Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

TẬP ĐỌC: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

 I.MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài : A-ri-ôn , Xi-xin; Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể hồi hộp , sôi nổi .

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : khen ngợi sự thông minh , tình cảm đáng quý của cá heo đối vơi loài người .

- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh , ảnh minh họa trong SGK . Thêm những tranh ảnh về cá heo .

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT 
 I.MỤC TIÊU: 
- Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài : A-ri-ôn , Xi-xin; Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể hồi hộp , sôi nổi .
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : khen ngợi sự thông minh , tình cảm đáng quý của cá heo đối vơiù loài người .
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Tranh , ảnh minh họa trong SGK . Thêm những tranh ảnh về cá heo .
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : 4’
 - Gọi 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu, HS khác nhận xét, bổ sung.
2.Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài: 2’
- Giới thiệu tranh minh họa chủ điểm và chủ điểm Con người với thiên nhiên.
- Giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm.
- Nghe
- Nghe 
HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc: 12’
- 1 em đọc toàn bài.
- Hướng dẫn chia truyện thành 4 đoạn để luyện đọc. 
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc. Chú ý giúp HS đọc đúng tên riêng nước ngoài, các từ dễ đọc sai: A-ri-ôn , Xi-xin , boong tàu . . 
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc. Giúp HS hiểu những từ ngữ khó trong bài : boong tàu , dong buồm .
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc. Giúp HS hiểu những từ ngữ khó trong bài : hành trình , sửng sốt .
- Luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS khá đọc lại toàn bài.	
- GV đọc mẫu
 - 1 em đọc, lớp theo dâi. 
- Đánh dấu cách chia đoạn.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc. HS khác nối tiếp độc từ khó.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc, lớp đọc thầm.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc, lớp đọc thầm.
- Nhóm đôi luyện đọc.
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- Lớp theo dõi.
HĐ3: Tìm hiểu bài : 12’
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuốùng biển?
? Nêu ý đoạn 1?
-Yêu cầu HS đọc thầm phần còn lại và trả lời câu hỏi
? Điều kì lạ gì đã xảy ra khi A-ri-ôn hát giã biệït cuộc đời?
?Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
?Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn?
-Nêu ý đoạn cuối.
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra ý nghĩa truyện.
-Giáo viên chốt ý nghĩa.
-HS đọc thầm đoạn 1.
-HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-A-ri-ôn đang gặp tình huống nguy hiểm.
-HS đọc thầm đoạn còn lại.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-Cá heo một loài cá thông minh, có ích. 
-HS nêu ND.
- HS đọc
HĐ4: Hướng dẫn hs đọc diễn cảm : 10’
- Hướng dẫn đọc đoạn 3 . Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ : đã nhầm , đàn cá heo , say sưa thưởng thức , đã cứu , nhanh hơn , toàn bộ , không tin và nghỉ hơi sau các từ ngữ nhưng , trở về đất liền .
- Đọc mẫu đoạn 3.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3, theo dõi , uốn nắn.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nghe, phát hiện những từ cần nhấn giọng, những chỗ nghỉ lấy hơi
- Nhóm đội luyện đọc diễn cảm.
- Mỗi nhóm cử 1 HS đọc diễn cảm đoạn 3 .
3.Củng cố , dặn dò : 2’
+ Nêu nội dung bài tập đọc?
- Nhận xét tiết học . 
-Nhắc lại nội dung câu chuyện .
- HS ghi nhớ.
TUẦN 7
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: 
TOÁN: T31: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU : Giúp HS biết về : 
- Quan hệ giữa 1 và , giữa và ; giữa và 
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải các bài toán có liên quan đến trung bình cộng . Bài tập 1,2,3.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : Luyện tập chung. 
- Nhận xét, ghi điểm.
-4 HS lên bảng làm lại bài tập 2/31
-Cả lớp nhận xét, sửa bài.
2.Bài mới:. HĐ1: Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
 - Nghe 
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1: Đọc yêu cầu và nội dung bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, KL bài làm đúng: 
- Kết luận mối quan hệ ở BT 1.
Bài 2 : Đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
? Muốn tìm thừa số, số hạng, số bị trừ, số bị chia chưa biết em làm thế nào? 
- Yêu cầu tự làm.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng
Bài 3 : Đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
? Muốn tìm số TB cộng em làm thế nào?
