kiến phát biểu của các thành viên. -Lớp trưởng thống điểm các tổ và xếp thứ từng tổ. +GV nhận xét chung : a)Hạnh kiểm : Đi học đúng giờ; xếp hàng thể dục khi ra về nhanh chóng, không ăn quà, đồng phục đầy đủ. Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học. Đa số các em ngoan, thực hiện khá tốt nội quy trường lớp như đi học đúng giờ, đồng phục, bảng tên, khăn quàng, Trong lớp trật tự kể cả lúc vắng GV. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học. b)Học tập : Duy trì nề nếp học ở lớp tốt. thảo luận nhóm đã đi vào nề nếp, có hiệu qủa. Phong trào thi đua giành hoa điểm 10 sôi nổi, học bài làm bài ở nhà khá tốt. Tồn tại : Rải rác vẫn còn hiện tượng chưa học bài cũ hay học mà chưa kỹ: c)Công tác khác : Tham gia trực cờ đỏ nghiêm túc, tổ sinh hoạt sao duy trì đều đặn trong qúa trình sinh hoạt có hiệu qủa. Ban cán sự lớp đôn đốc lớp tham gia trực nhật vệ sinh trường vào ngày thứ 5 trong tuần tốt. 2. Phương hướng tuần 6 : + Ổn định, duy trì tốt mọi nề nếp. + Phát động hoa điểm 10. + Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. + Xây dựng đôi bạn giúp nhau trong học tập. +Phát động ủng hộ đồng bào miền trung bị bảo lụt. 3. Sinh hoạt tập thể: Nếu còn thời gian GV cho HS sinh hoạt ca hát để ôn lại các bài hát bài hát của Đội, bài hát Quốc ca.
Tài liệu đính kèm: