Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Đạo đức:

NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 1)

I. YÊU CẦU:

-HS biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

- Giáo dục HS tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 

doc 56 trang Người đăng hang30 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 7 
 Ngày soạn: Ngày 12 tháng10 năm 2012
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Đạo đức:
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU:
-HS biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Giáo dục HS tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Nêu những việc em đã làm để vượt qua khó khăn của bản thân. 
- 2 học sinh 
- Những việc đã làm để giúp đỡ những bạn gặp khó khăn (gia đình, học tập...) 
- Lớp nhận xét 
2. Bài mới 
a ,Giới thiệu bài: 
“Nhớ ơn tổ tiên” 
- Học sinh nghe
b. Phát triển các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Phân tích truyện “Thăm mộ”
- Nêu yêu câu 
- Thảo luận nhóm 4
- Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên? 
- Ra thăm mộ ông nội ngoài ng/trang làng. Làm sạch cỏ và thắp hương trên mộ ông. 
-Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? 
- Việt muốn thể hiện lòng biết ơn của mình với ông bà, cha mẹ. 
- Qua câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà? Vì sao?
- Học sinh trả lời 
® GV chốt: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 
- Hoạt động cá nhân
- Nêu yêu cầu 
- Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. 
- Trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do. 
Þ Kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc b, d, đ, e, h. 
- Lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung 
* Hoạt động 3: Tự liên hệ
- Em đã làm được những việc gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên? Những việc gì em chưa làm được? Vì sao? Em dự kiến sẽ làm những việc gì? Làm như thế nào? 
- Suy nghĩ và làm việc cá nhân 
- Trao đổi trong nhóm (nhóm đôi) 
- Một số học sinh trình bày trước lớp. 
- Nhận xét, khen những học sinh đã biết thể hiện sự biết ơn tổ tiên bẳng các việc làm cụ thể, thiết thực, nhắc nhở học sinh khác học tập theo các bạn. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề nhớ ơn tổ tiên. 
- Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. 
- Chuẩn bị: Tiết 2 
- Nhận xét tiết học 
Khoa học: 
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. YÊU CẦU:
- HS biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. 
- Rèn kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết; tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
- Giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ mình, tránh không bị muỗi đốt, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 	Thầy: Hình vẽ trong SGK trang 28,29
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Phòng bệnh sốt rét 
 2 Hs trả lời 
- Khi nào muỗi A-nô-phen bay ra đốt người?
- Vào buổi tối hay ban đêm.
- Bạn làm gì để có thể diệt muỗi trưởng thành? 
- Phun thuốc diệt muỗi, cắt cỏ, phát quang bụi rậm,...
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ 
2.Bài mới 
a ,Giới thiệu bài mới: Phòng bệnh sốt xuất huyết 
b. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại 
Ÿ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 24 trong SGK
- Trả lời các câu hỏi trong SGK 
Ÿ Bước 2: Làm việc theo nhóm 2
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên. 
Ÿ Bước 3: Làm việc cả lớp
1) Do một loại vi rút gây ra
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
2) Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành 
3) Sống trong nhà, ẩn nấp ở xó nhà, gầm giường, nơi treo quần áo
4)..., đẻ trứng vào nơi chứa nước: chum, vại, bể nước 
d) Đốt người vào ban ngày và có khi cả ban đêm ® cần nằm màn ngủ.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
- Nguy hiểm vì gây chết người, chưa có thuốc đặc trị.
® Giáo viên kết luận:
- Do vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh
- Có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong 3 đến 5 ngày, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
* Hoạt động 2: Quan sát 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, giảng giải 
Ÿ Bước 1: Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1,2,3 trang 28,29 trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói rõ nội dung từng hình
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết? 
- Hình 1: Bể nước mưa có nắp đậy. Một người đang khơi thông rãnh nước, một người đang quét sàn (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
- Hình 2: Chum nước có nắp đậy (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
- Hình 3: Em bé ngủ có màn (ngăn không cho muỗi đốt)
Ÿ Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ
- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy (tổ chức phun hóa chất, xử lý các nơi chứa nước...)
 ® Giáo viên kết luận:
Cách tốt nhất để dập dịch sốt xuất huyết là tập trung xử lí các nơi chứa nước có bọ gậy, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh theo đúng quy định dịch tế.
- Ở nhà bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
- Do 1 loại vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh 
- Cách phòng bệnh tốt nhất?
- Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, chống muỗi đốt...
3. Tổng kết - dặn dò: 
- Dặn dò: Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Phòng bệnh viêm não
- Nhận xét tiết học 
Luyện Toán:
LUYỆN: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ, TOÁN TRUNG BÌNH CỘNG
I. YÊU CẦU: 
- Củng cố dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số, giải bài toán trung bình cộng.
- Rèn kĩ năng giải toán.