-Yêu cầu tự làm bài.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng :
Bài 4 : Đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu HS khá tự làm bài, hướng dẫn HS yếu như sau :
+ Lúc trước, giá của mỗi mét vải là bao nhiêu?
+ Bây giờ, giá của mỗi mét vải là bao nhiêu?
+ Với 60 000 đồng thì mua được bao nhiêu mét vải theo giá mới?
- 3 HS nối tiếp đọc, lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS khác làm bài vào vở, nhận xét, bổ sung bài bạn.
- HS làm sai, tự sửa bài.
- 3 HS nhắc lại mối quan hệ.
- 1 HS đọc yêu cầu, 4 HS nối tiếp đọc nội dung.
- 4 HS nối tiếp trả lời.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS khác làm bài vào vở, nhận xét, bổ sung bài bạn.
- HS làm sai, tự sửa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS khác làm bài vào vở, nhận xét, bổ sung bài bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS khác làm bài vào vở, nhận xét, bổ sung bài bạn.
3. Củng cố, dặn dò :
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- HS ghi nhớ.
ÔN TOÁN: THỰC HÀNH TOÁN
 I.MỤC TIÊU
- Rèn kỹ năng làm tính và giải toán cho học sinh.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Chấm vài vở bài tập của học sinh.
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: luyện tập: 
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở vở BT Thực hành)
- GV hướng dẫn thêm trong lúc các em làm bài.
*HSG: 
Bài 1: Một cửa hàng ngày đầu bán được số hàng trong kho, ngày thứ hai bán được số hàng trong kho lúc đầu. Ngày thứ ba bán được số hàng bằng trung bình cộng số hàng hai ngày đầu. Hỏi trong kho còn lại mấy phần số hàng ban đầu.
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Hai em nộp vở.
Học sinh nghe 
Học sinh làm bài vào vở, 2 em đọc trước lớp.
HS nhận xét và chữa một số bài.
Học sinh ghi nhớ.
CHÍNH TẢ: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
 I.MỤC TIÊU: 
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương.
- Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi : iê , ia .
- Giáo dục cho các em ý thức rèn chữ viết và trình bày vở sạch đẹp.
 II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ hoặc 2,3 tờ phiếu khổ to photo nội dung bài tập 3,4 .
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hành viết một số tiếng theo yêu cầu.
+ Nêu quy tắc đánh dấu thanh đối với các tiếng có nguyên âm đôi ươ, ưa? 
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
- Nghe 
HĐ2: Hướng dẫn nghe- viết : 
a.Tìm hiểu nội dung bài :
- Đọc đoạn cần viết .
- ĐoÏc chú giải.
? Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả?
b. Hướng dẫn viết tiếng khó :
+ Hãy nêu những từ em thấy khó viết?
- Đọc và viết tiếng khó.
c. Viết chính tả.
- Đọc bài cho HS viết.
- Đọc bài cho HS soát lỗi.
d. Chấm bài.
- Chấm10 bài . -Nêu nhận xét chung .
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS nêu.
- Nối tiếp nêu.
- Đọc , viết vào bảng con, một số HS lên bảng.
-HS viết bài theo lời đọc của GV.
- Soát lỗi bài mình, đổi chéo vở để soát lỗi.
- 10 HS nộp vở.
HĐ3: Hướng dẫn làm BT chính tả 
Bài2: Đọc yêu cầu và nội dung.
? Đề bài yêu cầu gì?
 Gợi ý : vần này thích hợp cả ba ô trống 
- Tổ chức cho HS thi tìm vần.
- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng.
- Đọc lại đoạn thơ.
 - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung, lớp đọc thầm.
- HS nêu
- Nghe gợi ý.
- 2 Nhóm thi tìm vần nối tiếp, mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
Bài3: Đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu tự làm
- Nhận xét KL bài làm đúng : 
? Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê ?
- Nhận xét KL quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê.
- 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS nối tiếp đọc nội dung, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng, HS khác làm vào vở. Nêu ý kiến bài làm đúng/sai, nếu sai sửa lại cho đúng.
- Nối tiếp nêu.
- 2 HS nhắc lại.
- Nhóm đội ĐTL, đọc trước lớp.
3.Củng cố , dặn dò :
+ Hãy nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê?
- Nhận xét tiết học- Dặn dò về nhà.
-Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia , iê .
- Nghe
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán cho học sinh.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
-Chấm một số vở bài tập của học sinh
- Nhận x ... ở, 2 em làm vào phiếu.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho các em trong lúc làm bài.
*BỒI DƯỠNG:
Bài 1: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt một câu:
- Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao.
- Tìm kiếm.
- Trốn tránh.
- Vận hành.
- Hoạt động.
- Vận chuyển.
Bài 2: Trong câu sau, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Viết lại từ đó vào chỗ trống.
 Hai quả bom nguyên tử của Mĩ ném xuống các thành phố Hi - rô - si - ma và Na - ga - xa - ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người.
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài – Hướng dẫn học sinh chữa bài sai.
3.Củng cố:
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học
3 học sinh thực hiện.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc đề và làm bài vào vở.
- lưỡi liềm, lưỡi hái,lưỡi dao, lưỡi lê, lưỡi mác...
- Miệng bát, miệng bình, miệng túi, miệng hố, miệng núi lửa...
- cổ chai, cổ lọ, cổ tay...
- tay áo, tay nghề, tay quay, tay vợt...
- lưng áo, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê, lưng ghế...
Bài 1, cho 2 em làm vào phiếu, còn lại làm vào vở.
Học sinh đọc kĩ đề bài và làm vào vở. Từ dùng theo nghĩa chuyển là từ cướp.
Học sinh nhận xét và chữa bài.
Học sinh ghi nhớ.
Thứ sáu
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA 
 I.MỤC TIÊU: 
- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
- Giáo dục cho các em ý thức học tốt.
 II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hãy nêu lại BT2 của tiết học trước? 
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Hướng dẫn làm BT :
Bài 1 : Đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu làm bài.
- 2 HS nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa và nêu lại BT2 phần luyện tập tiết LTVC trước .
 - Nghe 
- 1 HS đọc yêu cầu, 2HS đọc nội dung, lớp đọc thầm. 
- HS làm vào nháp , 2 HS làm trên bảng .
Bài 2: Đọc yêu cầu và nội dung.
? Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung ? 
Chốt : Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa chung là sự vận động nhanh. 
Bài 3 : Đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu tự làm. (Gợi ý : gạch 1 gạch dưới nghĩa gốc, 2 gạch dưới nghĩa chuyển)
 Nhận xét KL bài làm đúng.
+ Nghĩa gốc của từ ăn là gì ?
KL : Từ ăn là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng. 
 Bài 4 : Đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Chấm bài nhận xét.
- Nhận xét KL bài làm đúng.
 - 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc nội dung, lớp đọc thầm. 
- Thảo luận nhóm đôi dể trả lời.
- Nghe 
 - 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc nội dung, lớp đọc thầm. 
-1 HS lên bảng, HS khác làm vào PHT.
- HS làm trên bảng trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
- Nối tiếp trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu, 2 HS đọc nội dung, lớp đọc thầm. 
- 2 HS lên bảng, HS khác làm vở.
- 5 HS nộp vở, nhận xét bài bạn trên bảng.
3.Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.
- Nghe 
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I.MỤC TIÊU: 
- Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.
- Giáo dục cho các em ý thực học tập tốt.
 II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.
- Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : ?Hãy nêu vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn ?
? Hãy đọc câu mở đoạn ở BT3 ? 
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
 - HS nêu. 
- 3 HS đọc câu mở đoạn của mình. 
- Nghe 
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập : 
- Kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS .
- Đọc đề bài và gợi ý.
? Em chọn phần nào để viết ? 
- Viết đoạn văn.
- Trình bày
? Theo em, bạn nào viết đoạn văn hay nhất?
- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn .
- Các tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị.
- 1 HS đọc đề bài, 5 HS đọc các việc cần làm ở gợi ý. Lớp đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài .
-Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh
 - 2 HS viết đoạn văn vào bảng phụ, HS khác viết vào vở. 
-2 HS viết đoạn văn vào bảng phụ trình bày bài, HS khác nhận xét bổ sung.
- 5 HS làm ở vở nối tiếp nhau đọc đoạn văn, HS khác nhận xét, bổ sung..
 - Cả lớp bình chọn người viết đọan văn tả cảnh sông nước hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo .
3.Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà. 
- Nghe
TOÁN: T35: LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về : 
- Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân .
- Củng cố chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.
- Bài tập cần làm: 1, 2 (3 phân số thứ 2,3,4); 3.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : Hàng của số thập phân. Đọc , viết số thập phân.
