Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 9 (buổi chiều)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 9 (buổi chiều)

 LỊCH SỬ : CÁCH MẠNG MÙA THU

I/ Mục tiêu:

-HS tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi:Ngày 19/8/1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố.Ngay sau cuộc mittinh quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù:Phủ Khâm Sai,Sở mật thám Chiều ngày 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.

-Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào,sự kiện cần nhớ,kết quả:

+Tháng 8/1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành được chính quyền ở Hà Nội ,Huế, Sài Gòn.

+Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Phiếu học tập của HS, cho hoạt động 2.

- Tư liệu lịch sử về CM tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu LS về trận đánh đồn Phố Ràng.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 9 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BUỔI CHIỀU. LỚP 5 -- TUẦN 9
 ( Từ ngày 10 - 14/ 10 /2011)
Thứ - ngày
Tiết
Môn học
Tiết PPCT
Bài dạy
2 
10 - 10
1
Lịch sử
9
Cách mạng mùa thu
2
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
3
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
4
Thể dục
17
Động tác chân
5 
13 - 10
1
Toán
44
Luyện tập chung
2
Tập làm văn
17
Luyện tập thuyêt trình tranh luận.
3
Ôn toán
Ôn tập
4
Ôn toán
Ôn tập
6
14 - 10
1
Tập làm văn
18
Luyện tập thuyết trình tranh luận.
2
Ôn Tiếng Việt
Luyện viết Bài 9
3
Ôn KSĐ
Ôn Lịch sử
4
SHTT
9
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai, ngày 10 tháng 10 năm 2010
 LỊCH SỬ : CÁCH MẠNG MÙA THU
I/ Mục tiêu: 
-HS tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi:Ngày 19/8/1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố.Ngay sau cuộc mittinh quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù:Phủ Khâm Sai,Sở mật thámChiều ngày 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
-Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào,sự kiện cần nhớ,kết quả:
+Tháng 8/1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành được chính quyền ở Hà Nội ,Huế, Sài Gòn.
+Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập của HS, cho hoạt động 2.
- Tư liệu lịch sử về CM tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu LS về trận đánh đồn Phố Ràng.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu diễn biến, kết quả của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh? 
-Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
-Cho HS nghe trích đoạn ca khúc Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi: để giới thiệu bài
2.2-Nội dung:
a) Diễn biến:
-Cho HS đọc từ đầu đến Phủ Khâm sai
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
+Nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
b)Kết quả:
-GV phát phiếu thảo luận nhóm 2
+ Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
c) ý nghĩa:
-Khí thế của Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì?
-Cuộc vùng lên của nhân dân đã đạt được kết quả gì? kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho đất nước?
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi KQ vào bảng nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét tuyên dương nhóm thảo luận tốt
3-Củng cố, dặn dò:
- Cho HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK, đọc phần ghi nhớ.GV nhận xét giờ học.
HS nêu
HS lắng nghe
*Diễn biến: Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nông dân nội ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng họ tiến về Quảng trường Nhà hát lớn
*Kết quả:
Ta giành được chính quyền, cách mạng thắng lợi tại Hà Nội.
*ý nghĩa: Phong trào đã chứng tỏ lòng yêu nước tinh thần CM của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã giành độc lập tự do cho nước nhà đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.
TIẾNG VIỆT: Mở rộng vốn từ: HOÀ BÌNH - HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I.Mục đích yêu cầu:
-Hiểu nghĩa của một số từ thuộc chủ đề: Hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
-Biết đặt câu với từ cho trước thuộc chủ đề trên.Viết đoạn văn nói về tình hữu, hợp tác giữa nước ta với các nước anh em.
-GD học sinh biết yêu quý các nước anh em.
II.Đồ dùng dạy học: Vở viết, vở nháp.
III Họạt động dạy học:
1.Kiểm tra: Kiểm tra bài tập về nhà
2.Bài mới:
ïGiới thiệu bài
ï HD học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1:Dựa vào nghĩa của tiếng hoà, chia các từ sau thành hai nhóm; nêu nghĩa của tiếng hoà trong mỗi nhóm: hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.
+ Nhận xét, chốt bài đúng
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau: hoà thuận, hoà tấu.
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:hoà dịu, hoà âm, hoà đồng, hoà hảo, hoà mạng, hào nhã, hoà quyện.
a.Giữ tình... với các nước láng giềng.
b...điện thoại quốc gia.
c.Bản nhạc có những ... phức tạp.
d.Từ đối kháng, đối đầu, chuyển sang quan hệ...., hợp tác.
e.Sống...với bạn bè.
g.Sự... giữa lời ca và điệu múa.
h.Nói năng....
+Chữa bài, nhận xét
Bài 4: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:hữu nghị, hữu ái hữu cơ, hữu dụng, hữu ý.
a.Tình...giai cấp.
b.Hành động đó là...chứ không phải vô tình.
c.Trở thành người...
d.Sự thống nhất... giữa lí luận và thực tiễn.
c. Cuộc đi thăm...của Chủ tịch nước.
Bài 5: Yêu cầu như bài tập 4 với các từ sau:hợp tác, hợp lí, hợp lực, hợp nhất, hợp tuyển.
a.Bộ đội....cùng nhân dân chống thiên tai.
b.Cách giảI quyết hợp tình,...
c. ...hai xã nhỏ thành một xã lớn.
d.Sự...về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực.
e.Bộ... thơ văn thời Lí- Trần.
Bài 6: Viết một đoạn văn nói về tình hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước anh em. Trong đoạn văn, có sử dụng một trong các thành ngữ sau : kề vai sát cánh.
+ Nhận xét, đánh giá
3. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học bài.
Bài 1: Thảo luận theo cặp, báo cáo:
Nhóm a: Tiếng hoà mang nghĩa: “Trạng thái không có chiến tranh, yên ổn”. Gồm các từ:hoà bình, hoà giải, hòa hợp, hoà thuận.
Nhóm b. Tiếng hoà mang nghĩa: “ Trộn lẫn vào nhau”. Gồm các từ: hoà mình, hoà tan, hoà tấu.
- Làm bài vào vở
- HS đặt câu
Bài 3: Thứ tự các từ cần điền:hoà hảo,hoà mạng, hoà âm, hoà dịu, hoà đồng, hoà quyện,hoà nhã.
Bài 4: Làm miệng
Thứ tự các từ cần điền là: hữu ái, hữu ý, hữu dụng, hữu cơ, hữu nghị.
Bài 5: Các từ cần điền theo thứ tự là:hợp lực, hợp lí, hợp nhất, hợp tác, hợp tuyển.
Bài 6: Viết vở
Vài em đọc trước lớp
THỂ DỤC: BÀI 17: ĐỘNG TÁC CHÂN – TRÒ CHƠI: DẪN BÓNG
I.Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được vào trò chơi : "Dẫn bóng” 
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
- Còi và kẻ sân chơi.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên, 100- 200m.
- Xoay các khớp.
-Gọi HS lên thực hiện 2 động tác đã học 
B.Phần cơ bản.
1)* Ôn tập 2 động tác đã học.
-GV hô cho HS tập lần 1.
-Lần 2 cán sự lớp hô cho các bạn tập, GV đi sửa sai cho từng em.
* GV nêu tên động tác chân. Sau đó vừa phân tích kĩ thuật động tác vừa làm mẫu và cho HS tập theo. Lần đầu nên thực hiện chậm từng nhịp để HS nắm được phương hướng và biên độ động tác. Lần tiếp theo GV hô nhịp chậm cho HS tập, sau mỗi lần tập GV nhân xét, uốn nắn sửa động tác sau rồi mới cho HS tập tiếp.
-Chia tổ tập luyện – gv quan sát sửa chữa sai sót của các tổ và cá nhân.
-Tập lại 3 động tác đã học.
2)Trò chơi vận động:
Trò chơi: Dẫn bóng.
 Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
-YC1 nhóm làm mẫu, sau đó cho từng tổ chơi thử
Cả lớp thi đua chơi.