- Giáo dục HS có ý thức chăm luyện toán. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Chấm VBT 1 số em.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: (VBT- T42)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
GV hướng dẫn 1 phần a)
1: = 1 x = 100; 1 gấp 10 lần 
- Y/c HS làm tiếp các câu còn lại vào VBT
Nhận xét.
- Gọi HS đọc y/c BT
Bài 2: ( VBT- T42) Tìm x
a) x + = 
? x là số gì?
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Gọi Hs lên bảng làm.
Các câu còn lại làm tương tự.
Cả Lớp vào vở BT
- Hs lên bảng chữa bài. 
Bài 3: (VBT – T42)
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu tóm tắt: 
- Cho HS nêu cách giải bài toán. 
- Y/c HS giải vào vở
- GV thu VBT chấm, chữa bài
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)Trung bình cộng của 2 số là 102. Biết số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai. Tìm hai số đó?
HS giải vào vở. 
 Gv thu chấm, nhận xét.
3. Củng cố và dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS làm BT còn lại ở VBT.
Đổi về cùng một đơn vị đo
 Là số hạng chưa biết.
Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
x + = 
x= - 
x = 
- Hs đọc đề 
TT:
Ngày thứ nhất: công việc
Ngày thứ hai: công việc
TB mỗi ngày: công việc?
Giải:
Cả hai ngày làm được là:
 + = (công việc)
Trung bình mỗi ngày làm:
 : 2 = (công việc)
Giải:
Tổng của hai số đó là:
102 x 2 = 204
Tổng số phần bằng nhau :
1+3= 4(phần)
Số thứ hai là:
204 : 4 = 51
Số thứ nhất là:
51 x 3= 153.
 Đáp số: Số 1: 153
 S2: 51
 Ngày soạn: Ngày 15 tháng10 năm 2012
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. YÊU CẦU: 
- Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1,2), hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở bài 3
- Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ(bài 4). 
- Giáo dục HS biết vận dụng từ nhiều nghĩa trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng tìm nghĩa chuyển của các từ : mũi, miệng
- Hỏi cả lớp: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ.
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Hs đọc nội dung bài tập.
HĐộng nhóm 2: tìm lời giải thích hợp 
Bài 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong bài 1 
 - Y/c HS đọc y/c và nội dung 
- Y/c HS trao đổi theo nhóm đôi 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả 
Bài 3: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c) Hôm nào cũng vậy, cả nhà tôi cùng ăn cơm tối rất vui vẻ.
- Gọi HS đọc y/c và nội dung của BT
- GV tổ chức HS làm việc cá nhân 
- Gọi HS trả lời
- Nhận xét, KL
 Bài 4: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đứng 
- Nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
- Nghĩa 2: ngừng chuyển động 
- Gọi HS đọc y/c và nội dung
- Y/c tự làm vào vở 
- GV chấm, nhận xét, kết luận các câu đặt đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống bài học.
- GV nhận xét tiết học.
2 HS thực hiện y/c
HS đứng tại chỗ trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
1-d; 2-c; 3-a; 4-b
1 HS đọc to y/c
HS làm việc theo nhóm 2 cùng trao đổi, thảo luận 
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
KL: a)Sự vận động nhanh
HS đọc y/c và nội dung.
Hoạt động cá nhân:1 phút
Kết luận: câu c) nghĩa gốc; các câu b,a, d nghĩa chuyển
HS đọc to y/c, cả lớp đọc thầm 
HS tự làm vào vở.
VD: + Chúng em đứng nghiêm để chào cờ.
 + Hàng cây đứng im.
Cả lớp làm việc cá nhân.
1 số HS nêu kết quả 
HS nhận xét
TuÇn 7 
 Ngày soạn: Ngày 12 tháng10 năm 2012
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Thể dục: 
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.
TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY’’
( Giáo viên bộ môn dạy)
Tập đọc: 
 NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I.YÊU CẦU:
- Bước đầu đọc diễn cảm bài văn. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người( trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
-Giáo dục HS yêu quí động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thầy: Truyện, tranh ảnh về cá heo 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
- Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy cụ già là  ...  vẽ.
HS thực hành vẽ tranh.
HS trưng bày sản phẩm và nhận xét một số bài vẽ của bạn về các nội dung, bố cục, màu sắc, ...
Luyện viết: BÀI 2
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Viết đúng mẫu chữ đứng nét tròn, đúng cỡ chữ theo mẫu.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng con, mẫu chữ Đ viết hoa
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho cả lớp viết vào bảng con chữ M viết hoa.
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, y/c tiết học
2.2. Hướng dẫn HS luyện viết:
* Hướng dẫn viết chữ Đ viết hoa.
- GV viết mẫu lên bảng
- Cho HS luyện viết trên bảng con
- Nhận xét, điều chỉnh cách viết của HS.
* HS luyện viết vào vở
- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách trình bày.
- Y/c HS viết vào vở
- GV chấm vở
- Nhận xét bài viết của HS, sửa lỗi phổ biến.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống bài học.
- GV nhận xét tiết học. 
Cả lớp thực hiện y/c
HS quan sát mẫu 
HS luyện viết bảng
HS nhận xét
Lắng nghe
HS viết vào vở
KÝ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN:
...........................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 Toán 	 
KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN (T2)
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc, viết số thập phân (ở dạng đơn giản thường gặp).
-Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân
-Giáo dục hs yêu thích môn học, thích tìm tòi học hỏi kiến thức về số thập phân. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 1 nêu trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c
Hãy viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm: 
a, 9dm = = ... m b, 5cm = = ...dm
 5cm = =... m 7mm = = ...m
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu y/c tiết học
2.2. Giới thiệu về khái niêm về số thập phân:
a, Ví dụ:
- GV đưa ra các thông tin của bảng ở SGK
- Y/c HS đọc lần lượt các số đo theo từng dòng.
- Viết 2m 7dm đướ dạng hỗn số có phần nguyên và phần phân số dưới dạng m.
- GV giới thiệu: được viết thành 2,7m 
2,7m đọc là Hai phẩy bảy mét
- GV tổ chức hướng dẫn tương tự đối với các số 8m 56cm và 0m 195mm 
- GV nói: 2,7; 8,56; 0,195 cũng là số thập phân.
b, Cấu tạo của số thập phân
- GV viết lên bảng số 8,56 y/c HS đọc số, quan sát và hỏi:
+ Các chữ số trong số thập phân 8,56 được chia thành mấy phần?
- GV: Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách với nhau bởi dấu phẩy. Những chữ số bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
- Y/c HS lên bảng chỉ phần nguyên, phần thập phân của số 8,56
- GV viết số 90,638 lên bảng, y/c HS chỉ đâu là phần nguyên, đâu là phần thập phân.
2.3 Luyện tập - Thực hành
Bài 1:
- GV viết các số thập phân lên bảng gọi HS đọc từng số (nhiều HS đọc)
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c 
- GV viết lên bảng hỗn số: và y/c HS viết thành số thập phân.
- Y/c HS tự viết các số còn lại.
- GV cho HS đọc các số thập phân sau khi đã viết
Bài 3:
- GV cho HS xác định y/c 
- Y/c HS tự giải vào vở 
- GV chấm chữa bài
3. Củng cố và dặn dò: 
- GV hệ thống kiến thức 
- Dặn HS làm BT 1, 2, 3, (VBT)
Cả lớp làm vào nháp, 2 HS lên bảng điền 
Nhận xét bài làm trên bảng
HS nêu: 2m 7dm 
HS viết: 
Các chữ số trong số thập phân được chia thành hai phần và phân cách với nhau bởi dấu phẩy.
 8 , 56
Phần nguyên - Phần th/phân 
HS lên bảng 
HS nhắc lại phần ghi nhớ ở SGK
HSđọc các số thập phân.
HS đọc y/c: viết các hỗn số thành các số thập phân rồi đọc.
HS viết các số còn lại 
HS đọc các số thập phân đã viết.
HS đọc đề
HS tự làm vào vở
Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
HS nhắc lại ghi nhớ 
Ngày dạy: Chiều thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tiết 1 
Tiết 2 Luyện viết : 
BÀI 2
I. MỤC TIÊU
Giúp HS: 
- Viết đúng mẫu chữ đứng nét tròn, đúng cỡ chữ theo mẫu.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho cả lớp viết vào bảng con chữ M viết hoa.
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, y/c tiết học
2.2. Hướng dẫn HS luyện viết:
* Hướng dẫn viết bài 2 ở vở luyện viết 
- GV viết mẫu những từ khó lên bảng
- Cho HS luyện viết trên bảng con
- Nhận xét, điều chỉnh cách viết của HS.
* HS luyện viết vào vở
- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách trình bày.
- Y/c HS viết vào vở
- GV chấm vở
- Nhận xét bài viết của HS, sửa lỗi phổ biến.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống bài học.
- GV nhận xét tiết học. 
Cả lớp thực hiện y/c
HS quan sát mẫu 
HS luyện viết bảng
HS nhận xét
Lắng nghe
HS viết vào vở
Tiết 3 : An toàn giao thông
KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Hs biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ .
-Hs biết cách lên , xuống xe và dừng đỗ xe an toàn trên đường phố .
2. Kĩ năng :
-Hs thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau 
-Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp .
-Xây dựng , liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
3. Thái độ :
-Giáo dục Hs có ý thức điều khiển xe đạp an toàn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tạo mô hình đường phố 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ 
-Gv cho Hs nhận biết một số loại biển báo hiệu giao thông đường bộ 
2. Bài mới 
a.Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 1
-Để rẽ trái người đi xe đạp phải đi như thế nào ?
-Người đi xe đạp nên đi như thế nào từ một đường phụ sang đường chính mà ở ngã tư không có đèn tín hiệu giao thông ?
-Người đi xe đạp đi ntn từ điểm D đến điểm E hoặc điểm I ?
-Khi rẽ ở một đường gioa nhau ai được quyền ưu tiên trước ?
-Người đi xe đạp nên đi nên đi qua vòng xuyến ntn ?
-Người đi xe đạp đi ntn từ điểm A đến điểm M? 
-Xe đạp nên đi vòng và vượt qua một xe đang đỗ ở phía làn xe bên phải ntn ?
-Khi đi xe đạp trên đường quốc lộ có rất nhiều xe chạy , muốn rẽ trái người đi xe đạp phải đi ntn ?
c. Kết luận : SGK
d.. Hoạt động 2 : Thực hành trên sân trường 
-GV kẻ sẵn trên sân trừng một ngã tư , có vạch kẻ làn đường 
-Em nào biết đi xe đạp ?
Gv mời 1 em đi xe đạp đi từ đường chính rẽ vào đường phụ theo cả 2 phía , 1 em khác đi từ đường phụ rẽ ra đường chính cũng 2 phía .
-Tại sao cần phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ hay thay đổi làn đường ?
-Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải ?
* Kết luận : SGK 
3. Củng cố , dặn dò 
Trên đường từ nhà đến trường , em phải đi qua những ngã ba,ngã tư , em phải đi ntn ?
-Cần phải thực hiện đúng an toàn giao thông
-Gv nhận xét giờ học 
-3 Hs thực hiện y/c
+Đi sát bên phải lề đường ,giơ tay trái xin đường
+đi chậm lại, cẩn thận các xe đi đến từ cả hai phía 
+Đến E đi sát bên phải , giơ tay xin đường 
+đi chậm lại và nhường đường ch xe đi chiều ngược lại
+ nhường đường cho các xe đi đến từ bên trái 
+ko đi xuyên qua vạch kẻ đường liền mà phải đến ddueoengf giao nhau và vòng theo hình chữ U
 +đưa tay trái để báo hiệu đổi sang làn xe bên trái , đi vượt qua xe đỗ 
+đi chậm , quan sát phía sau và trước mặt 
2 Hs đọc ghi nhớ 
Để những xe phía sau có thể biết em đang đi theo hướng nào để tránh 
-
HS nêu theo sự hiểu biết 
LUYỆN TẬP TỪ NHIỀU NGHĨA
I.YÊU CẦU:
- Học sinh nhận biết nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của các từ chạy (BT1,2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3. Biết đặt câu phân biệt nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa là động từ(BT4) .HS khá , giỏi biết đặt câu để phân biệt cả 2 từ ở BT2 .
- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa và hay. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Trò : Chuẩn bị viết sẵn bài 1 trên phiếu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: “Từ nhiều nghĩa” 
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ. 
- Thế nào là từ nhiều nghĩa? Nêu ví dụ?
- Học sinh sửa bài 2
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
2. Bài mới 
a.Giới thiệu bài mới: 
“Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập những điều đã biết về từ nhiều nghĩa”. 
- Nghe 
b. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nhận biết nét khác biệt về nghĩa của từ nhiều nghĩa. Hiểu mối quan hệ giữa chúng. 
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên ghi 2 đề bài 1 lên bảng
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1 
- Cả lớp đọc thầm 
- 2, 3 học sinh giải thích yêu cầu 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
- Cả lớp nhận xét 
Ÿ Bài 2: 
- Các nghĩa của từ “chạy” có mối quan hệ thế nào với nhau? 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh suy nghĩ trả lời 
- Lần lượt học sinh trả lời 
- Cả lớp nhận xét 
- Dự kiến: học sinh chọn dòng b giải thích: tất cả các hành động trên đều nêu lên sự vận động rất nhanh - học sinh chọn dòng a: di chuyển ® đi, dời có vẻ hành động không nhanh. 
* Hoạt động 2: Phân biệt nghĩa gốc và chuyển trong câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bài 3: 
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 3 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên chốt 
- Học sinh sửa bài - Nêu nghĩa của từ “ăn”
Ÿ Bài 4:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 4 
- Giải thích yêu cầu 
- Học sinh làm bài trên giấy A4
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh khá làm mẫu: từ “đứng”.
	Em đứng lại nghe mẹ nói. 
	Trời hôm nay đứng gió. 
- Học sinh sửa bài - Lần lượt lên dán kết quả đặt câu theo: Đi
	 Đứng 
	 Nằm 
- Cả lớp nhận xét 
3. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” 
- Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7).doc