Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 8 (buổi chiều)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 8 (buổi chiều)

LỊCH SỬ : XÔ - VIẾT NGHỆ TĨNH

I. Mục tiêu:

-Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An.

 Ngày12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh.

 - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:

 + Trong những năm1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.

 + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lý bị xóa bỏ.

 +Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 8 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BUỔI CHIỀU. LỚP 5 -- TUẦN 8
 ( Từ ngày 3 - 7 / 10 /2011)
Thứ - ngày
Tiết
Môn học
Tiết PPCT
Bài dạy
2 
3 - 10
1
Lịch sử
8
Xô - Viết Nghệ Tĩnh
2
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
3
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
4
Thể dục
15
Đội hình đội ngũ
5 
6 - 10
1
Tập làm văn
15
Luyện tập tả cảnh
2
Ôn toán
Ôn tập
3
Ôn toán
Ôn tập
4
Toán
39
Luyện tập chung
6
 7 - 10
1
Tập làm văn
16
Luyện tập tả cảnh
2
Ôn Tiếng Việt
Luyện viết Bài 8
3
Ôn KSĐ
Ôn Khoa học
4
SHTT
8
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai, ngày 3 tháng 10 năm 2011
LỊCH SỬ : XÔ - VIẾT NGHỆ TĨNH
I. Mục tiêu: 
-Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An.
 Ngày12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh.
 - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
 + Trong những năm1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
 + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lý bị xóa bỏ.
 +Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ.
II. Chuẩn bị:
 Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong SGK/16	
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
 Đảng CSVN được thành lập như thế nào?
HS trả lời, cả lớp nhận xét
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930
-Hoạt động cá nhân
-Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Từ tháng 5 ... hàng trăm người bị thương”
-Học sinh đọc SGK + chú ý nhớ các số liệu ngày tháng xảy ra cuộc biểu tình (khoảng 3 - 4 em)
Hãy trình này lại cuộc biểu tình ở Hưng Yên (Nghệ An)?
GV chốt lại ý chính
- Học sinh trình bày theo trí nhớ (3-4 em)
Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 6 nhóm) để thảo luận
a) Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?
a) Không hề xảy ra lưu manh, trộm cắp. Bãi bỏ ma chay, đình đám, phong tục lạc hậu, rượu chè, cờ bạc... Đời sống tưng bừng, phấn khởi. 
b) Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?
b) Đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi: tối nào đình làng cũng vui như hội, bà con nô nức đi họp, nghe nói chuyện, giải thích chính sách hoặc bàn công việc chung. 
c) Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào?
c) Bọn đế quốc, phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp. 
d) Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
d) Đến giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt. 
® Giáo viên nhận xét + chốt
- Học sinh đọc lại 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
-Trình bày những hiểu biết khác của em về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh? 
- Học sinh trình bày 
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP (2 tiết)
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về từ nhiều nghĩa
II. Các hoạt động dạy học:
Các bài tập cần làm
Hoạt động dạy - học
Bài 1: Tìm các từ nhiều nghĩa trong đoạn thơ sau, nói rõ nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từng từ vừa tìm được.
... Ở trong chiếc bút
lại có ruột gà
Trong mũi người ta
Có ngay lá mía.
... Chân bàn chân tủ
Chẳng bước bao giờ
... Lạ cho giọt nước
Lại biết ăn chân
... Sóng lúa lại bơi
Ngay trên ruộng cạn
Lạ cho ống muống
Ôm lấy bấc đèn
Quyển sách ta xem
Mọc ra cái gáy
Quả đồi lớn vậy
Sinh ra cây gì.
... Cối xay rất điệu
Mặc áo hẳn hoi
... Chiếc đũa rất nhộn
Có cả hai đầu.
Bài 2: Trong những câu nào dưới đây, các từ đi, chạy mang nghĩa gốc, nghĩa chuyển (1 gạch dưới nghĩa gốc, 2 gạch dưới nghĩa chuyển)
1-.Nó chạy còn tôi đi.
2-Anh đi ô tô còn tôi đi xe đạp.
3-Cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi.
4-Thắng bé đã đến tuổi đi học.
5-Ca nô đi nhanhh[n thuyền.
6-Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.
7-Ghế thấp quá, không đi được với bàn.
8-Cầu thủ chạy đón quả bóng.
9-Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại.
10-Tàu chạy trên đường ray.
11-Đồng hồ này chạy chậm.
-Mưa ào xuống, không kịp chạy các thứ phơi ở sân.
12-Nhà ấy chạy ăn từng bữa.
13-Con đường mới mở chạy qua làng tôi.
Bài 3: Đặt câu với nghĩa của từ mũi sau:
a/ Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.
b/ Bộ phân có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật.
c/ Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụtaans công theo một hướng nhất định.
Bài 4: Tìm và thay thế từ ăn trong các câu sau:
a. Cả nhà ăn tối chưa?
b/ Loại ô tô này ăn xăng lắm.
c/ Tàu ăn hàng ở bến cảng.
d/ Ông ấy ăn lương rất cao.
e/ Cậu làm như vậy dễ ăn đòn lắm.
g/ Da cậu ăn nắng quá.
h/ Hồ dán không ăn.
i/ Hai màu này rất ăn với nhau.
k/ Rễ tre ăn ra tới ruộng.
l/ Mảnh đất này ăn về xã bên.
m/ Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam?
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1: GV đọc, HS chép bài tập vào vở
Thảo luận nhóm đôi để tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong bài thơ đó.
1 số nhóm trả lời
GV nhận xét, chữa bài
Ruột gà, lá mía, chân, ăn sóng, ống muống, gáy, quả, áo, đầu.
Bài 2: HS thảo luận nhóm 4
Gọi đại diện nhóm lần lượt trả lời
Các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chữa bài
Nghĩa gốc: 1, 8
Nghĩa chuyển: 2,3,4,5,6,7,9,10,11,12,13
Bài 3: HS nêu yêu cầu
HS suy nghĩ và đặt câu
Một số em trả lời
GV nhận xét, chữa bài
Bài 4: HS thảo luận nhóm đôi để tìm các từ thay thế cho từ ăn.
Gọi đại diện nhóm ttrar lời,
Gv nhận xét, chữa bài
a/ dùng bữa b/ hao, tốn
c/ Tiếp nhận d/ hưởng
e/ Chịu g/ bắt
h/ dính i/ hợp
k/ lan l/ thuộc
m/ Ngang giá, được
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
THỂ DỤC: Bài 15: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng (ngang, dọc), điểm đúng số của mình.
- Thực hiện được đi đều thẳng hướng và vòng phải, vòng trái.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Kết bạn” 
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
- Còi và kẻ sân chơi.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Trò chơi: Tự chọn.
-Ôn tập đội hình đội ngũ chuẩn bị kiểm tra.
B.Phần cơ bản.
1)Ôn tập kiểm tra.
-Kiểm tra theo nhóm, mỗi nhóm học sinh lên thực hiện 3 – 5 em.
-nhận xét đánh giá từng em.
-Đánh giá: 
2)Trò chơi vận động:
Trò chơi: Kết bạn.
 Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
-Yêu cầu 1 nhóm làm mẫu và sau đó cho từng tổ chơi thử.
Cả lớp thi đua chơi.
-Nhận xét – đánh giá biểu dương những đội thắng cuộc.
C.Phần kết thúc.
Hát và vỗ tay theo nhịp.
-Cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét đánh giá kết quả giờ học 
1-2’
2-3’
10-12’
7-8’
6-8’
2-3lần
1-2’
1-2’
1-2’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
Thứ năm, ngày 6 tháng 10 năm 2011
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : Biết:
- Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :4-5’ 
2.Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2: Thực hành: 28-30’
- 2HS lên làm BT 3
Bài 1: HS đọc yêu cầu 
Gọi HS đọc các số thập phân
Gọi HS nhận xét
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài
HS đọc số thập phân:7,5 ; 28,416 ; 201,05 ; 0,187
 36,2 ; 9,001 ; 84,302 ; 0,010
Các HS khác nghe rồi nêu nhận xét. 
Bài 2: Cho HS viết số thập phân vào vở, một HS viết lên bảng rồi cả lớp cùng nhận xét ... 
