Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. MỤC TIÊU:
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
-Hiểu ý ND của bài : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
- Giáo dục HS lòng trân trọng người lao động, yêu chuộng hoà bình, tình hữu nghị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
- Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : Cầu Thăng Long, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cầu Mỹ Thuận
Tuần 5 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012 Chào cờ Dặn dò đầu tuần Tập đọc Một chuyên gia máy xúc I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. -Hiểu ND của bài : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. - Giáo dục HS lòng trân trọng người lao động, yêu chuộng hoà bình, tình hữu nghị. II. Đồ dùng dạy- học : - Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : Cầu Thăng Long, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cầu Mỹ Thuận III. Hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc thuộc lòng bài: Bài ca về trái đất. ? Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? ? Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài - Gọi 4 HS đọc nối tiếp, + Gv sửa lỗi phát âm cho từng HS + Hướng dẫn HS ngắt giọng ở câu văn dài và giải nghĩa một số từ khó. - Y/c HS đọc phần chú giải. - Tổ chức cho HS đọc theo nhóm 2 - GV đọc mẫu cả bài * Tìm hiểu bài: - Y/c HS đọc thầm đoạn “ đó là... thân mật” + Anh Thuỷ gặp anh A-lếch- xây ở đâu? + Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? - GV nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật của A-lếch-xây. - Y/c HS đọc thầm đoạn còn lại để trả lời câu hỏi: +Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghệp diễn ra ntn? + Chi tiết nào trong bài làm em nhớ nhất? + Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì? ( HS nêu, GV ghi bảng) *Luyện đọc diễn cảm: - GV gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn và nêu cách đọc toàn bài GV treo bảng phụ có đoạn văn 4 , hỏi HS về cách đọc đoạn văn hội thoại này. - Gọi HS luyện đọc đoạn này theo hình thức phân vai, GV nghe và sửa cho HS. - Y/c HS luyện đọc theo nhóm 3( đọc phân vai) Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo nhóm đã luyện. - HD nhận xét, đánh giá 4. Củng cố: ? Nêu nội dung của bài 5. Dặn dò: HD luyện đọc ở nhà + HS đọc thuộc lòng bài thơ, lần lượt trả lời các câu hỏi. + HS nhận xét, đánh giá + HS đọc toàn bài +HS nối nhau đọc từng đoạn Lần1: HS luyện đọc từ khó Lần 2: luyện đọc câu dài và hiểu nghĩa từ khó Lần3: + 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải + HS luyện đọc theo nhóm - 1 HS đọc thầm bài phát biểu, trả lời câu hỏi 1,2. - Hai người gặp nhau ở công trường xây dựng. - Vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng. -1 HS đọc đoạn 3+ 4, cả lớp đọc thầm theo. - HS nêu - 3 – 4 em nói hình ảnh em thích. + Nêu nội dung bài + HS nối tiếp nhau đọc bài và nêu giọng đọc: nhẹ nhàng, đằm thắm + HS nêu cách đọc diễn cảm. + HS đọc diễn cảm đoạn văn. + HS thi đọc diễn cảm theo hình thức phân vai - HS nêu -------------------------------------------------------- Toán Ôn tập : Bảng đơn vị đo độ dài I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng - Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài. Bài tập cần làm: Bài 1,2(a, c),3 II. Đồ dùng dạy-học: Kẻ bảng đơn vị đo độ dài III. Hoạt động dạy- học : Hoạt động dạy 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Chữa bài 3, 4 (trang 22 ) 3. Bài mới: a- Giới thiệu bài b- hướng dẫn HS làm bài Bài 1: a, HD học sinh hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài - Yêu cầu học sinh nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé, những đơn vị lớn hơn mét, những đơn vị bé hơn mét b, HD Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo dộ dài liền kề để hoàn thành bảng như SGK Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Yêu cầu học sinh tự làm bài và chữa bài - Thống nhất kết quả Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm -HD học sinh chuyển đổi từ số đo có hai tên đơn vị đo sang số đo có một tên đơn vị đo và ngược lại - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở, chữa bài và giải thích cách làm Nếu còn thời gian - GV yêu cầu HS làm 2b 4. Củng cố : - Học thuộc bảng đơn vị đo dộ dài và kết luận (SGK trang 22). ? Nêu cách chuyển đổi các đơn vị đo. 5. Dặn dò: Dặn dò chuẩn bị bài sau. Hoạt động học - học sinh chữa bài - HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài đã học; mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau. + 2 HS lên bảng hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài; + HS dưới lớp làm bài cá nhân. - Chữa bài trên bảng và trả lời câu hỏi: mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau - Học sinh đọc đề, tự làm và chữa bài . a) 135m = 1350 dm 4000m = 40 hm 15cm = 150mm 25 000m = 25 km c) 1mm = cm 1cm = m - Học sinh đọc đề, tự làm và 2 HS chữa bài trên bảng. 4km 37m = 4037m. 8m 12cm = 8012mm 354dm = 35m 4dm 3040 m = 3 km 40m - HS làm bài2b vào vở - HS nêu --------------------------------------------- Chính tả (nghe - viết) Một chuyên gia máy xúc I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài “Một chuyên gia máy xúc ” - Tìm được các tiếng chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong các tiếng chứa uô, ua; Tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 thành ngữ của bài tập 3 - HS khá giỏi làm được đầy đủ BT3 II. Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ, bảng nhóm. III.Hoạt động dạy- học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng. - GV nhận xét. 3. Bài mới: a- Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu, nhiệm vụ bài học b- Hướng dẫn HS nghe viết: - GV đọc bài chính tả -? Nội dung của bài? - Yêu cầu HS tìm và tự luyện viết những tiếng từ khó viết, dễ viết sai. - Nhắc nhở học sinh một số lưu ý khi viết chính tả - GVđọc cho học sinh viết chính tả. - Đọc soát lỗi - GV chấm, chữa bài. c- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: Tìm các tiếng chứa uô, ua trong bài văn Anh hùng Núp tại Cu-ba. Giải thích cách đánh dâú thanh trong mỗi tiếng tìm được - Gọi học sinh đọc bài văn, tìm tiếng chứa uô, ua trong bài - HD học sinh nhận xét về cách ghi dấu thanh của các tiếng trên và rút ra quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có uô, ua Bài tập 3: Tìm các tiếng chứa uô, ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ: .như một Chậm như Ngang như Cày sâu .bẫm - HD học sinh làm bài theo cặp 4. Củng cố: - Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng chứa uô, ua 5. Dặn dò: - HS hoàn thành BT - 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, chữa bài. - HS nghe và theo dõi SGK. - HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài và những từ mình dễ viết sai. - Hs luyện viết: khung cửa, tham quan, buồng máy, ngoại quốc, chất phác - HS viết bài - HS đổi vở, soát lỗi. - HS nắm yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc thầm bài văn. - Nêu miệng tiếng chứa uô, ua trong bài - Trình bày kết quả Của, mua Cuộn , cuộc, buôn - HS nhận xét - HS nêu quy tắc đánh dấu thanh áp dụng cho mỗi tiếng. - Cả lớp nhận xét, kết luận. +Trong tiếng chứa ua (không có âm cuối): dấu thanh nằm trên chữ cái đầu của âm chính- chữ a. +Trong tiếng chứa uô (có âm cuối ): dấu thanh nằm trên chữ cái thứ hai của âm chính- chữ ô. - HS làm bài theo căp Đọc từng thành ngữ hoàn chỉnh HS nêu Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012 Toán Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng I. Mục tiêu:. - Củng cố các đơn vị đo khối lượng: tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo khối lượng - HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Bài tập cần làm:bài 1, 2, 4 II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ + SGK III.Hoạt động dạy- học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS chữa bài 4 trang 23 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài Bài 1- Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng: - HD học sinh hoàn thành bảng trong bài tập 1: + Yêu cầu học sinh nêu các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé, những đơn vị lớn hơn ki- lô- gam, những đơn vị bé hơn ki- lô- gam - HD HS nêu nhận xét về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề Bài 2 Viết số thích hợp vào chỗ trống: - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở rồi chữa bài, giải thích cách làm một số phần Bài 4: -HD học sinh phân tích bài toán, xác lập trình tự giải theo các bước: + Tính số kg đường bán trong ngày 2 + Tính tổng số kg đường bán ngày 1 và 2 + Tính số kg đường bán ngày 3 Nếu còn thời gian - GV hướng dẫn HS làm BT3 Đổi về cùng 1 đơn vị rồi so sánh 4. Củng cố: ? Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng lượng kề 5. Dặn dò: - HD làm bài tập ở nhà - Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài - Chữa bài 3 trang 24. Đường sắt từ Đà Nẵng đến Tp HCM dài: 791 + 144 = 953 (km) Đường sắt từ HN đến Tp HCM dài là: 791 + 953 = 1726 (km) Đ/s: 1726 km - HS hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng - HS nêu - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - 2 HS lên bảng làm theo cột. - Chữa bài và nêu cách làm. 18 yến = 180kg b) 430 kg = 43 yến 200 tạ = 20000 kg 2500 kg = 25 tạ 35 tấn = 35 000 kg 16 000 kg = 16 tấn c) 2 kg 326g = 2326 g d) 4008 g = 4 kg 8g - HS đọc đề bài, tự làm bài và chữa bài Bài giải: Đổi: 1 tấn = 1000kg Ngày thứ hai cửa hàng đó bán là: 300 x 2 = 600 (kg). Ngày thứ ba cửa hàng đó bán là: 1000 - 300 - 600 = 100 (kg) Đ/s: 100kg - HS làm bài - HS nêu ----------------------------------------- Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Hoà bình I. Mục tiêu: - Hiểu nghĩa từ hoà bình, tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình -Viết đoạn văn nói về cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố. II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ, bảng nhóm. III.Hoạt động dạy- học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra HS làm lại BT 4 ( Tiết luyện tập về từ trái nghĩa lần trước) 3. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: Chọn dòng nêu đúng nghĩa từ hoà bình a-Trạng thái bình thản b-Trạng thái không có chiến tranh c- Trạng thái hiền hoà, yên ả - Yêu cầu học sinh đọc từng dòng nghĩa, tự làm bài và nêu kết quả lựa chọn Bài tập 2 : Những từ nào đồng nghĩa với từ hoà bình Bình yên Bình thản Lặng yên Thái bình Hiền hoà Thanh thản Thanh bình Yên tĩnh -Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp - Thống nhất kết quả, có thể cho học sinh giải nghĩa một số từ Bài tập 3 : - Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết. -GV gợi ý HS có thể viếtđoạn văn về một miền quê hoặc thành phố tươi ... đội ngũ – Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh I. Mục tiêu : - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đều vòng phải-trái - Bước đầu biết đổi chân khi đi đều sai nhịp - Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi Nhảy đúng, nhảy nhanh. II. Đồ dùng và phương tiện : 1 còi , kẻ sân chơi. Sân tập. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Hoạt động dạy 1. Phần mở đầu: -Tập hợp học sinh - ổn định tổ chức, phổ biến nội dung, y/c tiết học. - Khởi động: - đứng vỗ tay , hát. * Trò chơi : Diệt con vật có hại 2. Phần cơ bản: a, Ôn đội hình, đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải-trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - HD học sinh tập cả lớp, tập theo nhóm tổ b, Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. - HD1 nhóm chơi thử- - Tổ chức cho học sinh chơi chính thức. - GV quan sát, nhận xét, đánh giá cuộc chơi. 3. Phần kết thúc: - Cho HS thả lỏng - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét tiết học , dặn dò. Hoạt động học - HS tập 2 hàng dọc chuển đội hình hàng ngang cự li hẹp rồi chuyển sang cự li rộng. - Khởi động: chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn, hít thở sâu, đứng vỗ tay và hát - Chơi khởi động - HS tập theo sự điều khiển của giáo viên có nhận xét, sửa động tác sai. -Chia tổ tập luyện. - Tập hợp lớp, các tổ thi đua trình diễn. - Tập hợp theo đội hình chơi. Mỗi lần 2 tổ chơi . - Cả lớp tập hợp đội hình 4 hàng ngang, tập 1 số động tác thả lỏng. ------------------------------------------ Mĩ thuật Tập nặn tạo dáng. Nặn con vật quen thuộc . Mục tiêu: - Hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động. - HS biết cách nặn con vật. - Nặn được con vật theo ý thích. - Yêu mến loài vật và có ý thức với môi trường. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy và học: - GV chuẩn bị: + Tranh, ảnh con vật + Đất nặn + Sản phẩm nặn - HS chuẩn bị: + SGK + Đất nặn III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra : Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Dạy bài mới. * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV bầy mẫu một số sản phẩm nặn con vật – Hỏi? + Sẩn phẩm bầy mẫu là những con vật gì? + Con vật có những bộ phận gì? + Hình dáng của chúng khi đi đứng chạy nhảy? + Ngoài ra em còn biết con vật nào? + Em thích con vật gì? tại sao? * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ - GV nặn mẫu một con vật + Nhớ lại đặc điểm hình dáng con vật. + Chọn màu đất nặn cho con vật + Nhào đát kĩ mềm, dẻo trước khi nặn. + Cách 1: Nặn từng bộ phận của con vật rồi ghép lại. + Cách 2: Nhào đất thành khối rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng con vật. *Hoạt động 3: Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành - GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn, bổ sung cho các em còn lúng túng. + Cách tạo khối + Cách sửa khối + Cách ghép khối. + Động viên khích lệ HS làm bài. * Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo tổ. - GV khen gợi những HS có sản phẩm đẹp. - GV nhận xét chung tiết học. 4. Củng cố: Nêu lại cách nặn 5. Dặn dò - Chuẩn bị cho bài học sau : Hoạt động của HS - HS quan sát mẫu, thảo luận nhóm đôi, nhận xét + Sản phẩm nặn con voi, con gà, con vịt + Con vật có các bộ phận, đầu mình, chân, đuôi, có con còn có cánh. +HS kể tên những con vật mà mình biết. + HS trả lời con vật mà mình thích. - HS quan sát - HS quan sát, một HS lên bảng làm cùng cô giáo. - HS thực hành theo nhóm, mỗi HS nặn con vật theo ý thích. - HS nhận xét chọn ra những sản phẩm đẹp - HS chọn ra tổ có sản phẩm đẹp nhất lớp - Vẽ trang trí hoạ tiết đối xứng. --------------------------------------- Địa lí Vùng biển nước ta I-Mục tiêu : - HS biết trình bày một số đặc điểm, vai trò của vùng biển nước ta + Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông. + ở vùng biển Việt Nam nước không bao giờ đóng băng. + Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn. Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng của nước ta trên bản đồ: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu... - HS khá giỏi biết những thuận lợi, khó khăn của người dân vùng biển. II- Đồ dùng dạy -học: - Tranh SGK, tranh ảnh về những nơi du lịch nổi tiếng và bãi tắm đẹp. - Bản đồ tự nhiên VN. III- Các hoạt động dạy- học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta? ? Nêu vai trò của sông ngòi nước ta đối với sản xuất và đời sống của nhân dân? 3. Bài mới: a- Giới thiệu bài mới: b- Nội dung bài 1.Vùng biển nước ta: - GV treo bản đồ tự nhiên VN - Chỉ trên bản đồ và giới thiệu biển nước ta thuộc biển Đông. - Dựa vào H1 cho biết biển bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào? - GV chốt lại kiến thức: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông. 2- Đặc điểm của vùng biển nước ta. - HD học sinh làm việc theo nhóm: Đọc Sgk, nêu đặc điểm của vùng biển nước ta và tác động của đặc điểm đó tới đời sống và sản xuất - HD trình bày kết quả - GV kết luận: Đặc điểm của biển nước ta và những ảnh hưởng chính. + Biển nước ta không bao giờ đóng băng. + Miền Bắc và miền Trung hay có bão. + Hằng ngày nước biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống.(thuỷ triều) - HS trả lời. - Nhận xét, đánh giá - HS nghe và quan sát trên bản đồ. - HS trả lời: +Biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây nam phần đất liền nước ta - Đọc SGK và hoàn thành bảng sau: ( HS làm bài cá nhân) + Đặc điểm của vùng biển nước ta + ảnh hưởng của biển đối với đời sống và SX Báo cáo kết quả. Nhận xét, bổ sung. 3- Vai trò của biển: ? Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và SX của nhân dân ta? ? Kể tên và chỉ trên bản đồ những bãi tắm đẹp, khu du lịc biển? ? Kể tên những hải sản của biển nước ta mà em biết? ? Biển còn có những tài nguyên nào? 4. Củng cố: ? Nêu vị trí, đặc điểm của biển nước ta? ? Nêu những ảnh hưởng của biển? ? Nêu vai trò của biển? 5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HD hoàn thành bài tập - Đọc SGK và thảo luận nhóm - HS làm việc nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS khác nhận xét bổ sung + Biển điều hoà khí hậu. + Có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn. + Là đường giao thông quan trọng + Là kho tài nguyên quý. - HS lên chỉ bản đồ vịnh Hạ Long, Nha Trang... - Tôm, cua, cá, dong biển, ngao, sò... - HS đọc kết luận SGK -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ bảy, ngày 29 tháng 9 năm 2012 Đạo đức Có chí thì nên I Mục tiêu: - Biết được một số biểu hiện của người sống có ý chí - Biết được người có ý chí có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gí đình, cho xã hội. - Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn. II. Tài liệu và phương tiện: Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu một vài biểu hiện của người sống có trách nhiệm về việc làm của mình. 3. Bài mới: 1-Hoạt động 1:Tìm hiểu tấm gương vượt khó - Yêu cầu học sinh đọc thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK - HD học sinh thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi: + Trần Bảo Đồng gặp khó khăn gì? + Anh đã vượt qua khó khăn và vươn lên như thế nào? + Em học tập được điều gì? - GV kết luận và rút ra kết luận 2-Hoạt động2: Xử lí tình huống - GV yêu cầu học sinh đọc các tình huống trong SGK - HD học sinh làm việc nhóm: thảo luận để tìm cách xử lí các tình huống đó - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét cách ứng xử của từng nhóm và kết luận chung 3-Hoạt động 3: Làm bài tập 1: trong những biểu hiện sau biểu hiện nào thể hiện là người sống có ý chí? - Yêu cầu học sinh tự làm bài, lựa chọn những biểu hiện của người sống có ý chí - Thống nhất kết quả + Biểu hiện có ý chí: + Biểu hện không có ý chí: 4. Củng cố - Gọi học sinh đọc ghi nhớ 5. Dặn dò - Dặn dò HS sưu tầm câu chuyện về tấm gương vượt khó. Phân tích thuận lợi, khó khăn của bạn - HS trả lời - HS đọc thông tin - HS làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi thực hành - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS làm việc theo nhóm: đưa ra cách xử lí các tình huống trong SGK - HS đọc lần lượt từng ý, lựa chọn và đánh dấu trước những ý biểu hiện người sống có ý chí, không có ý chí - Nêu kết quả lựa chọn Đọc ghi nhớ sách giáo khoa ----------------------------------------- Kĩ thuật Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình I. Mục tiêu: - HS biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. - Có ý thức bảo vệ, giữ vệ sinh, an toàn khi sử dụng dụng cụ nấu ăn và ăn uống. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uồng. - Phiếu học tập. . III. Hoạt động dạy- học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài: * Xác định dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình ? Kể tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình. ? Kể tên các dụng cụ thường dùng để: + Đun ? + Nấu ? + ăn uống ? + Cắt, thái ? + Các dụng cụ khác ? - GV chốt ý đúng và ghi bảng theo từng nhóm dụng cụ. * Đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ. -GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm và hoàn thành phiếu bài tập + Ngoài các dụng cụ có trong sách, bổ sung thêm các dụng cụ khác mà em biết. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Giáo viên sử dụng tranh minh hoạ, kết luận từng nội dung theo SGK. + Bếp đun: Cung cấp nhiệt làm chín thức ăn. + Dụnh cụ nấu: Nấu chín thức ăn. + Dụng cụ ăn uống: Ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh. + Dụng cụ cắt thái: Chế biến thực phẩm. + Dụng cụ khác: Chế biến và đựng thức ăn. 4. Củng cố: - Giáo viên chốt nội dung bài học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị nấu ăn - HS nghe. - HS đọc SGK và liên hệ thực tế trả lời. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Lớp nhận xét. - Quan sát tranh một số dụng cụ thông thường. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng: Tên dụng cụ - Tác dụng - Sử dụng, bảo quản - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét. - HS nêu cách bảo quản: - Đề phòng cháy nổ, vệ sinh lau chùi sạch sẽ. - Rửa sạch, để khô ráo sau khi dùng. - Nhẹ nhàng, cẩn thận và rửa sạch. - Rửa sạch để khô ráo. - HS đọc phần kết luận
Tài liệu đính kèm: