Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Kỳ Khang II

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Kỳ Khang II

Tập đọc:

 KÌ DIỆU RỪNG XANH.

I-Mục tiêu:

- Đoc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẽ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẽ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẽ đẹp của rừng. (Trả lời được câu hỏi 1,2,4)

II-Đồ dùng:

-Tranh trong SGK.

 -Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng:những cây nấm rừng,các loại muông thú:vượn bạc má,chồn,sóc,hoẵng.

III-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ:HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà,trả lời câu hỏi trong bài đọc.

B-Bài mới:

HĐ1:Giới thiệu bài:

HĐ2:Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a-Luyện đọc:

-Một HS khá đọc một lượt toàn bài.

-Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài:đọc 2-3 lượt.

+Đoạn 1:Từ đầu đến lúp xúp dưới chân.

+Đoạn 2:Từ Nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo.

+Đoạn 3:Phần còn lại.

-GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó.

-HS luyện đọc theo cặp

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Kỳ Khang II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8:
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tập đọc:
 Kì diệu rừng xanh.
I-Mục tiêu:
- Đoc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẽ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẽ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẽ đẹp của rừng. (Trả lời được câu hỏi 1,2,4)
II-Đồ dùng:
-Tranh trong SGK.
 -Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng:những cây nấm rừng,các loại muông thú:vượn bạc má,chồn,sóc,hoẵng.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà,trả lời câu hỏi trong bài đọc.
B-Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài:
HĐ2:Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a-Luyện đọc:
-Một HS khá đọc một lượt toàn bài.
-Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài:đọc 2-3 lượt.
+Đoạn 1:Từ đầu đến lúp xúp dưới chân.
+Đoạn 2:Từ Nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo.
+Đoạn 3:Phần còn lại.
-GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó.
-HS luyện đọc theo cặp
-Một HS đọc cả bài
-GV đọc diễn cảm toàn bài
b-Tìm hiểu bài:
-Những cây nấm rừng đã khiến t/g có những liên tưởng gì thú vị?
-Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
-Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
-Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
-Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi?
-Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
c-Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Chú ý thể hiện đúng nội dung từng đoạn
-Gv chọn một đoạn văn tiêu biếu,h/d cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-HS luyện đọc để cảm nhận được bức tranh thiên nhiên.
____________________________________
Chính tả.(nghe-viết)
Kì diệu rừng xanh.
I-Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3)
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:HS viết tiếng chứa ia/iê trong các thành ngữ,tục ngữ và nêu q/t đánh dấu thanh trong các tiếng ấy:Sớm thăm tối viếng-trọng nghĩa khinh tài-ở hiền gặp lành-một điều nhịn là chín điều lành-liệu cơm gắp mắm.
B-Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài.
HĐ 2 :Hướng dẫn HS nghe viết:GV nhắc HS những từ ngữ dễ viết sai:ấm lạnh,gọn ghẽ,len lách,mải miết...
HĐ 3:Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2:
-HS viết các tiếng có chứa yê,ya:khuya,truyền thuyết,xuyên,yên.
-Nhận xết cách đánh dấu thanh.
Bài tập 3: -HS q/s tranh để làm BT
 -Đọc lại hai câu thơ có chứa vần uyên.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS nhớ các hiện tượng c/t đã luyện tập để không viết sai chính tả.
 ____________________________
Mỹ thuật
(GV chuyên trách soạn giảng)
____________________________
Toán
Số thập phân bằng nhau.
I-Mục tiêu: 
Biết:
- Viết chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tần cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị số thập phân không thay đổi.
* HS khá giỏi làm thêm bài tập 3
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:Gọi HS chữa bài 4 SGK.
B-Bài mới:
HĐ 1:Phát hiện đặc điểm của STP khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP hoặc bỏ chữ số 0(nếu có)ở tận cùng bên phải của STP đó.
-GV h/d HS tự giải quyết cách chuyển đổi trong các VD của bài học để nhận ra rằng:
 0,9 = 0,90 0,90 = 0,900
 0,90 = 0,9 0,900 = 0,90
-HS tự nêu nhận xét như SGK.
-HS nêu VD minh hoạ.
Lưu ý:Số tự nhiên được coi là STP đặc biệt có phần thập phân là 0 hoặc 00...
VD: 15 = 15,0 = 15,00...
HĐ 2: Thực hành.
-HS làm bài 1,2.
- (HS khá giỏi làm thêm bài tập 3)
-HS chữa bài
Lưu ý: Bài 1: 35,020 = 35,02 (không thể bỏ chữ số 0 ở hàng phần mười)
III-Củng cố,dặn dò:-Hoàn thành các BT còn lại.
 -Tìm được các số thập phân bằng nhau
____________________________
Chiều:
Luyện tiếng Việt
Luyện kể chuyện chủ điểm: Con người với thiên nhiên.
I. Mục tiêu
 - HS luyện kể các câu chuyện đã học, đã nghe đã đọc, được chứng kiến hoặc tham gia.
 - Giọng kể phù hợp tính cách tứng nhân vật.
 - Các câu chuyện đợc chứng kiến hoặc tham gia thì phải có bố cục chặt chẽ và theo một trình tự nhất định.
II. Hoạt động dạy và học
 * Hoạt động 1: Gv nêu yêu cầu bài học
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tổ chức luyện kể chuyện
 + Hình thức luyện kể chuyện theo nhóm 4.
 -Kể chuyện Cây cỏ nước Nam.
 - Luyện kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về chủ điểm con người với thiên nhiên.
 - Luyện kể chuyện được chứng kiến hoặc đợc tham gia.
 * Hoạt động 3: Thi kể chuyện
 - Các nhóm cử ra một ngời kể chuyện hấp dẫn nhất cùng tham gia.
 * Hoạt động 4: Nhận xét dánh giá.
______________________________
Hướng dẫn thực hành
Thực hành lịch sử bài 6,7
I. Mục tiờu
Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lũng yờu nước, thương dõn, mong muốn tỡm con đ ư ờng cứu nước mới.
Sau 30 năm Bỏc đ ó hợp nhất đ ư ợc 3 cộng sản Đảng
II. Hoạt động dạy và học
* HĐ1 Tỡm hiểu quờ hương và thời niờn thiếu của Nguyễn Tất Thành.
 - HS thảo luận theo nhúm đụi.
 + Em biết gỡ về quờ hương và thời niờn thiếu của Nguyễn Tất Thành
Cỏc nhúm bỏo cỏo kết quả thảo luận
 * HĐ2 tỡm hiểu mục đớch ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành.
 + mục đớch ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gỡ?
 + Nguyễn Tất Thành đường đi về hướng nào? Vỡ sao ụng khụng đi theo cỏc bậc tiền bối yờu nướcnhw Phan Bội Chõu, Phõn Chõu Trinh?
 +Bỏc đó gặp những khú khăn gỡ?
 + Người đó làm gỡ để vượt qua những khú khăn đú?
 * HĐ3 Thảo luận tỡm hiểu ý chớ quyết tõm ra đi tỡm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
 +Những điều đú cho thấy ý chớ quyết tõm ra đi tỡm đường cứu nước của người như thế nào?Vỡ sao người cú được quyết tõm đú?
 +Nguyễn Tất Thành ra đi từ đõu, trờn con tàu nào , vào ngày nào?
Củng cố dặn dũ
Dựa vào tranh ảnh trong SGK kể lại sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tỡm đường cứu nước.
____________________________
Luyện toán
luyện tập về số thập phân
	i. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho HS về số thập phân, số thập phân bằng nhau.
- HS nắm chắc cách chuyển các phân số thập phân thành số thập phân và ngược lại.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1, Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy nêu cấu tạo của các số sau: 9,045 ; 12,32 ; 0, 456....
? Em hãy nêu hàng của các chữ số trong các số thập phân: 
9,045 ; 12,32 ; 0, 456
2, Giới thiệu bài: Trực tiếp
3,Giảng bài:
 Bài 1: Chuyển các phân số sau thành hỗn số.
; ; ; 
- GV nx, chốt cách chuyển từ phân số thập phân sang hỗn số: Lấy tử số chia cho mẫu số, phần thương chính là phần nguyên của hỗn số, phần phân số của hỗn số có tử số là số dư của phép chia, mẫu số là mẫu của psố đã cho.
 Bài 2 : Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân:
; ; ; ;
- GV nx, chữa bài.
 Bài 3:Viết các số thập phân sau thành phân số :
a) 5,621; 17,2; 489,54
b) 24,5; 80,01; 14,678
 Bài 4: Cho ba chữ số 0; 1; 2. Hãy viết tất cả các số thập phân từ 3 chữ số đã cho sao cho mỗi chữ số xuất hiện trong cách viết đúng một lần.
( BD HS khá, giỏi)
- HD HS nên liệt kê lần lượt, đảo các chữ số trong STP từ số có 1 chữ số đến 2 chữ số ở phần nguyên.
C - Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
____________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
Thể dục.
Đội hình đội ngũ.
I-Mục tiêu: 
-Tập hợp hàng ngang,hàng dọc,dóng hàng,điểm số,đi đều,đứng lại.
-HS thực hiện động tác đúng theo khẩu lệnh,
II-Đồ dùng:
 -Tập trên sân trường.
 -Chuẩn bị một còi.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Phần mở đầu:6-10 phút.
-GV phổ biến nhiẹm vụ,y/c giờ học.
-Ôn động tác tập hợp hàng ngang,dóng hàng,điểm số,quay phải,trái.
HĐ 2:Phần cơ bản:18-22 phút.
a.Ôn tập hoặc kiểm tra đội hình đội ngũ.
-Kiểm tra tập hợp hàng ngang,hàng dọc,điểm số,quay phải,trái,đi đều.
-Cách đánh giá:
+Hoàn thành tốt:Thực hiện cơ bản đúng động tác theo khẩu lệnh.
+Hoàn thành:Thực hiện cơ bản đúng 4/6 động tác theo quy định .
+Chưa hoàn thành:Thực hiện sai 3/6 động tác quy định.
b.Trò chơi “Kết bạn”: 3-4 phút.
-GV tập hợp lớp theo đội hình chơi,nêu tên trò chơi,quy định chơi.
-Cho cả lớp cùng chơi.
HĐ 3:Phần kết thúc:4-6 phút.
-HS cả lớp chạy đều
-Hát bài theo nhịp vỗ tay.
-GV nhận xét,đánh giá kết quả bài học.
___________________________
Toán
So sánh hai số thập phân.
I-Mục tiêu: 
Biết
-So sánh số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đén lớn và ngược lại.
* (HS khá giỏi làm thêm bài tập 3)
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ -HS nêu nhận biết về STP bằng nhau.
 -Chữa BT trong SGK.
B-Bài mới:
HĐ 1:Hướng dẫn HS so sánh hai STP có phần nguyên khác nhau.
VD: 8,1 và 7,9
-GV h/d HS so sánh hai độ dài 8,1m và 7,9m như trong SGK
-GV giúp HS nêu nhận xét:Trong hai STP có phần nguyên khác nhau,STP nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
-HS tự lấy VD.
HĐ 2:Hướng dẫn HS so sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau,phần thập phân khác nhau
VD:35,7 và 35,698.
-HS tự so sánh như SGK.
-HS rút ra kết luận về cách so sánh hai số thập phân.
HĐ 3:Thực hành:
-HS làm bài tập 1,2.
- (HS khá giỏi làm thêm bài tập 3)
-HS chữa bài
Lưu ý :Khi HS chữa bài nên cho HS giải thích cách làm.
III-Củng cố,dặn dò:
-Học thuộc k/l trong SGK,vận dụng làm bài tập
-Ôn STP bằng nhau,so sánh hai STP.
_____________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ:Thiên nhiên.
I-Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sử vật, hiện tượng tự nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT 3,4
* Hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3 
II-Đồ dùng :-Từ điển HS
 -Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS làm lại BT4 của tiết LTVC trước.
B-Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
-HS đọc y/c bài tập.
-HS làm việc cá nhân.
-Gọi HS chữa bài
-GV kết luận: Tất cả những gì không do con người tạo ra.
Bài tập 2:
-HS thảo luận theo nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Một số HS có thể giải nghĩa các thành ngữ,tục ngữ
+Lên thác xuống ghềnh: Gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
+Góp gió thành bão: Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.
+Nước chảy đá mòn:Kiên trì,bền bỉ thì việc gì cũng thành công.
-HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
- (HS khá, giỏi) nêu ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 3:
-GV phát phiếu cho cả nhóm làm việc.
-Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng,trình bày k/q
-HS nối tiếp nhau đặt câu với những từ tìm được.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4:
-Thực hiện như bài tập 3.
-Tìm từ ngữ:
+Tả tiếng sóng: ì ầm,ầm ầm ... uân thứ hai có nghĩa là tươi đẹp.
-Từ xuân có nghĩa là tuổi
Bài 3:
Từ Nghĩa Đặt câu
Cao Có chiều cao hơn mức bình thường Em cao hơn hẳn bạn bè trong lớp 
 Có số lượng hoặc chất lượng hơn Mẹ cho em vào xem hội chợ 
 mức bình thường hàng VN chất lượng cao.
 Nặng Có trọng lượng lớn hơn mức bình ở mức độ cao hơn,trầm trọng 
 thường mức bình thường.
Ngọt Có vị như vị của đường,mật loại sô-cô-la này rất ngọt
 Lời nói(dễ dàng ,dễ nghe) Cu cậu chỉ ưa nói ngọt
 Âm thanh(nghe êm tai) Tiếng đàn thật ngọt.
III-Củng cố:
-GV nhận xét tiết học.
-Ghi nhớ ngững kiến thức đã học.
______________________________
Toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Đọc,viết,so sánh các số thập phân.
 - Tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:Gọi HS chữa bài 3,4 trong SGK.
B-Bài mới:
Bài 1:Cho HS đọc số,Cả lớp nhận xét
-GV hỏi về giá trị của chữ số trong mỗi số.
Bài 2:
-HS làm bài vàoVBT
-Một HS viết lên bảng,cả lớp nhận xét.
Bài 3:HS tự làm vào VBT rồi chữa bài.
Bài 4:HS tự làm rồi chữa bài
VD: a. 
 b. 
III-Củng cố dặn dò 
 -HS về nhà làm bài tập 
- Ôn cách đọc,viết,so sánh ST
____________________________
Chiều.
Luyện tiếng việt
TLV: Con người với thiên nhiên
( Viết đoạn văn tả cảnh sông nước )
I. Mục tiêu
 HS viết được đoạn văn tả cảnh sông nước: Nêu được đặc điểm của sự vật được miêu tả theo trình tự, miêu tả hợp lí, nêu được nét đặc sắc, riêng biệt của cảnh vật, thể hiện được tình cảm của người viết khi miêu tả.
II. Hoạt động dạy và học
 * HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học
 * HĐ2 Hướng dẫn HS làm bài tập
 - HS lập dàn bài sau đó viết đoạn vaaăn miêu tả một cảnh sông nước(Một vùng biển, một dòng sông, một con suối, một hồ nước)
 - Gợi ý:
- Xác đinh đối tượng miêu tả.
- Xác định trình tự miêu tả rong đoạn:
 + Theo trình tự thời gian.
 + Theo trình tự không gian.
 + Theo cảm nhận của từng giác quan.
Tìm chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị sẽ miêu tả trong bài.
Tìm cách thể hiện tình cảm, cảm xúc.
Xác đinh câu mở đoạn và câu kết đoạn.
* HĐ3 HS trình bày bài làm của mình
- GV nhận xét dặn dò
Hoạt động ngoài giờ
(GV chuyên trách soạn giảng)
____________________________
Hướng dẫn thực hành
Thực hành khoa học bài 15, 16
I-Mục tiêu:
 - Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
II-Hoạt động dạy học:
B-Bài mới:
HĐ 1:Chia sẻ kiến thức.
-HS HĐ theo nhóm 4:
+HS trao đổi thảo luận về bệnh viêm gan A.
+Vì sao người ta thường gọi HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ?
+Những ai có thể nhiễm HIV/AIDS?
+HIV có thể lây truyền qua con đường nào?
+Đại diện các nhóm trình bày,các nhóm khác bổ sung.
HĐ 2:Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền viêm gan A.
+Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì?
+Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
HĐ 3:Cách đề phòng bệnh viêm gan A.
-Bệnh viêm gan A nguy hiểm như thế nào?
+Theo em ,người bị bệnh viêm gan A cần làm gì?
-Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS?
-HS viết lời tuyên truyền,vẽ tranh,diễn kịch để tuyên truyền,vận động phòng tránhHIV/AIDS.
III - Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
____________________________
Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn.
Luyện tập tả cảnh.
(Dựng đoạn mở bài,kết bài)
I-Mục tiêu:
-Củng cố kiến thức về đoạn mở bài,kết bài trong bài văn tả cảnh.
-Biết cách viết các kiểu mở bài,kết bài cho bài văn tả cảnh.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
B-Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài:
HĐ 2:Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1:
-HS đọc nội dung BT1.
-HS nhắc lại kiến thức đã hoc về hai kiểu mở bài(trực tiếp,gián tiếp)
+Mở bài trực tiếp:kể ngay vào việc(bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng tả (bài văn miêu tả)
+Mở bài gián tiếp:nói chuyện khác để dẫn vào chuyện(hoặc vào đối tượng)định kể (hoặc tả)
-HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét.
Bài tập 2:
-HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài(mở rộng và không mở rộng)
+Kết bài không mở rộng:cho biết kết cục,không mở rộng thêm.
+Kết bài mở rộng:sau khi cho biết kết cục,có lời bình luận thêm.
Bài tập 3:
-HS đoc y/c BT3:Tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
+Mở bài giàn tiếp:HS có thể nói về cảnh đẹp chung,sau đó giới thiệu về cảnh đẹp của địa phương mình.
+Kết bài mở rộng: Có thể kể về những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
-Mỗi HS viết mở bài,kết bài theo y/c.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhắc HS ghi nhớ hai kiểu bài(trực tiếp,gián tiếp);hai kiểu kết bài(không mở rộng,mở rộng)trong bài văn tả cảnh.
-GV nhận xét tiết học;Dặn HS về nhà tập viết hai đoạn mở bài,kết bài chưa đạt.
________________________________
Địa lí
Dân số nước ta.
I-Mục tiêu:Sau bài học,HS có thể:
-Biết dựa vào bảng số liệu,biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta.
-Biết và nêu được:nước ta có dân số đông,gia tăng dân số nhanh.
-Nhớ và nêu được số liệu dân số nước tảơ thời điểm gần nhất.
-Nêu được một số hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.
-Nhận biết được sự cần thiết của kế hoạch hoá gia đình.
II-Đồ dùng :
-Bảng số liệu dân số các nước Đong Nam á năm 2004.
-Biểu đồ gia tăng dân số VN.
III-Hoạt động dạy học :
A-Bài cũ:
-Chỉ và nêu vị trí,giới hạn nước ta trên bản đồ?
-Nêu vai trò của đất rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
-Nêu vai trò của biển đối với đời sông,sản xuất của nhân ta?
B-Bài mới:
HĐ 1:Dân số,so sánh dân số VN với dân số các nước Đông Nam á
-GV treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam á,HS đọc bảng số liệu
+Đây là bảng số liệu gì?Theo em bảng số liệu này có t/d gì?
+Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?
+Số dân được nêu trong bảng thống kê theo đơn vị tính nào?
-HS làm việc cá nhân,trả lời câu hỏi.
+Năm 2004,dân số nước ta là bao nhiêu?
+Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á?
+Em rút ra đặc điểm gì về dân số VN?
-GV kết luận
HĐ 2:Gia tăng dân số VN.
-GV treo biểu đồ dân số VN và hỏi:
+Đây là biểu đồ gì,có tác dụng gì?
+Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ?
+Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào?
-HS thảo luận nhóm 2 để nhận xét tình hình gia tăng dân số ở VN.
-Đại diện nhóm trả lời theo bảng số liệu
-Em rút ra điều gì về sự gia tăng dân số ở nước ta?
HĐ 3:Hậu quả của sự gia tăng dân số.
-HS thảo luận nhóm 4,tìm hiểu về hậu quả của sự gia tăng dân số.
-HS báo cáo kết quả
-GV và các nhóm bổ sung.
*Dân số tăng nhanh:+Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều.
 +Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao.
 +Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống của nhân ta?
-GV nhận xét.
-Bài sau:Các dân tộc,sự phân bố dân cư.
____________________________
Âm nhạc
(GV chuyên trách soạn giảng)
____________________________
Toán
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
I-Mục tiêu: 
-Bảng đơn vị đo độ dài.
-Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
-Luyện tập viết số đo độ đàiươí dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II-Đồ dùng:Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn,để trống một số ô.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
a.GV cho HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
b.HS nêu mối q/h giữa các đơn vị đo liền kề.
VD: 1 km = 10 hm 1 hm = km = 0,1 km.....
-HS phát biểu về q/h giữa các đơn vị đo liền kề.
-GV cho HS nêu q/h giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
VD: 1 km = 1000 m 1 m =km = 0,001 km...
HĐ 2:Ví dụ:
-GV nêu ví dụ:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 6 m 4dm =... m.
HS nêu cách làm: 6 m 4 dm = 6m = 6,4 m.
Vậy: 6 m 4 dm = 6,4 m.
HĐ 3: Thực hành:
-HS làm bài tập trong VBT.
-HS chữa bài,thống nhất kết quả.
IV-Củng cố,dặn dò: -Học thuộc và nhớ các đơn vị đo độ dài.
-Nhớ mối q/h giữa các đơn vị đo liền kề.
____________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu
 Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
II. Sinh hoạt
Lớp trưởng nhận xét chung
Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
, + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
 + Đi học đúng giờ.
 + Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập : 
Đề ra kế hoạch tuần tới
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
___________________________________
Chieàu
Hướng dẫn thực hành
LV: Chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục tiêu
- HS nghe –viết chính xác, đẹp và sạch sẽ toàn bài
Biết cách trình bày một bài văn xuôi.
II. Hoạt động dạy và học
 * HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học
 * HĐ2 Hướng dẫn nhớ- viết chính tả
 a. Củng cố nội dung bài
- Nêu nội dung bài văn.
 b. Hướng dẫn viết từ khó
 - HS luyện viết từ khó có t.rong bài
 c. Viết chính tả
 d. Thu bài chấm
- GV nhận xét dặn dò.
___________________________________
Luyện toán
Luyện tập : So sánh số thập phân
I. Mục tiêu
 - Biết so sánh hai số thập phân với nhau thành thạo.
 - áp dụng so sánh hai số thập phân để sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
II. Hoạt động dạy và học
 * HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học
 * HĐ2 HS hoàn thành bài tập trong SGK bài So sánh hai phân số
 * HĐ3 Luyện thêm
Bài tập 1. Tìm chữ x biết:
 a) 8,x2 = 8,12 4x8,01 = 428,010 154,7 = 15x,70
 b) = 0,3 48,362 = 23,54 = 23,54x
Bài tập 2. Viết dấu ( > , < , = ) thích hợp vào chỗ chấm
 a) 4,785 . 4,875 24,518 ..24,52 72,99 .. 72,98
 b) . 0,05  0,8000 67 .. 666,999
Bài tập 3. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
a) 0,007 ; 0,01 ; 0,008 ; o,o15
b) ; ; ; ; 0,95
Bài tập 4. Tìm số tự nhiên x sao cho:
2,9 < x < 3,5
3,25 < x < 5,05
X < 3,008
HĐ4 Chấm chữa bài
Thể dục
Luyện tập đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu
 Ôn luyện tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số , đi đều, vòng phải, vòng trái, dừng lại. Yêu cầu HS thực hiện cơ bản đúng động tác theo hiệu lệnh.
II. Đồ dùng dạy và học
Chuẩn bị một còi.
Địa điểm sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
 III. Hoạt động dạy và học
Phần mở đầu:
Gv nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học
HS khởi động nhẹ nhàng tại chỗ
Phần cơ bản
Ôn luyện đội hình đội ngũ
 + Nội dung ôn luyện: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi đều, đứng lại.
Kiểm tra một số em.
Tổ chức trò chơi” Trao tín gậy”
Phần kết thúc
Cho HS chạy đều nhẹ nhàng tại chỗ
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8(1).doc