-Nhận xét – đánh giá 
C.Phần kết thúc.
Hát và vỗ tay theo nhịp.
-Cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà.
1-2’
2-3’
10-12’
3-4’
7-8’
6-8’
2-3 lần
1-2’
1-2’
1-2’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
Thứ Năm, ngày 13 tháng 10 năm 2011
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
 I/ Mục tiêu:
 Biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân.
 II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động củaGV
 A-Kiểm tra bài cũ:
 Cho HS làm lại bài tập 3
 B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2-Luyện tập:
*Bài tập 1: -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào vở 
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 : -Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS làm vào vở
-Mời 3 HS lên chữa bài.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài tập 3: -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm cách giải
 YC HS tự làm bài
 GV chấm chữa bài 
*Bài 4:(Nếu có thời gian HDlàm ở lớp)
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
 3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số.
HS làm lại bài tập 3
Bài 1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
Kết quả: a/ 42,34 m b/ 562,9 dm
c/ 6,02 m d/ 4,352 km
 1 HS lên chữa bài
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là kg
*Kết quả:
 0,5 kg ; 0, 347 kg ; 1500 kg
Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông
*Kết quả: 
7000000 m2 ; 40000 m2 ; 85000 m2 0,3 m2 3 m2 5,15 m2
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH , TRANH LUẬN
I. Mục tiêu:
-Nêu được những lí lẽ và dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh tự tin.).
- Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
-Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận).
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV giao việc, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV và cả lớp nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV giao việc, yêu cầu các nhóm chọn vai, trao đổi, thảo luận ghi vắn tắt ra giấy ý kiến thống nhất của nhóm. 
- Gọi các nhóm tham gia thi hùng biện. 
- GV và cả lớp nhận xét. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. 
Bài 3:- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm vµo VBT
- Gọi HS trình bày. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen những HS, những nhóm làm bài tốt. 
HS đọc đoạn mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng bài văn tả con đường.
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày. 
TOÁN: ÔN TẬP 
I.Mục tiêu: Giúp HS luyện tập:
-Vận dụng để so sánh, sắp xếp thứ tự nhiều số thập phân.Tìm số thập phân trong khoảng.
-Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm toán.
II ... n tích:
-Em hãy kể tên các đơn vị đo diện tích đã học lần lượt từ lớn đến bé?
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo:
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề?Cho VD?
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị diện tích thông dụng? Cho VD?
 2-Ví dụ:
-GV nêu VD1: 3m2 5dm2 = m2
-GV hướng dẫn HS cách làm và cho HS tự làm
-GV nêu VD2: (Thực hiện tương tự như VD1)
a/ -Các đơn vị đo diện tích:
 Km2, hm2 (ha), dam2, m2, dm2, cm2, mm2
-Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 100 lần đơn vị liền sau nó và bằng 1/100 (bằng 0,01) đơn vị liền trước nó.
 VD: 1hm2 = 100dam2 ; 1hm2 = 0,01km.
-HS trình bày tương tự như trên.
 VD: 1km2 = 10000dam2 ; 1dam2 = 0,0001km2
*VD1: 3m2 5dm2 = 3 m2 
*VD2: 42dm2 =m2 = 0,42m2
 3-Luyện tập:
*Bài tập 1(47): Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hớng dẫn HS tìm hiểu bài toán, cách giải
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 4 HS lên chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3:(Nếu có thời gian )
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm cách giải.
4-Củng cố-dặn dò: 
GV nhận xét giờ học.	
 HD HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Lời giải:
56dm2 = 0,56m2
17dm2 23cm2 = 17,23dm2
223cm2 = 0,23dm2
2cm2 5mm2 = 2,05cm2
*Kết quả:
0,1654ha
0,5ha
0,01km2
0,15km2
*Kết quả: 
534 ha 16m2 50dm2
650 ha 76256 m2
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/Mục tiêu:
 -Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình ( hoặc ở nơi khác); kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện.
-Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động củaHS
A-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS kể lại câu chuyện đã được học ở tuần 8
 B -Bài mới:
1 . Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
HS kể chuyện
HS lắng nghe
Cho 1 HS đọc đề bài và gợi ý 1-2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
-GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
- HS lập dàn ý câu chuyện định kể. 
- GV kiểm và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
-Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
-HS đọc đề bài và gợi ý.
-HS lập dàn ý.
-HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
3. Thực hành kể chuyện:
a.) Kể chuyện theo cặp
-Cho HS kể chuyện theo cặp.
-GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn các em: Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của các bạn về chuyến đi.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
-Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
-Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
-HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
-Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
4-Củng cố-dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau.
Thứ Sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ
 I/ Mục tiêu:
-Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp.
-Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1,BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3).
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động củaHS
 1-Kiểm tra bài cũ:
 Cho 1 vài HS đọc đoạn văn – Bài tập 3
 2-Bài mới:	
I.Phần nhận xét
Bài tập 1: -Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV nhấn mạnh: Những từ nói trên
 được gọi là đại từ. Đại từ có nghĩa là từ thay thế.
*Bài tập 2: -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân và trả lời.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV: Vậy, thế cũng là đại từ
 II. Ghi nhớ:
-Đại từ là những từ như thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
III. Luyện tâp.
*Bài tập 1: -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
-Mời 1 HS chữa bài
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Cho HS thi đọc thuộc lòng câu ca dao trên.
*Bài tập 3: -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn:
+B1: Phát hiện DT lặp lại nhiều lần.
+B2: Tìm đại từ thích hợp để thay.
 GV chấm chữa bài cho HS
 3-Củng cố dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
HS đọc yêu cầu
*Lời giải: 
-Những từ in đậm ở đoạn a (tớ, cậu) 
được dùng để xưng hô.
-Từ in đậm ở đoạn b (nó) dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ ( chích bông) trong câu cho khỏi bị lặp lại từ ấy.
HS nêu
*Lời giải:
-Từ vậy thay cho từ thích. Từ thế thay cho từ quý.
-Như vậy, cách dùng từ này cũng giống cách dùng từ nêu ở bài tập 1.
HS nêu
Một số HS đọc ghi nhớ
Bài 1: HS đọc yêu cầu
*Lời giải: -Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ.
-Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
Bài 2: HS đọc yêu cầu
*Lời giải: -Mày (chỉ cái cò).
-Ông (chỉ người đang nói).
-Tôi (chỉ cái cò).
-Nó (chỉ cái diệc)
 Bài 3: HS đọc yêu cầu
HS thảo luận theo cặp, Làm ở VBT
*Lời giải: -Đại từ thay thế: nó
 -Từ chuột số 4, 5, 7 (nó) 
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu:
 - Biết viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân
 - Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4 .
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Bài cũ: 
- HS đọc bảng đơn vị đo diện tích đã học?
H. Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp kém nhau thế nào?
HS trả lời - Gv nhận xét, ghi điểm
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Dạy - học bài mới 
Bài 1: Hướng dẫn học sinh củng cố viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị đo độ dài
a, 3m 6dm =...m
 3m 6dm =3m = 3,6m
Giáo viên nhận xét- chốt ý đúng
Bài 2:Hướng dẫn học sinh củng cố viết số đo độ khối lượng.
GV hướng dẫn HS đổi từ đơn vị từ lớn đến bé
Gọi HS chữa bài
Giáo viên nhận xét-chốt ý đúng
Bài 3 : - Hướng dẫn học sinh củng cố viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
GV H/dẫn HS thực hiện 
GV nhận xét, chấm bài và ghi điểm.
Bài 4: Hướng dẫn học sinh củng cố viết số đo Cho HS làm bài
 GV nhận xét, chốt ý đúng 
4 Củng cố - dặn dò: 
Học sinh nhắc lại nội dung. 
- Nhận xét tiết học 
 2-3 HS trả lời, lấy ví dụ
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu đề.
Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh nêu cách làm 
a/3m6dm = 3,6m	 ; b/4dm =0,4m
c/34m5cm =34,05cm; d/345cm =3,45m
 -Lớp nhận xét.