Bài 2: HS viết số vào vở
Một HS viết lên bảng rồi cả lớp cùng nhận xét ...
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài
HS nêu cách làm và làm bài
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài
HS nêu cách làm và làm bài
HS nhận xét, chữa bài
41,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 42,538
Bài 4: GV cho HS nêu cách làm bài rồi chữa bài. 
Bài 4: HS nêu cách làm
1HS làm bảng, cả lớp làm vào vở
HS nhận xét, chữa bài
 = = = 54
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài 4b và chuẩn bị bài sau
TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Mục tiêu:
 - Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ tóm tắt những gợi ý.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 4-5’
2 HS đọc bài văn tả cảnh sông nước
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:1’
HĐ 2: HD HS luyện tập:27-29’ 
a) Hướng dẫn HS lập dàn ý. 
- GV nêu yêu cầu BT.
-HS đọc phần gợi ý.
- Đọc lại cácý đã ghi chép ở nhà.
- Cho HS làm bài. 
- HS làm việc cá nhân.
- Cho HS trình bày dàn ý.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại.
b) Cho HS viết đoạn văn. 
- 1 HS đọc yêu cầu của đề.
-GV nhắc lại yêu cầu: Nhắc HS chọn 1 phần trong dàn ý; chuyển phần đã chọn thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- HS viết đoạn văn.
- Cho HS trình bày.
- Một số HS viết đoạn văn mình viết.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khen những HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp.
TOÁN: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG BÌNH CỘNG
I.Mục tiêu:
- Nhớ lại cách tìm số trung bình cộng
 - Vận dụng để giải một số bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
 -Rèn tính cẩn thận khi làm bài.
II.đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: Nêu cách tìm số trung bình cộng của các số.
2.Bài mới:
*Hướng dẫn HS làm các bài tập sau;
Bài 1:Cho các chữ số: 3, 4, 5 
a.Viết tất cả các số khác nhau đều có ba chữ số đó, mỗi chữ số chỉ được viết một lần trong mỗi số.
b.Tìm số trung bình cộng của các số vừa viết được.
Gợi ý hs cách tính nhanh tổng các số vừa viết: 
Bài 2:Tuổi trung bình của cô giáo chủ nhiệm và 30 HS lớp 5A là 12 tuổi. Nếu không kể cô giáo chủ nhiệm thì tuổi trung bình của 30 HS của lớp 5A là 11 tuổi. Hỏi cô giáo chủ nhiệm bao nhiêu tuổi?
Chấm, nhận xét ...  ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
TẬP ĐỌC : TRƯỚC CỔNG TRỜI
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.
- Hiểu nội dung bài học: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. ( Trả lời được các câu hỏi 1,3,4; thuộc lòng các câu thơ em thích )
2/TĐ: Yêu cảnh thiên nhiên và con người ở vùng miền núi phía Bắc. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh sưu tầm về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người vùng cao.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra:4-5’ 
-2HS đọc bài kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:1’ 
HĐ 2: Luyện đọc:10-12’ 
.
 - 1 HS đọc mẫu.
Gv hướng dẫn HS đọc bài thơ
-Giọng đọc: sâu lắng, ngân nga thể hiện được niềm xúc động của tác giả.
HS lắng nghe
- Đọc nối tiếp bài thơ (2-3lần)
+ Đọc từ khó.
+HS đọc chú giải, giải nghĩa từ.
- Đọc theo nhóm 2.
- 1HS đọc cả bài
 GV đọc diễn cảm bài thơ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:8-10’ 
- HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi.
-Vì sao địa điểm trong bài thơ gọi là cổng trời?
*Vì đứng giữa 2 vách đá nhìn thấy cả 1 khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên.
-Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
HS nêu
-Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
-Bao sắc màu cỏ hoa 
-Đàn dê soi đáy suối
-Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?
 *Cánh rừng ấm lên bởi sự có mặt của con người. Ai nấy tất bật với công việc. Người Tày đi gặt lúa, trồng rau; người Giáy, người Dao đi tìm măng hái nấm. Tiếng xe ngựa vang lên.
HĐ 4: Đọc diễn cảm, học thuộc lòng. 
-GV hướng dẫn cách đọc.
-GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
 - Đọc thuộc lòng những câu thơ mà em thích.
 Cho HS thi đọc thuộc lòng.
 - HS thi đọc thuộc lòng
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc lại nội dung bài đọc
- Chuẩn bị bài tiếp.
 TOÁN : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 - So sánh hai số thập phân.
 - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. 
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới : 
HĐ 1:Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2: Thực hành: 28-29’
GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. 
2 HS lên làm BT2
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
Gọi Hs chữa bài
Bài 1: HS nêu cách làm và làm bài
2 HS làm bảng, cả lớp làm vào vở.
84,2 > 84,19 47,5 = 47,50
6,843 89,6
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
Gọi Hs chữa bài
 Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Kết quả là : 
4,23 ; 4,32 ; 5,3 ; 5,7 ; 6,02
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu
HS nêu cách tìm chữ số X 
Bài 3: HS nêu cách làm bài rỗi chữa bài. Kết quả là : X = 0
Bài 4: Cho HS tự nêu bài tập rồi làm bài và chữa bài. 
 Bài 4: HS nêu được cách làm bài tập và làm bài và chữa bài. 
a) x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học
Dặn HS làm bài 4 b
KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ HỌC
I.Mục tiêu:
-Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
-Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Các truyện gắn với chủ điểm Con người với thiên nhiên. (truyện đọc 5) 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 4-5’
 1HS kể chuyện: Cây cỏ nước Nam
2. Bài mới:
H Đ 1: Giới thiệu bài:1’ 
HĐ 2: HD HS kể chuyện:27-29’’ 
a) HD HS tìm hiểu yêu cầu của đề ( 12-13’)
- 1 HS đọc yêu cầu đề.
- GV chép đề bài lên bảng.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ của con người với thiên nhiên.
- 1 HS đọc phần gợi ý.
- Cho HS nói lên tên câu chuyện của mình.
-Một số HS trình bày trước lớp tên câu chuyện.HSKG kể được câu chuyện ngoài SGK
b) HD HS thực hành kể chuyện.( 16-18’)
- Cho HS kể chuyện trong nhóm.
- Các thành viên trong nhóm kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho HS thi kể. 
- Đại diện các nhóm lên thi kể và trình bày ý nghĩa của câu chuyện.
-GV nhận xét, khen những HS kể chuyện hay.
-Chúng ta phải làm gì để giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp ?
- Lớp nhận xét bạn kể.
HS nêu
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài tiếp.
Thứ Sáu, ngày 7 tháng 10 năm 2011
TOÁN : VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu:
-Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản)
II. Chuẩn bị:
Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống một số ở bên trong. 
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc chñ yÕu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: 4-5’ 
2.Bài mới: 
HĐ 1:Giới thiệu bài: 1’ 
HĐ 2. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài: 
2 HS lên làm BT4 .
- GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé. 
- HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
- HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề
1km = 10hm; 1hm = km =0,1km
1m = 10dm ; 1dm = m = 0,1m
1m = 100cm ; 1cm = m = 1,01 m
1m =1000mm; 1mm = m = 0,001m
HĐ 3. Ví dụ: 4-5’ 
Một vài HS nêu cách làm: 
Ví dụ 1: GV viết: 6m 4 dm = ... m 
YC HS nêu cách làm và làm 
6m 4dm = 6m = 6,4m.
Vậy: 6m 4dm = 6,4m.
Làm tương tự với ví dụ 2: 3m 5 cm = ... m
3m 5 cm = ... m
 3m 5 cm = 3 m = 3,05 m
- GV nhận xét, chữa bài
HS lấy ví dụ
HĐ 4. Thực hành: 15-17’ 
Bài 1: HS tự làm vào vở, GV giúp các HS yếu. Sau đó cả lớp thống nhất kết quả. 
 Bài 1:HS đọc yêu cầu bài
1 HS nêu cách làm, cả lớp làm bài
a) 8,6m ; b) 0,22m; c) 3,07m; d) 23,13m.
Bài 2: 
- Bài 2: HS đọc đề bài
HS nêu cách làm và làm bài
a) GV viết : 3m 4dm = ... m.
 3m 4dm = 3m = 3,4m.
2m 5cm = 2,05m; 21m 36cm = 21,36m
b) 8dm 7cm = 8,7 dm; 4dm 32mm = 4,32dm;
73mm = 0,73dm.
Bài 3: GV hướng dẫn HS làm
a) 5km 302m = 5km = 5, 302km; 
- Bài 3: HS tự làm bài, sau đó cả lớp thống nhất kết quả: 
b) 5,075km; c) 0,302km.
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1 
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ nhiều nghĩa (BT2); biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3)
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 4-5’
- 2HS làm BT1
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:1’ 
HĐ2: Làm bài tập:29-30’ 
a) Hướng dẫn HS làm BT 1. 
HS đọc yêu cầu đề 
Chỉ rõ những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các câu.
- Cho HS làm bài.
-HS làm việc cá nhân
a) Chín: 
+ Từ chín trong câu 2 là từ đồng âm
+ Lúa ngoài đồng đã chín
 ==>Chín có nghĩa là đã đến lúc ăn được.
+ Nghĩ cho chín rồi hãy nói
==>Chín có nghĩa đã nghĩ kỹ rồi.
b)Đường
+Câu 1: Từ đồng âm.
+ Câu 2&3 là từ nhiều nghĩa. 
c) Vạt:
 + Câu 2: từ đồng âm.
 +Câu 1&3 là từ nhiều nghĩa. 
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại.
b) Hướng dẫn HS làm BT 2. 
 HS đọc yêu cầu đề 
Chỉ ra nghĩa của các từ xuân trong các câu.
- Cho HS làm bài. 
- 3 HS lên bảng làm bài trên phiếu.
a)+ Từ xuân trong dòng 1 mang nghĩa gốc.
+ Từ xuân trong dòng 2 chỉ sự tươi đep.
b)Từ xuân :Chỉ sự trẻ trung, khoẻ mạnh.
c) Từ xuân : Có nghĩa là tuổi, là năm.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại.
c) Hướng dẫn HS làm BT 3. 
- HS đọc yêu cầu đề .
 HSKG biết đặt câu để phân biệt nghĩa của các tính từ.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại BT 3.
- Chuẩn bị bài tiếp.
KHOA HỌC : PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS
I.Mục tiêu: 
 - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
-Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh HIV/AIDS
-Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm.
 III. Chuẩn bị: 
- 	GV: Hình vẽ trong SGK/35 
- 	HS: Sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các thông tin về HIV/AIDS. 
IV. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ:“Phòng bệnh viêm gan A” 
-Nêu nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A? Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? 
2-3 HS trả lời.
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A? 
- Cần “ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. 
Ÿ GV nhận xét + đánh giá điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* HĐ 1: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng” 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm . phát mỗi nhóm 1 bộ phiếu có nội dung như SGK/34, một tờ giấy khổ to. 
- Học sinh về nhóm 
- Đại diện nhóm nhận bộ phiếu và giấy khổ to. 
- Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời tương ứng? Nhóm nào xong trước được trình bày sản phẩm bảng lớp (2 nhóm nhanh nhất). 
- Các nhóm tiến hành thi đua sắp xếp.
® 2 nhóm nhanh nhất, trình bày trên bảng lớp ® các nhóm còn lại nhận xét. 
Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng và đẹp. 
Kết quả như sau: 
1 - c ; 2 – b ; 3 – d ; 4 – e ; 5 - a 
- Như vậy, hãy cho cô biết HIV là gì? AIDS là gì? 
- Học sinh nêu 
® Ghi bảng: 
* HĐ2: Tìm hiểu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp 
- Thảo luận nhóm bàn, quan sát hình 1,2,3,4 trang 35 SGK và trả lời câu hỏi: 
+Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu ? ® Giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận nhóm bàn
® Trình bày kết quả thảo luận (1 nhóm, các nhóm khác bổ sung, nhận xét). 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
- Học sinh nhắc lại
HĐ3: Củng cố - dặn dò:
#.GDMT: Giáo dục HS sống lành mạnh , không kì thị những người mắc bệnh HIV/ AIDS.
- Hoạt động lớp 
- Chuẩn bị: “Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS.”- Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 8 2 BUOI 1112.doc