- Trò chơi “Đố bạn”.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lớp chia thành 2 dãy, dãy I nêu tên số thập phân, dãy II viết vào bảng con và ngược lại. - Dãy nào nhanh hơn thì thắng .
2.Bài mới:. HĐ1: Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
Học sinh nghe.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1a : Đọc yêu cầu và nội dung.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn mẫu và cách làm.
- Yêu cầu tự làm. 
Bài 1b : Đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu dựa vào mẫu để làm bài.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 2 : Đọc yêu cầu và nội dung.
+ Đề bài có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào?
- Dựa vào cách làm BT1 hãy hoàn thành yêu cầu thứ nhất của BT2.
Nhận xét chốt bài làm đúng:
- Lưu ý cho HS chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân .
Bài 3 : Đọc yêu cầu, mẫu và nội dung.
- Hướng dẫn mẫu và cách làm: 
Mẫu : 2,1m = 21dm
Cách làm : 2,1m = 2 m = 2m 1dm = 21dm
- Dựa vào mẫu để làm các bài còn lại. 
- Nhận xét, chốt bài làm đúng. 
 - 1 HS đọc yêu cầu và mẫu, 3 HS nối tiếp đọc nội dung, lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng, HS khác làm vào vở, nhận xét, bổ sung bài bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu, lớp đọc thầm.
- 4 HS lần lượt lên bảng, HS khác làm bảng con.
-1 HS đọc yêu cầu, 5 HS nối tiếp đọc nội dung, lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng, HS khác làm vào vở, nhận xét, bổ sung.
- HS làm sai tự sửa bài.
-1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung, 1 HS đọc mẫu và cách làm, lớp đọc thầm.
- Quan sát, theo dõi.
-2 HS lên bảng, HS khác làm bảng con, nhận xét, bổ sung.
2,1m = 21dm ; 8,3m = 830cm
3,15m = 315cm; 5,27m = 527cm
3.Củng cố, dặn dò :
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- HS ghi nhớ.
SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình và của tập thể lớp trong tuần vừa qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức thực hiện một cách tự giác các nội quy, quy chế của trường và của lớp.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: 
- Giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần:
- Giáo viên yêu cầu lần lượt 3 tổ trưởng nhận xét, đánh giá và xếp loại thi đua cho các thành viên trong tổ.
- Yêu cầu lớp trưởng nhận xét và xếp loại thi đua cho các tổ.
- Yêu cầu học sinh tham gia ý kiến.
- Giáo viên nhận xét chung:
 * Học tập: Nhìn chung toàn lớp có ý thức học tập khá tốt, hăng say trong giờ học, trình bày sách vở đẹp, tiêu biểu có: Hà Phương, Vân Anh, Hoài Trang
 Song một số em chưa thực sự chú ý trong học tập, thiếu ý thức rèn luyện chữ viết: Hoành,Luân, Cương
 * Nề nếp: Thực hiện khá tốt các hoạt động của trường cũng như của lớp. Nhanh nhẹn,sôi nỗi trong các hoạt động: Phúc, Hà Phương, Bình,Duyên....
- Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn chưa thật sự quan tâm đến các phong trào của lớp như: Hậu, Tài, Thành... Hay quên Mũ ca lô, khăn quàng, chưa thật nghiêm túc trong sinh hoạt 15’ đầu buổi và giữa buổi.
 * Lao động: Thực hiện nghiêm túc kế hoạch của trường. Vệ sinh cá nhân và phong quang trường lớp sạch sẽ. Song tổ 2 trực nhật chưa được tốt, một số em thiếu ý thức trong lao động và vệ sinh trường lớp...
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Thực hiện tốt các hoạt động của trường, của lớp. 
-Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm.
- Tiếp tục hoàn thành các khoản thu nộp theo kế hoạch.
3.Củng cố:
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Học sinh chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
Các tổ trưởng lên nhận xét và xếp loại thi đua cho tổ viên.
Lớp trưởng nhận xét.
Cá nhân học sinh góp ý cho lớp, cho cá nhân học sinh về mọi mặt.
Học sinh nghe giáo viên nhận xét.
Học sinh nghe giáo viên phổ biến kế hoạch.
Học sinh ghi nhớ.
-------------------------------------------------*****---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ky I lop 5 tuan 7.doc