Bài 2: Học sinh đọc và làm bài
viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là kg
3,2 tấn
3200 kg
0,502 tấn
502kg
2,5 tấn
2500 kg
0,021 tấn
21 kg
 -Học sinh chữa bài.
Bài 3: Học sinh nêu cách làm.
a/ 42dm4cm =42,4dm	
b/ 56cm 9mm = 56,9 cm 
c/ 26m2cm =26,02m
Lớp nhận xét.
Bài 4: - Học sinh đọc yêu cầu và làm bài 
3 HS làm bảng
a/ 3kg5g =3,005kg b/ 30g =0,03 kg
c/ 1103g =1,103kg
 Lớp nhận xét.
	KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
 I/ MỤC TIÊU: 
-Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
-Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
-Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.	 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
-Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
-Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
-Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
 III/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
	- Giáo viên: Hình vẽ trong SGK/38 , 39 
 IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 1. Bài cũ: 
HIV lây truyền qua những đường nào?
Nêu những cách phòng chống lây nhiểm HIV?
® Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Giới thiệu bài 
HĐ 1: Quan sát và thảo luận .
* Mục tiêu: : HS nêu dược một số tình huống có thể dẫn đến nghuy cơ bị xâm hại và nhưng điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. 
* Cách tiến hành: 
 * Bước 1:Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3 SGK và trả lời các câu hỏi
1.Chỉ và nói nội dung của từng hình theo cách hiểu của bạn?
2. Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ?
 * Bước 2:- GV chốt :.....
HĐ 2: Đóng vai: “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
* Mục tiêu: - HS rèn luyện kĩ năng úng phó với nguy cơ bị xâm hại .
- Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân .
* Cách tiến hành: 
 * Bước 1: Cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi:
 + Nếu vào tình huống như hình 3 em sẽ ứng xử thế nào?
-GV yêu cầu các nhóm đọc phần hướng dẫn thc hành trong SGK/35
* Bước 2: Làm việc cả lớp
GV tóm tắt các ý kiến của học sinh 
® Giáo viên chốt: Một số quy tắc an toàn cá nhân.
Không đi một mình ở nơi tối tăm vắng vẻ.
Không ở phòng kín với người lạ.
Không nhận tiên quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do.	 
Không đi nhờ xe người lạ.
Không để người lạ đến gần đếm mức họ có thể chạm tay vào bạn
HĐ 3: Vẽ bàn tay tin cậy. 
* Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia xẻ, tâm sự nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại 
* Cách tiến hành: 
GV yêu cầu các em vẽ bàn tay của mình với các ngón xòe ra trên giấy A4.
Yêu cầu học sinh trên mỗi đầu ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, có thể nói với họ nhũng điều thầm kín đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình, khuyện răn mình
GV nghe học sinh trao đổi hình vẽ của mình với người bên cạnh.
GV gọi một vài em nói về “bàn tay tin cậy” của mình cho cả lớp nghe
 GV chốt:......
3/ Củng cố - dặn dò: 
Những trường hợp nào gọi là bị xâm hại?
Khi bị xâm hại ta cần làm gì?
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Phòng tránh tai nạn giao thông”.
Nhận xét tiết học 
2 Học sinh.
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1, 2, 3 và trả lời các câu hỏi
H1: Hai bạn HS không chọn đi đường vắng 
H2: Không được một mình đi vào buổi tối
H3: Cô bé không chọn cách đi nhờ xa người lạ .
Các nhóm trình bày và bổ sung
-Hoạt động nhóm.
 -Học sinh tự nêu.
 VD: sẽ kêu lên, bỏ chạy, quá sợ dẫn đến luống cuống, 
Nhóm trưởng cùng các bạn luyện tập cách ứng phó với tình huống bị xâm hại tình dục.
Các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung
HS nhắc lại
Học sinh thực hành vẽ.
Học sinh ghi có thể vẽ: 
cha mẹ anh chị
thầy cô bạn thân
Học sinh đổi giấy cho nhau tham khảo
Học sinh lắng nghe bổ sung ý cho bạn.
Học sinh lắng nghe
Nhắc lại
Học sinh trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 9 2 BUOI 1112.doc